Chương 12: Nghị Sự
Trong điện Vạn Thọ phòng đều được trang trí xa hoa dành cho vua chúa, nội thất xa xỉ lắm tiền, đến cả sàn nhà cũng được làm từ gạch đất nung chạm trổ hoa sen, cột nhà to lớn một người ôm không xuể điêu khắc rồng bay phượng múa thích ý, màn trướng cũng làm từ tơ lụa quý giá cả ngàn vàng cung chưa chắc mua được.
Nhưng khi Hữu Chỉnh lấy nơi đây làm nơi ở tạm thì những đồ dùng trước đây của thái hậu nhà Lê đều đã được chuyển đi không thì đốt, ông cho chuyển vào đó những đồ dùng của ông, tường treo kiếm ánh, giáp trận, cùng một vài cuộn thơ được viết bằng chữ nôm cho thấy ông là người yêu văn thơ hiểu biết nhưng cũng không khuyết thiếu phần cương lĩnh, rắn rỏi.
Căn phòng lúc này có 5 người đàn ông đang ngồi lấy Hữu Chỉnh chính giữa, ông mặc một áo giao lĩnh tay hẹp (1) thêu thủa tỏa ra khí chất uy nghiêm, ngồi lắng nghe những ý kiến của những người khác bàn luận. Những người khác thì mặc giáp của tướng lĩnh hông đeo kiếm, ai nấy mặt mày cũng uy thế, từ họ có thể thấy được sát khí bốc lên, kèm với đó là mùi đặc trưng của sa trường mùi máu. Một người mặt đỏ như say đứng dậy giận giữ vỗ bàn khiến cho nước trà đổ ra đất quát tháo:
“Bọn Tây Sơn đã đến cách thành Thăng Long không ngoài 500 dặm quân ta thất thủ tử thương gần vạn người ta cũng phải bỏ đất chạy lấy mình sao các ông không biết xấu hổ không cho ta lấy thêm quân.”
Người ngồi đối diện ông cũng đứng dậy quát lại:
“Không phải chỉ có mình ông chịu thiệt đâu quân của ta ở phía đông cũng gặp khó khăn không ít bọn chúng đã chặn lại con đường tiếp tế lương thực của ta từ phía đó khiến ta tổn thất nghiêm trọng nếu không cử thêm quân ở phía tôi làm sao cầm cự được qua mùa đông.”
Hai người còn lại cũng nhảy ra tranh luận luôn muốn thêm quân để cầm cự. Hữu Chỉnh từ tốn hớp một ngụm trà rồi cất tiếng bảo dừng tranh cãi lại, tiếng của ông không to nhưng rất uy nghiêm khiến cho chúng tướng cùng dừng lại về lại chỗ ngồi. Thấy chúng tướng im lặng rồi ông mới nói tiếp
“Chúng ta bây giờ đang ở thế bất lợi quân Tây Sơn đã áp sát chúng ta quá gần nếu các ngươi cứ tranh luận thế này thì sẽ tan tác trước cả khi quân Tây Sơn tới.”
“Theo do thám thì bọn chúng đã được tiếp quân từ Phú Xuân với 1 vạn trọng binh giáp nặng 30 con voi chiến từ kinh thành Phú Xuân nếu là trước kia có lẽ ta sẽ cầm cự được vài tháng nhưng với lực lượng mới của chúng ta cũng sợ chúng ta không chống được bao ngày.”
Một tên tướng lĩnh thấy chủ soái của mình sầu muộn thế liền lập tức nói:
“Chủ thượng người không cần sầu ai như vậy dù chúng có được tiếp ứng chúng cũng cần một vài ngày chỉnh đốn lại hàng ngũ hay là người hãy để thần lĩnh quân đi tập kích bất ngờ ngay trong đêm.”
“Phải đấy thưa chủ thượng hay là nhân cơ hội này tiêu diệt bọn chúng.”
Thấy tướng lĩnh của mình không những không sợ hãi mà còn hùng dũng đứng lên thưa xin đi đánh địch Hữu Chỉnh tâm vui như mở cờ trong bụng nhưng hắn cũng biết chênh lệch giữa hai lực lượng không khỏi lắc đầu thở dài nói:
“Các khanh có ý thế là rất tốt làm chủ thượng như ta lấy làm vui nhưng không được để địch ý làm mờ mắt, lao vào như con thiêu thân mà phải cẩn thận tính toán.”
“Ý của người như nào ạh.”
“Hà tướng quân ngươi hãy cho người rút về kinh thành đi nơi đó đất địa hình treo leo thủ đó cũng chả được gì về kinh để bảo toàn lực lượng không bị chia cắt thêm nữa.”
Rồi tiếp sau đó Hữu Chỉnh điều chỉnh những cánh quân sao cho bớt tổn thất nhất, quân nào không dùng được trực tiếp cho rút về kinh bảo vệ. Bỗng có một tiếng gõ cửa ngắt lời ông đang nói, tướng lĩnh thấy thế định hỏi tội ai dám làm phiền không biết đang bàn chiến sự sao thì có một giọng nói vang lên.
“Tại hạ đêm hôm thanh vắng tới bàn luận nghị sự không biết Hữu chỉnh tiên sinh có rảnh rỗi nói chuyện với tại hạ không!?”
Tất cả như b·ị đ·ánh động rút gươm ra nạt, sát khí nổi lên trong tích tắc nạt hỏi người bên ngoài.
“Ngươi là ai! sao nửa đêm nửa hôm xông vào cung cấm, định hành thích chủ thượng của ta ư!?”
Thế nhưng trái lại với suy nghĩ của bọn hắn là thích khách sẽ xông vào á·m s·át luôn thì bóng người bên ngoài vẫn đứng yên bình thản vọng tiếng từ ngoài vào:
“Các vị cần gì phải động đao kiếm, tại hạ đến đây đêm nay không mang ý xấu, chỉ đến chuyện trò nghị sự đôi chút với Hữu Chỉnh tiên sinh nếu được.”
“Chúng ta không tiếp khách đặc biệt là những người không rõ ý đồ đêm thanh vắng tới chơi.”
“Oh! nếu việc chuyện tại hạ cần bàn liên quan đến việc sống c·hết của các người thì sao? tại hạ có thể vào không.”
Chúng tướng quay ra nhìn nhau nghị luận có nên hay không tất cả đều muốn bắt sống kẻ này tra hỏi thế nhưng người quyết định việc có làm thế không lại là Hữu Chỉnh, họ hướng ánh mắt về phía chủ thượng cầu mong sự chấp thuận. Ông ngồi tay vuốt râu quyết định thử một phen xem ý người này là gì:
“Các ngươi thu kiếm lại đi, quý nhân đến thăm làm gia chủ như ta sao có thể để họ chê cười được, mời các hạ vào chơi!”
Kẽo cọt cửa phòng mở ra hai bóng người mặc đồ đen bước vào, người đi đầu không phải kẻ cao lớn như họ vẫn nghĩ mà lại là một người có vóc dáng trẻ con 10-12 tuổi, thế nhưng phong phạm mười phân dù gặp sát khí bao trùm lên mình vẫn ung dung, thư thái. Người đi sau có vẻ là hộ vệ của chàng thiếu niên trước mặt này, thân cao lưng rộng, hông đeo kiếm ánh mắt sắc bén, n·hạy c·ảm vừa vào đã liếc mắt nhìn xung quanh đề phòng đồng thời tìm chỗ thoát, là một kẻ lão làng vừa nhìn đã thấy là cao thủ. Ai cũng e dè địch ý nhìn chằm chằm vào hai người.
Vị Thiếu niên kia mỉm cười cất tiếng nói xua đi địch ý:
“Các vị vẫn chưa tin tưởng tại hạ sao? thôi tại hạ cũng hiểu đến chơi vào thời điểm như này rất không thích hợp nhưng có một số việc khiến tại hạ không thể không tới nên mong mọi người lượng thứ.”
Hữu Chỉnh đánh giá thiếu niên này kể từ khi hắn bước vào thấy hắn cũng không hẳn người xấu đặc biệt võ công cũng không thấy đâu, nếu là đến á·m s·át hắn thì người phía sau thiếu niên còn có vài phần hợp lý còn hắn thì không thể. Nhưng không thể loại trừ được khả năng người đến ý đồ bất thiện được, ông bèn thử thăm dò người này xem:
“Các hạ cũng thật khéo chọn thời điểm, là ai cũng sẽ nghĩ người đến mang ý xấu thôi.”
“Tại hạ hiểu nhưng như đã nói trước đó do có một vài điều khẩn cấp nên không thể không đến mong tiên sinh thông cảm.”
Hữu Chỉnh nhìn chằm chằm vị thiếu niên này một chút rồi quyết định nghe điều hắn mang tới.
“Được rồi, thế các hạ là ai và chuyện gì khẩn cấp khiến cho chúng ta phải gặp nhau vào lúc này.”
Thấy bước đầu đã thành công Toản cười nhẹ, quay ra tự giới thiệu mình và mục đích đến đây.
“Tại hạ là thái tử Quang Toản lặn lội từ xa đến thăm tiên sinh, lần này đến ta muốn nghị sự đôi chút về việc nước nhà không biết ngài có hứng thú không!?”
Nghe thấy vị thiếu niên này tự giới thiệu mình là thái tử của địch ai cũng giật mình quay sang to nhỏ với nhau. Tại sao một thái tử lại rảnh rỗi đến đây mà còn trực tiếp đến thăm chủ tướng của phe địch nữa chẳng lẽ ăn không ngồi rồi chán quá nên đến tìm c·hết sao. Có người thấy đây là một cơ hội tốt để bắt lây Toản uy h·iếp địch kéo dài thêm chiến sự chờ cho lực lượng bọn họ dưỡng sức. Thế nhưng thấy hộ vệ của Toản họ cũng biết chưa chắc đã thành công nếu hắn liều mạng mang Toản chạy trốn.
Hữu Chỉnh tưởng như mình nghe lộn nhìn lại xem Toản có nói đùa không nhưng thấy hắn vẫn mỉm cười đứng yên tại chỗ chờ mình nói chuyện, dường như những lời vừa rồi không phải là đùa giỡn.
“Huynh trưởng của ngươi đâu mà lại để ngươi đi thay thế bàn luận chuyện nước thế này, không sợ người thiên hạ nghĩ ngươi tạo phản với cha mình sao?”
Nghe thế Toản cười hahaha, lắc đầu nói:
“Hoàng huynh không hề biết cuộc gặp mặt lần này, và ta chưa bao giờ nói chúng ta sẽ đi tạo phản với phụ hoàng cả làm thế khác nào kẻ ngu ngài hiểu sai ý ta rồi tiên sinh!”
Hữu Chỉnh nghẹo đầu sang một bên nghĩ chẳng lẽ tên thái tử này đúng thật là ăn không chán chê nên tới đây tìm cảm giác mạnh sao, không tới hợp mưu tạo phản, cũng chẳng đến cầu hòa, tới đã nói bàn việc nước chẳng lẽ điên thật rồi. Thế nhưng ông vẫn ra giáng gia chủ mặt không b·iểu t·ình hỏi lại Toản:
“Vậy lần này đến, mục đích của ngươi là gì.”
Toản thôi không cười nữa, thế nhưng ra vẻ thần bí nói một câu.
“Không biết tiên sinh có tin vào ý trời, ta từng được thiên ý mách nước rằng ngài sẽ giúp ta thống nhất đất nước, không biết ý ngài ra sao.”
“Các hạ tin vào những chuyện như thế sao, ngây thơ làm sao, ta khuyên thái tử tốt nhất đừng nên tin vào những chuyện như thế trở về đi đừng để ta phái quân đuổi ngươi.”
Hữu Chỉnh liền phất tay hạ lệnh đuổi khách, không g·iết tên thái tử điên này đã là số may của hắn rồi. Biết mình chưa đủ thuyết phục Toản nói:
“Tiên sinh nhiều lần bị người ta đuổi cổ, không trọng dụng, việc đuổi g·iết với tiên sinh chẳng là chuyện lạ, bị ép buộc tự mình mưu trí mong sao kiếm được chỗ đứng trong thiên hạ nhưng theo tình hình hiện tại có vẻ như điều đó khó thành hiện thực được rồi.”
“Haa..Haha.. sống c·hết có số nếu ông trời không cho ta sống thêm, thì chuyện đó có liên quan gì đến ngươi!?”
Toản không đồng ý với điều đó bước tới gần Hữu Chỉnh, chúng tướng thấy thế rút gươm kề vào cổ của hắn. Triệu Đức cũng sông lên hộ vệ, nhưng bị Toản nháy mắt ngăn cản, đứng đối diện Hữu Chỉnh, Toản nói:
“Ta có thể cải mệnh giúp tiên sinh, không những thế ta sẵn sàng cho ngài một chỗ đứng trong thiên hạ của ta nếu ngài giúp ta nhất thống thiên hạ, ta hứa với trời cao sẽ không bao giờ để ngài phải phụ lòng, chỉ cần ngài không phản bội ta!”
Nghe thấy Toản tuy tuổi còn nhỏ nhưng mà dã tâm nhất thống thiên hạ đến cả Quang Trung còn chưa làm được mà hắn dám hứa với trời cao sẽ làm, không những thế còn chiêu mời hắn vô phe. Không thể không nói Hữu Chỉnh không động tâm được Quang Trung đã lập Toản là thái tử thì chắc chắn hắn sẽ thành hoàng đế, nếu đi theo hắn chắc chắn mình sẽ không bao giờ phải trốn chạy, cũng không đến mức phải tự mình lập mưu như giờ. Thế nhưng Hữu Chỉnh chưa biết được đây chỉ là lời nói xuông hay không ông còn cần nhiều hơn thế để thuyết phục mình theo Toản.
Không s·ợ c·hết dám vào phận địa của địch để câu mời hiền tướng có thể nói Toản là người đầu tiên dám làm thế mà ông biết. Ông ra dấu bảo tướng thối lui, còn mình hỏi.
“”Không biết thái tử định cải mệnh của ta như nào, cũng như giành thiên hạ ra sao nếu người nói làm ta động ta sẽ xem xét.”
Biết cá đã cắn câu, thật không uổng công hắn lao đầu vào chỗ c·hết như này, giờ này trong lòng hắn đã vẫy cờ vui ăn mừng, nhưng mặt ngoài vẫn bình thản nhoẻn miệng cười đáp:
“Việc này có liên quan hệ trọng đến ngài và cũng như m·ưu đ·ồ của ta, thế nên mong ngài đáp ứng chỉ có ta và ngài trong phòng nghị sự.”
Triệu Đức nghe thế bật nảy lên phản đối.
“Không được nếu ngài làm như thế nếu như hắn lật mặt bắt ngài thì nô thần biết ắn nói sao với bệ hạ được.”
Toản quay ra nghiêm mặt nói:
“Triệu Đức ta biết ngươi lo lắng cho ta nhưng ta tin tưởng vào tiên sinh, với cả đây là mệnh lệnh chứ không phải xin phép ngươi nên cút ra ngoài cho ta.”
“Thế nhưng mà..”
Rồi Toản ra dấu bí mật cho Triệu Đức, nhận thấy kí hiệu biết là Toản nếu không nắm chắc thì sẽ không lao đầu vào lửa, hắn đành vâng lệnh ra ngoài. Thấy Toản dứt khoát tin tưởng mình như vậy Hữu Chỉnh cũng đuổi tướng lĩnh ra, phần vì ông cũng khá tin tưởng Toản, phần thì theo ông Toản chỉ là một đứa trẻ thì có thể làm gì mình cơ chứ. Giờ trong phòng chỉ còn lại hai người.
(1) Áo giao lĩnh là còn được biết đến với trường lĩnh, tràng vạt, đối lĩnh là một dạng áo cổ nhất của văn hóa đông á. Loại áo này có cổ áo giao nhau ở trước ngực, và vạt nằm trên chéo qua bên phải của người mặc, bên trái của người nhìn. Từ xưa loại áo này thường có nhiều kiểu ống tay áo nhưng chủ yếu phân biệt ở tay thụng hoặc tay hẹp bó sát.
Kiểu áo này phổ biến ở thời Lý-Trần của việt nam, cho đến năm 1744 khi có lệnh sửa đổi cách ăn mặc của đàng trong. Ở đàng ngoài áo có cổ chéo tiếp tục có mặt cho đến khi nhà Nguyễn dẹp nhà tây sơn. Phỏng theo https://spiderum.com/bai-dang/Mot-so-loai-trang-phuc-thoi-Le-Nguyen-c4f