Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc

Chương 398: Xuân Kỷ Mão




Chương 398: Xuân Kỷ Mão

***

Tôi không cho rằng người phụ nữ nào cũng tin vào bói toán cũng như chẳng phải tất cả phụ nữ đều sợ ma hoặc tin rằng có ma nhưng có một thực tế là phụ nữ ở làng tôi hoặc nói một cách nhỏ gọn hơn chính là những bà, những cô, những bác mà tôi biết có gốc gác ở làng Bưởi Cuốc đều tin rằng ma có thật! Có nhiều lý do dẫn đến việc các bà, các cô tin vào điều này, lý do thuyết phục nhất là do trong cuộc đời, các bà, các cô đã hơn một lần chứng kiến những điều khó lý giải xảy ra xung quanh.

Mẹ tôi cũng không ngoại lệ! Mẹ tôi là một người phụ nữ cứng cỏi, điều này nhiều người thân sơ nghe đến tên thì biết nhưng bà sợ ma đến mức nào thì không phải ai cũng biết. Tôi là một trong số những người hiếm hoi biết rõ điều này.

Tôi không kể với mẹ tôi rằng trong khu vườn đầu hồi nhà có vong hồn một thần giữ của nhưng bố tôi đã kể. Tôi chẳng biết mẹ tôi có tin vào điều này hay không nhưng báo hại tôi trong những ngày Tết ngắn ngủi nếu mẹ tôi đi vệ sinh vào buổi tối thì kiểu gì cũng bắt tôi đứng ở đầu hồi căn bếp cầm đèn dầu canh ma hộ mẹ. Em gái tôi rồi cả thằng em trai – những đứa trẻ thành phố - cũng không ngoại lệ. Thường mẹ tôi sẽ bảo bà Già ra canh ma hộ nhưng bà lại hay ngủ sớm còn tôi lại là cú đêm.

-Con còn ở đó không?

-Còn ạ!

Tôi phát mệt! Đấy chính là lý do tôi không muốn cho mẹ tôi biết. Tôi đổ cho bố phải ra canh ma khi mẹ hoặc em gái đi vệ sinh nhưng bố tôi đời nào chịu, ông sai thì tôi phải làm, cãi làm sao được.

-Con đừng có vào nhà vội nhá! Mẹ ra ngay đây!

-Vâng!

Giá như lúc nào mẹ tôi cũng nói nhẹ nhàng với tôi như thế thì tốt biết mấy. Em gái tôi thì khác, nó mới mười tuổi. Bà Già hoặc bà Trẻ phải cầm đèn dầu đứng canh ma cho đứa cháu gái vì tôi là con trai, tôi cầm đèn đứng ở xa nó sợ nên bà Già thương cháu gái đứng ngay cửa nhà vệ sinh canh hộ. Em trai tôi thì khác, nó thường rủ tôi đi vệ sinh cùng. Nhà vệ sinh có hai chỗ ngồi nên hai anh em vừa giải quyết nỗi buồn vừa... nói chuyện.

-Anh ơi! Ngoài vườn nhà mình có ma thật hả anh?

-Linh tinh!

-Tối hôm 30 cái anh Ca chả bị ma vả cho một cái còn gì, anh ấy là thầy bói mà ma cũng đánh anh ấy được, ghê thật.

-Mày đừng có nghĩ linh tinh. Anh ấy là thầy bói dĩ nhiên nhìn đâu cũng thấy ma. Tao ở nhà mấy năm trời có thấy cái gì đâu? Tao mà sợ như mày chắc tao bỏ nhà đi từ lâu rồi ấy chứ.

-Nhưng em vẫn thấy sợ!

-Ở ngoài kia cuối tuần mày đi chơi điện tử đến khuya mới về tao có thấy mày sợ cái gì? Mày đừng có tưởng tượng.

-Ngoài kia đèn đuốc sáng trưng chứ đâu tối om như quê mình. Đã tối lại còn nhiều cây cối um tùm.

Lúc này thằng em trai của tôi đang học lớp 8, da trắng như con gái, mặt bầu bĩnh, nói chúng là dễ thương. Tuổi nổi loạn của nó phải đến lớp 9 mới bắt đầu, khi nó lớn hơn thì cũng bớt sợ ma hơn nhưng thi thoảng về quê vào các dịp nghỉ dài ngày mỗi khi thấy lạnh gáy nó nài nỉ tôi đi vệ sinh cùng.

Bố tôi và hai bà không sợ ma! Sự thật là như thế.

Sợ ma là một chuyện nhưng bản chất của một người phụ nữ khi nghe đến... vàng, đến của sẽ cảm thấy bớt sợ phần nào, tôi tin điều này là đúng.

-Sao? Trên gò đất nhà bà ngoại có của thật á?

Mẹ tôi đã hỏi bố tôi như thế trong khi chờ đến Giao Thừa. Bố tôi kể lại những gì mà Sơn Ca đã nói lúc tối bên bàn uống nước.

-Để có dịp em xem thử. Trước cụ ngoại còn sống cũng kể là cái miếu trên gò đó là miếu thần giữ của của người Tàu yểm đấy. Mà nếu dưới đó có vàng thì nhiều không nhỉ?

-Ai mà biết! Thằng Ca nói vậy thì biết vậy.



-Anh nghĩ nó nói thật không?

-Nó là thầy bói, tin thì tin mà chẳng tin thì thôi. Hồi trước làng mình cũng có nhà giả vờ đào giếng để tìm của nhưng có thấy cái gì đâu? Toàn đất là đất, phí công!

Bà Già nằm trong màn chắc nghe con trai và con dâu nói chuyện của cải nên cũng hé màn ngồi nhai trầu. Bà Trẻ thì chẳng quan tâm, bà đã ngủ khò khò được một lúc.

-Anh chị phải cẩn thận! – Bà Già vừa nhai trầu vừa nói – Xưa tôi còn bé cũng nghe nhiều người nói đến việc đào của cải chôn dưới đất của người Tàu. Thấy của thì ít mà thấy tai vạ thì nhiều.

Mẹ tôi rời ghế nhựa đến cạnh chỗ bà Già hỏi thêm chuyện thần giữ của. Bà Già miệng nhai trầu bỏm bẻm dõng dạc kể cho mẹ tôi nghe những gì bà đã nghe. Tôi không quan tâm bởi vì bà đã kể cho tôi nhiều lần những chuyện liên quan đến thần giữ của, điều quan trọng là tôi quen thân tới hai vong hồn đang giữ cả đống của nả chở bằng xe tải mới hết. Mặc dù tôi không thể hình dung những thứ trong kho của do hai chị cai quản gồm những gì nhưng cũng giống như bao người khác, tôi mặc định đó là vàng!

-Đầu năm em đi xem bói em sẽ hỏi về việc này!

Mẹ tôi nói với bố tôi. Bố tôi đang co ro trong cái áo khoác nhấp từng ngụm nước chè nóng.

-Anh không biết! Mấy việc của nả đó thuộc đất nhà bà ngoại, em quan tâm thì rủ bà đi mà xem. Nếu như có thật cũng chẳng đến lượt mình.

-Sao lại không? Nếu như có thật và đào được thì kiểu gì vợ chồng mình chẳng có phần.

Tham lam là bản chất không thể thiếu của mỗi người, tôi tin rằng chẳng ai dám vỗ ngực tự xưng mình không tham! Tham việc cũng là tham chứ gì nữa. Miễn sao cái tham đó không ảnh hưởng đến người khác là được. Nếu một ngày nào đó bạn nghe nói trong mảnh đất nhà mình có một kho vàng bạn sẽ làm gì? Là tôi thì tôi cũng muốn đào, muốn biến thành của riêng, sự thật là như thế. Vậy tại sao tôi không quan tâm đến kho của cải do hai chị ma canh giữ? Tôi cũng tham nhưng tôi biết rõ hậu quả, biết rõ chứ không phải là nghe ai đó kể.

Chẳng biết có phải kho của cải do chị Đẹp canh giữ tác động hay không mà mới chiều ngày mùng 3 Tết mẹ tôi, dì tôi, bà ngoại cùng... đi xem bói. Nơi xem vẫn là ông cụ già ở trên Trằm. Em gái tôi và thằng em trai bám càng, chúng nó muốn đi cho biết đó biết đây còn tôi thì không. Tôi không có hứng thú với việc tìm hiểu về kho của, chẳng lẽ tôi lại bảo với mọi người cần gì phải đi xem, ngồi lại tôi kể cho mà nghe, tôi chỉ chỗ cho mà đào, thậm chí tôi còn có thể liệt kê những tai họa phải gánh chịu. Đó là sự đánh đổi, ở trên đời làm gì có ai cho không ai cái gì cơ chứ?

Trải qua nhiều biến cố của cuộc đời với đôi tai nghe cả chuyện Âm lẫn chuyện Dương thì tôi tự nhận định rằng mỗi người khi sinh ra đã được bề trên sắp sẵn cho một số tiền kiếm được trong suốt cuộc đời. Tổng số tiền vàng không thay đổi, chỉ thay đổi ở những khoảng thời gian khác nhau trong từng thời kỳ, bởi thế cái gì không thuộc về mình tôi nhất định buông tay không cố tranh giành. Nay được mai mất và ngược lại.

Mẹ tôi có tin anh Sơn Ca hay không?

Tôi không biết!

Mẹ tôi chỉ mới gặp anh ấy có một lần trong khi ông thầy tuổi đã ngoài thất tuần ở làng Trằm mẹ tôi đã theo từ lâu, đã xem nhiều lần. Đúng sai chỉ có mình mẹ tôi biết chứ tôi không trực tiếp nghe nên đành chịu. Tôi nhớ rằng năm đầu tiên tôi thi đại học, ông cụ ấy đã phán rằng tôi đỗ nhưng thực tế tôi chỉ ngấp nghé đỗ. Năm tiếp theo ông cụ phán tôi trượt làm mẹ tôi lo lắng không dám nói ra nhưng thực tế tôi lại đỗ. Tôi không cho rằng ông cụ ấy nói sai bởi vì đỗ hay trượt đại học phần lớn là do tôi, nó là kết quả của một quá trình học tập, may mắn chỉ chiếm một phần nhỏ. Bài học thi vào trường Thuận Thành 1 đã làm tôi rút ra nhiều kinh nghiệm cá nhân quý báu.

Tuy tôi không đi xem bói cùng với mẹ nhưng tôi cũng muốn biết ông thầy có chòm râu bạc đó đã phán những gì, bản chất của những đứa có tính tò mò vốn là như thế. Mãi đến gần bữa cơm tối mẹ tôi và hai em mới về song bố tôi lại không có nhà, ông đang ngồi ở đâu đó trong làng cùng với những người bạn đồng niên. Lúc bố tôi về nhà đã gần 8 giờ tối, ông không uống rượu, nét mặt khá tươi tỉnh.

-Anh ngồi ở đâu mà về muộn thế? – Mẹ tôi hỏi.

-Làm gì đã muộn, mấy người còn rủ nhau đánh bài nhưng anh về.

-Bài bạc suốt ngày, đàn ông cái làng này cứ ngơi tay là cầm bài với mở bát. – Mẹ tôi thở dài, đây là sự thật.

-Đâu phải tất cả! Anh có gặp thằng Luân trước học cùng nhau, nó bây giờ đang làm trên Bắc Giang đấy.

-Luân nào nhỉ? Sao em không nhớ?

-Con bà Nguyệt ở khu Tây chứ đâu.

-À, em nhớ rồi. Hồi đám cưới mình anh ấy cũng có đến. Mới đó đã gần hai chục năm, nhanh thật. Thế anh ấy có mấy đứa rồi?

-Hai đứa, đứa lớn kém thằng Tý nhà mình một tuổi.



Tôi chẳng biết chú Luân đó là ai, tôi chưa từng gặp chú ấy, đây cũng là lần đầu tiên tôi nghe bố tôi nhắc đến cái tên này. Tôi không biết chú Luân nhưng nhà bà Nguyệt thì tôi biết, nhà bà ấy gần nhà R9. Tôi biết nhà bà Nguyệt cũng là do vô tình, cái cây thị sum suê nơi mà cái chị ma thắt cổ mấy lần dọa tôi nằm trong đất của bà Nguyệt. Tôi chỉ biết có vậy.

Bố tôi nhấp một ngụm nước chè do tôi vừa rót xong quay sang nói tiếp với mẹ tôi:

-Nó giờ làm Phó Giám đốc một xí nghiệp của Nhà nước trên thị xã Bắc Giang, làm sếp lớn luôn.

-Đấy, cứ phải như thế! Làng mình cũng phải có những người đỗ đạt thoát khỏi cái nghề làm đậu. – Chợt mẹ quay sang nói với tôi – Còn mày nữa, cố gắng học cho giỏi. Sau này tốt nghiệp đại học cũng sẽ làm sếp.

-Hư! Bố con không học đại học cũng làm ông chủ đấy thôi, sếp to bằng ông chủ không mẹ? Làm ông chủ không phải nghe lời người khác chứ làm phó vẫn chưa to lắm.

-Mày đừng có nói linh tinh! Mày tưởng cái chức đấy nhỏ đấy à? Người ta phải phấn đấu cả nửa đời người mới ngồi được.

-Em nói chuyện đấy với nó làm cái gì, nó có hiểu đâu.

-Thằng này không hiểu thì ai hiểu.

-Thế hôm nay đi cùng bà ngoại xem thầy có cái gì vui không?

Dường như mẹ tôi chỉ chờ bố tôi hỏi câu này, đang đứng khoanh tay khoác áo cho đỡ lạnh, mẹ vội kéo ghế ngồi xuống. Trước khi bắt đầu kể với bố, tự nhiên mẹ quay sang nhìn tôi, lông mày hơi nhíu lại:

-Thằng này không đi ngủ còn ngồi đây hóng hớt?

-Mới 8 giờ mẹ bảo con đi ngủ. Mẹ không muốn con nghe chuyện bí mật thì thôi, tí con hỏi hai đứa là biết.

Mẹ tôi nghe vậy thì không để tâm đến tôi nữa. Mẹ tôi nói:

-Em có hỏi ông cụ năm nay vợ chồng mình làm ăn như nào, ông cụ nói năm nay làm ăn tốt, công việc thuận lợi gấp đôi gấp ba năm vừa rồi, khả năng trong năm sau sẽ còn phát triển hơn nữa.

-Nếu em ăn mặc đơn giản đi xem có lẽ sẽ khác, nhìn em ăn mặc đẹp, đi xe đẹp là biết có tiền, nói thế cũng chẳng trách ông thầy được.

-Không đâu! Ông cụ còn nói vợ chồng mình có số làm ăn lớn, làm ăn xa luôn ấy chứ. Hôm nào anh với em cùng đi hỏi cho rõ. Hôm nay ở đấy đông người, thêm nữa có mẹ đi cùng nên em ngại không hỏi thêm.

-Thế bà ngoại hỏi được cái gì?

-Mọi người trong gia đình đều khỏe mạnh. Em hỏi ông cụ về cái miếu trong đất thì ông cụ bảo cái gò đất nhà bà đã hai lần bị đào bới tìm của.

Bố tôi đặt chén nước xuống tỏ vẻ ngạc nhiên:

-Hai lần đào? Ai đào? Hay hồi trước các cụ đã đào thử?

Mẹ tôi lắc đầu rồi nói tiếp:

-Ông cụ nói người lạ đào, rất nhiều người lạ, toàn đàn ông nhưng đào chưa được. Bà ngoại cũng nói từ hồi về làm dâu chẳng ai dám động đến gò đất ấy.

-Như thế là bị đào trộm. Chả nhẽ có của thật à?

-Ông cụ nói muốn xem cụ thể phải mang theo một nắm đất trước khi đi. Hơn nữa...



Mẹ tôi ngập ngừng, bố tôi nhăn mặt:

-Hơn nữa làm sao?

-Lúc chiều về đến nhà mọi người túm tụm lại nói chuyện hồi trước, cụ hồi còn sống cũng nói cái miếu đấy thiêng, có khi có của thật đấy anh ạ.

-Có hay không có là việc bên nhà bà ngoại, có các bác các cậu quyết. Em đừng có tham gia vào.

-Thì em cũng chỉ tham gia dăm ba câu thôi chứ có gì đâu. Mọi người cũng chẳng có ý định đào, bọn t·rộm c·ắp còn chẳng tìm được thì sao đến lượt mình.

-Trộm đào khi nào?

-Chẳng biết, anh nhớ hồi đám cưới thằng Út không?

-Có chuyện gì nhỉ?

-Thì đám cưới nó lúc ban đêm đám đàn ông túm năm tụm ba chơi xóc đĩa thì có tiếng pháo nổ ngoài gò.

Bố tôi gật đầu tỏ vẻ đã nhớ. Mẹ tôi nói tiếp:

-Đợt thằng Út mới cưới xong, đám bạn dân quân của nó năm lần bảy lượt truy đuổi người lạ trong đêm ở rìa làng. Cách đây có mấy tháng ngay ngoài lũy tre nhà bà nửa đêm mà pháo hoa bắn sáng rực trời.

-Pháo hoa? Ai đốt?

-Sao mà biết. Chuyện này thằng Út nó cũng hỏi anh Nậm, anh ấy còn bảo là ít nhất có hai lần có người lạ mặt đ·ốt p·háo hoa ngay ngoài lũy tre nhà bà, thêm cả pháo nổ nữa. Lần gần đây nhất còn không tìm thấy que pháo hoa nào bọn nó để lại.

-Chắc bọn trẻ con nghịch chứ t·rộm c·ắp ai đi đ·ốt p·háo, thế khác nào lạy ông tôi ở bụi này?

-Nhưng tại sao cứ cạnh nhà bà? Những lần ấy trùng hợp bà lại không có nhà.

Bố tôi nghe vậy bắt đầu để tâm hơn:

-Bà đi đâu mà không có nhà?

-Ở Hà Nội chứ đâu!

-Trùng hợp nhỉ? – Bố tôi suy nghĩ – Như thế có khi người trong làng mình, chỉ người làng mới biết bà vắng nhà khi nào chứ thiên hạ làm sao biết được.

-Ai cũng bảo thế cả. Có lẽ... có lẽ ai đó trong làng mình đã chú ý đến cái gò hoặc là họ dẫn người thiên hạ về.

-Không có đâu! Người làng mình không rỗi hơi mà rủ người nơi khác về đào. Thời buổi bây giờ đã khác xưa. Mà thôi, được bạc thì sang, được vàng thì lụi.

-Sao anh có vẻ thờ ơ thế nhỉ?

-Không thờ ơ thì sao? Giả như ở đấy có vàng thật, đào được thật anh cũng không lấy. Thứ nhất số vàng không phải của mình, thứ hai là anh cũng từng v·a c·hạm với vàng dạo trước rồi, tí thì bỏ mạng. Vàng của n·gười c·hết lại càng không, nhà mình có mỗi hai thằng con trai, khá hơn các đời trước mấy lần về khoản con cái. Em đừng có để bà Lớn biết những chuyện này bà nói rát tai. Cuối cùng là vợ chồng mình đang làm ăn được, cần gì phạm đến những thứ ấy. Thậm chí đào mướt mồ hôi cũng chỉ toàn đất là đất.

-Nói chuyện với anh chán bỏ xừ. Thôi em đi ngủ trước.

Mẹ tôi đứng dậy vạch màn chui vào giường ngủ cùng với bà Già còn bố tôi ngồi nước chè, tôi ngồi cùng với bố nói chuyện mãi đến 10 giờ mới đi ngủ.

Tôi nhớ ngày mùng 3 Tết năm Kỷ Mão năm ấy vì nó là khởi đầu cho nhiều sự việc xảy ra liên tiếp sau này.

***