Chương 380: Đường về gian nan.
Tôi có vài lần tự đi xe máy từ Hà Nội lên Thái Nguyên nhưng tôi không nhớ chính xác khoảng cách từ ga Lưu Xá đến cầu Đa Phúc là bao xa bởi vì tôi chỉ đến thăm khu ga Lưu Xá có một lần kể từ khi rời đi lúc nhỏ. Tôi có thói quen tính toán khoảng cách để ước lượng thời gian. Bố tôi ước lượng rằng khoảng cách từ ga Lưu Xá đến cầu Đa Phúc khoảng năm mươi cây số, bố tôi còn không nhớ tên cái cầu do mọi chuyện đã xảy ra từ lâu. Ông chỉ nói rằng đó là cầu... Trung Giã nhưng tôi không thấy cái cầu nào như vậy, chỉ có xã Trung Giã mà thôi. Cậu tôi thì nhớ, cậu tôi nói đó là cầu Đa Phúc ở Phổ Yên, Thái Nguyên. Bố tôi bổ sung thêm rằng cây cầu này là nơi ngăn cách tỉnh Thái Nguyên với Hà Nội. Tôi kể lại theo những gì mình thu thập được, có thể còn sai sót vài chỗ. Nếu tôi là người trong đoàn di dời mộ năm ấy hẳn là tôi đã nhớ được nhiều thứ hơn.
Đoạn đường chừng năm mươi cây số khá êm đềm, không gặp bất kỳ trắc trở nào. Mỗi khi qua cầu hay cống thì mẹ tôi hoặc bác Hồng đều thả tiền, vàng mã xuống sông, suối để mua đường. Đoàn người cùng tiểu sành dựng di hài của em gái tôi rời khu xóm nhỏ gần ga Lưu Xá lúc 5 giờ kém vài phút và đến xã Trung Giã khoảng 6 giờ sáng. Mọi việc trên đường có vẻ thuận lợi nên mọi người tạm quên đi hai chiếc chìa khóa xe máy bị giấu, không ai muốn nhắc đến những chuyện dễ làm người đồng hành cảm thấy lạnh gáy nhất là khi cái tiểu sành phủ vải đang được cậu tôi chở. Bố mẹ tôi đi đầu tiên, xe của cậu bá·m s·át theo sau, những xe khác nối đuôi nhau thành một hàng dọc. Khi trời đã sáng dần, ai đó trong đoàn đề nghị dừng chân tìm quán phở để ăn sáng vì đoạn đường phía trước còn khoảng bảy chục cây số nữa.
Bảy người dừng nghỉ chân và ăn sáng tại một quán ven đường, bố tôi nói đó là một quán phở. Mới sáng sớm, trời thì lạnh, ăn một bát phở nóng đúng là lý tưởng. Bảy bát phở cho người lớn, một bát phở cho trẻ nhỏ đã được gọi. Bố, mẹ và cậu tôi ngồi một bàn, bốn người còn lại chung một bàn, mọi người nói chuyện vừa đủ nghe, chỉ là những chuyện xưa ở đây thế nào hoặc là đoạn đường sắp tới ra sao. Phở được bưng ra cho bảy người, đến bát thứ tám nhỏ nhất đặt lên bàn thì người bán mới chú ý đoàn chỉ có bảy. Ông chủ thay vì hỏi đã tinh ý quan sát thấy tiểu sành để trên baga chiếc Cub 82 ngay cửa quán, ông ấy không nói gì. Tôi nghĩ chuyện này cũng bình thường vào những năm ấy.
Tôi có một thói quen kể từ sau khi sự việc này xảy ra, ấy là đi ăn bún, phở... hay bất cứ thứ gì có nước tôi sẽ chấp nhận không ăn hoặc gọi một phần khác nếu như người bán hoặc người bưng bê khuyến mãi cho tôi... ngón tay cái ở miệng bát. Không phải bàn tay nào cũng sạch, có vài lần tôi còn thấy rõ những vệt màu đen trên miệng bát. Tôi ngại phải nói với chủ quán những việc này vì tôi không muốn họ nghĩ tôi là người kỹ tính. Có đôi lần những người chủ cẩn thận đã hỏi thăm đồ ăn của họ không ngon hay sao mà tôi không đụng đũa thì tôi mới ghé tai nói nhỏ lý do. Tôi không phải người khó tính, kỹ tính nhưng nhiều chuyện đã ám ảnh tôi trong nhiều năm.
Chẳng ai phát hiện ra ngón tay cái đầy dầu mỡ của ông chủ quán chạm vào phần nước phở, khi ông ấy vừa quay lưng trở lại quầy, mọi người còn chưa đụng đũa thì bát phở nhỏ đang yên vị trên bàn như có ai hất xuống đất. Bát vỡ, nước dùng và bánh phở bắn tung tóe lên cả băng ghế gỗ. Tiếng động đủ để những người trong quán chú ý. Bố tôi nhìn mẹ, mẹ tôi nhìn cậu... mọi người nhìn lẫn nhau với ánh mắt chất chứa nỗi lòng khó nói.
-Con nó không ưng cái này hay sao?
Bố tôi quay sang hỏi nhỏ, mẹ tôi trả lời ngay:
-Nó có phải đứa kén ăn đâu, hồi xưa em ăn gì thì nó ăn nấy cơ mà.
-Sao nó lại hất đổ bát phở?
-Hay bát phở của nó nhỏ hơn nên... nó không bằng lòng? – Cậu tôi lên tiếng hỏi rồi nhìn quanh.
-Gọi... gọi cho cháu nó bát khác giống như anh em mình ăn.
Bác Nậm tôi đứng dậy nói với mẹ tôi. Mẹ tôi có vẻ lúng túng, mặt chuyển dần từ đỏ sang trắng, mẹ tôi sợ. Nếu như lúc ở cổng nhà bác Nhơn chìa khóa xe máy bị giấu thì xem như trẻ nhỏ nghịch ngợm thì bát phở này là một hành động khác. Như cậu tôi kể thì lúc ấy ai cũng lạnh người nhưng không dám nói ra miệng, bản thân cậu tôi cũng cảm thấy bất an.
Bố tôi bước đến chỗ người chủ quán, ông ấy cũng đã ngưng tay dao băm thịt. Bố tôi nói nhỏ:
-Bác làm giúp thêm một bát giống như bọn em, đồ cho người khuất mặt bác ạ, con gái em. Cẩn thận hộ em với nhé.
Người chủ quán lấy ra một cái khay, đặt bát đựng phở cùng chén đũa ngay ngắn bên cạnh đâu ra đấy xong xuôi mới đổ nước dùng vào bát. Bố tôi tự tay bưng khay đựng bát phở đặt lên bàn, chỗ phở bị đổ nhanh chóng được lau dọn sạch sẽ, bố tôi ngồi ở chỗ ấy. Mẹ tôi lúc ấy đã lập cập chạy ra ngoài thắp mấy nén hương gài lên tiểu sành, mẹ tôi là người yếu bóng vía, có tiếng là ghê gớm nhưng... sợ ma.
Mọi chuyện cứ như thế mà yên, bát phở không bị hất đổ xuống đất nữa. Bố tôi kể rằng khi mọi người ăn xong thì bát phở dành cho em gái tôi cũng đã nguội từ lúc nào.
Đoàn người tiếp tục chuyến hành trình, đi thêm một đoạn thì đến cầu Đa Phúc, mẹ tôi vung tiền vàng xuống sông nhưng vừa mới qua khỏi cầu thì xe của cậu tôi – người phụ trách chở tiểu sành - gặp trục trặc.
-Tao vừa mới qua khỏi đầu cầu tự dưng xe như bị ai đó kéo lại, kéo ga cỡ nào cũng không chạy tiếp được. Chuyện qua cầu qua sông phải rải tiền vàng bố thí cho vong hồn lang thang tao đã nghe nhiều, tục lệ từ xưa chứ mới lạ gì đâu. Tao cũng nghe người ta kháo nhau là đi qua cầu cống hay bị kéo xe. Nghe là một chuyện, tự mình ở trong tình huống đấy mới cảm nhận được hết nỗi sợ, một nỗi sợ vô hình.
Tôi hỏi cậu:
-Lúc đấy cậu không cảm thấy gì à?
-Không, có thấy cái gì đâu. Trải qua mấy việc liên tiếp thì ai cũng biết con em mày nó thiêng nên chẳng ai bảo ai, mọi người dừng xe ven đường cái bàn bạc nhanh trong khi tao ngó nghiêng cái xe chẳng thấy vấn đề gì. Bác gái mày, hình như bác Hồng nhỉ?
-Vâng.
-Bà ấy chắc phụ nữ hay đi chùa chiền nên nghe nhiều, kể là có kinh nghiệm hơn bọn tao nhưng bà ấy sợ quá chẳng nói thành lời, y như miệng dính xi – măng ấy. May có ông Nậm.
-Bác Nậm làm sao ạ?
-Ông ấy là bộ đội, mày quên à? Lăn lộn trên Tây Nguyên với Cam mấy năm trời, cũng nhiều lần chôn t·hi t·hể đồng đội, nói chung là tiếp xúc với xác c·hết nhiều, thần kinh ông ấy là vững nhất. Ông ấy bảo hạ tiểu sành xuống thắp mấy nén hương, tao cũng không hiểu tại sao phải làm thế, chỉ biết tuân theo như một cái máy. Mẹ, lão ấy hồi đi bộ đội là chỉ huy, về làng là sếp sòng nên nói có uy lắm.
-Sau đó thì thế nào hả cậu?
-Nói mày tin hay không thì tùy. Đặt tiểu sành xuống ven đường, hương khói nghi ngút, bố mẹ mày khấn vái, bọn tao cũng khấn. Khấn xong đứng chờ một lúc vẫn bán tín bán nghi cho lên xe nổ máy thì... lại đi được bình thường, đến tao còn đéo tin được, đéo hiểu được tại sao, cứ như một trò đùa.
-Thế thì có gì sợ đâu?
-Mày biết cái đéo gì? Đm, đi được một đoạn chừng hai cây số gì đấy lại thế. Xe cài số 1 vặn ga cỡ nào cũng không đi được, tao cảm nhận rõ như có hàng chục, hàng trăm người kéo xe tao lại không cho đi. Toát hết cả mồ hôi.
-Rồi... rồi lại cúng bái ạ?
-Lại hạ tiểu sành, lại cúng, lại khấn rồi lại đi như thường chẳng khác gì trò đùa. Tao không biết mấy ông bà khác nghĩ gì chứ tao lúc đấy là hãi thấy mẹ luôn rồi. Trời thì lạnh mà lưng áo ướt đẫm như vừa mới tắm, gáy thì ôi thôi... lạnh như có cục nước đá dí vào. Đi thêm được một đoạn nữa tao cứ loạng choạng tay lái, y như có người muốn xúi tao đâm vào xe ngược chiều.
-Cũng may là cậu không bị che mắt, che mắt thì khốn khổ khốn nạn luôn.
-Tao lớn lên ở làng mình tao lạ đéo gì. Thời bọn mày là còn đỡ chứ thời bọn tao mới 7 giờ tối làng chỉ có đèn dầu, ma cỏ nhiều không kể. Lứa bọn tao cũng nhiều đứa bị ma bịt mắt dắt đi giấu. Mày có nhớ cây dâu da ở cổng nhà bà không?
-Cháu có!
-Úi, cái cây đó chắc chắn có quỷ, đéo thể sai được đâu. Hồi tao còn nhỏ, nhà cửa không giống như bây giờ, buổi tối mà đi qua cây dâu da đấy tao đảm bảo lạnh hơn gió mùa đông. Có lần tao với ông Khuyên đi chơi khuya về thấy đất đá ném rào rào như trêu ngươi.
-Cái cây ấy âm u thật, sao chẳng ai chặt đi hả cậu?
-Dám? Cây đấy thuộc đất nhà bà Linh, mày không thấy lạ là nhà ông bà ấy phải xây lùi hẳn vào trong à? Nếu chặt được thì người ta chặt từ đời tám hoánh nào rồi chứ để làm gì cho nó um tùm, hỏng cả mái ngói.
Tôi nhớ lại cái cây dâu da xoan đó, đúng là nó nằm ven ngõ nhưng đầu hồi nhà bà Linh đó phải xây lùi vào bên trong cả mét trong khi tường gạch lại xây ra bình thường. Nếu cậu tôi không nói thì tôi cũng chẳng để ý, bao năm tôi không để ý đến việc đó luôn, chỉ thấy con ma trẻ con ấy hiền lành, có vẻ cũng vui tính, hay hóng chuyện.
Trở lại chuyến hành trình về quê của em gái tôi năm ấy, sau vài lần xe cứ đi một đoạn phải dừng xe để cúng bái thì bác Nậm nhận ra một việc, ấy là cứ qua địa phận mới như xã, huyện... thì y như rằng xe máy không tài nào đi được. Chính bác Nậm đã đổi lái cho cậu tôi nhưng cũng không thay đổi được gì, cái xe Cub 82 vẫn dở chứng như vậy. Mẹ tôi khóc rất nhiều. Sau cùng do quá mệt mỏi vì hơn một tiếng đồng hồ mới đi được một quãng đường độ chục cây số, mọi người thống nhất nghỉ chân ở một quán ven đường để tìm cách giải quyết. Nói gì thì nói, dù đã vào địa phận Hà Nội nhưng là đất khách quê người, nhờ giúp đỡ duy nhất có cái điện thoại di động của bố tôi mà thôi.
Tôi biết nhiều gia đình khi di dời hài cốt từ nơi xa về quê hương hoặc như chú tôi mấy năm trước lúc mất đưa từ Hòa Bình về Bắc Ninh, hết tiền vàng xe ô tô cũng chẳng thể đi được, lần đó thì tôi tự trải nghiệm nên tôi hiểu phần nào. Nhưng một chuyến đi mà cứ một quãng lại dừng để thắp hương thì thật sự là màn t·ra t·ấn thần kinh với tất cả những người có mặt trong đoàn. Tuy không nói ra nhưng mọi người đều hiểu rằng có điều bất ổn, chuyến đi lành ít dữ nhiều. Chính cậu tôi cũng cảm nhận rõ ràng có ai đó muốn xô xe của cậu đâm vào những xe đi ngược chiều. Lúc nghỉ chân cậu tôi có nói nhưng ai nghe cũng chỉ biết im lặng thở dài, mọi người có thể bán tín bán nghi nhưng riêng tôi thì hiểu tại sao.
Chị Ma - hồn ma thần giữ của mà tôi luôn tin trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa hiểu nhân luân, cái gì không biết chị ấy sẽ đi hỏi giúp – chính chị ấy đã nói với tôi về chuyến hành trình bão táp ấy dưới góc nhìn của một n·gười đ·ã k·huất, không phải bằng con mắt của người còn sống. Chị Ma kể rằng, sở dĩ từ nơi mộ được cất bốc đến cái cầu Đa Phúc ấy là địa phận của tỉnh Thái Nguyên, cũng được xem là “đất” nơi em gái tôi đã sinh ra và trở thành một vong linh.
-Em cứ nghĩ đơn giản kiểu ma cũ đi, giống như chị ấy mà. Loanh quanh trong làng, trong xã thì sợ gì ai nhưng bước chân ra khỏi cái huyện này tốt nhất nên biết người, biết ta. Rừng nào cọp nấy, qua đất của những vong khác kiểu gì chẳng b·ị b·ắt nạt, bị gây khó dễ, còn cả quan binh các kiểu nữa...
-Nghĩa là trong cái địa phận tỉnh Thái Nguyên không sao hả chị? Thế hóa ra em gái em b·ị b·ắt nạt khi qua nơi mới à?
Chị Ma cười nhẹ, lắc đầu nói:
-Đời nào, chỉ là phiền phức tí thôi.
Khi qua cầu Đa Phúc mặc dù đã rải tiền vàng mua đường theo lệ nhưng không đủ. Không đủ ở đây không có nghĩa là không đủ về mặt số lượng mà không đủ theo yêu cầu của những vong hồn nơi ấy. Chị Ma kể rằng từ lúc khởi hành, em gái tôi ngồi chễm trệ trên chính cái tiểu sành đó, cười nói vui tươi với những vong hồn nó gặp bên đường, lúc vừa qua cầu thì đám cô hồn cát đảng tụ tập ở đấy rất đông, đủ cả Tây lẫn Tàu. Những vong hồn nơi đó bắt em gái tôi phải xuống xe chào hỏi nếu không sẽ chẳng cho đi, sẽ làm khó.
-Thì xuống chào bọn nó một câu cho xong, tiền vàng cần thì cho thêm.
Chị Ma nhếch mép cười:
-Đấy là em nghĩ, không phải cô em gái của em nghĩ. Em gái em không đơn giản như em hiểu đâu.
-Thế tại sao lúc ấy hạ tiểu sành cúng bái xong lại đi luôn được ạ?
-Chừng ấy thời gian đủ để dạy cho đám d·u c·ôn đấy một bài học!
-Hả? Ai dạy? Chị à?
Chị Ma lắc đầu cười:
-Em nghĩ chị là thánh chắc? Mình chị đánh vài đứa thì được, chục hai chục đứa chắc cũng được nhưng nó đông hàng trăm thì chị chạy trước, dại gì.
-Thế ai dạy? Chị mau kể đi, sốt hết cả ruột.
-Thiên tử quân!
Tôi giật mình:
-Cái gì? Sao lại có Thiên tử quân ở đấy? Em... em có gọi đâu?
-Có nhớ vào cái đêm chị bị đông cứng trong vườn không em?
Tôi gật đầu, mắt háo hức chờ đợi điều chị Ma chuẩn bị nói:
-Chẳng phải cái ông Lý Kế Nghiệp nói với em rằng ngoài đội quân lẩn khuất đâu đó ở đất Kinh Bắc, còn một đội nữa ở Thăng Long sao?
-Thăng Long? À, là Hà Nội chứ gì. Nhưng mà ở đâu Hà Nội thì em không biết.
-Một đội, chị không biết chính xác bao nhiêu quân đã chờ sẵn ở gần cái cầu ấy đổ ra đánh. Thắng thua không biết như thế nào nhưng sau đó em gái em lại lên đi tiếp bình thường.
-Còn những đoạn sau đó? Có bị làm sao không chị?
-Lúc đầu tưởng chỉ đơn giản là một đám d·u c·ôn nhưng không phải, rất nhiều phục binh đặt dọc đường cái quan, cứ một đoạn lại phải dừng xe, Thiên tử quân vừa đánh vừa lui. Chị nghĩ quân số bên kia đông hơn.
-Sao lại thế nhờ? Em gái em có làm cái gì đâu? Nó còn nhỏ tí mà.
-Nhỏ là nhỏ với em thôi em ạ. Trong con mắt của em thì muôn đời nó là em gái, đứa em gái nhỏ bé, xinh xắn nhưng đoản mệnh. Nhưng trong con mắt của những hồn ma thì không phải như thế. Em nghĩ xem, đất nước bao năm binh đao, thời nào cũng có giặc c·ướp. Ngoài giặc c·ướp còn có các thế lực, chẳng ai chịu ai.
-Thế lực à? Ý chị là như nào nhỉ?
-Lớn lên học cao hiểu rộng tự mà tìm hiểu.
-Nhưng em gái em có gây thù chuốc oán với ai đâu cơ chứ? Nó còn nhỏ tí. Hôm ấy mẹ em sợ khóc hết nước mắt, những người khác thì sợ không dám nói ra. Tại sao những vong hồn lang thang bên đường lại làm khó như thế?
-Mọi người không nhìn thấy là vì ban ngày. Sáng hôm đó quê mình trời nắng đẹp nhưng khu vực Thái Nguyên với Hà Nội thì không, trời âm u, có đoạn còn mưa phùn lất phất, lạnh như cắt da cắt thịt. Em đã dùng Thiên tử quân rồi em biết, họ thiện chiến và đông đảo nhưng bên kia còn đông hơn gấp bội. Lúc bố mẹ em tạt vào nghỉ ngơi trong quán nước ven đường là lúc gay cấn nhất, bốn mặt bị vây kín bởi âm binh đủ loại.
-Sao chị biết? Chị ở đấy à?
-Không, lúc ấy chị vẫn đứng chờ ở địa phận tỉnh mình, chị làm sao sang nơi khác dễ dàng như thế được.
-Thế chị Khuê đâu ạ? Có chị ấy đi cùng, có giấy đòi nợ chẳng phải là...
-Nó ngủ trương mắt ở nhà chứ đâu.
-Ban ngày ban mặt như thế mà âm binh cũng lên được cơ à? Ghê thật.
-Có người chống lưng, hồn ma vất vưởng đó, đất của nó mà.
Tôi le lưỡi:
-Thế mà em cứ tưởng Thiên tử quân là vô địch rồi.
-Họ mạnh nhưng bên kia đông. Mãnh hổ nan địch quần hồ, em quên rồi à. Cả đội hộ vệ trước đây em dùng nghe nói được hai nghìn mà chống đỡ vất vả do bên kia cũng có... quân tương tự.
-Hả? Quân ta đánh quân mình à?
Tôi đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chị Ma nhìn mặt tôi chắc thấy nghệt ra nên phì cười:
-Không! Thế em nghĩ chỉ mỗi họ Lý nhà em có Thiên tử quân còn nhà khác không có à. Nếu họ liên kết với nhau cùng chống lại một đạo quân chỉ hai nghìn binh lính thì em biết rồi đấy.
-Ơ... ơ... thế... thế không phải tự nhiên mọi người tạt vào nghỉ ngơi ạ?
-Chở hài cốt chẳng ai muốn tụt tạt như vậy đâu em ơi. Dừng chân ăn uống rồi đi một mạch, đi đến nơi, về đến chốn, là do lúc đó bị chặn đường nên buộc phải tạt vào trú chân. Em đã từng đánh đêm với âm binh em biết rồi, bị quây vào giữa là rất khó có đường lui.
-Có dịp... có dịp thì...
-Trả thù chắc? Thôi quên đi. Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá. Tránh giao tranh với đám ấy được là cái tốt, cũng như bọn họ chẳng dám bén mảng đến vùng này.
-Nhỡ đâu hôm ấy Thiên tử quân với em gái em b·ị đ·ánh cho tan tác thì sao chứ?
-Chẹp... thì nhà em chẳng còn bà cô Tổ kiêm nhiều thứ khác nữa, hậu vận con cháu xem như mù mịt. Nhưng số trời đã định rồi, chỉ cần qua được đoạn Hà Nội đó về đến đất Kinh Bắc thì không đứa nào dám bén mảng.
-Ui, ở Bắc Ninh mạnh hơn hả chị?
-Chả biết mạnh hơn không nhưng chị áng chừng khoảng hơn một vạn Thiên tử quân sẵn sàng tiếp chiến. Thật là tiếc, hôm ấy tí nữa thì có đánh nhau to, một trận kinh thiên động địa.
-Giữa ban ngày luôn á?
-Một khi xác định tử chiến thì trừ lúc ban trưa, còn không trời mưa tầm tã, mây đen giăng kín, đánh đến vong hồn cuối cùng hoặc một bên thua chạy.
-Em... em tưởng làm ma dễ... dễ thở mà.
-Thì dễ, làm ma tất nhiên dễ rồi. Chẳng tranh quyền đoạt chức, chẳng tước vị gì thì ai động đến làm gì.
-Ôi trời ơi! Bảo sao hôm đấy về đến nhà mẹ em, bác gái em người nào người nấy nằm bẹp xuống giường sốt hầm hập. Tiếc thật đấy, hôm đấy giá như em được đi thì...
-Em đi nhỡ có việc gì lấy ai thờ tự? Em đi có khi rách việc, không phải tự nhiên bị cho ở nhà đâu ông tướng con.
Cùng là một chuyến di dời hài cốt mà dưới con mắt của người còn sống với n·gười đ·ã k·huất khác nhau một trời một vực. Tôi vẫn chưa thật tường tận mọi chuyện. Tôi chỉ biết rằng mình đứng chờ ở ngoài Cầu Khoai đến gần 9 giờ sáng vẫn chưa thấy bố mẹ tôi đưa em về đến.
***