Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc

Chương 365: Sinh hữu hạn, tử bất kỳ




Chương 365: Sinh hữu hạn, tử bất kỳ

Màn sương tan đi, ánh trăng vì thế cũng soi tỏ từng nấm mồ. Cảnh vật xung quanh vẫn im lìm, những cây dại mọc trên những ngôi mộ cũng như bất động vì không có lấy một ngọn gió nào thổi qua. Tôi bước lại ngôi mộ mà hình thù của những vòng hoa vẫn còn, những thứ hoa lá trang trí đều đã khô héo cả. Cụ nội của R9 đứng cạnh ngôi mộ, bà cụ mặc bộ quần áo mà con cháu đã thay cho trước khi nhập quan. Nhìn bà cụ dường như không có thương tích gì, tôi không hiểu hình thức t·ra t·ấn của đám du thủ du thực này như thế nào mà khiến một người đã thành ma lại rên la thảm thương đến vậy.

Trời không có gió, mùi h·ôi t·hối vì thế mà xộc vào mũi, thứ mùi mà tôi gọi là mùi tử khí khiến mỗi khi ngửi thấy tôi đều muốn nhổ nước bọt phì phì. Tôi đi về hướng nấm mồ ban nãy có tiếng khóc của người phụ nữ, cô ấy đang quỳ gối bên cạnh một nấm mộ mà cỏ đã phủ xanh – một ngôi mộ không còn mới. Mái tóc dài của cô ấy bù xù phủ xuống che kín mặt nên tôi không thể biết cô ấy là ai. Bộ quần áo đang mặc trên người cũng tả tơi, tôi nghĩ đám vong hồn kia đã t·ra t·ấn cô ấy nhiều lần, trong nhiều đêm trước chứ không chỉ riêng đêm nay.

Đội hộ vệ vẫn xếp thành hai hàng dọc đi phía sau, tôi bước lại chỗ ngôi mộ ban nãy đã thu lại lá bùa. Lá bùa này chỉ cần cho lại vào túi, buộc chặt miệng túi lại là phép màu cũng sẽ biến mất, một thứ thật lợi hại, bảo sao lão Đường Thốc Tử lại tâm đắc đến vậy. Tôi cảm nhận rõ ràng một điều rằng, ngay khi tôi thít miệng túi vải lại thì bốn bề xung quanh không còn tĩnh lặng nữa. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi qua khiến mùi h·ôi t·hối nhờ vậy mà giảm đi phần nào, cỏ cây mọc trên những nấm mộ đất cũng lay động theo gió.

-“Có thứ này trong tay thì ông chấp cả thần trùng, chẳng biết thằng nào trong đám đó là thần trùng, nhìn chả khác gì lũ ăn c·ướp.”

Cụ nội của R9 vẫn đứng khom lưng ở chỗ cũ, đôi mắt nhìn tôi cùng đám hộ vệ đầy ngạc nhiên nhưng không dám nói gì. Tôi biết bà cụ vẫn đang sợ.

-Cô không cần phải quỳ như thế đâu cô ơi.

Tôi đưa một ngón tay lên bịt một bên cánh mũi để thay đổi chút ít giọng nói của mình. Hồn ma của người phụ nữ lúc này vẫn đang run run, chẳng biết do sợ hãi hay do những trận đòn gây ra. Cô ấy không dám ngẩng đầu lên, mái tóc dài vẫn rủ xuống, đôi vai gầy rung nhẹ, có lẽ cô ấy đang khóc.

-Cô không cần phải sợ, bọn nó bị diệt hết cả rồi. Nếu còn đứa nào đến nữa thì cũng diệt nốt, đây là đất của làng Bưởi Cuốc.

Hai chữ “Bưởi Cuốc” dường như có tác dụng với hồn ma này, ngay sau khi nghe tôi nói như vậy, cô ấy lập tức ngẩng đầu lên nhìn tôi, tuy nhiên mái tóc dài của cô ấy vẫn phủ kín trước mặt nên tôi chẳng biết cô này là ai cả.

-Đây là đất của làng, không biết tại sao mấy con ma d·u c·ôn kia lại đến đây tác oai tác quái. Cô có biết gì về bọn nó không?

-Đội ơn, đội ơn quan lớn, đội ơn ngài.

Ngay khi nhìn thấy hồn ma chắp tay chuẩn bị vái lạy thì tôi đã nhanh chân nhảy tót sang một bên rồi nói:

-Cháu là con cháu trong làng, là bậc con cháu thôi. Cô cứ quỳ gối với vái lậy như thế thì cháu sẽ tổn thọ mất. Cháu còn sống, cháu không phải là ma.

-Người... người làng... người làng... ma làng ư?

-Người hay ma cũng được, cô cứ đứng lên đã.

Hồn ma người phụ nữ lại khóc, thậm chí tiếng khóc còn to hơn lúc bị t·ra t·ấn. Tiếng khóc như chất chứa nỗi oan ức không biết tỏ cùng ai. Cô ấy vẫn quỳ dưới đất, hai tay chống xuống phía trước, gục đầu khóc. Tôi ra lệnh cho hai Mễ quân dìu hồn ma đứng dậy nhưng cô ấy cứ muốn khụy đầu gối xuống, bởi vậy hai Mễ quân đã giúp cô này ngồi lên chính nấm mộ mà tôi tin rằng thuộc về cô ấy.

Tôi đứng khoanh tay im lặng, ngẩng đầu nhìn trăng tròn vành vạnh. Thấp thoáng phía cánh đồng đằng xa kia có một bóng ma mặc váy đỏ cùng một bóng ma váy xanh đang đứng đợi nhưng không dám lại gần. Tôi nghĩ hai chị ấy có thể nghe được những gì tôi nói, còn tại sao hai chị không lại gần để xem tình hình tôi sẽ hỏi sau. Tôi đứng đợi hồn ma nữ trung niên này khóc nấc trong vài phút, bà cụ mà tôi quen biết vẫn đứng nhìn tôi không rời mắt. Tôi không muốn nói chuyện với bà cụ hoặc hỏi han gì nhiều bởi vì tôi sợ bà cụ sẽ nhận ra tôi, tôi chẳng muốn ai mang ơn mình, đặc biệt là ma. Dù bất cứ ai mang ơn tôi, tôi luôn cảm thấy nặng lòng. Nếu đã giấu mặt thì giấu mặt luôn một thể. Cuối cùng hồn ma phụ nữ cũng ngưng khóc, vài phút có lẽ đã làm cô ấy với đi phần nào nỗi uất ức, đau đớn đã phải gánh chịu trong thời làm ma vừa qua.

-Cháu... cháu là con nhà ai?

Tôi lắc đầu nói:

-Cháu xin lỗi cô, cháu không thể nói ra tên tuổi của cháu được. Cô chỉ cần biết cháu là người làng. Mộ của cô ở chỗ này chắc được chôn vào năm ngoái. Bọn vừa rồi là ai, tại sao bọn chúng lại h·ành h·ạ cô ra nông nỗi này?

-Cô... cô... – Xen kẽ là tiếng nấc nghẹn ngào – Cô mất đầu năm ngoái, chồng với con cô đưa về chôn ở đây.

-À, vậy ra cô không sống ở làng.

Cô ấy vén tóc sang hai bên để tôi nhìn rõ mặt, một khuôn mặt nhợt nhạt, xám xịt, đôi mắt trũng sâu và đen sì, khuôn mặt này đủ để dọa cho bao người chạy té khói khi gặp vào ban đêm.

-Lúc còn sống cô ở Thái Nguyên. Đau ốm mấy năm nên lúc mất cũng... cũng thành ra thế này. Cháu... cháu đừng sợ, cô không...

-Nếu cháu sợ thì giờ này cháu ra đây làm gì. Cô đã ở đây gần hai năm mà còn bị đám kia bắt nạt à?

Tôi đưa mắt nhìn quanh một lượt rồi hỏi tiếp:

-Những hồn ma khác của làng mình đâu hết rồi nhỉ?



-Vừa... vừa rồi là thần trùng, thần trùng!

Tôi quay đầu lại tỏ vẻ ngạc nhiên rồi càu nhàu:

-Thần gì mà như lũ ă·n t·rộm thế? Cái đám ấy có hơn chục người, nghĩa địa làng mình đông như này sao không quây lại đập cho bọn nó một trận cho hết đường về quê mẹ đi chứ?

-Không ai muốn dây với đám ấy đâu. Cháu... cháu thật là còn sống chứ? Cháu là thầy phải không?

Tôi gật đầu nhận vơ để đỡ phải giải thích. Cái gật đầu của tôi làm đôi mắt của người phụ nữ sáng lên, cô ấy vội hỏi:

-May quá, phước đức quá. Nhờ có cháu đuổi đi mà...

Tôi ngắt lời:

-Cháu không đuổi, cháu diệt sạch cả đám rồi, cả cái con chim có cái mỏ dài.

-Diệt? Diệt là... là đ·ánh c·hết hết?

-Ơ! Cô không nhìn được thì cũng nghe được chứ, cháu cho bắn cả đám, riêng con chim thì chặt làm đôi. Đây là bãi tha ma của làng, đám đó đến phá quấy thì làm vậy để lần sau chúng khỏi đến nữa.

-Nhưng... nhưng đó là thần trùng, thần trùng đấy cháu ơi.

Vẻ mặt xám nghoét của hồn ma phụ nữ này như trắng ra đến mấy phần vì sợ.

-Cháu bé! Bà nhìn dáng dấp của cháu rất quen, giọng nói cũng quen lắm.

Cụ nội của R9 lúc này đã chống gậy lò dò đi đến, bà cụ đã hết sợ, tôi đoán như thế.

-Cháu là người làng nên nhìn quen là đúng thôi, có gì lạ đâu ạ.

-Bà đã nhìn thấy cháu xuống tay không chớp mắt. Xưa nay... xưa nay ta nghe nói thần trùng cũng nghĩ là một vị thần, chẳng thể nghĩ được thần trùng lại là một nhóm đông như vậy.

-Có hơn mười con ma chứ làm gì mà đông, bà không thấy cháu có tới gần ba mươi binh lính đây à? Lính của cháu còn có súng.

-Đã thấy, đã thấy. Không ngờ làng này lại có thầy phù thủy còn trẻ mà cao tay thế này, ta sống cả đời người ở làng lại chưa hề nghe thấy, có thật cháu là người làng không?

-Là người làng nên cháu mới đến chứ. Bà với cô đây không cần thắc mắc nhiều đâu. Cháu đang muốn hỏi trong hơn mười con ma khi nãy thì ai là thần trùng?

-Bà không biết, chỉ biết rằng con thần nanh mỏ đỏ như cha mẹ bà hay kể chính là... là thần trùng.

-Thần trùng gì lại là một con chim? Con chim ấy đúng là to thật nhưng cháu không nghĩ nó là thần gì.

-Bà không biết, các cụ gọi thì gọi theo như vậy.

-Cô bị đám này t·ra t·ấn đến nay đã hơn một tháng, đêm nào cũng như đêm nào. Lúc thì ngọt nhạt, lúc lại hung tàn. Con chim ấy đêm nào cũng mổ hàng chục lần lên mộ làm cô đau thấu tâm can

-Chậc... tiếc thật, biết thế lúc nãy không c·hặt đ·ầu nó vội mà chặt chân, chặt cánh, vặt lông nó rồi hãy c·hặt đ·ầu.

Tôi nói tỉnh bơ trong khi hai hồn ma lộ rõ vẻ kinh sợ. Tuổi trẻ có cái lợi của tuổi trẻ, tuổi trẻ chưa trải sự đời, không sợ trời, chẳng sợ đất, chỉ sợ thiên hạ không loạn.

-Cô được chồng con gửi vào chùa Hàm Long lúc mới mất, cả năm trời không được gặp con cái nên rất nhớ. Tháng trước con gái cô đi nhập học ở Hà Nội tiện đường ghé chùa thắp hương, cô... cô không kìm lòng được đã đi theo con bé.

-Cô là con cái nhà ai? – Cụ nội của R9 hỏi.



-Thưa cụ, cháu là con bà B. cháu ông T. ạ.

-A! Rồi, tao nhớ rồi. Khổ thân mày, vậy là gửi hồn lên chùa xong mày lại thoát về được nên mới ra nông nỗi này phải không?

-Vâng. Cháu... cháu ân hận quá. Bọn này sẽ không tha cho chồng con cháu... Cháu ước gì mình có thể c·hết đi lần nữa.

Hồn ma người phụ nữ nói đến đó lại bật khóc.

-Thế mày là cái đĩ Thanh phải không?

-Vâng, đúng là cháu ạ. Cụ là...

-Tao là cụ Trưởng bạ đây mà, mẹ mày là cháu họ của tao. Mẹ mày vẫn khỏe chứ?

-Thưa cụ, mẹ cháu năm nay gần bảy mươi, vẫn còn khỏe lắm.

-Ờ, lâu rồi tao không gặp. Cũng nghe nói đang ở cùng con gái.

Tự nhiên tôi trở thành người thừa khi hai hồn ma hỏi thăm sức khỏe người còn sống rồi vài chuyện khác. Tôi phải húng hắng ho vài tiếng để họ ngừng câu chuyện

-Bà không biết mình mất vào giờ phạm, chỉ biết là đi trình diện quan sai xong vừa trở về mộ phần thì đám này đã đến. Lúc ấy cũng chưa biết bọn chúng là ai, sau khi biết là thần trùng thì... thì sợ quá.

-Bãi tha ma làng mình bao nhiêu là ma, sao lại để đám ấy ngang nhiên như chỗ không người thế bà?

-Chẳng ai dám lên tiếng đâu cháu. Cô nhớ lúc trình diện quan sai đã biết phạm giờ, may mà chồng con gửi lên chùa sớm. Từ hôm về đây thì cô được biết đám quỷ ấy hằng đêm, hễ đến gần sáng sẽ tra khảo hồn ma mất giờ phạm. Những... những cụ khác ở đây đều biết nhưng chẳng thể làm gì được, hơn nữa chẳng ai muốn con cháu mình còn đang sống bị liên lụy cho nên... cho nên...

-Cái này cũng không trách ai được, có trách thì trách chính mình đã không được chọn giờ đẹp để làm ma.

-“Sinh hữu hạn, tử bất kỳ” bà với cô đừng suy nghĩ nhiều. Dù sao bây giờ bọn họ cũng đã bị diệt hết cả rồi, không cần phải lo nữa.

Cả hai hồn ma cùng lắc đầu, hồn ma cô Thanh nói:

-Họ không phải chỉ có chừng ấy, cô bị h·ành h·ạ hơn một tháng nay ít nhất có đến bốn nhóm khác nhau.

-Cái gì ạ? Mấy nhóm ạ? – Tôi giật mình.

-Bốn, hình như là bốn.

Trong đầu tôi hiện ra vài suy nghĩ vu vơ nhưng tôi nhanh chóng trở lại thực tại, có thông tin về đám thần trùng càng nhiều càng tốt.

-Bao nhiêu đến đây cháu cũng sẽ tiễn họ, tất cả sẽ bị xử tội c·hết. Thần hay quỷ gì cũng không tha.

-Không được cháu ơi, cháu đừng làm như thế. Cháu làm như thế sẽ liên lụy bản thân, rồi gia đình cháu...

-Cháu chỉ ra lệnh, dù sao cũng chẳng ai biết thân phận của cháu. Nếu đêm mai có đội khác đến cháu sẽ giải quyết nhanh gọn hơn, có hơn mười thằng ă·n t·rộm vặt chứ có gì nhiều.

-Thằng ă·n t·rộm vặt?

-Thần trùng gì mà như lũ t·rộm c·ắp vặt.

Thật ra tôi nói cứng là để động viên hai hồn ma trước mặt mình và có thể là những hồn ma khác đang lẩn khuất đâu đây. Tôi có diệt được thần trùng thật hay không đến chính tôi còn không dám chắc, mọi thứ quá mơ hồ. Trong trí tưởng tượng của tôi thì thần trùng phải khác chứ không giống đám trộm gà bắt vịt như khi nãy. Đám âm binh phương Bắc còn hoành tráng gấp vạn lần. Nhờ hồn ma của cô Thanh nói thêm cho vài điều mà tôi biết được rằng mỗi nhóm thần trùng có khoảng mười hai vị, bao gồm cả con chim mỏ đỏ. Con chim ấy giống như chim bói cá bị đột biến vậy, nó đáng sợ nhất. Lúc h·ành h·ạ hồn ma, con thần nanh đó là chủ trò, những kẻ đi cùng chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ, dọa nạt... Mỗi khi đám thần trùng xuất hiện thì nghĩa địa lại vắng tanh không có bóng một hồn ma bởi vì chẳng hồn ma nào muốn chạm mặt thần trùng, họ sợ liên lụy đến con cháu đang còn sống. Nỗi sợ hãi truyền miệng qua nhiều đời đã trở thành nỗi ám ảnh khiến cho những hồn ma trong Cầu Khoai hoặc những nơi khác – dù rất đông đảo – không có một chút ý chí phản kháng nào. Mỗi thành viên trong nhóm thần trùng trước đây cũng là những hồn ma thiện lương – tôi nghĩ như thế - nhưng vì phải tận tay, tận mắt nhìn con cháu, người thân của mình bị chính mình hại c·hết nên dọ thay tính đổi nết. Họ thành ngạ quỷ hay đơn giản là quỷ trùng, nhiệm vụ của họ là tra khảo những vong hồn mất vào giờ phạm. Còn tại sao nhóm thần trùng này phải làm như thế thì tôi sẽ phải tự đi tìm câu trả lời chứ hai hồn ma một già một trung niên không đời nào biết được.

Trước khi tôi rời đi, cụ nội của R9 lại hỏi thêm:



-Bà nhìn cháu rất quen, cháu có phải là cháu bà...

-Bà không định hỏi để chỉ cho đám thần trùng đi tìm cháu đấy chứ?

-Không đời nào, không đời nào. Chỉ là... chỉ là bà già này tò mò.

-Cháu đã thấy bà từ nhà bước ra sân, đôi mắt của bà rất đỏ giống như âm binh mắt quỷ, đó có phải là bà không?

-Không, không, đó không phải là ta đâu, ta không đời nào muốn con cháu ta thành ma khi chúng nó hãy còn ít tuổi.

-Vậy đó là ai?

-Là một trong số các thần trùng, bọn chúng có kẻ giả dạng, giả thanh được đấy cháu. Cô có nghe nói rằng bọn chúng sẽ về tận nhà để nhận mặt gia quyến nhưng nếu không do chính miệng hồn ma đang bị trùng khai ra thì chúng không làm được gì.

-Sao cô biết?

-Hồn vía của cô bị giam giữ hơn một năm trời ở chùa, ít nhiều cũng nghe được việc nọ việc kia. Chờ khi sang cát được thì mọi thứ sẽ yên.

-Cháu sẽ tìm cách giúp hai người. – Tôi nói rồi nhìn bà cụ - Nếu cụ sống khôn, thác thiêng hãy tìm cách báo cho cháu đích tôn của bà biết mọi thứ đã tạm yên. Ngày kia đã là ngày rằm, sư thầy sẽ xuống nhà làm lễ cho bà.

-Bà... bà đội ơn cháu.

-Bà không phải đội ơn gì đâu, cùng là người làng người nước với nhau, đây là việc cháu phải làm. Nhân thân của cháu nếu bà có thể đoán được thì tốt nhất nên quên đi bà ạ, cháu đến đây là do cháu đích tôn của bà nhờ vả.

-Bà... bà hiểu, bà hiểu.

Bà cụ gật đầu liền mấy lần. Hồn ma cô Thanh kia lại định quỳ gối tạ hơn vì đã cứu giúp nhưng tôi đã lên tiếng trước khi cô ấy kịp thực hiện:

-Bậc con cháu trong làng nếu giúp được gì thì cháu giúp. Nếu cô ngại phải mang ơn thì khi nào cải táng xong cứ phù hộ cho cháu có nhiều sức khỏe là được rồi.

-Được, được, cô... cô nhất định... nhất định. Ôi! Con cái nhà ai mà tốt thế...

-Con cái của làng Bưởi Cuốc thôi ạ.

Tôi phẩy tay ra hiệu cho đội hộ vệ nhanh chóng rút lui. Dưới con mắt của các bà, các cô mới làm ma thì tôi lúc này rất là hoành tráng bởi vì có thể đánh bại cả nhóm thần trùng, lại có cả binh lính hộ vệ. Tôi cảm thấy rất bình thường.

Chị Ma và chị Đẹp đứng lấp ló chờ sẵn tôi ở gần gốc cây đa cổ thụ, đồng hồ đã chỉ gần 4 giờ rưỡi sáng. Nếu tôi không về nhà thật nhanh thì chỉ nửa tiếng nữa thôi, khi mà gà trong khu đã bắt đầu gáy bà Già sẽ thức dậy. Tôi tường thuật lại những gì mình đã nhìn thấy, đã nghe thấy cho hai chị ma. Hai chị vừa nghe vừa tròn mắt ngạc nhiên. Thông tin về thần trùng của tôi tuy có ít ỏi nhưng vẫn tốt hơn là mù tịt, đám ấy còn đến thì tôi còn có thứ để chơi. Chẳng biết dưới âm ty có bao nhiêu nhóm như thế này.

Khi tôi đã yên vị trong chăn ấm, R9 vẫn say giấc nồng. Trên đường đi học ngày hôm ấy chỉ dặn nó ngắn gọn:

-Lúc nào làm lễ cho cụ của mày, kiểu gì mày cũng khấn vái. Nếu mày khấn mà bát hương bùng cháy có nghĩa là cụ mày đồng ý với điều mày mong muốn.

-Có... thật không?

-Thật!

-Sao mày chắc được?

-Không nên hỏi nhiều, có nói mày cũng chẳng hiểu. Nếu tao là mày tao sẽ cầu bình yên, mong cụ đừng về dẫn con cháu ra nằm ở Cầu Khoai là được.

-Tao... tao cũng chỉ mong thế.

-Vậy cứ làm như lời tao nói.

Quả nhiên vào ngày cúng tuần đầu, khi R9 lẩm nhẩm khấn rồi vái ba vái, bát hương nhỏ nơi thờ bà cụ bỗng hóa hết. Bao nhiêu người lớn có mặt ở đó toát mồ hôi hột, chỉ riêng có R9 là tủm tỉm cười một mình. Bố mẹ nó bảo là cụ nó thiêng nên đã về để chứng kiến lòng thành của con cháu, giá như bố mẹ nó biết rõ đầu đuôi sự việc vào mỗi đêm chắc hẳn sẽ phải nhập viện c·ấp c·ứu.

Tôi không cho rằng mình cứu R9 một mạng mà tôi còn phải cảm ơn nó, vì nhờ nó mà tôi có việc làm mỗi đêm.

***