Chương 270: Thu hoạch bất ngờ
Sáng hôm sau – tôi nhớ là một ngày cuối tuần, kể từ ngày thi xong tốt nghiệp thì tôi không còn khái niệm ngày tháng vì ngày nào cũng là ngày Chủ nhật. – tôi xuống nhà R9 rủ nó lên thị trấn Hồ để tiêu tiền, nó đồng ý ngay tắp lự bởi vì ở nhà mãi cũng không có gì là thú vị. Hai thằng lại đèo nhau đi, chính xác là nó đèo tôi bằng cái xe mini của nó, tôi ngồi sau huyên thuyên nói chuyện để tiếp thêm cho nó động lực vượt qua quãng đường gần tám cây số.
Trong khi R9 đi tìm mua các thứ nó cần ở cửa hàng Tụ Sâm thì tôi lững thững cuốc bộ tìm mua các thứ mình đã dự tính. Đầu tiên, tôi tìm mua được một khẩu súng phun nước, loại súng phun nước này là loại đầu tiên tôi mua, trước đó tôi vẫn nghĩ súng phun nước sẽ là loại màu đen giống y như súng ngắn nhưng khi tôi được giới thiệu loại súng to hơn và có bình tiếp nước màu xanh nõn chuối thì ngay lập tức tôi mua liền một lúc hai khẩu. Trang bị súng phun nước xong thì tôi tìm mua một đôi găng tay trong cửa hàng bách hóa tổng hợp của thị trấn, đó là một đôi găng tay giả da của người lớn, màu đen. Đang loay hoay thử đôi găng tay thì tôi gặp người quen.
-Mày mua cái này để tay không dính mùi đấy hả?
Tôi quay sang nơi vừa cất ra tiếng nói, hóa ra là thằng bán pháo cho tôi, nó đang nhìn tôi cười toe toét. Tôi thoáng ngạc nhiên bởi vì nơi nó đứng là ở phía trong quầy bán hàng, nghĩa là bố hoặc mẹ nó là chủ cửa hàng nào đó trong đây, thảo nào nó có thể xoáy được những hàng độc mà tôi cần một cách dễ dàng như vậy.
-Ô, xin chào! Mày bán hàng ở đây à? – Tôi hất hàm hỏi.
-Không, cửa hàng nhà tao ở đằng kia. – Nó chỉ tay về phía gian hàng bán đủ thứ đồ chơi, có cả những quả bóng da, cặp sách, ba lô... – Tao nhìn thấy quen quen nên đi lại nhìn cho kỹ hóa ra đúng là mày thật.
-Tao đi mua vài thứ linh tinh ấy mà.
-Theo như tao biết thì ở làng mày đám trẻ con là đi Hà Nội hết rồi, mày không đi à?
-Chưa đi, còn bận tí việc ấy mà.
-Mày thì tốt nghiệp được không?
-Hi vọng đạt loại giỏi. – Tôi đáp.
-Ơ, đm! Mày ghê vậy? Nhìn loại mải chơi như mày thi đỗ là may, lại còn đòi loại giỏi nữa á? – Nó tỏ ra ngạc nhiên.
-Tao còn nhiều tài lẻ lắm, mày không hiểu được đâu. Năm tới đến lượt mày thi, biết đâu mày cũng gặp may.
Tôi trả tiền cho đôi găng tay mới mua rồi hỏi thằng cháu mấy đời của ông Bách Hộ:
-Uống nước không?
-Mày mời à?
-Tao không có gì ngoài tiền.
-Trông mày vậy mà chơi được đấy. Mày ra quán nước ngồi trước, tao vào gửi cửa hàng đã, mẹ tao chắc cũng sắp ra bán rồi.
Nó nói xong thì quay người chạy đi, tôi cũng ra khỏi khu nhà. Tôi vẫn nhớ ở thị trấn của tôi, cửa hàng bách hóa tổng hợp - như tôi và R9 gọi – là một dãy nhà dài và trong đó bày bán rất nhiều thứ, kiểu như ở tầng một của những siêu thị bây giờ. Ví von như vậy để cho dễ hình dung chứ đời nào khang trang và da dạng hàng hóa được như thế kỷ 21. Dạo trước tôi mua đồng hồ Casio, máy tính Casio, đồng hồ treo tường Gimiko... đều ở trong này, việc mua bán ở trong khu cửa hàng này chỉ chấm dứt sau khi thằng cháu ông Bách Hộ nói với tôi là nên mua ở chỗ nọ chỗ kia những thứ tôi cần thay vì vào đây. Cụ kị của nó – tức ông Bách Hộ - ban đầu gặp tôi ở cổng nhà là đối địch - ông ấy ở phe Triệu Đạt - về sau thì cùng chiến tuyến chống lại băng nhóm thầy phù thủy. Thằng cháu của ông ta ban đầu cũng chả có thiện cảm với tôi, hiện tại và về sau cũng giao thiệp với nhau như chỗ thân tình, kể ra là cũng có điểm chung đấy chứ nhỉ?
Tôi ngồi chờ thằng cháu mấy đời của ông Bách Hộ ở quán nước ngay trước khu cửa hàng bách hóa, tôi mới uống được một ngụm nước thì nó đã xuất hiện. Nó cũng gọi nước ngọt nhưng điều làm tôi bất ngờ là nó có thuốc lá để hút, tôi tròn mắt nhìn nó châm lửa và rít những hơi thuốc rất điệu nghệ.
-Tí tuổi ranh mà mày đã dám h·út t·huốc à? – Tôi tò mò hỏi.
-Tao sắp lên lớp 9 rồi, thi thoảng làm một điếu khi ngồi với bạn bè cho có khí thế. Mày đéo phải dân chơi, nhìn qua là biết quê một cục.
Tôi nhăn mặt nhìn nó rít thuốc, điếu thuốc sau khi rít một hơi thì nó thở ra được cả hình tròn như chữ O sau đó trở ngược đầu điếu thuốc giấu vào lòng bàn tay trái dưới gầm cái bàn nhựa. Tôi nhếch mép cười vì hành động này kể ra là nó cũng còn biết sợ người lớn.
-Nhìn mặt mày có vẻ như lên đây không phải chỉ để đi dạo, thanh niên tới nơi rồi còn mua súng phun nước làm gì thế kia? – Nó nhìn cái túi nilon tôi treo trên ghi đông xe đạp, hất hàm hỏi.
-Thấy đẹp thì mua về chơi ấy mà.
-Nực cười, mày còn thò lò mũi xanh đấy à? Lại có trò gì độc đáo hay sao mà trang bị cái thứ đồ chơi chẳng giống ai như thế?
-Không, chẳng có gì. – Tôi quả quyết phủ nhận, nhoẻn miệng cười rồi uống nước.
-Tao có mấy thứ độc lắm mà chẳng có thằng nào muốn mua, thằng thích thì lại rách.- Nó bắt đầu giở giọng g·ạ g·ẫm.
-Tao thấy nhà mày có bán cả ba lô đấy à? – Tôi hỏi.
-Ừ!
-Cái ba lô tao đang dùng bây giờ hơi rách và bẩn, nếu nhà mày có bán loại ba lô nào xịn sò thì tao lấy một cái. Tao thích màu đen.
-Mới về mấy mẫu, có cái gần hai trăm nghìn, mày ngắm xem có thích thì tao chạy vào lấy cho mà xem.
Tôi gật đầu, thế là nó để điếu thuốc cháy dở lên mặt bàn nhựa rồi chạy ngay đi, chỉ một loáng sau đã mang ra một cái ba lô màu xám, nhìn sơ qua chất liệu vải của ba lô đã biết là loại nhiều tiền, giá một trăm chín mươi nghìn cho một cái ba lô ở một thị trấn nhỏ vào thời điểm năm 1998, tôi không nghĩ là rẻ, tính ra vàng bây giờ tương đương một cái ba lô hàng hiệu, khoảng một trăm đô la chứ chả ít.
-Không có cái thứ hai ở thị trấn quê mùa này. – Lời giới thiệu ngắn gọn mang theo c·hất k·ích t·hích.
-Tao không quan tâm đến việc có bao nhiêu cái như thế này ở huyện, mày cảm thấy tốt, tao tin mày! Tao sẽ mua cái này, dù sao tao với ông cụ nhà mày cũng là chỗ quen biết, mày không dám lòe tao đâu.
-Mày quen ai ở nhà tao? – Nó hỏi lại tôi với ánh mắt pha chút ngạc nhiên.
-Hình như đợt vừa rồi nhà mày có giỗ một ông cụ nhỉ?
-Ừ, cũng được gần tháng rồi. Sao mày biết?
-Tao đoán thế thôi, ai ngờ lại đúng.
Tôi tủm tỉm cười uống một hơi hết luôn Coca ở trong cốc và rót nửa chai còn lại trong lúc thằng cháu mấy đời của ông Bách Hộ vẫn nhìn tôi đầy khó hiểu. Tôi nheo mắt nhìn nó hỏi bâng quơ sang vấn đề khác:
-Mày có kiếm đâu ra cái loại dao bấm đa năng không?
-Lưỡi lê AK được không?
-Lê AK? – Tôi không hiểu.
-Tao có thể kiếm cho mày một loại rất xịn, có thể gọi là xịn của xịn. Tao biết một người đang muốn bán lưỡi lê AK, ngon lành lắm.
-Tao chủ yếu dùng để đào đất, gọt vài thứ linh tinh thôi chứ cần gì loại lưỡi gắn cả súng như thế? Công an có bắt không nhỉ?
-Đm mày ngu thế, mấy thứ hàng độc đó không phải là đồ chơi, người ta chẳng bắt mày nhưng sẽ để ý mày. Lưỡi lê AK mà đâm vào người là lên ban thờ ngồi ngay đấy.
Tôi nghe nói như vậy thì nuốt nước bọt đánh ực, tôi tưởng tượng đến độ sắc bén và nguy hiểm của cái thứ mà thằng giang hồ tép này đang nói đến.
-Mày có tiền, mua một cái mà phòng thân. Không phòng thân thì dùng đào đất hay chặt củi nhỏ tao nghĩ là được, thời trước bộ đội ở trong rừng cũng dùng lưỡi lê này đào củ mà ăn đấy, mày không biết à?
Tôi lắc đầu, điều này dĩ nhiên là tôi không biết thật. Làng tôi ít thanh niên, súng CKC tôi cũng đã thấy nhiều lần, cũng nhìn thấy có một con dao găm gắn ở nòng súng, tôi cố nhớ lại hình dáng của con dao găm ấy nhưng không nhớ rõ, tại mỗi lần được gần một khẩu súng thì tôi chỉ chú ý đến cò súng mà thôi.
-Tao chưa thấy loại ấy bao giờ. Mà có đắt không?
-Chỉ tầm hai trăm.
-Vậy mình đi xem thử. – Tôi quyết định.
Nó nhanh chóng chở tôi đi qua cửa hàng Tụ Sâm, tôi nói với R9 mua xong cứ chờ tôi ở đây vì tôi bận đi có việc, R9 đồng ý. Chỉ một lúc sau tôi đã cầm trên tay lưỡi lê AK sáng lạnh màu thép, dài khoảng gần hai mươi cen – ti – mét, sau khi thằng cháu mấy đời của ông Bách Hộ chở tôi đi lòng vòng trong những ngõ nhỏ. Lưỡi lê này thuộc quyền sở hữu của một ông chú khoảng ngoài ba mươi, ông ta cũng có chút ngạc nhiên khi khách đến xem hàng lại là một thằng nhóc thấp bé như tôi, lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ý định của tôi là mua lưỡi lê này về để... đào đất khi cần. Tôi quyết định mua lưỡi lê này với giá hai trăm mười nghìn, kèm theo một cái bao màu nâu nhạt da may thủ công có khuy bấm để đút lưỡi lê vào, bao da đã ố màu thời gian với những vết đen bóng. Thứ v·ũ k·hí nguy hiểm này tôi cho luôn vào trong ba lô mới mua còn chưa kịp trả tiền, trên đường trở lại quán nước, tôi bo cho thằng đang đèo mình năm mươi nghìn đồng tiền dắt mối. Sau vài lần buôn bán thì thằng này cũng phần nào hiểu tính cách của tôi, nó không ra giá trước, cũng không đòi hỏi gì bởi vì hai bên đều chơi đẹp.
Tôi không trở lại quán nước, sau khi thanh toán đủ tiền cho thằng cháu mấy đời của ông Bách Hộ và trả công cho nó thì tôi xuống xe ở cửa hàng Tụ Sâm, mua thêm vài cuốn truyện tranh rồi rủ R9 đi ăn chè trước khi hai thằng trở về làng. Trên đường về, mấy lần tôi suýt buột miệng khoe với R9 việc mình đang sở hữu một lưỡi lê AK nhưng rồi tôi lại kìm lại được, R9 biết cũng sẽ chẳng quan tâm mà lại thêm phiền phức nếu có điều gì đó ngoài ý muốn xảy ra.
Sau buổi chiều sẽ là đến buổi tối, quy luật tự nhiên ngàn đời nay vẫn thế, không có gì cần phải lưu tâm, điều tôi mong chờ khi màn đêm buông xuống là đi thám thính ngôi nhà hai tầng sau một đêm không có tin tức gì mới.
Chị Ma đi đằng trước, tôi theo sau chị ấy đi lên hướng mả của Mẹ Sư rồi mới vòng qua cánh đồng phía Đông của làng, băng qua gò đất giữa cánh đồng – mả tổ ngành như bố tôi đã nói trước đây – thẳng hướng bờ mương Khoai ở hướng Nam đi đến. Ba lô khoác trên vai, hai bên cạnh ba lô là hai chai nước, mỗi chai đựng gần đầy và có hai màu khác nhau – chai màu vàng bên phải, bên trái là chai nước đã đun sôi – chai nước màu vàng là công sức buổi chiều nay của tôi khi giao dịch bằng kẹo với đám trẻ con. Trong cái ba lô không thiếu một thứ gì, kể cả thứ hàng lạnh mới trang bị vào sáng nay cùng một khẩu súng phun nước để sử dụng khi cần. Theo như dự tính của tôi, khi nào cần dùng súng phun nước thì tôi sẽ đổ nước trắng vào trước rồi mới pha thêm nước giải, tỉ lệ 1:1.
Ngoài những trang bị mang theo trong ba lô thì tôi còn có mũ len đội trên đầu, thanh kiếm gỗ trừ tà cầm trên tay, đôi giày ba ta dưới chân... cùng với quần bò, áo thun, nhìn chung khá là tươm tất. Lúc đi gần đến mương Khoai thì tôi còn cẩn thận tung ra một đội Kim quân gần hai mươi người cùng với một đội Hỏa binh chừng mười lăm tay súng, hai đội này đi thành bốn hàng dọc ở đằng sau. Sau trận bị phục kích tối hôm trước, tôi đã cẩn trọng hơn rất nhiều, tôi có binh thì chẳng tội gì mà không sử dụng khi đi đêm, việc này sẽ giảm thiểu nguy cơ bị ăn đòn cộng, thêm nữa, nếu bị t·ấn c·ông bất ngờ thì số binh này sẽ chống đỡ giúp cho tôi có đủ thời gian để tính toán các phương án khác.
-Em cho rằng chỗ này?
Chị Ma chỉ tay vào một cái cây bạch đàn nhỏ được trồng gần bờ mương, tôi gật đầu không đáp, mắt tôi bận nhìn về phía ngôi nhà hai tầng lúc này đã sáng đèn.
-Họ đã lại có ánh sáng.
-Tối hôm qua chúng nó đã có, chị tính đêm nay phá tiếp.
-Em nghĩ không cần chị ạ, nếu ta phá nữa bọn chúng sẽ nghi ngờ và nâng cao cảnh giác. – Tôi lúc này mới nhìn kỹ cây bạch đàn và đưa mắt nhìn sang bên kia mương, nơi cũng có những cây bạch đàn khác. – Vải liệm chị nghĩ có đủ dài để bắc qua mương không chị? Em nghĩ cũng phải hơn mét.
-Em yên tâm, em có thể nối lại.
-Vải liệm chị lấy ở đâu? Cái đấy có phải là những tấm vải trắng để trong quan tài của...
-Hôm qua chị đã nói em không cần quan tâm việc này cơ mà. Chị có vàng nhưng việc này không cần dùng đến vàng, ông tri huyện tốt bụng đã hứa lo cho việc này, chỉ nay mai là có thôi, chờ có n·gười c·hết đã.
-Một đầu tấm vải sẽ buộc vào gốc cây này, đầu còn lại buộc vào gốc cây bên kia cho chắc chắn. Em đang băn khoăn lối sang đường để buộc bởi vì...
-Em ngại phải đi qua cửa nhà của bọn chúng?
-Thì chị nghĩ xem, như thế chẳng phải bất tiện hay sao, chưa kể trên đường đi có khi lại phải mở đường bằng việc dẹp loạn, yếu tố bất ngờ cũng chẳng còn nữa.
-Em có thể đi xuống dưới phía Cống Đoan sau đó đi ngược lên, xa hơn và khó đi hơn nhưng ổn đấy.
-Em chưa đi theo lối ấy bao giờ.
-Vậy đi thử, chị sẽ dẫn đường.
Trời tối không có trăng nên tôi cứ theo bóng váy màu đỏ sẫm của chị Ma mà bước trên những thửa ruộng vừa mới gặt, tuy có đôi chỗ lòng vòng nhưng chủ yếu vẫn đi dọc theo bờ mương. Từ chỗ cây bạch đàn mà tôi đã chọn làm điểm mốc buộc dây bắc cầu cho đến Cống Đoan cũng phải bảy trăm mét. Đoạn Cống Đoan này có một hàng quán vẫn chong đèn mở cửa bán vào buổi tối nên tôi có chút ngập ngừng, chị Ma ngay lập tức hiểu ý tôi. Chị ấy lướt nhanh về phía trước còn tôi ngồi thụp xuống ven lối đi nhỏ nằm giữa những thửa ruộng chờ đợi.
-Em đi men phía sau của ngôi nhà, chị sẽ ở trên đường cái, nếu có ai nhìn thì chị sẽ che chắn cho em, yên tâm.
Tôi bước đến gần cái quán lụp xụp ven đường rồi nhẹ nhàng từng bước dò dẫm trong bối tối, đi men theo bờ mương một đoạn đủ xa rồi mới đi chéo lên đường Quốc lộ, đi thêm một đoạn nữa thì tới nơi lần đầu tiên đã gặp Trịnh Phi Nhạn và phần lớn vong hồn nghĩa binh khăn trắng – tức Kinh Bắc quân – trong một đêm sáng trăng khoảng hơn hai tháng trước, chị Ma cũng nhanh chóng bắt kịp. Hai chị em im lặng đi dọc theo con đường cái về hướng Tây, trong làn gió nhẹ của buổi tối mùa hè thổi ngang qua, tôi đưa mắt nhìn chếch hướng tay phải, làng Bưởi Cuốc của tôi lúc này hiện ra trước mắt với những mảng đen kéo dài của lũy tre, thi thoảng vài chỗ có ánh sáng đèn. Tôi có thể xác định được đâu là bụi tre của nhà mình và đâu là cổng chùa, thậm chí tôi còn nhìn thấy cả khu gò mả của Mẹ Sư nổi lên giữa cánh đồng làng ở phía Bắc.
Đến gần chỗ cây bạch đàn ở mép mương khoai - cạnh đường Quốc lộ - chị Ma rất cẩn thận dẫn tôi xuống đi từng bước vì trời tối và tôi thì... sợ nước, chị Ma biết rất rõ điều này và chưa bao giờ tôi nghe thấy chị ấy nói với ai về yếu điểm này của tôi.
-Em thấy ổn không?
-Em nghĩ là ổn chị ạ. Mình buộc một đầu khăn ở bên kia sau đó em sẽ buộc một đầu vải liệm vào cái que ném sang bên này. Chị em mình đi vòng từ bên kia sang bên này mất bao lâu chị nhỉ?
-Chừng một khắc. – Chị Ma đáp.
Tôi hít một hơi dài rồi thở ra.
-Như thế thì hơi lâu, bắc cầu mà lâu như thế thì cũng không tiện lắm nhỉ?
-Mình bắc cầu để t·ấn c·ông chứ không phòng thủ, em lo làm gì.
Hai chị em đứng quan sát một lúc trong bóng tối và bàn bạc, tôi ngồi cạnh gốc cây bạch đàn còn chị Ma lượn đi lượn lại chỉ cho tôi các điểm mốc. Hỏa binh và Kim quân đứng dàn hàng ngang trên vệ đường bảo vệ phía sau lưng cho tôi, cảm giác có một nhóm binh lính vũ trang tận răng canh chừng sau lưng cho thật yên tâm biết chừng nào.
-Ta về thôi! – Chị Ma nói với tôi sau khi đã chỉ hết cho tôi những thứ cần lưu ý.
-Đi về đường cũ hay...
Chị Ma nhảy tót lên đường cái, hai tay chống nạnh nhìn về phía ngôi nhà hai tầng, tôi cũng rời chỗ ngồi từ khi nãy bò lên vệ đường.
-Em có sợ bị phục kích như hôm trước?
-Em á? Tối hôm trước bất ngờ như vậy mà chị em mình vẫn thoát, hôm nay mình chủ động hơn, em sợ gì. – Tôi vỗ tay vào một bên ba lô – Em còn có cả thứ nước giải thần thánh cùng một khẩu súng bắn ra nước.
-Ui dời! – Chị Ma lùi xa tôi thêm khoảng hai bước. – Em đi cách xa chị ra, nếu như có đổ thứ nước bẩn ấy thì đừng có làm vấy vào váy của chị.
-Chị lo xa thế! – Tôi cười tít mắt. – Nước này dành cho âm binh chứ sao lại làm bẩn váy chị được.
-Thôi tránh voi chẳng xấu mặt nào, chị em mình đi xuống cánh đồng Bã Mía, đi vòng sau nhà của bọn nó rồi về cho gần.
Chị Ma dẫn tôi băng qua đường cái sang bên vệ đường phía bên kia, đi ngược lại về hướng Cống Đoan một thì có lối sang cánh đồng. Tôi bước trong đêm tối mà giống như ban ngày vì có ngọn hải đăng màu đỏ dẫn đường, chị Ma thi thoảng còn nhảy chân sáo làm tôi phải đuổi theo vất vả. Từ lối sang cánh đồng, chị Ma dãn tôi đi về hướng Nam khoảng hơn năm mươi mét sau đó chếch sang bên phải chừng ba chục mét nữa rồi mới thẳng hướng Tây mà đi trên những bờ thửa nối tiếp nhau của bãi Bã Mía. Mọi chuyện tưởng êm thấm nhưng lại không êm thấm, đi đến đoạn phía sau ngôi nhà sáng điện – nơi những người đàn ông rất có thể đang chơi bài – thì có âm binh chặn đường. Lối đi mà chị Ma và tôi đang đi cách phía sau ngôi nhà hai tầng đến hơn năm chục mét, việc âm binh xuất hiện khiến tôi và chị Ma có đôi chút bất ngờ nhưng đội Hỏa binh và Kim quân thì không, họ rất nhanh chóng chạy vượt qua chỗ hai chị em đang đứng, chỉ khoảng mười giây sau thì một loạt súng của Hỏa binh vang lên, Kim quân ào tới giao chiến. Chị Ma có đôi chút lưỡng lự giữa việc t·ấn c·ông và hay tránh mặt.
-Đông không chị?
-Khoảng năm đứa, là tượng đất sét.
-Vậy thôi, mình vòng qua mà đi chị ạ.
Chị Ma tay cầm kiếm dẫn tôi rẽ trái một đoạn, tôi ra lệnh cho Hỏa binh và Kim quân rút lui ngay lập tức, khi hai đội này rút thì chỉ còn bốn vong hồn tượng đất đứng hằm hè phía trước mặt. Như vậy là loạt súng của Hỏa binh đã hạ gục một tượng, tự nhiên tôi nghĩ rằng việc mình dùng binh gạo đi theo bảo vệ thật là sáng suốt.
-Bọn họ chôn tượng tận ngoài này hả chị?
-Đám này đã cảnh giác hơn rồi, chị em mình phải cẩn thận.
-Mình thu luôn bốn tượng không?
-Mười chín tượng đã đủ chưa?
-Biết bao nhiêu cho đủ, mình cứ lấy tượng này về, nếu thuận theo thì giữ, không thuận thì...
-Được, vậy em đi đến lấy tượng, chị sẽ cảnh giới.
Tự nhiên tôi nhặt được bốn bức tượng bơ vơ giữa đồng không mông quạnh, chắc đây là những tượng đất sét cuối cùng của nhóm người này, đây chẳng khác gì một món quà. Tôi ôm bốn bức tượng và đi tiếp, chị Ma vẫn dẫn đường nhưng cảnh giác cao độ hơn, cửa hàng nhà cô Giang vẫn sáng đèn nhưng không có khách, tôi đi chéo qua đường về vào cầu Đình mà không hề sợ bị ai phát hiện.
Bốn tượng đất sét tôi mang về gần đến cổng nhà mới đặt xuống cạnh bức tường nhà cô Thu, những tượng này sau khi được rửa bằng rượu thì nhập hội luôn với mười chín ông kia, đông lại thêm đông, vui lại thêm vui. Tôi khao họ bằng hương và rượu gạo cùng với một gói kẹo. Thu hoạch bất ngờ từ chuyến đi khảo sát địa hình này khiến tôi và chị Ma vui mừng bởi những thông tin mà bốn vị tướng đất sét cung cấp. Chị Ma lắng nghe rất chăm chú, còn tôi sau đó ghi chép vào cuốn vở nháp những thông tin về binh lực của đối phương, đúng như tôi nghĩ, những tượng đất sét này là những tượng cuối cùng mà lão Dực có.
---