Chương 186: Đắp lũy xây thành
Nhờ mấy đứa bạn chỉ thì tôi cũng biết là trong xã cũng có mấy nhà chuyên làm vàng mã, tuy làm không nhiều nhưng việc tôi không phải đạp xe lên tận thị trấn Hồ cũng tốt hơn rất nhiều, cho nên tôi đã hỏi địa chỉ để đến đặt hàng. Sau khi ngồi uống nước mía và nhận hàng là pháo hoa thì tôi đạp xe theo lời chỉ của bạn học, tìm đến một ngôi nhà trong xã đặt vàng mã. Thật sự thì tôi cũng hơi ái ngại khi nhà ấy người ta hay làm vàng mã chứ những thứ tôi đặt là ngựa, đao kiếm thì họ chưa làm, nhưng tôi luôn có lòng tin và luôn tâm niệm một điều rằng ai cũng có nhiều hơn một cơ hội để thay đổi bản thân, nên tôi quyết định sẽ trở thành khách hàng của họ.
- Chú làm cho cháu trước 100 đao, kiếm, còn ngựa thì có thể làm sau nhưng cháu cũng cần trước khoảng 50 ngựa, màu vàng hoặc xanh nhưng không lấy màu đỏ chú nhá.
Tôi đưa trước tiền cọc, số tiền 500 nghìn và không mặc cả, thậm chí số tiền này còn làm chú chủ nhà thoáng ngạc nhiên.
- Cháu cần gấp đao, kiếm trước, liệu trưa ngày mai cháu có thể lấy được không ạ?
- Chú sẽ cố gắng trưa ngày mai giao đủ số đao, kiếm cháu đặt, còn ngựa thì...
- Ngựa cháu biết làm đan khó hơn với lại cũng cồng kềnh, tối mai nếu kịp thì chú giao cho cháu trước 5 con được không?
- Chú sẽ cố gắng!
- Việc này cũng có nhiều thứ tế nhị, mong chú giữ kín việc cháu đặt hàng. Về tiền bạc chú không phải bận tâm, thiếu bao nhiêu ngày mai cháu đưa đủ vì hôm nay đi học cháu không mai theo nhiều.
- Vậy... Vậy ngựa thì giao cho cháu kiểu gì?
- Mai gặp chú thì cháu sẽ nói địa điểm, cũng không xa đâu ạ. Cháu sẽ gửi chú thêm tiền xăng xe nữa.
- Được, chú cảm ơn trước nhé.
- Dạ, thế cháu về, trưa mai cháu quay lại ạ.
Tiền không phải là vấn đề tôi cần bận tâm lúc này, nếu được việc thì nhất định tôi sẽ gặp ông tri huyện tính sổ, ông ta sử dụng dân làng làm nhiệm vụ bảo vệ trị an nhưng lại không cấp v·ũ k·hí, chả nhẽ cấp gậy giấy cho những vong hồn này? Trên đường đạp xe về nhà, ngang qua Cầu Khoai tôi lại nghĩ ra một ý định: Tôi sẽ trang bị cho toàn bộ bãi tha ma này mỗi hồn ma một v·ũ k·hí lạnh, trừ những hồn ma già cả ra còn ai muốn tham gia thì đêm nay tôi tập hợp hết số lượng, sở dĩ tôi nảy ra ý tưởng này là nhớ tới hình ảnh bà Già tôi nửa đêm vác đòn gánh đi hỏi tội đám trộm đột nhập chùa. Đòn gánh đánh trộm nhưng đánh giặc hoặc những vong lạ mặt có v·ũ k·hí thì tốt nhất cũng nên có v·ũ k·hí lạnh đối chọi.
- “Giá như làm được một khẩu súng máy hay khẩu AK thì tốt nhỉ, cấp cho một tiểu đội và cứ thế mà bắn, chúng mày mang cả nghìn ma thì ông cũng đếch sợ.”
Tôi tự nghĩ và tự cười một mình trên quãng đường còn lại. Về đến nhà, tôi cất số pháo hoa và pháo cối thật kỹ, trước khi chìm vào giấc ngủ đầu giờ chiều thì tôi cũng nghĩ đến việc sử dụng số pháo hoa này như thế nào, thứ v·ũ k·hí này chỉ mình tôi có thể sử dụng được chứ gửi xuống cho họ thì chắc chỉ còn là cái ống giấy nhỏ mà thôi, tình hình này xem ra tôi ngoài việc là chân trợ lý của chị Ma thì còn đảm bảo nhiệm vụ làm thông tin liên lạc nữa. Tôi lại nghĩ có nên rủ R9 tham gia vụ này hay không nhưng giờ là lúc cao điểm ôn thi, rủ nó vào mà nó ngập, bỏ bê ôn thi rồi trượt thì tội tôi nặng nhất, nên tôi đành thôi.
---
Chập tối, sau khi đã nhận lá vối và cất giấu trong ụ rơm thì tôi đạp xe lên chùa tìm gặp sư thầy, điều khó nhất mà tôi nghĩ là trình bày như thế nào để sư thầy hiểu và sẵn lòng giúp đỡ mà không phải nói quá nhiều về những thứ mình biết. Lúc tôi đến cổng chùa thì vừa hay gặp sư thầy ra chuẩn bị khép cổng, thấy tôi lên tiếng chào, sư thầy mỉm cười và ra hiệu tôi dắt xe đạp vào trong.
- Mới chập tối mà bên người mang theo kiếm gỗ, e là sự việc có nhiều biến chuyển bất lợi cho bản thân đấy nhỉ?
- Cháu... Cháu mang theo bên người cho yên tâm, có thanh kiếm này cảm thấy vững tâm và ấm người hơn đấy ông ạ.
- Thứ ta đưa hôm trước đã dùng hết hay sao?
- Thứ ấy cháu chưa dùng, hôm nay cháu tính lên gặp ông là nhờ chuyện khác ạ.
- Vậy xuống nhà dưới uống nước rồi nói xem nào, ta mới ăn tối xong, vừa pha ấm chè.
Tôi cài then cổng rồi nhanh chóng bước theo sư thầy xuống căn nhà nhỏ nơi ông dùng làm chỗ nghỉ, ánh đèn điện vàng ở trong căn nhà nhỏ giúp tôi có thể nhìn được một vài làn khói mỏng manh tỏa lên từ ấm chè vừa mới pha.
- Cháu đã ăn tối chưa? – Sư thầy hỏi.
- Cháu chưa, giờ mới có 6g, hẵng còn sớm mà ông.
- Chưa ăn tối thì sao uống nước chè được, cháu tự rót nước lọc uống nhé.
- Ông cho cháu xin một chén nước chè là được rồi, cháu mới uống nước vối xong.
Miệng nói nhưng tay tôi đã sờ lên ấm chè và rót vào hai cái chén nhỏ, thứ nước vàng vàng lẫn một chút đỏ au của đèn điện, tôi sẽ hít nhẹ để thử mùi thơm của chè cho đúng điệu bộ, sau đó mới nhấp môi.
- Mấy đêm nay ta thấy phía đằng Đông có nhiều gió lạnh, xem chừng thời tiết sắp tới có nhiều phức tạp, cháu có thấy như vậy không?
- Cháu cũng thấy lạnh. – Tôi đáp và cười.
Đôi khi nhớ lại những khoảng thời gian nói chuyện cùng vị sư già này tôi lại thấy buồn cười, tôi thì cố giấu còn ông ấy thì cứ úp úp mở mở nhưng trong biết bao nhiêu câu chuyện đã nói, tuyệt nhiên sư thầy chưa bao giờ hỏi tôi kỹ về những bạn đồng hành của mình, giống như đó là bí mật mà một người muốn giấu và một người thì không muốn hỏi tới nhưng lại sẵn lòng giúp đỡ, bởi thế mà những cuộc nói chuyện của hai ông cháu nếu người ngoài nghe được thì chẳng hiểu đang nói gì, thậm chí lại tưởng đang luận thơ với văn không chừng.
- Cháu ở làng tính ra là bao lâu rồi?
- Từ hồi cháu học lớp 5, cũng... 5 năm rồi ông ạ.
- Thế thì thuộc thông thổ làng này chứ?
- Cháu nghĩ là cháu thuộc, cháu có thể hình dung được toàn bộ làng mình ở trong đầu.
- Như vậy thì tốt, rất tốt. Tướng đánh trận thì phải nắm rõ được địa thế, dựa vào địa thế mà chống giặc, từ xa xưa cho đến nay đều như thế cả, nếu cháu là người chỉ huy ba quân tướng sĩ chống giặc thời xưa, cháu sẽ làm gì?
- Cháu... Cháu chưa hiểu ý ông.
- Ta từng nói rằng khi lớn lên cháu muốn trở thành một vị tướng quân hay tướng c·ướp, cháu có nhớ chứ?
- Cháu nhớ! – Tôi gật đầu. – Cháu muốn trở thành tướng quân, nhất định cháu không muốn trở thành tướng c·ướp đâu ạ.
- Đúng! Cháu nhất định phải trở thành một vị tướng quân, lời ông nói ở đây không có nghĩa rằng khi lớn lên cháu sẽ đi làm chỉ huy trong q·uân đ·ội mà hàm nghĩa khác. Tướng quân đại diện cho điều thiện, tướng c·ướp đại diện cho điều ác, ta tin tưởng ở cháu, tin rằng cháu sẽ vận dụng những hiểu biết của mình để bảo vệ lẽ phải.
- Cháu muốn bảo vệ những điều tốt.
- Vậy ta có thể làm gì để giúp cháu bảo vệ những điều tốt đẹp ấy?
Tôi với tay lấy chén nước, thổi nhẹ vài lần rồi uống ực một hơi như cách người ta uống rượu.
- Trước đây ông cũng nói với cháu đôi điều về địa thế của làng, trong cảm nhận của cháu thì làng mình đây bốn bề đều trống trải, như ở trong sách sử người ta viết thì tạm gọi là dễ công khó thủ đấy ông ạ. Trong bốn phía của làng mình đây, nếu như... Nếu như t·ấn c·ông thì người ta sẽ không chọn hướng Tây.
- Tại sao?
- Hướng ấy cháu cứ cảm thấy có gì đó không tiện, có thể là do đường đi lối lại không thuận tiện nên cháu nghĩ như vậy.
- Hôm trước ta bấm quẻ, điềm xấu lại từ hướng Tây.
- Họ ở hướng đấy nhưng không chắc sẽ đánh từ hướng ấy.
- Cháu nói có lý!
Sư thầy rót cho tôi thêm một chén chè, những làn khói mỏng khẽ bốc lên, tôi cảm thấy như thời gian như ngưng lại và nhẹ nhõm lạ thường.
- Vậy ba hướng còn lại, cháu nghĩ như thế nào?
- Cháu... Đây cũng là lý do cháu muốn nhờ ông giúp đỡ. Chẳng dám giấu ông, cháu muốn bịt lối đi ở phía sau làng, tức là hướng Bắc.
Tôi ngưng nói để nhìn sư thầy, sư thầy gật đầu hàm ý chờ tôi tiếp tục nói ra ý định của mình.
- Nhà cửa ở làng mình đều quay ra hướng Đông, hướng Nam nên hướng Bắc có thể xem như là sau lưng nhà. Cháu cũng học sử và cháu biết là khi đánh tập kích bất ngờ từ phía sau sẽ làm cho đối phương không kịp trở tay, bởi vậy cháu muốn bịt hướng này để ép đối phương đi theo hướng cháu muốn, nếu cháu là người chỉ huy thì ý định của cháu là như thế.
- Cháu có nghĩ rằng đối phương cũng nghĩ như cháu hay không?
- Có ạ, cháu nghĩ được thì họ cũng sẽ nghĩ được. Hồi năm ngoái cũng có mấy người đột nhập vào phía cánh đồng sau chùa, khoảng cách từ đường đất vào đến chùa hoặc chân lũy tre là quá gần, địa hình trống trải. Nếu đối phương đông và lực lượng phòng thủ đã ít lại phải dàn trải thì chắc chắn sẽ b·ị đ·âm thủng dẫn đến vỡ trận và thua ông ạ.
- Cháu có biết chơi cờ tướng không?
- Cháu không ạ, cờ vua cháu cũng có biết chơi, gọi là biết chơi thôi,
- Nếu cháu muốn ép đối phương phải đi theo nước cờ cháu muốn, phải tìm cách dẫn dụ họ sập bẫy, họ không sập bẫy thì cũng sẽ đề phòng. Lấy hư chiêu thắng hữu chiêu, cháu biết câu này chứ?
- Cháu không.
- Vậy thì phải nghĩ thêm về việc này, phải hư hư thực thực thì đối phương mới đề phòng và tự mắc mưu của chính họ. Cháu mới 14 tuổi và đối phương của cháu ta chắc rằng đã lớn tuổi, làng này là bàn cờ, cháu là người chơi cờ, còn quân cờ... Quân cờ thì chả phải cháu đã có đủ rồi sao?
Tôi chưa hiểu ý của sư thầy nên có hơi nhăn trán, nheo mắt để suy nghĩ.
- Hãy nghĩ đến bàn cờ, cháu ngồi chơi cờ với người khác, bất kể là người mới biết chơi hay cao thủ thì đều có một điểm chung đấy là, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, nhớ câu này của ta nhé. Ngồi chờ ta một chút, ta xem có thể giúp cháu được gì nào.
Sư thầy nói xong thì rời khỏi bàn uống nước và bước lên chùa, tôi ngồi uống nước một mình và suy nghĩ thêm về những lời sư thầy vừa nói, chừng một khắc sau thì sư thầy quay trở lại bàn, trên tay là một cuộn dây nhỏ, nhỏ hơn cái dây nhợ dùng để căng dây xây tường của các bác thợ nề một chút..
- Ta chỉ có thể giúp được cháu trong khả năng.
Sư thầy nói và đưa cho tôi cuộn dây nhỏ màu đỏ, tôi đón lấy và chờ đợi từ sư thầy lời giải thích cụ thể, nhất là cách sử dụng.
- Thứ này có thể dùng để chắn đường đi của ma quỷ, tiếc là ta không có nhiều nên phải cân nhắc mà sử dụng sao cho hiệu quả.
- Là... Nó giống như dây trừ tà hay sao ạ?
- Cũng có thể xem là như vậy, dây này chăng ra thì ma quỷ sẽ tránh.
Tôi nhìn xuống cuộn dây đang nằm gọn trong tay mình, ngạc nhiên không chớp mắt bởi vì tôi không nghĩ sẽ được cho thêm chứ bảo bối này.
- Nghĩ cách mà dùng cho hiệu quả nhé, ta tin rằng âm phần của làng này sẽ qua kiếp nạn này, chứ để chúng nó q·uấy n·hiễu thì ta ở đây lại nhiều việc, mà dân trong làng thì không phải ai cũng biết đang bị quấy phá mà đối phó.
- Dạ!
- Thôi về ăn tối đi, trăn trở giải quyết được rồi thì dành thời gian mà nghĩ cách sử dụng mọi thứ sao cho hiệu quả.
Sư thầy tiễn tôi ra đến cổng chùa, trước khi đạp xe đi tôi quay đầu hỏi một câu khá vu vơ.
- Những thứ ông cho cháu mượn trước đây ông đã dùng qua chưa ông?
- Tiếc là ta chưa được dùng bao giờ nhưng cháu yên tâm, nhất định có hiệu quả.
Tôi không có ý nghi ngờ những thứ sư thầy đưa cho, bởi vì tôi đã sử dụng thanh kiếm gỗ nên tôi biết được sự hiệu quả của nó, chỉ là tôi thắc mắc tại sao những thứ quý báu này, những thứ mà người bình thường cầm trên tay cũng không hiểu được giá trị này thì sư thầy lại hay đưa cho tôi vào những lúc rất phù hợp, còn cách sử dụng như thế nào tôi sẽ phải tự suy nghĩ.
Sau bữa tối, tôi chuẩn bị hành trang để rời nhà, tôi dự định sẽ trở về vào lúc nửa đêm, ngoài những thứ cần thiết để trong ba lô thì tôi mang theo một cái xẻng của bà Già, lần trước sau chiến thắng ở trận Gò Miếu chỗ chị Đẹp thì tôi mang về nhà gồm xà beng, xẻng, cuốc, thuổng đủ cả, trong số dụng cụ chiến lợi phẩm có một cái xẻng tôi rất thích, bởi vì nó nhỏ gọn, trông có vẻ giống như xẻng dùng để đào hơn là để xúc đất, tất cả những thứ ấy dĩ nhiên tôi cho bà và nói rằng... Có người khác cho tôi do họ chuyển nhà không mang theo được. Tôi đoán rằng đây là đồ nghề chuyên dụng phục vụ việc đi đào trộm, cái xẻng rất phù hợp với việc ngồi đào đất khoét ngách.
Tôi đã nghĩ ra một cách để chắn lối đi của đám vong hồn lạ mặt nhưng cần phải thử xem hiệu quả tới đâu, gần 8 giờ tối, tôi ra moi bức tượng của Lê Tam tướng quân đang nằm ở ngoài cánh đồng, cho vào ba lô sau đó băng đồng thẳng tiến về hướng Bắc của làng, tôi không chọn lối đi mọi lần vì sợ chạm mặt ai đấy và quan trọng là khi ẩn thân sẽ nhìn được ma rõ ràng hơn rất nhiều. Đi men theo các bờ thửa giữa các ruộng lúa, sau khoảng hơn 5 phút tôi đã tiếp cận được con đường bằng đất ngăn cách hai cánh đồng của hai xã, cẩn thận quan sát một hồi, bỏ ba lô xuống và tôi bắt đầu đào đất. Tôi quyết định sẽ đào một rãnh thật nhỏ ngang đường và ròng sợi dây đỏ qua sau đó sẽ lấp đất lại, sợi dây đỏ tôi đo và cắt ra một đoạn, buộc vào hai que tre nhỏ đã vót nhọn một đầu và dùng cái búa nhỏ mang theo đóng hai cọc nhỏ sát vào hai bên vệ đường và lẫn vào những vạt cỏ, hoa dại... Điều tôi đang băn khoăn chính là nếu tôi lấp đất rồi liệu có cản được hồn ma hay không, Lê Tam tướng quân chính là vong hồn mà tôi muốn dùng để thử nghiệm. Hoàn thành vị trí thứ nhất, tôi đi xuống chỗ ngã ba, nơi mà trước Tết đã từng gặp chú Nghĩa và gia đình trong sự kiện ông Lái Cả, ở vị trí này tôi đỡ tốn thời gian hơn một chút vì đất mềm, chỉ cần ấn lưỡi xẻng xuống là đã có một vệt vừa ý rồi. Xong xuôi đâu đấy, tôi nhìn trước ngó sau rồi đặt bức tượng Lê Tam tướng quân lên đường đất và rất nhanh đã nhìn thấy ông ấy xuất hiện.
- Đi nghiên cứu địa hình hả chàng trai?
- Có thể xem là như thế, cháu đang thử nghiệm một số thứ rất hay, có lẽ ông sẽ bất ngờ.
Tôi đứng lên và lùi lại phía sau chừng mươi bước, đứng trên con đường đất nhỏ dẫn về làng và nói với Lê Tam tướng quân.
- Ông thử lại đây xem sao, lại gần chỗ cháu đang đứng.
Lê Tam tướng quân tỏ ra bất ngờ nhưng cũng lướt tới, rất tiếc ông ấy không thể làm được việc ấy, vong hồn của ông ấy bị dội lại phía sau, tôi nhìn thấy vậy thì bật cười, Lê Tam tướng quân không hiểu chuyện gì xảy ra, ông ấy thử làm lại một lần nữa và hồn phách liêu xiêu bị hất sang một bên.
- Chuy... Chuyện gì... Chuyện gì thế này?
Hồn ma của Lê Tam tướng quân lảo đảo một lúc đứng mới vững trở lại, một tay cho lên đầu giữ mũ đâu mâu.
- Ông cảm thấy như thế nào? – Tôi tiến lên vài bước và hỏi.
- Ta... Ta cảm thấy giống như mất phương hướng, giống như... Giống như bị chóng mặt.
- Ông có thể chạy lại phía đằng kia được không? – Tôi giơ tay chỉ về phía bên phải.
- Ở đấy có gì?
- Có thể là một bức tường vô hình, cháu cũng chưa biết cụ thể ra sao nhưng có lẽ là như vậy, cháu đang thử nghiệm mà.
Lê Tam tướng quân sau một thoáng lưỡng lự thì cũng làm theo lời tôi nói, ông ấy chạy thật nhanh về hướng tôi chỉ nhưng sau đó kết quả cũng rất thảm, giống như một người va vào bức tường và dội lại phía sau ngã chổng vó ra đường. Tôi vội vàng chạy lại gần và ngồi xổm xuống hỏi vị tướng họ Lê lúc này còn đang thở hổn hển như vừa đánh trận xong.
- Không qua được hả ông?
- Ch... Cháu đã làm gì?
- Cháu mới... Cháu mới xây tường thành.
- Tường thành?
Tôi gật đầu sau đó giải thích ngắn gọn với Lê Tam tướng quân việc ban nãy tôi làm, nghe đến nguồn gốc bảo bối của sư thầy ở chùa làng thì Lê Tam tướng quân le lưỡi vì sợ.
- Cháu chỉ còn một thắc mắc ấy chính là nếu âm binh của người ta điều khiển muốn xâm nhập vào làng, liệu họ có thể băng qua các cánh đồng lúa này được không?
- Nếu những cánh đồng này vẫn còn Xã Thần bảo vệ thì không thể đi qua được nhưng nếu Xã Thần trước đó đã b·ị đ·ánh đuổi đi giống như đất vô chủ thì qua dễ lắm, thường thì để tránh phiền phức hoặc b·ị b·ắt, những vong hồn thường chọn các lối đi chung, các đường cái quan
- Nhưng nếu là âm binh, giống như cả một đạo quân thì sao ông nhỉ?
- Thật sự thì điều này ta không rành vì không vong hồn nào cả gan trêu thần, trêu quan cả nhưng nếu chúng cả gan nhũng nhiễu nha môn, bao vây nha môn thì điều gì cũng cũng dám làm cả.
- Vậy... Vậy nếu những vong hồn cả gan, bất chấp thì họ chống lại Xã Thần có lâu không ông?
- Nếu dễ dàng làm như vậy thì còn gọi gì là Thần nữa, cách duy nhất mà ta biết, cũng giống như cái gã đã mang bức tượng của ta đến đây, chính là người còn sống đưa vong vào, như thế Xã Thần cũng không có cách nào để ngăn cản và nếu nó phá gia chủ, phá làng xóm thì Xã Thần, Thổ Địa chỉ còn cách kêu lên quan trên.
- Vậy chúng ta đành hi vọng vào việc Xã Thần ở cánh đồng này vẫn có. Cháu nghĩ rằng đám âm binh này nếu có t·ấn c·ông sau làng là đánh úp, ông có nghĩ thế?
- Đánh úp thì cần bí mật, nếu cháu dựng tường như thế này chắc chắn chúng sẽ sinh nghi ngờ. Nếu ta là người cầm quân, ta cũng sẽ cân nhắc khi yếu tố bí mật không còn, thậm chí phía trước còn có thể có phục binh
Tôi và Lê Tam tướng quân vừa nói vừa đi theo con đường đất về hướng Tây, tôi nhớ cuối con đường này sẽ là một cái cống thủy lợi.
- Số dây này không nhiều cho nên cháu không thể chăng hết cánh đồng nên cháu chỉ chọn một số nơi gọi là hiểm yếu, ông là tướng đánh trận, ông xem thử xem những nơi hiểm yếu ở đây là những chỗ nào thì tư vấn cho cháu. Sau khi cháu chôn những thứ này xong thì ông đều biết rõ vị trí, có thể bố trí một ít binh lực canh phòng, chủ yếu là hò hét và báo động chứ chẳng cần đánh.
- Điều này ta hiểu, cháu không có khiếu theo võ học nhưng có thể làm phó tướng được đấy, đánh nhau không phải chỉ có sức mạnh mà cần có mưu mẹo, bọn ta đây là dạng võ biền, lấy đánh nhau, xông pha trận mạc làm vui thì chẳng mấy khi nghĩ đến những việc này. Bày mưu tính kế không phải là sở trường của ta.
Lê Tam tướng quân cười vang.
- Ngọc Hoa Công chúa cũng là người túc kế đa mưu nhưng Công chúa nói với ta rằng nàng ấy xưa nay chỉ tính đến lợi ích cá nhân chứ không chú ý đến đại cục, tuy điều này có phần nào đó đúng bởi vì Công chúa là nữ nhân, chưa trải qua chiến trận nên cũng chẳng trách được. Nhưng mà đệ tử của nàng ấy có vẻ lại bổ khuyết được yếu kém của nàng ta đấy nhỉ?
- Ý ông nói là cháu?
- Còn ai nữa.
- Cháu không nghĩ vậy, chỉ là do đọc nhiều sách báo, yêu thích lịch sử, nhất là các vị tướng đánh trận cho nên cháu cũng học được chút ít, nhưng cháu vẫn nghĩ đây vẫn là một trò chơi mà thôi.
- Họ Lý cũng có nhiều tướng tài, thôi thì xem như cháu họ Lý, ít nhiều cũng có trong người dòng máu của họ. Trẻ con chơi đánh trận giả rồi sau thành vua như Đinh Tiên Hoàng, đánh trận cũng chỉ là trò chơi của người lớn, một trò chơi đầy máu và đỡ mệt mỏi hơn nhiều so với trò chơi của các quan.
- Cháu nghe nói gọi là chính trị gì đấy. – Tôi bổ sung.
- Ừ, xem là vậy, trò ấy đau đầu, tốn thời gian và nếu c·hết thì cũng liên lụy nhiều người, như ta đây, thân làm tướng chẳng c·hết trong trò chơi c·hiến t·ranh mà c·hết vì một trò chơi... Trò chơi chính trị như cháu nói.
Sau khi lượn một vòng xem xét thì Lê Tam tướng quân góp ý cho tôi một số chỗ để “xây tường thành” vô hình, sau khi đã biết hết các vị trí xây tường thì Lê Tam tướng quân muốn về luyện quân bởi vì đã bắt đầu giờ Hợi. Tôi vội vàng mang tượng của ông ấy băng đồng để lại chỗ cũ cẩn thận, thắp một vài nén hương sau đó trở lại những nơi đã chọn để chăng dây xây tường thành. Tôi làm công việc này một mình với cái xẻng và búa nhỏ, mất hơn một giờ đồng hồ, tôi tạm yên tâm với công việc của mình và tiếp theo là phần việc của Lê Tam tướng quân, ông ấy sẽ bố trí người ở đây như thế nào.
Tôi nghĩ rằng mình cũng phải chuẩn bị thêm những thứ khác nhằm gia tăng sự kiên cố của tường thành, bít chặt mọi lối đi, người xưa có hầm chông, có cung nỏ, đại bác thì tôi sẽ tìm thứ khác để đối chiến với ma.
---
***