Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc

Chương 178: Lỗ mũi ăn trầu




Chương 178: Lỗ mũi ăn trầu

Họ Lý là một trong những dòng họ lâu đời tại Việt Nam, nhiều bằng chứng khảo cổ đã phát hiện được một số vật phẩm có khắc tên “Lý thị” làm ra từ thế kỷ 2 và “Lý thị” đã xuất hiện ở đâu đó tại các vùng đất Bắc Ninh, Bắc Giang và tập trung nhiều ở vùng Thiên Thai, Phả Lại, Quế Võ...

Truyền thuyết dân gian cũng có viết về một nhân vật họ Lý người Việt Nam là Lý Ông Trọng làm tướng đời nhà Tần, hiện đền thờ ở bến phà Chèm, phía Bắc Hà Nội. Lý Ông Trọng tên thật là Lý Thân và sống ở đầu thời kỳ An Dương Vương. Một ông họ Lý khác hiện đang thờ ở đền Bạch Mã (Hà Nội) là Lý Tiến đã giúp vua Hùng đánh giặc Ân cùng thời với thánh Gióng. Ông Lý Bí (tức Lý Nam Đế) lập ra nước Vạn Xuân vào khoảng thế kỷ thứ 5 nhưng ông là con cháu nhiều đời của dòng họ Lý bên Trung Quốc nên xem ra là không tính.

Thời loạn 12 sứ quân có sứ quân Lý Khuê đóng trại ở vùng Siêu Loại (Thuận Thành) thì binh lính của ông cũng chủ yếu là người ở các vùng phụ cận và trong đó chắc chắn có rất nhiều người thuộc họ Lý hoặc liên quan đến họ Lý. Tổ tiên của vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) theo một số nghiên cứu thì có thể đã rút về từ nước Mân bị diệt vong năm 945 (tỉnh Phúc Kiến ngày nay) và sáp nhập vào với họ Lý tại vùng Siêu Loại. Khi Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ về kinh tế cũng như vận động của những người họ Lý tại xứ Kinh Bắc sau này, nơi được gọi là phát tích của Triều Lý. Cho đến khi nữ vương Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh và sau đó vài năm thì chữ “Lý” là cấm kỵ trong suốt thời gian trị vì của các vua Trần, đấy là lý do rõ nét nhất để lý giải vì sao hiện nay họ Lý tại Việt Nam lại ít như vậy. Những người còn giữ được họ Lý phần vì có gia phả, phần vì cha ông tổ tiên biết chữ và sau cùng thì phần lớn bị lạc mất họ do một vài đời nào đó không kịp kể cho con cháu hoặc không biết chữ, tôi nghĩ dòng họ nhà tôi thuộc vế sau cùng: Bị thất lạc do chạy loạn.

Tôi có phải dòng dõi nhiều đời của vương triều Lý hay không thì tôi xin khẳng định là tôi không dám chắc, tôi chỉ khẳng định mình họ Lý, cũng có thể tổ tiên của tôi là một người họ Lý cùng họ với nhà vua hoặc là họ hàng xa mà bắn t·ên l·ửa phải thêm liều phóng mới có thể tới được.

Nhưng tôi có biết một lời nguyền của họ Lý!

Vào năm 1226 khi vua Lý Huệ Tông xuất gia tu hành ở chùa Bút Tháp thì Trần Thủ Độ đã đến và nhắc nhà vua rằng vua nên t·ự s·át hoặc sẽ g·iết vua, nhà vua Lý Huệ Tông (cha của nữ nương Lý Chiêu Hoàng) đã hiểu và t·reo c·ổ t·ự t·ử. Trước khi Trần Thủ Độ rời đi, nhà vua đã buông một lời nguyền rằng:

“Các ngươi đã c·ướp thiên hạ của ta, nay lại muốn g·iết ta. Nay ta c·hết như thế nào thì con cháu của các ngươi sau này cũng vậy.”

Sử sách không ghi chép lại lời nguyền này nhưng tôi có “nghe” kể và sự thực như thế nào thì lịch sử đã chứng minh một cách rõ nét.

Vào cuối đời nhà Trần, quyền hành rơi vào tay Hồ Qúy Ly. Năm vua Trần Thuận Tông 20 tuổi vì cha vợ là Hồ Qúy Ly ép xuống chiếu nhường ngôi cho con trai mới 2 tuổi là thái tử An, tức cháu ngoại Hồ Qúy Ly. Việc này in hệt như việc Trần Thủ Độ ép vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái. Sau khi trở thành thái thượng hoàng, Trần Thuận Tông bị ép đi tu và bị họ Hồ giá·m s·át. Hồ Qúy Ly đã làm y chang như Trần Thủ Độ làm với nhà Lý trước đó, đấy là muốn nhổ cỏ tận gốc cho nên đã sai người đưa cho Trần Thuận Tông một bài thơ trong đó có câu:

“Sao không sớm liệu đi,

Để cho người nhọc sức?”

Trần Thuận Tông tự uống thuốc độc nhưng không c·hết, sau đó bị tay chân của Hồ Qúy Ly thắt cổ, Thuận Tông c·hết khi mới 21 tuổi.

Hơn hai mươi năm sau, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và lập Trần Cảo lên làm vua để hiệu triệu lòng dân Bắc Bộ vẫn hướng về nhà Trần, đến khi đại sự đã xong thì Lê Lợi cũng ép Trần Cảo treo cổ, kết thúc hoàn toàn dòng dõi nhà trần làm vua.

Liệu ... quả báo có thật hay không?

Tôi tin là có!

---

Tôi đi ra bãi tha ma Cầu Khoai một mình khi nửa buổi* mặt trời đã lên cao gần chạm ngọn tre (nửa buổi sáng 9-10g hoặc nửa buổi chiều 3-4g). Tôi mang theo cuốc và những thứ khác để phục vụ cho việc thắp hương.

-Mày ra dọn mộ cho ông mày đấy hử? – Bà cụ Kh. hỏi thăm khi tôi trả tiền mấy gói bánh và thẻ hương.

-Vâng, hôm nay Chủ Nhật nên cháu tranh thủ, từ Tết đến giờ cháu chưa ra thăm.



-Ờ, mày sắp thi chuyển cấp rồi, năng đi dọn mộ thì ông mày phù hộ cho mà đỗ tốt nghiệp.

Tôi chỉ biết cười trừ, ông tôi có biết chữ Quốc ngữ thì cũng chẳng thể giải giúp tôi được, nếu ông có linh thiêng thì cho tôi ngồi cạnh xung quanh toàn đứa giỏi và dễ tính nó cho chép bài thì tốt. Tôi biết một số đứa học giỏi vài môn đều che tay khi làm bài kiểm tra hoặc “vô tình” đè cuốn vở lên những phần đã làm để bạn bè không chép được, dĩ nhiên đấy là quyền của chúng nó và tôi thì không ý kiến. Tôi làm được gì thì sẽ kệ, đứa nào chép được gì thì cứ chép, chép xong có đứa còn điểm cao hơn tôi thì tôi cũng cười trừ và bắt nó phải khao tôi cái gì đấy, thường là kẹo thôi, xem như trả công cho chất xám của tôi. Nhưng tôi cũng có nguyên tắc riêng của mình, nếu ai đó tìm cách che để tôi không xem được bài của họ thì đồng nghĩa với việc tôi cũng sẽ che bài của tôi khi tôi làm, Sử và Địa là hai môn tôi “không ngán bố con thằng nào” điểm cao thì khó chứ điểm 7 hay điểm 8 là vô tư.

Cô giáo tôi từng nói rằng cho bạn chép bài là “làm hại tương lai của bạn” nhưng tôi chẳng nghe, hồi đi thi đại học tôi cũng cho người khác chép bài của mình có sao đâu, mỗi người một quan điểm, thôi thì giúp ai được cái gì thì giúp. Nếu cái gì đó là bí mật của bản thân, bí mật của bạn bè, bí mật công việc ... thì mới nên giấu chứ bài kiểm tra giấu làm cái gì, ơ thế mà bạn tôi nhiều đứa lại cứ hay làm ngược lại. Tôi kể đến đoạn này tự nhiên lại nhớ ra và ... ghét vài đứa, cũng có vài lần khi gặp lại tôi vẫn chửi xéo chúng nó vì tội hồi xưa không cho tôi chép bài kiểm tra môn Hóa hoặc Toán và đá đểu rằng:

-Toán mày 8 điểm mà sao tính tiền chậm thế?

-Ơ, con kia môn Hóa 8 điểm mà sao mày vắt nước chanh nhiều thế, đổi bát nước mắm khác điiiiii.

Tôi nhớ lâu thù dai và chưa bị đấm vì việc này

---

Bãi tha ma Cầu Khoai không có gì thay đổi vẫn yên lặng như nhiều lần tôi đến vào ban ngày, thấp thoáng có vài con trâu và nghé của ai đó chăn thả đang nhẩn nhơ gặm cỏ ở ven bãi về phía hướng bắc, nơi tôi và R9 đã từng chọn làm vị trí mật phục lão thầy phù thủy lạ mặt hơn một năm trước.

Sau khi tôi thắp hương trên mộ ông nội, ông ngoại và những ngôi mộ xung quanh thì tôi dành thời gian đi quanh bãi tha ma một vòng nhưng tuyệt nhiên không phát hiện ra điều gì khác lạ, không có dấu vết đào bới để yểm cái gì xuống cả. Tôi nhớ lúc sáng sớm Ông Mãnh có nói là ông nội và bà nội cả của tôi nhắn lời nhưng mộ của bà nội cả ở vị trí nào thì tôi không biết. Bà tôi và bố tôi chưa bao giờ nhắc tới việc mộ của bà nội cả nằm ở đâu trong cái bãi tha ma rộng thênh thang này, không biết thì thôi chứ đã nghe mà không biết mộ ở đâu thì trong lòng tôi có chút lấn cấn.

Tôi dọn dẹp những cây dại mọc thấp thoáng bên rìa mộ của ông nội và đứng ngắm nghía một hồi, đây không phải lần đầu tiên tôi tò mò tự hỏi khoảnh đất nhỏ ngay bên cạnh mộ là của ai, tại sao giữa bạt ngàn những ngôi mộ xung quanh thì duy nhất có vị trí này trũng xuống và nhìn rất vuông vức. Mặt trời đã lên cao và nắng bắt đầu gắt, tôi có đội nón nên vẫn loanh quanh chờ cho hương tàn mới tính về, lúc tôi nhìn về ngôi mộ đã xây gạch của ông ngoại thấp thoáng phía xa xa thì trong lòng nghĩ cũng buồn vì mộ ông nội mình vẫn là một nắm đất. Tôi không dám trách bố mình vì bố tôi quá bận rộn với công việc nhưng cá nhân tôi liệu có thể thay bố tôi việc xây mộ hay không, tiền thì chắc chắn là tôi dư rồi nhưng động mồ động mả là một việc lớn và tôi không thể tự ý làm gì được. Tôi có thể hỏi ý kiến vài n·gười đ·ã k·huất nhưng người còn sống ai sẽ tin một thằng bé lớp 9 như tôi nói về những điều trọng đại trong gia đình?

Hương tàn, tôi cúi xuống lấy cái cuốc đang dựa cạnh ngôi mộ thì không biết từ lúc nào con mèo trắng đã ngồi trên mộ nhìn tôi chằm chằm. Tôi c·hết lặng trong không biết trong bao nhiêu lâu nhưng tôi cảm giác rất dài, đôi mắt tròn xoe và màu vàng của con mèo giống như thôi miên tôi vậy, trong một thoáng rất mau tôi cảm giác như rất thân quen, thân thuộc đến kỳ lạ. Tôi nuốt nước bọt đánh ực một tiếng thì con mèo lại làm hành động giống như lần đầu tôi nhìn thấy nó, đó là nhảy vụt từ đỉnh ngôi mộ của ông nội tôi xuống khoảnh đất tôi vẫn hay nhắc tới. Con mèo đứng trên đất, ngoái đầu lại nhìn tôi thêm một lần rồi bước đi chừng hơn nửa mét thì ... nó biến mất. Tôi vẫn đứng c·hết lặng không dám cử động, cho đến khi mồ hôi chảy xuống cay xè thì tôi mới đưa tay lên dụi mắt và thở gấp gáp, lần thứ ba tôi nhìn và nghe thấy con mèo trắng này nhưng không hiểu nó muốn nói điều gì, muốn nhắc nhở tôi hay cảnh báo tôi?

Tôi sợ!

Tôi sợ ánh mắt của con mèo trắng ấy nhìn tôi!

Ánh mắt như trách móc!

Tôi... liệu tôi đã làm điều gì sai hay sao?

Lững thững mang cuốc trở ra chỗ để xe đạp, gần cái điếm của bãi Cầu Khoai, tôi chằng cuốc ra phía sau xe thì bỗng có một con chim, tôi đoán là chim chích chòe vì tôi rất ngu về các loại chim. Con chim nhỏ đậu lên phía sau xe của tôi nơi tôi vừa chằng cái cuốc, tôi phẩy tay đuổi đi nhưng con chim lại không chịu bay, đây là sự lạ và tôi nghĩ rằng ai đó muốn nhắc nhở tôi điều gì nên tôi thử đưa tay về phía con chim chích chòe để bắt nó, nó vẫn không bay.

Cầm con chim trên tay tôi lầm bầm hỏi con chim.

-Ai muốn gửi gắm gì cho tao hay sao hả chim?

Con chim không trả lời nhưng có người khác trả lời làm tôi giật bắn người.



-Ê thằng kia, con chim đó là tao nhìn thấy trước.

Một thằng tầm tuổi tôi nhưng cao hơn tôi nửa cái đầu đang đi tới, nó chắc là chủ của mấy con trâu và nghé đang gặm cỏ ở đằng kia.

-Con chim này của bạn á?

-Ai bạn bè gì với mày, đưa con chim đây.

Thằng này không phải người làng tôi rồi, chỉ có trâu của làng Nghe bên kia là hay chăn thả ở đây chứ làng tôi đứa nào tôi chẳng biết mặt, thêm nữa bọn nó chăn thả ở những cánh đồng khác như bãi Bã Mía, bãi Mã Đình hay cánh đồng phía Đông hoặc sau chùa.

-Chim này tự nhiên đậu vào xe của mình thì sao lại của bạn được.

-Bố mày nhìn thấy trước thì là của bố mày, mày có đưa không?

-Sao lại vô lý thế được, nếu nó đang bay mà bạn nhìn thấy và bảo nó là của bạn thì chẳng ai tin, trừ khi bạn bắn hoặc bắt nó.

-Đm thằng này lý sự, mày có đưa không?

Vừa nói thằng bé ấy vừa nhào tới định giằng lấy con chim tôi đang cầm ở tay phải, tôi vội vàng ném con chim lên để nó bay đi.

“Bụp!” mặt tôi đột nhiên tối sầm lại trong khoảng một giây.

Thế là tôi đã bị đấm!

-Bố mày bảo mày đưa mày không đưa lại còn thả nó đi, mày có muốn bố mày đập cho mày một trận hay không?

Tôi im lặng lùi lại không nói gì, đánh nhau với thằng này thì tôi thua là cái chắc, nhìn nó là đủ biết thuộc loại rắn rỏi rồi, da nó bánh mật thế kia cơ mà. Tôi thấy miệng mình ấm ấm và sờ lên thấy có máu, tôi bị đấm vào mũi cho nên máu chảy xuống rất nhanh, chẳng mấy mà đã chảy xuống cổ nên tôi phải ngẩng đầu lên và cởi luôn cái áo thun đang mặc bịt lấy mũi.

-Nhớ mặt bố mày nha con!

-Bạn còn chăn trâu ở đây nữa không?

Tôi ngẩng đầu nhưng vẫn nghiêng sang hỏi thằng bé vừa đấm mình.

-Bố mày hay chăn ở đây đấy, mày thích gọi anh em họ hàng mày ra đây bố mày chấp tất nhá, oắt con.

-Mình hi vọng bạn giữ lời, con trai nhớ giữ lời chứ không con gái nó cười vào mặt.



-Bố mày nghe cái kiểu xưng hô là đã ngứa mắt rồi.

Thằng bé ấy lao đến phía tôi nên tôi vòng qua cột bên kia như trò chơi đuổi bắt, tôi tin là mình chạy đủ nhanh nên tôi chạy ra phía cổng bãi tha ma, nhìn thấy vài cục đá, sỏi vừa tay thì tôi nhặt vội lấy và quay lại dọa ném thằng bé kia nên nó lui lại phía sau để tìm gạch, đá nhưng chỗ ấy toàn đất, tôi nhanh tay nhắm thẳng nó mà ném không ngại ngần gì. Ban nãy thì sợ nhưng khi có v·ũ k·hí thì ít nhất cũng phải ném cho nó vài phát rồi có chạy thì chạy.

-Á! Đm thằng này dám ném bố à?

Tôi cứ nhắm nó mà ném cho nên nó phải chạy lùi về phía sau, tôi vội vàng chạy tới lấy xe đạp và mau chóng đạp về làng. Đánh nhau thì tôi làm gì có cửa thắng nhưng tôi có tiền, làng tôi thiếu gì thằng thích đánh nhau.

“Không có việc gì khó,

Chỉ sợ lòng không bền.

Đào núi và lấp biển,

Không làm được thì thuê.”

Tôi vẫn hay đọc bài thơ này một cách thuộc lòng cơ mà, thế nên tôi về đầu làng đã gặp vài đứa tầm tuổi tôi hoặc nhỏ hơn tôi chẳng nhớ đang ngồi chơi bên cạnh đình làng. Tôi lúc này đang cởi trần, nhìn toàn những xương chứ chẳng thấy tí thịt nào, cái áo thì lấm lem máu.

-Chúng mày có đi đánh nhau không? Hai mươi nghìn một đứa tiền cảm ơn, tao cần ít nhất năm đứa.

Sáu đứa kể cả tôi nữa là bảy nhanh chóng đi ra bãi tha ma Cầu Khoai, gì chứ đánh trẻ con làng bên thì có khi không cho tiền bọn nó cũng đi nhưng vì có tiền dĩ nhiên bọn nó đi nhanh hơn như sợ tiền biến mất vậy.

Nhưng chẳng có trận đánh nhau nào sau đó cả, bởi vì thằng bé đấm tôi chảy máu mũi lại có họ hàng với một đứa trong đám đi đánh nên tôi tiu nghỉu, giảng hòa xong rồi về nhưng tôi vẫn trả mỗi đứa Mười nghìn, chơi đẹp để lần sau có gì còn gọi hội chứ. Lần đầu tôi bị đấm lại còn tốn thêm Sáu chục nghìn và cái áo đầy máu cam, kể ra là mất cả chì lẫn chài cộng thêm một cục tức, nhưng biết làm sao được, cuộc đời vốn đã bất công rồi cơ mà.

Nhưng nghĩ tức.

-“Nếu ông mà vô tình gặp tổ tiên nhà mày thì ông sẽ bắt quỳ xuống xin lỗi thay mày.”

Tôi lẩm bẩm một mình trên đường về nhà, bà già thấy máu khô vẫn dính trên mặt thằng cháu đích tôn thì mắng tôi.

-Tao đã dặn mày là đừng có gây sự với mấy đứa trẻ chăn trâu rồi cơ mà, nó đánh cho thì thiệt thân mày biết chưa, trời ơi là trời.

Bị đấm chảy máu mũi, tốn Sáu chục nghìn, hỏng cái áo và bị mắng.

Nghĩ nó cay!

Nhưng tôi không ngừng nghĩ về con chim chích chòe và con mèo trắng mắt vàng.

---

***