Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc

Chương 173: Tuần binh ma (P.1)




Chương 173: Tuần binh ma (P.1)

Tôi trở vào nhà, ngồi học trên tấm phản gỗ truyền thừa đến khoảng hơn 10g đêm thì cất sách vở chuẩn bị đi ngủ. Bà già đã ngủ từ khoảng hơn 9g tối nên không gian rất yên tĩnh, tôi châm đèn dầu rồi vặn nhỏ xuống chuẩn bị đi ngủ thì ngoài cửa sổ đầu hồi có ba tiếng kêu “cạch cạch cạch” vốn là ám hiệu bao lâu nay chị Ma hay dùng cho nên tôi nhanh chóng lấy thanh kiếm gỗ để trên phản cùng với lá vối sau đó nhẹ nhàng mở cửa bước ra ngoài. Tôi không nhìn thấy chị Ma ở ngoài vườn nên sững người một hồi lâu sau đó tôi nhanh chóng chạy ra khỏi cổng, cho lá vối lên miệng và nhanh chóng chạy lên gò đất có mả Mẹ Sư. Tôi đoán rằng chị Ma sẽ ở gần đó, tuy đi vội vàng nhưng tôi cũng rất cẩn thận di chuyển khi tôi không đi trên đường đất mà nhảy qua mương nhỏ, chạy băng qua những thửa ruộng, qua gò đất có mả tổ ngành nhà tôi sau đó tôi bước chậm dần lại khi đến gần gò mả Mẹ Sư.

-Suỵt!!!

Tôi nghe thấy tiếng ra hiệu yên lặng nhưng nhìn quanh không thấy ai nên có chút hoang mang vội giơ kiếm lên thì thấy một bóng người đang ngồi hiện ra phía mặt mình.

-Đi mật phục mà chạy như ma đuổi như thế thì lộ hết hả nhóc?

Tôi không biết trả lời ra sao vì người thanh niên này tôi không biết là ai, là ma thì chắc chắn rồi nhưng ma này nguồn gốc ra sao thì tôi chịu. Tuy tôi không biết vong hồn trước mặt là ai nhưng tôi cũng nhanh chóng làm theo, hụp người xuống ngồi giữa hai bên là ruộng lúa, lúc này mới có thời gian quan sát ma thanh niên này. Trên đầu anh ta có quấn một cái khăn màu nâu nhạt, quần áo mặc cũng đơn giản và chân đi đất, tôi chú ý thấy tay trái anh ta có cầm một thanh đao vậy nên tôi đoán đây chính là tuần binh của làng này, lần đầu tiên tôi nhìn thấy. Tuần binh này không đẹp trai hay có gì nổi bật nhưng tôi có thiện cảm bởi đơn giản vì anh ta bảo vệ cho làng tôi ở âm phần mà, cũng giống như các anh dân quân có súng CKC nổ đì đùng vậy thôi, nhiệm vụ y chang nhau.

-Cháu... cháu chào...

-Em thôi, tao trẻ mà.

-Vâng, em chào anh.

-Tao biết mày nhá, mày hay ăn quà vặt như mấy đứa con gái đúng không?

-À thì...

-Mày cũng chưa có vợ.

-Em còn đi học.

-Ừ, tao quên. Tao nghe nói mày được sư thầy trên chùa cho mượn kiếm đúng không?

Tôi gật đầu xác nhận.

-Mày ngon thật, có kiếm như thế sợ đếch gì ma cỏ bọn tao, mẹ, đáng ra ông sư nên trổ tài nghệ gì đó ra trấn để bọn tao đỡ mệt.

-Ông ấy sao biết được những việc như thế này.

-Thế mới phải trấn, làng dạo này đếch hiểu sao lại lộn xộn âm phần như thế, đến phát mệt với cái bọn đầu trộm đuôi c·ướp này. Tí nữa chúng nó mà đông thì mày xông lên trước nhá, chém c·hết mẹ chúng nó đi, còn ít ít để dành phần bọn tao lấy công được không?

-Được ạ!

-Tao thích thằng này chúng mày ạ!

Anh ta nói mà tôi chưa kịp hiểu thì hai bóng ma khác ăn bận giống anh ta hiện ra phía trước, cũng đang ngồi thụp xuống như tôi.



-Thằng này có vẻ khá, có đồ tốt nhưng không kênh kiệu là được rồi, đỡ bao công sức. Ê nhóc, mày có thích làm tuần binh không? Bọn tao đề nghị cho mày vào đội.

-Đm mày hâm à, thằng bé này còn sống mà! – Người thứ ba lên tiếng.

-À tao quên, tại nó nhìn thấy bọn mình mà đéo sợ gì, y như nó là ma ấy.

-Ờ nhóc, mày là thầy à?

-Dạ không, em còn đi học mà thầy gì. – Tôi giải thích.

-Ý là mày có phải thầy pháp gì không đó mà.

-Không, em được chị Ngọc Hoa cho ngậm cái lá này. – Tôi chỉ lên miệng. – Cho nên mới giống như ma.

-Thảo nào ông sư cho mày mượn kiếm.

-Sư thầy cho em mượn là vô tình thôi.

-Tao chả thấy cái gì vô tình cả, có khi ông sư là làng mình già nên lười đi đánh ma bọn mày nhờ?

-Ờ, có khi thế nên cho thằng nhóc này mượn kiếm trừ tà.

-Đời nào lại thế được. – Tôi phản đối khi nghe mấy anh ma tuần binh bàn tán.

-Thôi, dù thế nào mày giúp bọn tao đêm nay thì tốt rồi, mày chém c·hết mẹ bọn lạ mặt đi nhưng công nhớ ghi cho bọn tao như cô công chúa kia bảo nhá.

-Cái này vô tư mà, em không cần công lao gì, chỉ thích xem đông vui.

-Thằng này y bọn gái chúng mày ạ, lắm chuyện phết.

Ba bóng ma là tuần binh thì thầm với nhau rồi nhìn tôi cười, tôi cười đáp lại một cách gượng gạo vì thấy mình như sinh vật lạ để họ bàn tán vậy, họ bàn tán về việc tôi ăn quà như mỏ khoét rồi cả việc tôi hay đái bậy tối ở đâu... y như ma xó. Tôi không hiểu họ lắm chuyện giống bọn con gái lớp tôi hay là tôi giống bọn con gái lớp tôi nữa, lúc nãy thì ra hiệu cho tôi im lặng còn bây giờ chính họ mới là những con ma mất trật tự.

Ma gặp người cũng lạ như người gặp ma, xem ra ai cũng từng là người và sau đó sẽ là ma cả.

Cánh đồng lúa đã ngả sang màu vàng và bớt đi nhiều phần màu xanh, ánh trăng gần giữa tháng làm cho cảnh vật xung quanh trở nên đẹp lạ lùng, giữa cánh đồng thanh vắng gần nửa đêm, bốn cái bóng mờ nhạt ngồi giữa những ruộng lúa và gần gò đất mả Mẹ Sư, thi thoảng một cái bóng tách ra để quan sát hướng Bắc chờ đợi. Trên cánh đồng rộng lớn kéo dài từ phía sau chùa kéo dài cho đến mãi đến tận xã Đại Bái ở phía Đông, vẫn còn một bóng người khác nữa đang thoắt ẩn thoắt hiện rất khó đoán định vị trí, bóng người ấy khi thì chỗ Đông, lúc thì chỗ Tây đấy không ai khác chính là Ngọc Hoa công chúa, tức chị Ma. Chị Ma lúc này lại hóa trang thành một cô thôn nữ không tới nơi tới chốn, tạm gọi là thôn nữa nửa mùa. Tôi và những tuần binh ngồi phục sau gò đất nên không quan sát được chị Ma đang ở đâu, trong nhiều trận đánh lớn nhỏ với âm binh lạ mặt thì người chỉ huy tự nhiên chính là chị Ma, và tôi có thể xem như một thằng lon ton không hơn không kém, gọi là trợ lý xem chừng đã là phong vượt cấp đến mấy bậc.

-Các anh không phải người làng này ạ?



Tôi đưa ra một câu hỏi nhằm đổi chủ đề, tôi không muốn mình trở thành tâm điểm bàn tán trong câu chuyện của họ, tôi nhận ra một điều thú vị chính là những tuần binh này rất hào hứng vì được nói chuyện với ... một người còn sống.

-Không, bọn tao ở nơi khác được điều đến đây nhưng gốc gác vẫn là người Kinh Bắc.

-Ơ, em tưởng tuần binh đều là người làng em?

-Không đâu, phần lớn sẽ sắp xếp theo dạng chéo cánh đấy mày, ma làng mày mà làm tuần binh thì sẽ được đưa đến làng khác.

-Sao lại thế?

-Tao nghe quan trên bảo là làm như vậy để đảm bảo tính công bằng, tránh những chuyện bè phái, băng đảng giống như hồi trước.

-Bè phái ạ? Em tưởng là ma c·hết rồi ở đâu thì ở đấy chứ?

-Nhưng ma c·hết rồi thì nghề nào làm nghề nấy khác gì lúc sống, bọn tao làm lính mấy năm c·hết trận rồi thì được tuyển làm tuần binh trong làng, trong xã hoặc huyện, nếu ngon hơn thì ... nhưng mà thôi, ở làng sướng hơn chúng mày nhờ.

Hai ma tuần binh còn lại gật đầu đồng tình.

-Thằng này còn sống chả biết gì, bọn tao nghe nói trước đây có cái vụ ở làng Đa Giá Thượng từ chức sắc, thân binh cho đến cả dân làng đều là một lũ c·ướp cho nên một thời gian sau cải luật dưới này. Thứ nhất là để giá·m s·át lẫn nhau, thứ hai là lính làng ngày canh làng khác để đảm bảo tuần binh không làm lợi cho con cháu ở trong làng. Hiểu chưa nào?

Nói vậy thì dĩ nhiên là tôi hiểu, đơn giản thôi mà, cái này giống như luân chuyển cán bộ để tránh t·ham n·hũng hoặc kéo bè cánh, tôi cho là vậy.

-Bọn tao quê cũng xa đây, có đứa tháng về đôi lần, có đứa cả năm cả về vài ngày, ở mãi cũng thành ma làng Bưởi Cuốc của mày rồi.

-Sao các anh không về? – Tôi thắc mắc.

-Con cháu không còn thì ai thờ cúng sao về thường xuyên được, ở đâu quen đấy.

-Các anh cũng người tỉnh này là tốt rồi, xem ra chúng ta cũng có quan hệ đồng hương đấy nhờ. – Tôi cười và nói. – Vậy ... vậy.. các anh đây c·hết lâu chưa?

-Ba bọn tao c·hết cùng một ngày, - một ma tuần binh trả lời xong quay sang bên ma tuần binh bên cạnh hỏi. - Ừ, bọn mình c·hết lâu chưa mày nhỉ?

-Mày hỏi linh tinh, ma c·hết đếm ngày tính tháng làm gì, tao chỉ nhớ là lâu rồi thôi. – ma tuần binh bên cạnh gắt gỏng.

-Tao tên là Nẫm! – ma tuần binh tôi gặp đầu tiên tự giới thiệu tên. – Bọn tao cùng một nhóm với nhau và c·hết cùng một ngày vì việc nước nên được ở chung một chỗ theo nguyện vọng. bọn tao c·hết ngày là 14 tháng 12 năm Mậu Thân.

-Nhưng ... Mậu Thân là mới gần đây, mới được ... được 30 năm thôi mà sao các anh mặc như quần áo thời xưa? – Tôi ngạc nhiên đưa ra thắc mắc.

-Sao lại 30 năm, mày ... mày dốt thế, Mậu Thân 60 năm thì lặp lại một lần! – Ma tuần binh tên Nẫm mắng tôi. – Năm Mậu Thân bọn tao c·hết là đánh nhau ở sông Thị Cầu.

-À, thế thì lâu rồi, sông Thị Cầu là ở đâu hả anh?



-Ui thằng này ngu quá chúng mày ạ, đúng là bọn trẻ con bây giờ đếch biết gì như hồi bọn mình nhờ, sông Thị Cầu mà còn không biết thì nói chuyện mẹ gì nữa. – Ma tuần binh thứ hai buông lời càm ràm.

-Mày người Kinh Bắc sao lại không biết sông Thị Cầu? Thế mày biết sông Như Nguyệt không?

-Em biết! – Tôi gật đầu, sông Như Nguyệt học lịch sử thì phải biết thôi.

-Như Nguyệt là tên cũ còn Thị Cầu là tên mới, có thế mà không biết.

-Ơ, bây giờ người ta gọi đấy là sông Cầu, các anh nói sông Cầu là em biết chứ em chưa nghe ai nói đến sông Thị Cầu cả.

Ba ma tuần binh nhìn nhau một lượt sau đó nhìn tôi và hỏi.

-Lại đổi tên à? – Ma Nẫm tuần binh hỏi tôi với ánh mắt có chút nghi ngờ.

-Từ hồi em về ở đây đã thấy như thế, cái gì mà “Sông Cầu nước chảy lơ thơ, đôi ta thương nhớ bao giờ cho nguôi” các cô hay hát quan họ như thế.

-Lại đổi tên như thế thì bố ai mà biết được, – Ma Nẫm tuần binh quay sang hai ma còn lại nhắc nhở. – kỳ này về phổ cập lại cho mấy đứa khác trong đội nhá, đéo gì, cái chỗ mình c·hết trận bây giờ lại đổi tên rồi.

Tôi nghe ma Nẫm tuần binh nói vậy thì nảy trí tò mò nên hỏi thêm.

-Mậu Thân các anh nói chắc là lâu rồi nên em không biết, mà tại sao các anh c·hết cùn nhau?

-Tao tên Vành, để tao kể. – Ma tuần binh thứ hai giành phần kể chuyện cho tôi. – Bọn tao và những những đứa khác c·hết ở trận Thị Cầu, đâu đấy tầm hơn 400 đứa, lúc đấy là bọn tao thuộc quân Tây Sơn chống lại quân Thanh. Trận mình c·hết là đánh thằng tướng nào mày nhỉ?

-Trương Triều Long cầm quân, Lý Hóa Long là phó tướng. – Ma Nẫm tuần binh bổ sung thông tin cho ma Vành.

-Bọn tao dưới quyền chỉ huy của nội hầu Phan Văn Lân, trận này thua nặng quá nên phải rút, bọn tao ở trong số những binh sĩ đã bỏ xác tại chiến trường.

Tôi nghe lời kể của những ma tuần binh trước mặt mà lặng người, họ kể một cách rất tự nhiên giống như vừa xem một bộ phim vậy, theo như lời họ kể thì tôi đang sống cách họ hơn 200 năm và thuộc dạng con cháu chắt gì đấy. Tôi lặng người, có chút chua xót giống như khi tôi đọc sách sử và thấy rằng để chống lại quân giặc thì ta đ·ã c·hết bao nhiêu người nhưng trước mắt tôi bây giờ là những hồn ma, vài hồn ma trong số bao nhiêu đó tôi không nhớ đã vị quốc vong thân từ những đời trước. Tôi học lịch sử chỉ là con số nhưng rồi tôi dần hiểu ra mỗi một con số đó chính là một số phận và bởi vì thế lịch sử không thể sai lệch được, dù như thế nào cũng phải kể lại cho đúng, viết lại cho thật chính xác.

Năm Mậu Thân (1788) vua Lê Chiêu Thống đưa gia quyến lên vùng Bắc Giang sau đó cùng thân tín sang cầu viện nhà Thanh nhờ dẹp quân Tây Sơn. Quân Thanh với chiêu bài “phù Lê diệt Tây Sơn” cũng như kích động, lôi kéo được của khoảng 2 vạn người chủ yếu là quan lại và những người ăn bổng lộc của nhà Lê, họ công khai câu kết với giặc, ủng hộ cũng như đầu quân cho giặc chống lại quân Tây Sơn nhằm khôi phục địa vị đã mất trước đó. Do có sự chuẩn bị từ trước, nội ứng ngoại hợp nên quân Thanh tiến đánh Đại Việt theo 4 hướng, trong đó hướng chính vẫn là Lạng Sơn. Tại thời điểm cuối năm 1788 thì số quân thường trực của Tây Sơn tại Bắc Bộ chỉ khoảng hơn 1 vạn và trải rộng khắp các tỉnh biên giới về đến tận thành Thăng Long còn quân chủ lực vẫn ở Phú Xuân (Huế) cách Thăng Long khoảng 1000km. Trong suốt chiều dài lịch sử thì các triều đại của Trung Quốc rất giỏi trong việc công và giữ thành và khi giao chiến luôn chiếm thế thượng phong tuyệt đối về quân số, sau này người ta hay gọi là “Chiến thuật biển người”. Chiến thuật biển người của người Trung Quốc thể hiện mạnh mẽ nhất vào thời c·hiến t·ranh Triều Tiên khi đẩy quân Liên Hợp Quốc đến tận sông Áp Lục và chỉ sau Chiến tranh biên giới với Việt Nam (1979-1988) thì chiến thuật này của người Trung Quốc mới thay đổi hoàn toàn.

Quân Tây Sơn tại Bắc Bộ lúc này dưới quyền chỉ huy của Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm sau khi đánh giá tình hình đã lựa chọn phương án vừa đánh vừa lui để lừa quân Thanh tiến sâu vào nội địa cũng như chờ đại quân của Nguyễn Huệ từ Đàng trong kéo ra. Ngô Thì Nhậm đã tổ chức q·uân đ·ội thành những đơn vị nhỏ lẻ và bí mật đánh tập kích, đánh tạt sườn và vu hồi trong khi quân Thanh tiến quân nhằm tiêu hao sinh lực địch và gây căng thẳng tâm lý cho đối phương trong suốt thời gian tiến quân. Do quân Thanh có sự dẫn đường cũng như chỉ điểm của người bản địa cho nên tất cả các công việc từ mật phục, tập kích, rút lui của quân Tây Sơn lúc này gặp nhiều khó khăn và đặc biệt việc rút toàn bộ quân về lập phòng tuyến Tam Điệp (Ninh Bình) - Biện Sơn (Thanh Hóa) sẽ bị lộ. Để giải quyết vấn đề này, cùng với tổ chức các cuộc tập kích nhỏ lẻ, quân Tây Sơn đã tổ chức khoảng 1.000 quân tinh nhuệ bố trí ở khu vực núi Tam Tằng (bờ Bắc sông Thị Cầu) thực hiện việc phòng ngự, làm giảm đà tiến của quân Thanh để giúp đại bộ phận quân chủ lực rút kịp về phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn. Nhiệm vụ được giao cho 1.000 “cảm tử quân” chặn hậu này là tính toán thời gian thực hiện một trận quyết chiến nhưng phải bảo toàn lực lượng sau khi ghìm chân địch được thì phải nhanh chóng bỏ phòng tuyến, phá hủy cầu, đường, giấu thuyền bè và rút về nơi quy định. Ma tuần binh tên Nẫm, Vành và một ma tuần binh tôi chưa biết tên được chọn trong số 1000 cảm tử quân ấy.

Trương Triều Long khi dẫn 2000 quân giao chiến với 1000 cảm tử quân của Tây Sơn trấn giữ ở gần dãy Tam Tằng, gần phân nửa cảm tử quân của Tây Sơn c·hết trận. Nội hầu Phan Văn Lân dẫn quân chốt giữ bên bờ Nam sông Thị Cầu cũng bị Trương Triều Long và sau đó là sự tiếp viện của Lý Hóa Long đánh bại phải rút lui. Trận đánh bên bờ sông Thị Cầu này quân Tây Sơn có hơn 400 n·gười c·hết, khoảng 500 b·ị b·ắt và chừng 300 khẩu đại bác thị quân Thanh thu được. Lý Hóa Long đã lập đại công trong trận đánh này.

Phan Văn Lân đề nghị với Ngô Văn Sở cho dẫn quân vòng lên phía Bắc để ém và quấy phá quân Thanh nhưng Ngô Văn Sở từ chối vì cho rằng nơi ấy lòng dân không theo Tây Sơn nên sẽ dễ bị lộ và ít nhận được sự trợ giúp vì vậy Phan Văn Lân nghe lời Ngô Văn Sở rút quân về phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn. Bởi vì muốn trả thù cho những binh sĩ dưới quyền đã ngã xuống bị rút lui, khi Quang Trung tiến đánh Thăng Long thì Phan Văn Lân xin được làm tướng tiên phong cùng Ngô Văn Sở đánh vào đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi. Hai ông đã sai quân lính ghép ván lại thành một tấm mộc lớn rồi trát bùn đất lẫn rơm ướt lên làm khiên che tên, tượng binh và bộ binh đi sau, nhờ vậy mà hạn chế được t·hương v·ong khi t·ấn c·ông. Trương Triều Long và Lý Hóa Long chống không lại nên rút chạy về phía sau, trên đường rút chạy thì tổng binh Trương Triều Long bị quân của Đô Đốc Bảo phóng lao c·hết, Lý Hóa Long chạy thoát được về doanh trại chính sau đó Lý Hóa Long được giao chỉ huy một cánh quân Thanh chốt giữ bờ Nam sông Hồng để bảo vệ đường rút lui. Khi Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy qua cầu phao bắc ngang sông Hồng thì tình hình hỗn loạn vì quân Tây Sơn đã đuổi tới, bản thân Lý Hóa Long cũng dẫn thân tín chạy đến giữa sông thì Tôn Sĩ Nghị vì sợ bị truy kích nên đã ra lệnh chặt cầu phao, thây người c·hết đ·uối kín một khúc sông...

---

***