Chương 159: Lá trầu bằng bạc
Sau buổi học ngày thứ Ba trong tuần thì tôi đạp xe lên thị trấn Hồ để bán cái lá trầu không bằng bạc, thật ra tôi cũng tính để làm kỷ niệm nhưng sau cùng tôi cho rằng không nên giữ đồ đạc gì của người âm, kể cả là được cho. Bên cạnh đó, việc âm binh chém hụt tôi cũng như việc họ đòi bàn tay của tôi khiến tôi suy không thích lá trầu này, chị Đẹp cũng đã bảo tôi rằng tôi có thể bán nên tôi quyết định sẽ bán cho ông chủ cửa hàng vàng tạm gọi là quen biết. Trên đường đi tôi nghĩ rất nhiều về việc mình sẽ bán bao nhiêu bởi vì giá trị của bạc thì chả đáng kể nhưng đây lại là lá trầu không bằng bạc thì chắc sẽ có giá hơn cái đống tiền xu mà tôi chưa được nhìn rõ hình thù thật sự một lần nào vì nó nằm trong cái chum nhỏ.
Tôi đã ngắm nghía lá trầu không bạc này rất nhiều lần và phải thừa nhận một việc rằng nó chỉ khác lá trầu không của bà tôi ở màu sắc, còn đâu .. giống in hệt kể cả những đường gân nhỏ. Cũng giống như những lần trước khi bước vào cửa hàng vàng bạc gặp ông chủ thì tôi cần có một câu chuyện cho cái lá này để ông ấy tự trả giá chứ không tôi sợ bị hớ.
-Thanh niên hôm nay có gì đặc biệt không nào?
-Kể ra thì cũng có ông ạ, cháu có một thứ mà cháu tin là cả đời ông chưa chắc đã được nhìn mà chỉ được nghe kể chuyện, ừm.. thậm chí có khi ông còn chưa nghe thấy bao giờ.
-Hả?! Cái gì thế?
Ông chủ cửa hàng vàng tỏ rõ thái độ ngạc nhiên và vội vàng đi từ trong quầy ra chỗ tôi đứng.
-Cháu nói thật chứ?
Tôi đằng hắng.
-Ông cháu mình ngồi uống nước đã, ông vội gì. Cháu đã lên đây gặp ông dĩ nhiên là phải có thứ người khác không có, mấy cái hũ tiền xu cổ cháu nghĩ chẳng là gì.
-Va...vào đây, vào trong nhà ngồi nói chuyện. – Ông chủ đẩy lưng tôi đi vào trong và quay ra nói với người thanh niên ngoài cửa. – Đóng cửa tạm nhé, tao bận.
Vào trong phòng khách của ông chủ cửa hàng vàng, tôi ngồi trên bộ ghế bằng gỗ có khảm trai chắc rất đắt tiền, tôi cũng có ngay một chai Coca trong tủ lạnh và một cốc đá, loại đá viên nhỏ nhỏ hình thang lấy ra từ trong khay nhôm, đá lạnh bốc hơi nhìn thật đã. Sau khi uống và tận hưởng cảm giác mát lạnh thì tôi nhìn ông chủ cửa hàng vàng cười.
-Ông thông cảm, ở nhà cháu không có tủ lạnh nên toàn phải uống Coca không có đá.
-Sao thế được, xem chừng nhà cháu cũng khá sao lại không có tủ lạnh.
-Các cụ cổ hủ bảo dùng tủ lạnh tốn điện, nhà cháu ở ngoài Hà Nội có tủ lạnh to như nhà ông, còn có cả đá cây bán cho người ta nữa.
-Nhà cháu ngoài đấy bán đá?
-Không, nhà cháu sản xuất thứ khác, – Tôi lảng ngay sang chuyện khác. – bây giờ cháu đưa cho ông xem cái này, ông có đủ tiền mua hay không thì cháu không biết nhưng ông không được nói cho ai biết chuyện này.
-Tiền chắc chắn ta đủ, quan trọng thứ đồ cháu đang có là gì, không đủ ta sẽ đi mượn ngay lập tức.
Tôi nhìn ra cửa điệu bộ giống y thằng bán bạc giả lấm la lấm lét vì sợ b·ị b·ắt sau đó mới mở cặp và lấy cái hộp giấy đựng lá trầu không bằng bạc ra đưa cho ông chủ cửa hàng vàng. Ông chủ cửa hàng khá ngạc nhiên, tôi nhận ra điều ấy, khi nhìn thấy thứ ở trong cái hộp giấy vốn là dùng để đựng cuốn album gia đình.
-Tinh xảo quá! – Ông ta thốt lên.
-Và rất lâu đời nữa ạ. – Tôi bổ sung và rót Coca uống tiếp, để kệ ông ấy ngắm nghía và xem xét thứ tuyệt phẩm ấy.
-Cá.. cái này, cái này lai lịch ra sao?
-Nó từng thuộc sở hữu của một người tên là Lê Tam, chức vụ là trung sỹ thuộc Kim Ngô vệ, trấn Kinh Bắc ạ.
-Th... thời... thời Mạc? Phải thời Mạc không?
-Nếu cháu nghe không nhầm thì được làm vào năm Cảnh Lịch thứ ba, cũng ngót 450 năm rồi ông ạ.
-Sao cháu... sao cháu biết được những thứ này?
-Cháu vô tình thôi những cũng khó nói với ông về nguồn gốc bởi vì cháu buộc phải hứa giữ bí mật nếu không lần sau, - Tôi nhún vai – cháu chẳng còn gì mà bán.
-Cái này được làm bằng thủ công, nhìn là biết lâu đời rồi, ta thợ bạc nên ta nhìn là biết ngay. – Ông chủ cửa hàng có vẻ hơi kích động. – Ta cũng hiểu nhiều thứ không nên hỏi sâu nhưng... nhưng nếu ta bán thứ này thì cũng cần có thêm thông tin thì mới có giá trị được.
-Thì cháu vừa nói với ông đấy, lá trầu không này được dùng làm lễ vật để một người tên là Lê Tam tướng quân, mà cháu nhớ là trung sỹ chỉ huy, đi hỏi cưới một tiểu thư con nhà quan tại vùng Siêu Loại.
-Cháu bao nhiêu tuổi nhỉ?
-Cháu học lớp 9 rồi ạ.
-Lớp 9 sao lại biết được những thứ ấy?
-Cháu nói nằm mơ thì ông chả tin cho nên ban đầu cháu mới bảo là ông không mua thì cháu sẽ mang về làm kỷ niệm cũng không sao, trong giấc mơ người ta bảo cháu có thể bán hoặc giữ lại.
-Và...?
-Cháu cúng lễ cho người ta đàng hoàng cả rồi, ở ngoài cánh đồng.
-Nghĩa... nghĩa là cái này cháu đào được?
-Ông xem thì thấy ở đó còn dính cả đất đấy thôi, cháu giữ nguyên trạng chứ không động vào.
-Vậy... cái này... nếu có lá trầu bạc thì... thì cau... cau vàng có chứ?
-Ơ, thế là ông biết việc này ạ? – Tôi quay đầu nhìn ra cửa và giơ ba ngón tay ra trước mặt ông chủ cửa hàng. – bằng vàng ạ!
-Thế... thế... là... là... thế là đúng rồi!
Ông chủ cửa hàng đứng lên lấy đá rồi rót cốc nước lọc một cách lóng ngóng, tôi nghĩ ông ấy đang rất kích động, tôi cũng có một chút.
-Thế ba... ba quả cau đâu?
-Được bạc thì sang... cái này...
-Trời ạ! Kệ bố cái lụi bại gì đấy, thấy là phải cầm về ngay chứ, mấy thứ đó thì căn nhà của ta chưa chắc đã đủ để mua đâu. Mày ngu lắm cháu ơi, ngu ơi là ngu.
Tôi gãi đầu.
-Tại bà cháu hay nói câu này nên cháu để lại, chỉ lấy mỗi lá trầu không này, cái chìa vôi, cái cối giã cháu cũng không đụng đến.
-Phải ông thì... - Ông chủ cửa hàng vỗ đùi đen đét tỏ rõ việc tiếc rẻ. - Cả một kho báu, một kho báu cháu có hiểu không? Một kho!
Tôi im lặng không nói gì và cũng tỏ ra tiếc rẻ thật sự.
-Hay... hay cháu về đào, chỗ đấy cháu vẫn nhớ.
-Mày mơ cháu ạ, giờ mày có đào chỗ đấy lên thì chỉ có đất, có đất thôi. – Ông chủ cửa hàng lắc đầu đầy tiếc rẻ, thở dài đến não lòng. – Đúng là cái thằng có lộc không biết hưởng, phải tao thì tao thành tỷ phú rồi.
Sau một hồi la mắng, trách móc tôi vì dại, vì ngu, vì khờ không chịu lấy mấy thứ kia thì ông chủ cửa hàng quay lại vấn đề chính là giá của lá trầu không bằng bạc.
-Cháu chắc người ta nói là năm Cảnh Lịch thứ ba chứ?
-Cháu chắc chắn, cháu đã đi hỏi cô giáo lịch sử rồi, cô ấy bảo đó là năm 1550 thời nhà Mạc. còn Kim Ngô vệ là thuộc một trong 4 quân chủ lực của nhà Mạc đóng trại ở Bắc Ninh mình bây giờ. Trung sỹ là đứng đầu một nhóm quân khoảng 50 người, cháu biết sao nói vậy.
-Thôi được, ta tin cháu vì mấy lần trước những thứ cháu mang lên đều là đồ cổ thật sự, bạn bè mà ta quen biết đều muốn tìm nguồn gốc của những thứ ấy.
-Ông nói với họ chứ?
-Đời nào, ai cũng có mối làm ăn riêng ta dại gì nói cho họ là mua của ai. Ông cháu ta quen biết qua buôn bán xem như cái duyên, lá trầu này ta trả cháu tương đương 2 cây vàng cháu thấy sao?
-Cháu không biết rõ về đồ quý giá hay trị giá như thế nào, cháu chỉ cần tiền để tiêu được tốt rồi.
-Vậy là đồng ý 2 cây vàng nhé?!
-Nếu ông bị lỗ thì lần sau cháu sẽ bớt cho ông, cháu cũng có là người hiểu chuyện, bố cháu cũng là người làm ăn mà.
-Thằng này khá, được, ta tin là 2 cây vàng này xứng đáng cộng thêm thông tin của cháu thì không đời nào ta lỗ nếu bán đi. Cháu muốn lấy vàng hay tiền?
-Vậy ông cho cháu lấy vàng đi, tiền cháu vẫn còn cầm nhiều cũng không biết tiêu gì, nếu cần thì cháu lại mang lên bán cho ông đổi lấy tiền.
-Ngồi chờ ta một lát.
Ông chủ cửa hàng để lá trầu không bằng bạc xuống bàn rồi đi ra ngoài để lấy vàng trả cho tôi. Tôi phải dặn lòng cố gắng giữ vẻ mặt bình thản và không hét toáng lên bởi vì 2 cây vàng là nhiều lắm, tận gần 8 triệu chứ ít ỏi gì đâu, kỳ này trúng đậm rồi.
-“Đúng là lộc rơi xuống đầu muốn tránh trả được”
Tôi thầm nghĩ như vậy khi uống cạn cốc Coca và vị của nó chợt ngon hơn gấp bội.
-Đây là 4 cái nhẫn trơn tương đương 2 cây, cháu cất cho kỹ vào.
-Sao thế ạ? – Tôi nhận 4 cái nhẫn cùng một cái túi nhỏ màu đỏ từ ông chủ cửa hàng.
-Mày còn trẻ con mà vào ra cửa hàng vàng sẽ có người chú ý. Lần sau có đồ muốn bán thì gọi cho tao, hẹn gặp ở đâu thì tao tới và mang theo tiền là được chứ đừng có lên đây. Hơn nữa tao cũng muốn giấu kỹ mối làm ăn.
Ông chủ cửa hàng nhìn tôi cười và vỗ vai tôi mấy cái sau đó đưa cho tôi một tấm danh th·iếp ghi đầy đủ thông tin của ông ấy. Tôi không lạ gì thứ này vì bố tôi hay in mấy hộp để đưa cho khách hàng và những người bố tôi gặp khi làm ăn. Tôi nghe những lời ông chủ cửa hàng nói và thấy cũng hợp lý cho nên bỏ 4 cái nhẫn vào trong cái túi nhỏ, quấn chặt lại bằng một cái dây chun màu vàng nhạt sau đó hỏi ông chủ cửa hàng.
-Ông có băng kính to không?
-Hả? Ừ có.
Ông chủ cửa hàng lấy cho tôi một cuộn băng dính to màu trắng rồi trở lại bàn ngồi ngắm nghía cái lá trầu bạc với ánh mắt đầy thỏa mãn, thậm chí tôi còn nghe thấy tiếng ông ấy suýt xoa. Mặc kệ ông già với lá trầu không bằng bạc, tôi ngồi trên ghế dùng băng dính quấn quanh cái túi nhỏ vo thành một cục sau đó kéo ống quần bên phải lên để cái túi nhỏ ở gần bắp chân sau đó quấn vòng quanh chân nhiều vòng để đảm bảo rằng không bao giờ bị rơi ra khi tôi đạp xe. (chứ như bây giờ mà quấn kiểu đấy thì bao nhiêu lông chân bay hết y như wax lông vậy) Nhờ ông chủ cửa hàng vô tình hoặc cố ý nhắc nhở cùng với tính ranh ma của mình mà tôi đã thoát một kiếp nạn.
Sau khi rời khỏi cửa hàng vàng là tôi đạp xe thẳng về nhà nhưng cũng giống như lần trước, tôi luôn chú ý phía sau mình xem có ai đi theo không, cách của tôi luôn là ngoảnh mặt vu vơ và nhìn bằng đuôi mắt.
Đầu giờ chiều, tôi nhớ là khoảng tầm 1g là hợp lý vì tôi vẫn không có thói quen đeo đồng hồ mặc dù đã có cái Casio bỏ xó trên phản. Lúc tôi đạp xe đổ dốc rời một ngôi làng và trước mặt là một con đường đủ để xe công nông chạy và trước mặt là Đường Vỹ thôn thuộc xã của tôi thì đột nhiên tôi nghe thấy tiếng pô xe máy giống như rồ ga nên theo phản xạ vô điều kiện tôi nhìn sang bên trái xem ai vượt lên thì nhìn thấy hai người thanh niên vừa trờ tới ngay sát bên cạnh, tôi thoáng giật mình.
-Dừng lại, dừng lại.
Nếu như trước đây, nếu như ông có lời nhắc nhở của ông chủ cửa hàng vàng thì tôi đã dừng xe lại xem họ có việc gì nhưng bởi vì đã cảnh giác từ trước đó cho nên thay vì dừng xe thì tôi nghiêng xe sang bên phải, chống chân xuống đất và bỏ chạy xuống phía ruộng lúa ven đường.
-Đ.c.m thằng ôn con đứng lại!
Đời nào tôi đứng lại, tôi cũng chẳng quay lại nhìn xem hình dáng họ như thế nào mà cắm đầu chạy xéo về phía gò đất có mấy nấm mộ giữa những ruộng lúa, cách đường khoảng 50m. Tôi vừa chạy vừa nghe có tiếng bước chân đuổi theo phía sau mình nên càng cắm đầu chạy nhanh, tôi không giỏi võ như chị Ma, tôi không có thể hình tốt như chú Lý Đức trên Tivi nên tôi chạy bán sống bán c·hết. Tôi rướn người phi lên gò đất và quay lại nhìn hai người thanh niên vừa muốn chặn xe tôi lại, tôi thở vì cảm thấy sợ, tôi tin mặt mình lúc này đang trắng bệch như xác c·hết.
-Chúng mày muốn cái gì? – Tôi nhìn người thanh niên lúc này đang bị trượt chân ngã dúi dụi xuống ruộng lúa và cách xa tôi khoảng 20m hơn.
-Thằng ranh con, mày có giỏi thì đứng lại.
-Bố mày không đứng, phía bên kia là xã của bố mày rồi, mày có giỏi ... có giỏi thì đuổi theo tao này.
-Á, đ.m thằng dám thách bố mày à?!
Người thanh niên vừa mới đứng dậy định đuổi tôi theo tôi, tôi chuẩn bị co giò chạy thì lại thấy anh ta trượt chân ngã tiếp xuống ruộng nên tôi không chạy nữa, tôi biết có người khuất mặt giúp cho nên bỗng nhiên đỡ sợ đi hẳn. Trên phía đường thì người thanh niên còn lại đã dựng xe máy và cẩn thận bước xuống bờ ruộng, cả hai người này đều dùng một cái khăn mỏng bịt lên mặt nên tôi cũng không nhận rõ mặt được, nhưng chẳng quan trọng.
-“Đi c·ướp c·ủa người ta mà lại đi giày thể thao thế kia.”
Tôi nhặt được vài cục đất ở trên gò và dĩ nhiên chẳng ngại ngần gì mà không nhắm thẳng người đang lồm cồm đứng dậy từ ruộng lúa.
-C·ướp! Bà con ơi c·ướp!
Buổi trưa ở quê là khoảng thời gian vắng vẻ vì người ta nghỉ trưa nhiều nhưng dù sao việc tôi kêu lên cũng là tự nhiên tôi, như một phản xạ tự nhiên nhằm lấy tinh thần.
-Á! Đ.c.m thằng này để bố bắt được mày thì bố đ·âm c·hết.
-C·ướp .... c·ướp!!!
Tôi vừa hô vừa ném về phía anh ta thêm hai cục đất rồi co giò nhắm hướng đường cái chạy tới, băng qua những thửa ruộng, nhẵm cả lên lúa đang trổ đòng, lúc này tôi đã không còn thấy sợ nữa, vậy mới thấy rằng đi đêm lắm gặp ma nhiều luyện thần kinh tốt biết bao nhiêu. Tôi không những không sợ việc mình b·ị c·ướp lúc này mà vừa chạy vừa tìm cách đối phó với họ, tôi không thể để mất xe đạp được.
Nhảy từ bờ ruộng rồi nhanh chóng bò lên mặt đường, cách cái xe đạp đổ khoảng chừng 50m hơn thì tôi vội vàng nhìn xung quanh để tìm gạch, đá. Họ có dao thì tốt nhất cứ “củ đậu bay” mà dùng là tốt nhất, phải giữ khoảng cách .
-C·ướp!
Tôi vẫn hô lớn và từ phía xa xa trước mặt thấp thoáng một cái xe công nông đang đi tới, hai người thanh niên đang cố giữ thăng bằng để đi lại lên chỗ họ dựng xe cho nên tôi cũng chẳng ngại ngần gì mà không ném tất cả những thứ trên tay mình hoặc những viên gạch, đá, sỏi tôi nhặt được, vừa ném vừa hô lớn. Họ cũng phát hiện ra có người đi tới cho nên vội vàng lên xe máy gấp gáp quay đầu xe chạy về hướng cái xe công nông đang đi tới, cục đất cứng sau cùng chả biết vô tình hay hữu ý đã rơi trúng đầu người ngồi sau, tôi ước gì đó là một cục gạch.
-Có gì thế cháu?
Người đàn ông lái xe công nông, đội mũ cối, khăn mặt vắt trên vai dừng lại chỗ xe đạp của tôi đang đổ và hỏi thăm.
-Hai anh kia định c·ướp xe đạp của cháu ạ.
-Cái gì?! Hai thằng vừa chạy ngược lại ấy à?
-Vâng!
-Láo thật đấy, giữa ban ngày ban mặt thế này.
Tôi loay hoay dựng xe đạp lên, chú lái xe công nông cũng nhảy xuống xe và giúp tôi, hỏi han thêm vài câu rồi bảo tôi đạp xe phía trước chú ấy. Tôi cảm ơn rối rít và chỉ hơn 300m là đã đạp tới đầu của Đường Vỹ thôn rồi tạt vào nhà thằng lớp trưởng lớp 9C mà tôi quen biết, thằng này trở thành bạn thân của tôi khi lên cấp 3.
Đến lúc ấy tôi mới bắt đầu cảm thấy sợ và đưa tay sờ xuống cái bọc dính dưới chân...
... 2 cây vàng tôi mang về chôn ở một nơi chỉ mình tôi biết phòng khi hữu sự.
---
***