Chương 55: Nhà nhà xưng vương
Cuối tháng 2 năm 207 TCN, quân Nam Việt dưới sức ép từ cuộc phản công của nhân dân Âu Lạc do Chiêu Việt Vương Cao Thuận lãnh đạo buộc phải tháo chạy về nước.
Đấy là mấy thằng chép sử đẻ sau đấy cả trăm năm ghi thế chứ vụ này công đầu phải ghi cho đồng minh Âu Việt.
Thục Thẩm muốn chi canh chiếm Quảng Nguyên, Thượng Nguyên vì nghe nói mấy vùng này nhiều vàng bạc mỏ sắt... lão đã có giao kèo với Thuận rồi nên cứ ngang nhiên đưa quân mà vào tiếp quản thôi.
Cánh quân kéo xuống Quảng Nguyên có quân số lớn nhất vì khu này là đất Ninh Hải bộ nghe đâu đã đầu nhập Nam Việt. Thục Thẩm không muốn đối đầu trực tiếp với Đà đang thế mạnh. Ăn hôi mấy mảnh đất được rồi.
Nào ngờ quân Ninh Hải vì cử hết chiến binh trong tộc đi làm cu li cho quân Nam Việt rồi nên sợ hãi cầu cứu Khâm Châu, Khâm Châu nghĩ rằng ăn được nên xuất quân đánh. Thế nào Thục Luật với v·ũ k·hí ngon đập luôn dám này, nhưng em họ là Thục Sư c·hết trận, hắn điên lên đánh thẳng vào Khâm Châu đang trống không ít phòng thủ.
Thiềm Tẫn t·ử t·rận, tàn quân Khâm thành chạy tứ lung tung, khi về đến Cổ Loa thì phóng đại lên thành quân Âu Việt có đến 4 vạn người.
Mấy ông thế gia tây nước Nam Việt sợ hại cuống cuồng mộ binh bắt cả nông dân đi lính 3 vạn tụ gần Khâm thành phòng ngự.
Thục Thẩm nghe tin thế quái nào lại thành quân Triệu từ Âu Lạc đánh Khâm Châu nên cũng sợ hãi kéo quân đến cứu con trai, giờ thì ở Khâm Châu đúng là có 4 vạn lính Âu Việt thật.
Có v·ũ k·hí ngon lại toàn quân âu anh âu em tinh nhuệ làm đúng một trận cái tuyến phòng thủ siêu vẹo toàn lính nông dân của quý tộc Nam Việt tan nát, nô lệ bắt được vô số.
Lúc này thì nhiều tướng lính Âu Việt hô đánh tiếp để mở rộng chiến quả.
Âu Việt nói riêng hay toàn bộ Việt tộc nói chung bây giờ đều đang ở thời kì thị tộc phân quyền, người đứng đầu mang tiếng là vua nhưng thực chất chưa thể quản lý được các bộ lạc lớn trong nước. Thậm chí Điền Việt còn chưa có vua, đứng đầu là hội đồng Lang của các bộ lớn.
Trong số hơn 4 vạn quân Âu Việt thì chỉ có một nửa là thuộc về vương tộc nên lời nói của Thẩm chưa chắc đã là ý chí của toàn quân.
Cái Khâm thành này bỏ thì vương mà thương thì tội, đến lúc cái hội đồng quý tộc Âu Việt quyết xong nên giữ thành hay không thì đã muộn.
Mảnh đất phía thành nam quân Nam Việt kéo đến đông như giòi bọ. Triệu Đà đến rồi, lão vừa xuống giường bệnh sau cơn tai biến nhẹ.
Cơ mà khỏe khỏe ngó đầu ra khỏi xe ngựa thì anh Đà điều điều tai biến lần nữa.
Lão thấy tuyết lất phất rơi, đến tận đất Khâm phía nam còn có tuyết như thế này thì mấy thằng Mân Việt Hồ Việt Đông Việt lấy có cái máu gan không chuẩn bị mà dám đi đánh nhau.
Nên nhớ Nam Việt thám tử rắc đầy ở các nước bên cạnh thấy biến là báo, tin tập hợp chuẩn bị mũ áo mùa đông cho binh sĩ của mấy ông Việt chỉ mới thấy được vài ngày mà đã kêu ầm trời như kiểu bọn ấy đánh Phiên Ngung ngay vậy.
Không chuẩn bị từ mùa thu năm ngoái thì đố đủ đấy, người Việt mà chân đất cởi trần lội tuyết mà đánh hạ được Phiên Ngung thì Triệu Đà xin thề lão dong thuyền về thẳng Trung Nguyên từ nay không xuống Lĩnh Nam nữa.
Kiểu này vụ thì mấy vụ quân Việt ầm ầm tụ quân cả chục vạn gần biên giới nhiều khả năng là tác phẩm của mấy thằng quan văn bốc phét ở Phiên Ngung.
Mà đúng thế thật, mấy ông tộc Việt phía bắc được Âu Việt cử sứ giả đến bơm đểu, mặc dù họ không thể xuất quân vì trời đang mùa tuyết nhưng cử mấy thằng Tróc chạy đi lởn vởn câu cá bên dòng Tân Giang (Xun Jiang) cũng đủ cho quý tộc Nam Việt sợ hãi gửi tin về Cổ Loa tới tấp cầu cứu.
Nếu Phiên Ngung không bị đe dọa thì lão đếch cần về, kệ Âu Việt chiếm Khâm cũng chả vấn đề gì vì dù sao lương thực cũng là vận chuyển đường biển, bằng mấy cái thuyền độc mộc người Âu Việt đố cản được.
Thục Thẩm là người như thế nào thì Đà biết rõ, tên khọm già ấy không có gan chạy ra ngoài dãy Khâm Bắc quá lâu, bài học năm xưa Thục Phán rời đất Nam Cương quá lâu mà bị chính Thục Thẩm đoạt quyền còn đó.
Nam chinh tốn bao nhiêu là tiền tài vậy mà thất bại chỉ vì lí do mấy thằng thám báo nói bậy.
Hai thằng Quách – Xuân thì vẫn còn trẻ người non dạ nên không hiểu hết sự tình nghe mất Khâm thành phát là rút quân quá vội.
Nhưng 2 con cáo già Tôn Trong Thư và Lục Tung chẳng nhẽ không nhìn ra?
Đà đoán là có, lão vừa c·hết hụt. Vua mà băng hà thì đánh đấm gì nữa, lo mà rút về chuẩn bị cho việc tranh trữ, Lục Điểm là người của Xuân còn họ Tôn đã bị Quách thuyết phục.
Lão cũng 49 tuổi rồi nên các lão thần chọn phe là chuyện thường, nhưng lén lút thì không sao chứ công khai thế này khác gì vả mặt vua?
“Thôi được! Ta không lấy được Âu Lạc thì thịt con chó già nhà ngươi tại đây rồi lấy tạm đất Ung cũng được.” Triệu Đà anh mắt sắc lạnh nhìn về tòa thành trước mặt.
Thục Thẩm đứng trên đầu Khâm thành mà giận tím mặt.
“Cao Thuận, mày lừa tao!“
“Ây ây bố vợ, trong hợp đồng không có nhắc đến vụ tôi phải t·ruy s·át Triệu Đà nha!” Nếu Cao Thuận đứng ở đây hắn sẽ nói thế đấy.
Thuận vốn ngay từ đầu đã định thả cho Triệu Đà nguyên đai nguyên kiện về để hắn củ hành ông bố vợ này rồi.
Tất nhiên là mấy tên âu anh người Âu Việt phản đối bị Thuận chém cái roẹt, giờ thì không còn ai phản đối.
Vạn binh tróc nọi cũ thì cũng bị Cao Thuận mua chuộc bằng cách phân chia đất rồi thì cưới vợ cho chúng nó cả rồi. Âu Lạc bây giờ rất nhiều phụ nữ mất chồng do c·hiến t·ranh cần một bờ vai để nương tựa giữa thời điểm toàn dân tộc đang đói rét này lắm đấy.
Mà thực thì Cao Thuận có muốn tổ chức đánh cũng chịu, đất xung quanh Cổ Loa giờ còn đúng cái nị, gạo không có thì lấy cái máu ra đánh nhau. Lương thực từ Vũ Định chuyển xuống còn phải ăn dè sẻn.
Vô tình Thuận với Phủ có chung giải pháp đấy là tổ chức săn cá sấu, hai bên bờ sông Nhị Hà mấy con thằn lằn này cũng phải bằng vạn mà đếm.
Nhưng thay vì dùng thuyền tre như Phủ thì Thuận dùng cái khác.
Chả biết có phải do tên Bạch Công Phủ xuyên linh tinh làm thay đổi lịch sử không mà khiến cho chiến thuyền Mông Đồng xuất hiện sớm ở đất Việt mấy trăm năm lận.
Tất nhiên là không phải loại chứa đến mấy trăm tay chèo, lúc này chưa đào đâu ra gỗ sẻ uốn cong để làm. Nhưng mấy chiếc mông đồng cỡ 7-8 met thì gỡ tạm cái vương cung của An Dương Vương ra đóng thuyền thì vẫn dư đủ mấy chục chiếc.
Về hình dáng tương tự như chiếc lá nhọn ở hai đầu, phình to ở phần bụng, các ván gỗ được ghép với nhau một cách khít nhất để ngăn không cho nước tràn.
Khác với tàu thuyền châu Âu cùng thời khi vận dụng cấu trúc long cốt và xương sườn để làm khung từ đó làm điểm tựa cố định các tấm ván. Thuyền Mông Đồng bị ảnh hưởng bởi cấu trúc ghe bầu của người Chăm-pa tuy vẫn dùng long cốt nhưng phần xương sườn ngắn hơn nhiều và chỉ để cố định các tấm ván đáy, phần gia cố thành thuyền sẽ đượng các thanh giang đứng so le với phần xương sườn đảm nhiệm.
Khoang đầu đầu và khoang đuôi được ngăn cách với khoang bụng bởi then thanh gỗ được gọi là then, từ chỗ then chở đi thì cấu trúc xương sườn sẽ dài nhưng vẫn phải gia cố thêm bằng một tấm gỗ được gọi là ngà.
Chính sự khác bọt trên khiến cho thuyền Mông Đồng vừa nhẹ lại có tính mềm dẻo, có điều cấu trúc đáy bằng lại khiến cho nó chỉ thích hợp đi trên vùng nước cạn chứ ra biển thì sóng đánh cho vỡ mồm.
Có thuyền có lao gang thì số phận của cá sấu vùng Cổ Loa cũng không khác với đồng loại ở Nam Âu Lạc là mấy.
*Keng* Tiếng của 2 thanh kiếm v·a c·hạm vào nhau, một thanh bị gãy đôi nhưng thanh kia chỉ bị mẻ đôi chút. Cao Thuận cười hài lòng nhìn thành quả mới của mình.
Một thanh kiếm thép xịn.
Thằng này lại lên đời rồi?
Đúng rồi đấy Thuận ca lên đời đại đồ thép rồi, hoan hô.
Tên này bán cho Thục Thẩm là hàng…à cũng không phải đểu nhưng so với công nghệ hắn có thì đúng là hơi còi.
Nhớ cái công đoạn làm nung chảy gang đểu để giảm bớt cacbon trong gang chứ.
Chỉ cần thêm mỗi bước đấy là dùng cái gậy bằng xứ và khuấy, khuấy càng nhiều càng tốt.
Lưu huỳnh trong gang làm kém chất lượng ư? Thành SO2 hết!
Tỉ lệ cacbon quá cao làm gang giòn? Em là O2 đây, tạo CO2 với em nào.
Chỉ một bước tưởng như dễ dàng này mà mấy ngàn năm tiền nhân mới nghĩ ra được đấy. Nó khiến cho gang chở thành thép với tỉ lệ cacbon chỉ chiếm 1.2 – 2%.
Lúc này thép vẫn có tính giòn nhưng dăm ba món đồ gang là không có cửa.
“Cấp bao! Cấp báo!” Một tên lính có đeo cờ đuôi nheo chạy tới dâng cho Thuận cuộn thẻ tre.
Cao Thuận đọc thư mà biểu cảm phong phú vô cùng, ngạc nhiên, cười phá lên và cuối cùng là nhìn về phương nam với vẻ trầm tư.
“không đơn giản, không đơn giản.”
Tháng 2 năm 207 TCN, một loạt tộc trưởng các bộ ở Âu Lạc xưng tước vương.
Hà Thanh tộc trưởng Tân Hưng bộ xưng Hưng Việt Vương.
Kiều Vân tộc trưởng Phúc Lộc bộ xưng Phúc Việt Vương.
Hàng xóm của Vân là Thi Sanh tộc trưởng Chu Diên bộ xưng Chu Việt Vương, hai ông này lập tức ngứa mắt đem quân đi đánh nhau mặc dù mới mấy tháng trước còn chung tay kháng Triệu Quách.
Đỗ Học tộc trưởng Ninh Hải bộ xưng luôn Ninh Việt vương, tên này được Triệu Đà cho phép.
Ở phía nam khiêm tốn hơn, Dương Đình Khả chỉ xưng Vĩnh Việt Hầu còn Lê Chất thì Lam Việt Hầu.
Bạch Công Phủ tuy sở hữu đất đai rộng lớn nhưng cũng chỉ dám học đòi cái danh Thường Việt Hầu.
Đúng là cái cảnh nhà nhà xưng vương người người phong hầu.