Chương 53: Chiêu Việt Vương – Cao Thuận
“Tộc Bulu ra giá 1 thạch gạo (cỡ 150kg) cho 1 mũi thương sắt!” Rambutlurus giơ cao cánh tay hét lên.
“Mấy thằng tiểu lông tiểu mao chúng mày nghèo thì đừng có cố quá, tộc Bắc Narikela (Dừa Bắc) trả 3 thạch gạo cho 2 mũi thương.” Một tên thanh niên mặc giáp khảm đám quý lung tung lên giọng chế diễu.
Rambutlurus cay lắm nhưng kia là cái giá cao nhất hắn có thể đưa ra rồi, có điều thằng kia chưa kịp cười thì…
“Xía! Rambutlurus, Utaravarman! Hai đứa quỷ nghèo cũng học đòi? 2 thạch đổi 1 mũi thương, nếu đồng ý thì 3 ngàn mũi thương này Nam Narikela bao thầu toàn bộ trả ngay lập tức!” Lần này lại là một tên khác ăn mặc sang trọng không kém, đầu hắn đội cái mũ tháp dát vàng khảm ngọc lấp lánh.
“Surimavarman, mày muốn c·hết?” Utaravarman tức hộc máu sờ tay xuống cạnh eo nhưng nhận ra chỗ này trống không, quên mất là đao của hắn bị thu rồi.
Không khí có phần căng thẳng cùng mức giá trên trời khiến cho mấy đại diện tộc người Mường bối rối: “Thôi về, các anh đại gia bọn em không chấp!”
“Bình tĩnh bình tĩnh, đây là chỗ đấu giá, mấy người muốn đánh nhau thì về nhà mà đánh!” Bạch Công Phủ ngồi ở vị trí chủ tọa gõ gõ cái búa gỗ xuống mặt bàn.
Ơ thế quái nào ngoài tộc Bulu lại có mấy ông Chăm Dừa tham gia mua v·ũ k·hí sắt thế này?
Một lần nữa phải hỏi Bạch Công Phủ, hắn tuy không có thuyền để đi chào hàng với tộc Chăm Dừa nhưng trước khi cô em họ Hoàng Mi đi làm tiếp thị sản phẩm thì hắn đã dặn sẵn vụ giao dịch này không cần bí mật, càng nhiều người biết càng tốt.
Mà ở Pusatterang thiếu thám tử của tộc khác quái đâu.
Cái giá đầu tiên mà lão Rambutbergulung đưa ra chỉ xêm xêm hai nhà Lê Dương thôi, 50 kg 1 món v·ũ k·hí, con bé Mi nhất quyết không chịu hét giá lên 75.
Khổ cái là tộc Bulu hiện không có nhiều gạo như vậy để trả, họ thử dùng các vật khác như lâm sản hay da thú để đổi nhưng mấy cái này Việt Thường bộ thiếu à?
Lâm sản người Mường mang xuống bán giá hạt dẻ như cho, da thú của các ông đi đọ với da cá sấu của chúng tôi xem.
Cái Việt Thường thiếu nhất bây giờ là gạo để ăn, mấy thứ khác xin mời xếp hàng đợi chuyến sau.
Không còn cách nào khác Rambutlurus đành phải xuống phía nam mua gạo vì người Việt Thường không bán chịu.
Mà trong thời gian ấy thì tin người Nam Âu Lạc bán v·ũ k·hí sắt vừa giá phải chăng lại xịn hơn đám người Tần đến tai mấy ông Chăm Dừa.
May cho Bạch Công Phủ là hiện người Chăm chưa lên đời kingdom mà đánh loạn lẫn nhau, thậm chí đến cùng tộc cũng phân phe mà n·ội c·hiến nên không đủ nguồn lực tập chung để đánh lên phía bắc đoạt công nghệ.
Đang chia đàn sẻ nghé thế mà dám mò lên Việt Thường gây sự thì Phủ đập cho gãy răng.
Này là Bạch Công Phủ hắn tính cả đấy chứ không như mấy thằng não tàn nào đấy, không quyền không thế mới xuyên cậy mình có chút hiểu biết đi chế đồ lung tung rồi chạy đi khoe.
Đám phú thương nó lại chả lấy bao tải chùm đầu rồi nhốt tại chỗ kín moi kiến thức dần chứ ở đấy mà đòi lừa người ta bằng mấy câu ba hoa thơ văn đi đạo nhái, ra chợ không biết đã lừa nổi mấy bà bán cá chưa?
Nghĩ làm như thiên hạ nó ngu còn mỗi các ông khôn.
Quay về với vấn đề bán buôn của Phủ, tình hình là Nam Âu Lạc sau khi trang bị cho q·uân đ·ội với bán cho hai nhà Lê Dương thì chỉ còn gần 3 ngàn mũi giáo trong kho.
Này là cố gắng lắm rồi đấy, để bảo vệ bí mật công nghệ rèn sắt Phủ hắn phải chia ra từng nhóm người chỉ được làm chuyên biệt các công đoạn khác nhau.
Chiếm nhiều nhất là mấy người đốt quặng cùng giã nhỏ, công đoạn này tốn sức lại mất thời gian.
Đội sản suất than củi một chỗ riêng, cái này không phải bí mật gì vì trước kia luyện đồng cũng cần.
Nhưng làm vôi lại là bí mật quan trọng, Việt Thường bây giờ cần nhiều vôi lắm. Từ rèn sắt, làm phân chuồng, hay vật liệu làm xi măng pozzolan đều cần.
Bên cạnh Ngàn Hống có một cái làng hơn trăm người canh phòng cẩn mật chỉ có nghiệm vụ ăn ngủ và sản xuất vôi.
Bên cạnh làng ấy là một khu dán biển ‘không phận sự cấm vào, léng phéng lính xiên c·hết'. Đây là chỗ luyện sắt, nhân số khiêm tốn hơn cỡ 40 người mỗi ông một ngày phải lo việc xây rồi phá ít nhất 30 cái lò Bloomery hình trụ sản lượng 3-4kg mỗi lò.
Nhưng nếu chỉ xây lò là ra v·ũ k·hí thì 1 năm Việt Thường Bộ làm chục vạn món đồ sắt cũng được. Mấy cục sắt trộn sỉ sau khi ra khỏi lò cần phải đập, mà đập cũng cần có kĩ thuật điều khiển quái lực chứ không hôm trước đập hôm sau phải lấy dây treo tay như Phủ hồi đầu rèn sắt.
Cả Nam Âu Lạc 8 vạn người mới đào ra được hơn trăm ông biết rèn, vung búa nguyên ngày cũng chỉ được 2 đến 3 món nặng cỡ nửa cân thành hình.
Vì để dễ sản xuất nên Phủ chỉ cho làm đúng 2 loại sản phẩm. Một là lưỡi rìu chiến, hai là mũi thương hình lá lúa. Riêng kiếm chỉ làm vài cái Galadius trang bị cho sĩ quan cấp Centurion trở lên dắt hông chơi chơi.
Nói chung là tình trạng hàng ít nhưng khách nhiều, mấy ông muốn mua thì xin mời đấu giá theo lô 200 mũi thương, giá khởi điểm nửa tạ một mũi.
So với cái giá nguyên con trâu béo cho một món v·ũ k·hí bằng gang của đám gian thương người Tần thì đã là siêu cấp rẻ rồi.
“Tranh đi, tranh đi, đẩy giá lên càng cao càng tốt!” Phủ nhìn đám người Chăm cãi nhau mà trong bụng cười thầm.
Rambutlurus bực tức nhìn Phủ, dõ dàng hắn được liên hệ trước, 2 bên lại là chỗ thân quen đáng ra nên được ưu tiên, Bulu chỉ là tộc nhỏ làm gì có cơ hội cạnh tranh tiền bạc với đám tộc Dừa.
Ờ thì bạn thân thật nhưng là thân ai thằng đấy lo, vấn đề an ninh lương thực của người dân không phải trò đùa.
Nói thế chứ Phủ vẫn để lại 2 lô rìu giá rẻ cỡ 1 thạch gạo mỗi chiếc cho thằng này, cứ để đấy ngắm ông bạn cáu giận thêm tí nữa đã.
Buổi đấu giá diễn ra rất ‘suôn sẻ’ đúng như dự kiến thì giai đoạn sau chỉ có hai đứa Utaravarman cùng Surimavarman tranh nhau ra giá.
Nhận thấy nếu cứ nâng giá tiếp thì nhiều khả năng chạm mốc 5 thạch 1 món nên 2 ông tướng xin phép kéo nhau vào phòng kín bàn bạc cấm cho thân binh vào. Lúc ra thì thập thò chảy máu mũi với tím mắt, Phủ lại thù được thêm ít tiền đền bù bàn ghế bị hỏng.
13 lô hàng 2600 món quy ra được gần 1200 tấn gạo, đúng là không có gì giàu nhanh hơn buôn bán sản phẩm ‘công nghệ cao’.
2 lô bán cho Rambutlurus bèo hơn chỉ thu được 60 tấn, bèo quá bèo.
Tiền trao cháo múc tại chỗ không chơi nợ, nhìn hàng núi gạo cứ thế vào kho Bạch Công Phủ có ngủ cũng cười.
Utaravarman, Surimavarman được hắn đưa tiến đến tận cửa sông Lam với lời hứa lần sau sẽ cung cấp nhiều hàng hơn.
Phủ không biết rằng hắn đã vô tình tạo ra vụ việc mà sau này các nhà sử gia cho đó là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành sớm của cổ quốc Chăm-pa.
Có lương thực đầy đủ rồi thì Phủ vung tiền mở rộng quy mô q·uân đ·ội để tiến hành bình định các vùng còn lại. Lần này hắn thẳng tay hơn, Âu của trại nào làm phản thì không thu hàng nữa mà chém tuyệt bọn Âu Anh, Âu Em bắt toàn bộ dáng làm Tróc Nọi đi lao động khổ sai.
Mỏ sắt ở Thạch Khê rất hân hạnh chào đón đám này về bới đất.
Trước kia vì không quản được Tróc nên không dám thanh trừng chứ giờ lứa quản lí người Việt Thường sau 3 tháng cũng bắt đầu biết xử lí công việc dân sự nên Phủ mới dám làm hành động máu tanh ở trên.
Trong khi đấy thì tại phương bắc có biến lớn.
Đầu tháng 2 năm 207 TCN, tộc Âu Việt ở đất Ung sau một thời gian dài im hơi nặng tiếng đứng nhìn Âu Lạc bị xâm lược thì bất ngờ t·ấn c·ông thành Khâm Châu.
Ở đây tuy có hơn 5 ngàn quân Nam việt chấn thủ nhưng thành đất chỉ cao chưa tới 3m không thể nào chống lại cuộc t·ấn c·ông của 4 vạn chiến binh.
Đặc biệt lần này người Âu Việt cũng được trang bị v·ũ k·hí gang số lượng lớn phải đến 1 phần 3 quân số.
Tướng giữ thành là Thiềm Tẫn sau 2 ngày gắng sức thấy không được bèn rút kiếm t·ự v·ẫn.
Không những vậy Hồ Việt, Đông Việt, Mân Việt cũng có dấu hiệu động binh.
Tin cấp báo tới tấp bay về Cổ Loa, Triệu Đà nghe xong tức giận hô một tiếng ‘vô dụng’ rồi thổ huyết tại chỗ ngất xỉu, lúc lão tỉnh lại thì thần trí không tỉnh táo, miệng méo xèo xẹo.
Xuân – Quách lúc này tạm bỏ qua tranh đấu mà đồng tâm hiệp lực chỉ huy quân Nam Việt rút lui dần ra khỏi đất Âu Lạc.
Lục Điểm cũng được thông báo ngay trong đêm dẫn theo 5000 quân gốc Tần triệt thoái khỏi Cửu Chân.
Hai nhà Lê Dương béo rồi, có nguyên một vùng đất trống không cho bọn họ tranh dành.
Nhưng do phân chia không đều nên họ nhanh chóng sảy ra xích mích rồi nổ ra đánh nhau to tại Thiệu Hóa.
Dương Đình Khả bại trận cụt mất một tay mang theo tàn quân rút về Quán Lào, phía bên kia Lê gia tuy chiếm được Thiệu Hóa nhưng Lê Lượng t·ử t·rận.
Bạch Công Chắm nhân cơ hội từ Hoài Hoan đổ ra đánh úp Nông Cống áp sát Triệu Sơn khiến cho Lê Chất vội vàng điều quân về.
Nhưng tất cả những sự kiện tại Cửu Chân đều bị lu mờ bởi một nhân vật.
Cao Thuận sau khi chạy về Tam Giang Bộ thấy em trai Cao Tường đã lên làm tộc trưởng thì tiếp tục chạy về phương bắc.
Thằng này lấy thân phận là con rể của An Dương Vương không biết làm cách nào liên minh được với người Âu Việt ở đất Ung rồi đem quân về.
Vũ Ninh bộ đang căng mình phòng thủ quân Triệu ở phía nam thì mặt bắc b·ị đ·ánh úp, lại thêm một nửa quân Tam Giang Bộ nghe theo Thuận mà làm phản khiến cho Vũ Ninh tan giã nhanh chóng.
Cao Tường bị chính anh ruột chém đầu.
Thuận biết việc quân Nam Việt rút lui nhưng tên này không đuổi theo mà chờ một vài ngày sau mới ung dung tiến vào tiếp quản Cổ Loa.
Hắn tuyên bố kế thừa vương vị của Thục Phán, lấy hiệu Chiêu Việt Vương.