Chương 39: Lại làm nông dân
Migliarino - trại chính quân Bắc Ý, 6 giờ tối ngày 27 tháng 2 năm 984.
Otto II liudolfinger đang ngồi nghe cấp dưới báo cáo thiệt hại như thường lệ.
“Thiệt hại hôm nay là 36 binh sĩ, 16 khi chiến đấu, 8 vì đánh nhau, 12 do kiết lị, số người đổ bệnh và b·ị t·hương là 24. Ước tính bên địch…” Vị pháp quan đọc vanh vách những con số có phần ít ỏi so với một trận đại chiến.
Đức vua hôm nay không đeo mặt nạ vàng, nếu Phủ ở đây hắn sẽ kinh ngạc một phen khi nhận ra người quen.
“Thôi được rồi ngươi lui ra đi.” Otto phẩy phẩy tay đuổi như đuổi ruồi.
Người kia cúi đầu ‘vâng’ một tiếng rồi từ từ đi ra khỏi lều.
“Bảo đám thợ mộc không cần làm cầu gỗ nữa.” Ngài gọi với theo nhưng có vẻ người kia đã đi xa chả biết nghe thấy không.
*Rầm* “Bọn lính c·hết tiệt!” Không còn ai ở đây nữa, hoàng đế tức giận vỗ mạnh mặt bàn.
Chửi cũng đúng thôi khi c·hiến t·ranh kéo dài thêm một ngày là nội khố hoàng gia lại mất đi một khoảng tiền lớn để trả lương cho đám lính đánh thuê nhưng nhìn xem chúng nó làm gì thế này!
Ngày nào cũng đánh, đánh rất hăng nhưng toàn là múa kiếm trên cầu. Múa cả ngày mới có lèo tèo vài thằng c·hết vì té sông.
Mấy thằng Bắc Ý chỗ này t·ấn c·ông hời hợt vô cùng đến độ Bardas còn lười ra lệnh hủy cầu.
Thậm chí tuần trước hắn ra thị sát còn gặp cảnh quân lính 2 bên ngồi…tán phét giữa cầu?
Hoàng đế mặt đỏ bừng bừng định bắt mấy thằng đấy đem chém nhưng bị mấy tên tiểu đoàn trưởng can ngăn.
“Bệ hạ, bây giờ chúng ta không thể mở thêm một điểm trận lớn nữa đâu. Chỗ Diana tướng quân là quá đủ rồi.” Cả đám nhất mực quỳ xuống hô to.
“Hừ, các ngươi nên thấy xấu hổ đi!” Otto II hừ một câu rồi quay đít bỏ đi mặc kệ cho mấy thằng này muốn làm gì thì làm.
Thực ra thì ngài chỉ làm mình làm mẩy vậy thôi chứ cũng biết điều bọn chúng nói có lí vì trung quân hai bên lúc này tổng chỉ chưa đến 5 ngàn mở ra đánh lớn thì phải gọi cả quân từ cửa sông lên.
Vậy số quân còn lại đi đâu rồi?
Câu trả lời là bên cánh trái, bây giờ cái điểm siêu cấp nóng ấy tập chung đến hơn 16 ngàn quân cả đôi bên rồi.
Ngày nào bên đấy cũng đánh lớn.
Tất nhiên là hẻm núi hơn 150m không thể đủ chỗ cho 2 vạn người đánh đấm nhưng thay ca theo từng tốp 1-2 ngàn người thì vẫn ổn.
Và ở cái khu này là nhiệt tình chém g·iết nhau thật chứ không phải đứng múa với ngồi tán phét nên con số tử thương là vô cùng lớn, ước tính từ ngày khai chiến đến hôm nay đã có hơn 6 ngàn con chiên đi gặp chúa rồi.
“Bệ hạ! Bệ hạ!” Vị hoàng đế đang mải suy nghĩ miên man thì tên pháp quan lại hớt hải chạy vào.
“Lại chuyện gì nữa?” Otto giọng khó chịu.
“Quân địch gửi sứ giả đến đưa văn thư yêu cầu đàm phán.”
“Hả?” Otto đứng thẳng người dậy, mặt mộng bức.
Hắn chạy phăng ra khỏi lều chỉ huy, ngoài cổng trại đang có một đoàn hơn 30 người cầm cờ Roma đứng chờ sẵn giữa vòng vây của quân lính Bắc Ý.
Otto II nhận ra người quen trong số đó.
“Ái chà chà giám mục Ferrucci, ngọn gió độc nào đưa ngài đến với doanh trại của ta vậy? Trông mặt ngài cứ như bị táo bón ấy nhể? Ta giúp gì cho ngài được chăng, kiểu cầm cây cọc và…” Tên này chả thèm để ý mặt mũi mà khịa thẳng lão già trước mặt.
Chính lão hồi xưa đã ôm một khoản ngân khố khổng lồ rồi trốn chạy đến Constantinople để lại cho Otto II phải xử lý một mớ bòng bong về tài chính sau khi vua cha q·ua đ·ời.
Chưa hết tên khọm già này sau khi quay về Roma gần đây còn hạ bệ và bắt giam giáo hoàng John XIV vốn từng là thân tín của nhà vua.
Tính đến vụ á·m s·át hụt năm ngoái nữa là quá đủ đủ lí do cho Hoàng Đế căm thù lão đến tận xương tủy.
“Tên hôn quân nhà ngươi…” Franco cay lắm, nhưng đành chịu. Lão đang hối hận tại sao mình không chạy cùng tướng Bardas ngay khi nghe tin giữ để giờ bị mấy tay tướng lính áp tải sang làm quà tặng cho thằng ranh trước mặt.
Không để ý đến lão già kia nữa, Hoàng Đế lịch sự nói với những người còn lại trong đoàn sứ giả.
“Các ngươi vào lều của ta nói chuyện chứ?”
======================================================================
Trong khi đấy tại cố đô Roma đang trong cảnh nhà nhà đóng cửa then cài, đường phố vắng tanh không một bóng người.
Mấy hôm trước mấy tay trốn nghĩa vụ đi lính nhưng lại muốn làm chuyên gia chính trị quân sự tại quán nhậu còn đang bàn tán với nhau rằng quân Otto II ở phía bắc chỉ còn một tháng lương hay Henry II sẽ c·hết cóng trên dãy Apennines thì đùng một cái vị cựu Công Tước xứ Bavaria kéo quân đến ngay thị trấn Tivoli cửa ngõ phía đông Roma.
Nữ hoàng Adelaide cùng tiểu hoàng đế Otto III và con dâu kéo nhau chạy ra biển từ lúc nào.
Thành phố như rắn mất đầu, người dân bàng hoàng, quý tộc thì tán loạn thu dọn tài sản học theo cấp trên dắt nhau đi trốn khiến Henry II phải mất mấy ngày mới ổn định được tình hình.
Còn với Crescentius thì tên này hân hạnh được chuyển hộ khẩu vào trong nhà ngục rồi.
Một màn thua quá tróng vánh của quân Roma.
Trong khi họ bình tõm phòng thủ Corvaro thì quân Bắc Ý như thần như quỷ đi theo con đường không có trên bản đồ rồi đi vào lãnh địa Avezzano.
Hay ở chỗ họ vừa xuống núi thì lãnh chúa Avezzano và thuộc hạ đã đón tiếp rất long trọng đoàn quân.
Khỏi nói cũng hiểu là tên này chơi hai mang, 1 tay bán lương thực giá ca cho quân Roma một bên ký hợp đồng nhường đường với quân Bắc Ý.
Rồi xong, không tiếp viện lại bị bao vây tứ phía, Crescentius có là siêu nhân cũng không xoay chuyển được cái ván bài bốc mùi này.
Ngay khi thấy quân địch xuất hiện sau lưng thì toàn trại giương cờ trắng đầu hàng luôn cho khỏe, thời này châu Âu đối xử với tù binh quý tộc vẫn rất tử tế nhưng với lính trơn thì lại trò buộc dây thừng theo đòn.
Vậy là phủ có thêm gần 6000 ông bạn đồng khổ.
Vì số tù nhân quá đông nên Henry II gửi tạm ở chỗ nhà Avezzano.
Nhưng khốn nạn ở chỗ là con trai cả của nhà lãnh chúa xứ này lại là một kẻ ham mê cơ bạc.
Thằng này bị người ta ăn hết tiền thì về thó vài tên tù binh mang đi trả nợ và Phủ không may nằm trong danh sách ấy.
Vì điều này mà sau này Henry phát điên lên đập thằng kia ra bã nhưng chuyện đó nói sau.
Mấy tay thương nhân bị kẹt ở Avezzano vì c·hiến t·ranh sau khi được thông đường thì lượn ngay, ở đây thêm chắc phá sản hết.
Phủ cũng bị cuốn theo dòng người này, hắn bị kéo đến Pescara.
Ở đây một lần nữa hắn bị tay chủ nô bán lại cho một chủ tàu người Byzantium làm nô lệ chèo thuyền.
Phủ phải sống trong hầm tàu ẩm thấp, ăn những thức ăn chẳng phải cho người trong một thời gian dài.
Tất nhiên là hắn có phản kháng nhưng vì đói cũng như sức một người không thể chống lại số đông nên bị tẩn cho như tử sau đó vất vào cũi trên sàn tàu cho chịu nắng chịu mưa.
May phúc trong thời gian này hắn không có bị ốm bệnh gì nhưng sức khỏe phải nói là giảm sút nghiêm trọng vì thời gian dài b·ị b·ạo h·ành.
Nhiều lúc hắn định t·ự s·át biết đâu về Âu Lạc nhưng lại lo lắng về số phận của Sara, nàng hiện vẫn đang ở Roma.
Đến khi cảm thấy thằng nô lệ này đã ngoan, tên chủ cho hắn xuống chèo thuyền tiếp.
Sau bao nhiêu ngày lênh đênh thì thuyền cuối cùng cũng cập bến.
Phủ lại bị người ta xích tay xích chân đóng cũi mang đi bán.
Rất nhanh hắn lại tìm được chủ nhân mới.
Lần này là một tay địa chủ sở hữu trang trại khổng lồ.
Lần đầu tiên sau khi xuyên không Phủ được cầm lại cây cuốc