Vô Song Kiếm

Vô Song Kiếm - Chương 90: Tiên cơ võ khố




Chàng giật thót mình, ngầm vận khí đề tức quay lại nhìn, thì đã thấy từ một lùm cây từ xa ngoài mười trượng hai bóng người một đen một xanh vọt lại. Khi bọn họ đến còn cách ngoài một trượng chàng đã nhận ran gay, vị hắc y lão nhân là “Bôn Lôi Thủ” Khương Công Độ phái Không Động, và vị thanh y lão nhân kia chính là “Thần Tiễn” Vi Bất Phàm phái Hoa Sơn!







Chàng nghĩ ngay trong đầu: “Hừ! Hai lão này có mặt đúng lúc này cũng đủ thấy bọn họ đã sớm nghĩ đến chuyện không tham gia Đại hội Ngũ phái trên Quát Thương sơn mấy ngày trước đây. Nếu không thì bằng vào công lực thân pháp của bọn họ thì làm sao có thể đến đây cùng lúc với ta được chứ! Vậy là bọn họ đã không nghĩ đến sự an nguy của bổn phái mà chạy đến đây để đoạt “Tiên Cơ Võ Khố”, hừ... Không nói cũng biết, hai lão gian này tất...”







Chàng nghĩ đến đó đã thấy “Bôn Lôi Thủ” Khương Công Độ tiến về phía mình mấy bước nói :







- Gã tiều phu kia, lời ngươi nói vừa rồi có thực hay không?







Chàng cố làm ra vẻ kinh ngạc, không hiểu câu hỏi nói :







- Cái gì mà thực với không thực?







“Hoa sơn Thần Tiễn” Vi Bất Phàm cười nói :







- Ý vị này hỏi là lời ngươi nói vừa rồi với lão già kia có đúng thật không?







Chàng trương mắt nhìn vẻ ngạc nhiên nói :







- Đúng!







“Bôn Lôi Thủ” Khương Công Độ trầm ngâm một lát, đột nhiên tiến nhanh lên hai bước xuất trảo chộp vào vai chàng, trừng mắt quát :







- Gã tiều phu, ngươi không lừa đó chứ?







Chàng cũng như đã lường trước tình thế có thể xảy ra, nhất quyết giả vờ đến cùng, lúc ấy thấy bị chộp vào vai không hề dung tí công lực kháng cự, lại làm run toàn thân lên như sợ hãi nói :









- Lão trượng, ngài... định làm gì thế?







Hoa Sơn Thần Tiễn cười đưa tay ra ngăn lại, nói :







- Khương huynh, hắn ta không dám nói dối đâu, hãy buông hắn ra đi!







Bôn Lôi Thủ buông tay ra, nhìn lão ta cười hỏi :







- Vi huynh định thế nào bây giờ?







- Ý Khương huynh?







Bôn Lôi Thủ đảo đôi mắt mấy vòng, đột nhiên tung người chạy nhanh xuống núi đồng thời cười lớn nói :







- Khương mỗ này quyết định đến Hồ Bắc một chuyến, cáo từ!







Hoa Sơn Thần Tiễn cũng không để chậm chân liền tung người vọt theo ngay...









Chàng đưa mắt nhìn đến khi bóng hai lão già biến mất hẳn sau hẻm núi mới nhún mình lao xuống núi, nhưng ngược chiều lại với hai lão già kia, phí chàng chạy xuống chính là xuống thạch động có một khối nham thạch (hình đầu rồng) đã lăn xuống đó.







Lúc ấy trong đầu chàng nghĩ rằng, vị nào đã ký họa lại trong tấm da lừa, “Tiên Cơ Võ Khố” hình đỉnh núi này là đầu rồng, tất phải đứng từ xa mà nhìn. Vậy thì nếu tìm ra chỗ đó tất sẽ gặp điều thú vị!







Chàng xuống đến thạch động nhỏ, mắt nhìn quanh thì thấy đúng như lão già nói có rất nhiều khối đá tròn nhẵn chừng như được gọt đẽo công phu, chàng dừng chân lại trên một hòn đá tròn nghĩ chưa ra những hòn đá này là do thiên nhiên tạo ra hay do con người làm nên? Và nó dung để làm gì? Có liên quan gì đến chuyện “Tiên Cơ Võ Khố” hay không?







Chau mày suy nghĩ hồi lâu vẫn chưa thông, lúc ấy ngước mứt nhìn lên đỉnh núi, không thấy có gì là giống đầu rồng...! Chàng lại nhảy tiếp đổi hướng sang một hòn đá khác lại ngước mắt nhìn lên, vẫn không phải là đầu rồng! Cứ vậy chàng thay đổi góc độ nhìn từ những hòn đá tròn kia!







Không biết đã thay đổi góc nhìn bao nhiêu lần, cuối cùng chàng đứng trên một hòn đá cũng trộn lẫn như vậy có lớn hơn nhiều, thì :







- Ồ! Đây rồi, đầu rồng đây rồi!







Từ đấy chàng ngước mắt nhìn lên đỉnh núi thì thấy rõ hình đầu rồng giống y như hình vẽ, nhưng chỉ có điều lúc này chỉ còn một chiếc sừng.








Lúc ấy chàng ngồi nhắm mắt vừa nghỉ mệt vừa nghĩ xem con đường vào nơi giấu “Tiên Cơ Võ Khố” là đâu?







Suy nghĩ một lúc thật lâu vẫn chưa tìm ra manh mối, lúc ấy đã quá Ngọ, mặt trời lên cao chiếu sáng cảnh vật, chàng nghĩ cứ đi một vòng xem xét biết đâu có thể phát hiện ra đầu mối gì...







Chàng lại nhảy từ phiến đá này sang phiến đá khác, đầu óc suy nghĩ mông lung, đột nhiên chân chàng chạm đến một phiến đá thứ mười một, mắt chàng sáng lên, dừng chân lại nhìn chằm chằm xuống phiến đá hồi lâu, rồi quay người nhảy trở lại phiến đá vừa rồi, nhìn xuống mặt đá như lúc nãy, trong lòng thoáng mừng run lên :







- A... đây rồi, bàn cờ... Ôi, bàn cờ... ta đã tìm thấy rồi...







Thì ra lúc đầu trời âm u chàng lại nóng vội nhìn núi hình đầu rồng nên không quan sát cẩn thận những phiến đá này, lúc này mặt trời lên cao sáng tỏa cả vùng rừng núi, lại thêm có sự chú ý, liền phát hiện ra trong những phiến đá tròn này thoáng nhìn thì không thấy gì khác từ kích thước đến hình dạng, nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy ngay có sự khác biệt về màu sắc.







Chàng nhảy quanh một vòng thì thấy đúng là hai mươi phiến đá, trong đó có mười phiến màu trắng và mười phiến chỉ hơi ngã màu xám thôi chứ không phải màu đen như trong bàn cờ. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì làm sao lại có thể kiếm có ra đá đen mà lại lớn như vậy chứ! Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là một bàn cờ vĩ đại!







Chàng lại quan sát tiếp thì lại thấy những quân cờ này sắp xếp không phải lộn xộn như ban đầu chàng đã nghĩ, mà hoàn toàn đúng như sự bố trí các quân cờ trong “Tiên Cơ Võ Khố” họa đồ trên da lừa, phát hiện ra điều này chàng sung sướng tuột độ nhảy cẫng reo lên, rồi tuân theo thứ tự từng bước cờ một, vừa nhảy theo quân cờ (phiến đá) vừa đọc lớn :







- Một, đen, “Khai cục, quải hữu trượng giác”.







- Hai, trắng “Đại đế”.









- Ba, đen, “cản”.







- Bốn, trắng, “đại cục”.







(Những thế cờ trong loại cờ vi)







Chàng cứ như vậy, vừa nhảy vừa đếm vừa đọc tên các thế cờ cho đến phiến đá cuối cùng, thứ hai mươi. Lúc ấy nỗi vui mừng chợt tắt, vì tuy đã phát hiện ra điều lý thú này nhưng thật sự bí mất trong bàn cờ này là ở đâu? Tiên Cơ Võ Khố không thấy nơi nào?







Lại bế tắc! Lúc ấy mắt chàng chợt nhìn thấy một phiến đá thứ hai mươi mốt lớn hơn tất cả mọi phiến đá khác, trong đầu chợt nhớ ra :








- A! Đúng rồi! Lần trước cũng chính trong nước cờ thứ hai mươi mốt ta mới phát hiện ra điều bí mật của nó, há phiến đá thứ hai mươi mốt nằm lẽ bên ngoài này lại không liên quan gì sao! Không, nhất định là phải có mối liên quan, ta thử dùng nó đi nước cờ thứ hai mươi mốt như lần trước thử xem... ha ha...







Nghĩ đến đó chàng lại vui mừng lên, nhảy phắt tới phiến đá, đây là phiến đá lớn nhất dễ có đến ngàn cân. Chàng vội tụ chân lực vào hai tay đẩy xoay phiến đá sang một bên, liền đi lui mặt sau nhìn thì thấy, có ai đó đã dùng “Kim Cương chỉ lực” viết lên mặt đá như sau :







“Kẻ nào đẩy phiến đá này ra tất phải là linh cơ biến hóa đại tài. Xin hãy tự hạ thủ nước cờ kỳ diệu”.







Chàng đọc xong, bất giác bật cười lên, rồi ngẫm nghĩ vị tiền bối nào đây, hẳn là một người mê cờ! Rồi lúc ấy sướng như cuồng lên vận hết chân lực, đưa hai tay nâng bổng phiến đá lên, nhảy từng bước theo bàn cờ (mặt bằng trong động) rồi theo đúng thế cờ hai mươi mốt mà có lần chàng đã giải trong “Tiên Cơ Võ Khố” ở tấm da lừa, đến ngay đúng điểm “Vọng nhật” (một ô để đi quân cờ) liền đặt mạnh phiến đá xuống!







Ầm! Một tiếng vang cực mạnh, cả hang động lung lay, đất đá bắn lên như mưa, âm hưởng bởi tiếng động dội lại trong thạch động phải vài khắc sau mới dứt!







Chàng đưa tay phủi hết lớp đất bụi trên người, đột nhiên mắt sáng lên vừa kinh ngạc vừa vui mừng, phía trên vách động trước mặt đã hiện ra một hang nhỏ hẹp, miệng tối ngòm. Chàng nghĩ ngay :







- Há không phải tất cả mọi điều bí mật về Tiên Cơ Võ Khố nằm trong đó sao?







Rõ rang, chính nước cờ thứ hai mươi mốt này là “chìa khoá” mở cửa hang động ra, không còn nghi ngờ gì nữa chàng đã thành công!







Chàng đứng lặng người nhìn miệng hang động sững người giây lát rồi mới sung sướng hét lên một hồi, lát sau cất bước đi đến bên vách đá, nhún mình vọt lên, chân vừa chạm miệng hang cách mặt đất chừng năm xích, mặt chàng liền nhìn thấy vách động bên phải bốn chữ lớn, nét chữ như rồng bay phượng múa: Tiên Cơ Võ Khố.







Men theo hang động chàng dò dẫm tiến sâu vào bên trong, vách đá thật hẹp chỉ vừa để một người đi qua, không như những hang động khác trước đây có lần chàng đã vào là đường thẳng, mà hang động này lại dốc chếch lên. Càng vào sâu càng tối hơn, chàng phải vận nhãn lực lắm mới đi vào trong mà không bị vấp ngã, không khí rất lạnh lẽo, nặng nề như có mùi tử khí! Bất giác chàng thoáng giật mình, vọt hít vào một hơi thật sâu lấy lại thần khí tiến vào sâu hơn...







Lúc này đã không còn nhìn thấy gì nữa, chàng cứ quyết bám theo vách đá đi vào, đột nhiên vừa qua khỏi một khúc quẹo hẹp một vài tia sáng nhạt hắt lại.







- Ồ! Như vậy là hang phải có đường thông ra ngoài phía bên này!







Chàng nghĩ nhanh trong đầu, lại mừng khấp khởi bước nhanh thêm.







Ánh sáng càng lúc càng rõ hơn, khung cảnh bắt đầu thoáng rộng hơn, và cuối cùng chân chàng đặt vào một gian thạch thất khá rộng rãi, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt chàng khiến chàng đứng tim là trước vách thạch thất năm bộ xương khô trắng phếu trong tư thế ngồi nhập định!








Trước đây có lần chàng vào Mạc Can sơn động, và cả đời địa đạo đến vùng hoang mộ, lần nào chàng cũng gặp phải xác chết thối rữa ra, nhưng với cảnh này chàng đầu tiên chứng kiến, sau một hồi lặng người, chàng nghĩ: “Hẳn đây phải là hài cốt một vị cao nhân tiền bối Ngũ phái!”







Không khí lúc này vừa lạnh lẽo vừa trang nghiêm, chàng nhớ lại có lần nghe Nam Tiên Sắc Ma nói về chuyện luận kiếm của Ngũ đại kiếm phái trước đây hai trăm năm, trong đó có vị Chưởng môn “Hoa Sơn” là “Thiên Hạ Vô Địch Kiếm” Phòng Ngọc Cung và Chưởng môn Thiếu Lâm Hoàng Quang đại sư, là những nhân vật cao minh kỳ tài, bất giác trong lòng chàng sản sinh một sự tôn kính trước các hài cốt này.







Chàng tiến lại gần hơn, thần sắc cung kính chắp tay thi lễ “họ”, khi ấy thấy trước mặt mỗi vị đều có đặt một chiếc hộp gỗ đã gần như mục nát hoàn toàn, có cái đã bày lộ ra bên trong là cuộn da...







Chàng tuy trong lòng vui mừng hớn hở, nhưng lúc này tuy các vị tiền bối kia chỉ còn là những bộ xương khô, chàng vẫn nhận ra sự tuy vũ toát ra từ tư thế ngồi của các bộ xương, điều này khiến chàng nghĩ không nên thất lễ!







Qua kinh nghiệm lần trước trong Mạc Can sơn chàng không dám mở những chiếc hộp ran gay dù đã biết bên trong ắt là những pho bí kíp võ học cực hiếm trên đời.







Chàng vận nhãn đưa nhìn quan sát xung quanh mình một lượt khắp trên các vách đá, hốt nhiên phát hiện tiếp sau lưng chàng trên vách đá có rất nhiều hang chữ không rõ rang lắm, liền bước nhanh tới đưa tay phủi đi lớp bụi trên mặt, thoáng thấy rõ những hang chữ này được dùng “Kim Cương chỉ lực” viết lên rằng :







- Năm chúng ta giao ước ngày mồng một tháng hai năm giáp thìn luận kiếm tại Ngũ Long sơn này, qua bốn đêm tỷ kiếm bất phân thắng bại, bèn bãi chiến mỗi người tự ngồi một góc tập trung tư tưởng, suy nghĩ tìm ra phương pháp phá giải tuyệt chiêu của đối phương. Tiếp ba đêm tỷ kiếm vẫn chưa có ai đề ra được phá chiêu giải pháp.









Lúc ấy, năm chúng ta nhân vì khổ tâm suy nghĩ tận lực thi thố đến gần như tổn thần kiệt sức, lại nói kể đến hai vị Chưởng môn Thiếu Lâm và Hoa Sơn sau khi một đêm thức trắng suy nghĩ, sáng ra thì đầu tóc bạc trắng! Lúc ấy tất cả chúng ta đều vừa kinh ngạc vừa phiền muộn vô ngần, cảm thấy đời người như giấc huyền mộng ngu muội đắm chìm trong danh vọng quyền uy thử hỏi được gì? Tất cả rồi cũng tan vào hư vô mà chẳng hề tìm thấy an lạc. Cừu, hận, ân, oán lúc ấy được giãi bày, năm chúng ta đồng tâm hợp ý nhất quyến không tranh đoạt lợi danh, và cùng nhau trong hang động này quy ẩn. Qua vài ngày sau quyết định phong bế thạch động nhập tịch (chết toàn thân) tuy nhiên nhân cảm nghĩ để sở học tuyệt luân biến mất trong thiên hạ cũng đáng tiếc, nên đã chế ra Tiên Cơ Võ Khố phát ra bên ngoài.







Kẻ hậu nhân nếu hữu duyên may vào thạch động này, có thể tuỳ tâm hỷ lạc thủ dụng mà nghiên cứu. Bằng như hành thiện hành ác năm chúng ta thật không có lời tiên cáo, hậu nhân theo lương tri mà lựa chọn vậy!







“Côn Luân” Đạo Chân Tử.







“Thiếu Lâm” Hoàng Quang đại sư.







“Võ Đang” Bạch Mi chân nhân.







“Hoa Sơn” Phòng Ngọc Cung.







“Không Động” Cổ Thư.







Đồng cẩn thư.







Cửu thiên, nhị nguyệt, giáp thìn.







Chàng đọc xong những hang chứ ấy trong lòng cảm khái vô cùng, cứ đứng trầm mặc hồi lâu. Cuối cùng đi quanh một vòng xem xét kỹ lưỡng, khi thấy điều gì cơ mật nữa mới đến trước năm bộ xương khô cung kính thi lễ. Thoạt lần lượt giở từng chiếc hộp lấy ra những pho bí kíp được viết lên trên những cuộn da lừa hoặc bằng giấy. Chàng đọc sơ qua thấy đó là năm cuốn bí kíp tuyệt học độc môn của Ngũ đại kiếm phái như sau: “Ưng Bang Phi” kiếm phổ của Võ Đang Bạch Mi chân nhân, “Thiên Nguyên Nhất Kiếm” của Côn Luân Đạo Chân Tử, “Kình Thiên Nhất Kiếm” của Hoa Sơn Phòng Ngọc Cung, “Nhất Kiếm Giải Thiên Sầu” của Không Động Cổ Thư và cuối cùng làm cho chàng để tâm chú ý nhất là “Càn Khôn Nhất Kiếm” của Thiếu Lâm Hoàng Quang đại sư.







Trong tất cả năm võ học bí kíp thì hầu thư đều có hình vẽ minh họa rõ rang từng chiêu tức và lời ký giải, chỉ có điều là bên trong thỉnh thoảng nhiều lời kiếm quyết huyền ảo thâm diệu mà chàng đọc không thể hiểu ra được. Chàng gói tất cả rồi cẩn thận đút vào bên trong ngực áo, lúc này trong lòng chàng ngoài sự vui sướng tột độ còn là một cảm giác nặng nề buồn tẻ.







Chàng nghĩ: “Ta cuối cùng đã đắc thủ được năm pho bí kíp kỳ học hiếm có trên đời này, nhưng thực ra thì dùng nó để làm gì chứ?”







Những lời khuyên trên vách đá cứ như chờn vờn một cách rõ ràng trong đầu chàng :







- Chà! Chẳng lẽ để đoạt được địa vị tối cao “Thiên Hạ Vô Song Kiếm Khách” ư...?







Chàng thở dài mấy cái, lòng từ vui chuyển qua nặng trĩu, u sầu, chàng lặng người đi giây lát, thoạt thi lễ năm hài cốt của các bậc cao nhân tiền bối lần cuối mới đứng dậy trở ra. Nhưng vừa đi được mấy bước chợt nghĩ chẳng lẽ lại cứ để năm bộ hài cốt này như vậy? Không thể đành lòng, nghĩ rồi chàng quay lại đưa mắt nhìn lên thạch động thấy có treo một vật gì, liền hảy vọt lên đu người vào cột thạch nhũ vận nhãn chú nhìn thì thấy đó là một thanh kiếm rỉ, thân kiếm cắm sâu vào đỉnh động đến hai xích, kề bên có viết mấy chữ: “Trước khi ra khỏi động, xin hãy giật thanh kiếm này xuống”.







Như vậy rõ ràng bọn họ đã có chuẩn bị điều gì rồi đây, chàng không dám sơ xuất như những lần trước trong Tuyệt Cốc động Mạc Can, nên với tay giật mạnh một cái là cả người vót lướt nhanh tránh sang bên, dùng hai tay bám vào một vách đá.







Ầm.. ầm.. ầm... đất đá đổ xuống dữ dội bụi bay mù mịt, phải đến một khắc sau mới yên tĩnh trở lại, chàng nhảy người xuống đã thấy đống đá lấp cao mấy xích trong thạch động chôn vùi đi năm bộ xương khô kia, thì ra các vị tiền bối đã nghĩ đến điều này...







Chàng yên tâm quay người trở ra, lần này đi trở ra hang động nhanh hơn nhiều với lúc vào vì chàng đã quen với bóng tối, chàng chỉ vừa ra được hơn nửa đường đột nhiên tai nghe hai tiếng rú thảm thiết vọng lại từ bên ngoài như đang có người lâm nguy tính mạng,không chần chừ một giây liền chạy như bat vọt ra cửa hang, chân vừa ra khỏi cửa hang đã khựng người lại biến sắc mặt khi chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp!







Nguyên lúc ấy thấy Đông Kiếm mặt đầy sát khí đứng lãnh đạm bên hai tử thi lão ta vừa hạ sát đó là “Hoa Sơn Thần Tiễn” Vi Bất Phàm và “Bôn Lôi Thủ” Khương Công Độ!







Đông Kiếm vừa thấy chàng liền cười hăng hắc nói :







- Tiểu tử Hoàng Bác kia, ngươi biến thành tiều phu từ bao giờ? Ha ha ha... ngươi chỉ qua mắt được kẻ khác chứ sao qua mắt nổi khỏi lão phu...! Ha ha ha...