Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 137: Đường 1




“Năm 185 sau công nguyên, sử sách Lạc Tiên giới gọi Đại Nam nguyên niên, là một năm đầy biến động.

Đầu năm, triều đình Lạc Dương đột ngột thành công nghị hòa với giáo hội Thái Bình sau 1 năm tranh đấu. Hán đế Lưu Hoành ban chiếu phong giáo chủ Trương Giác là Thái Bình Thượng Tiên, công nhận Thái Bình giáo là Hán triều chính giáo, ngang hàng với Phật, Đạo, Nho.

Cuộc khởi nghĩa khăn vàng từng quét đãng khắp cương thổ Hán triều, nổi lửa khắp cả Trung Nguyên đến nay bước sang một giai đoạn mới.

Những thủ lĩnh Khăn Vàng phái chủ chiến trốn vào nơi hoang dã núi non đầm bãi hiểm trở, đều tự xưng Thái Bình chính thông, hành sự bá đạo, khét tiếng một phương, kéo dài 15 năm, khiến cho nhiều nơi hóa thành đất dữ, cấm khu đối với cả người thường lẫn quan binh...”

“Khò, khò, khò!”

“Trò Tống Văn Minh, liệt kê cho tôi một vài cấm địa tiêu biểu vào thời điểm đó”

- Ánh mắt của nữ giáo viên hướng về phía tên học trò mang theo nụ cười không hiện chút ý vui mà thâm tàng đáo ý sắc lẹm nguy hiểm.

“Ái ZAAAA Wah!”

Tống Văn Minh đang say giấc nồng, bị thằng bạn nối khố cùng bàn đạp chân đau điếng bật dậy hét lên lại thấy vành môi của giáo viên cong như liềm cứa cổ lia thẳng về phía mình thì tê người lạnh run.

Thằng bạn nối khố tiễn Phật tiễn tới Tây Thiên, nó cúi mặt nói lầm bầm nhắc bài với âm lượng chỉ đủ trong bàn với nhau nghe, quả là một người tốt.

Tống Văn Minh dõng dạc đáp:

“Sinh mệnh cấm địa, yêu tà trú ngụ, thần phật khó gần, chúng sinh lui tránh!

VÍ NHƯ

Lương sơn Thủy bạc, Ngũ Nhạc Kiếm sơn, Thiếu Lâm Tung sơn, Quang Minh đỉnh, Hắc Mộc nhai,

Bất Tử sơn, Thái Hư cổ khoáng, Thần khư, Tiên lăng, Táng Thiên đảo, Cốt Long kéo quan tài,...”

Càng đọc, Tống Văn Minh càng cảm thấy không đúng:

“Mình mặc dù mỗi đêm thức khuya chuyên cần luyện thanh muốn làm chiến ca sư nhưng dường như còn chưa đến trình độ nói mấy chữ đã có thể khiến cho cả lớp run bần bật như bị quăng mấy chục quả ma pháp hàn khí vào người!

Thậm chí mạnh như cô Hạnh cũng bị ảnh hưởng!

Chẵng lẽ... chẵng lẽ ta đã chạm tới cảnh giới chân ngôn tái hiện, vừa rồi nói mấy chữ liền đem khí tức hôn thiên ám địa của sinh mệnh cấm khu tái hiện nhân gian???

Chẵng lẽ ta thật sự là trời phú chiến ca thánh sư???!!!”

“Xin lỗi em, có lẽ tôi nói không rõ câu hỏi”

- Nữ giáo viên nhanh chóng trấn áp nổi buồn hàm, bình tĩnh đưa ngón tay lên không khí viết lại rõ ràng câu hỏi rồi quạt bàn tay thổi đến trước mặt đứa học trò đang ngây ra như phổng, vành môi nàng thu đao vào lại vỏ, giọng nói cũng tăng thêm mấy phần ấm áp:

“Hỏi lại Lạc Tiên xem em đúng được mấy phần”

Tống Văn Minh thả lỏng cả người như được ân xá, vâng vâng dạ dạ rồi nhanh chóng dùng ý niệm câu thông hệ thống toàn dân của Lạc Tiên giới, sau đó...

Cả lớp tiếp tục ngồi học trừ một người đứng học.

“Hắc sơn, Thái sơn, Bạch Ba sơn, Lương sơn, Long Xà sơn, Thiếu Hoa sơn, Cảnh Thất sơn, Định Quân sơn,...”

- Tống Văn Minh vừa đứng vừa lẫm nhẫm trong đầu cho quên nỗi sầu bi vì bị bắt ở lại kiểm tra miệng sau tiết học nếu không muốn mời phụ huynh.

Ngoài ra hắn còn phải phân thần tiếp tục nghe giáo viên giảng bài nếu không muốn tên mình xuất hiện 2 lần trong sổ đầu bài:

“Những giáo chúng Thái Bình đồng ý nghị hòa đã tuân theo giáo dụ của Trương Giác trước khi quy ẩn là tiếp nhận chiếu di dân của Lạc Dương.

Họ rời đi chốn tang tóc để tránh bị xâu xé đàn áp nô dịch lần nữa bởi thế gia Trung Nguyên hoặc tàn đảng phe hiếu chiến lúc này đã trở thành giặc cướp.

Hàng trăm ngàn người không chút tài sản chỉ có manh áo rách và lương thực lều xe do đội ngũ cứu trợ cung cấp, lũ lượt dẫn nhau vượt Hoàng Hà rồi qua Trường Giang đến Giang Nam chỉ trong vòng không tới 5 tháng.

Phần lớn trong số họ vốn chẵng phải người Hà Bắc, vào 1-2 năm trước đó đã theo lời hiệu triệu của Trương Giác, trèo non lội suối ngàn dặm tụ về tổng đàn Trác Lộc, với niềm tin rằng họ có thể cùng nhau ‘đổi trời’, nay lại phải đi một chặng đường dài không kém lúc đầu với mục tiêu rõ ràng và đơn giản là xây dựng một quê nhà mới bình yên.

Phong trào di dân từ Bắc xuống Nam này diễn ra một cách ồ ạt trong khoảng 10 năm và chỉ bắt đầu suy yếu khi sắc lệnh ngăn cấm xuôi nam được ban ra từ đô thành Hậu Hán là Kiến Nghiệp vào năm Hán Hiến Đế Kiến An nguyên niên, tức 195 sau công nguyên.

Theo sử gia đời sau ước lượng, trước cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng, khu vực phía Tây của Ba Sơn và phía Nam của Trường Giang, có dân số vào khoảng 5 triệu người theo tỉ lệ xấp xỉ 5 bản địa: 3 Hán hóa bản địa: 2 gốc Hán bản địa hóa.

Tỉ lệ này bị biến đổi nghiêng trời lệch đất khi đợt di dân đầu tiên và cũng là đợt di dân có quy mô lớn nhất trong suốt 10 năm sau đó tràn vào phương Nam.

Theo tư liệu tái dựng lại vào những năm Kiến An đầu tiên dựa trên những di cảo ít ỏi tồn lưu sau sự kiện lửa lớn đốt Lạc Dương, Hán triều ghi nhận đã có hơn 70 vạn người Trung Nguyên theo sự bảo trợ của Bình Nam Tướng Quân Hoàng Hùng tiến đến Kinh Châu và Dương Châu.

Theo số liệu thống kê của Đại Nam Đồng Minh Hội, gọi tắt là Hội Đồng, thành viên sáng lập chủ chốt của Lạc Tiên Giới Hội, trong 2 năm đầu của khởi nghĩa Khăn Vàng, đã có 1 triệu 532 ngàn người tị nạn leo qua Ba sơn hoặc vượt qua Trường Giang tiến vào phạm vi kiểm soát của Hội Đồng, gọi tắt là liên minh, trong đó đa phần là tự phát.

Lượng dân di cư khổng lồ vượt qua 30% dân số của liên minh khiến cho những nổ lực tái cơ cấu nền kinh tế và ổn định xã hội của Giang Nam 3 Minh Hội, tiền thân của liên minh, gặp phải thách thức lớn lao đầu tiên từ khi hình thành vào 8 năm trước.

Tình hình biến động trước mắt thúc đẩy sự đoàn kết thống nhất của các thế lực quân chính đứng đầu trong xã hội liên minh thời điểm đó và Đại Nam Đồng Minh Hội chính thức được thành lập, đặt viên gạch nền cho sự ra đời của thể chế chính trị xã hội dân chủ tự do thành công nhất của Lạc Tiên giới kể từ sau mạt thế-tân sinh kỷ”

Nữ giáo viên dừng giảng bài, hướng về phía học sinh đang giơ cao tay hỏi:

“Sharapova. Em có gì muốn nói?”

“Thưa cô, Donald buồn đi vệ sinh mà không dám nói!”

Nữ học sinh tinh quái nhoẽn miệng chỉ đứa cùng bàn:

Cả lớp: “...”, trong lòng thì: “Chuyện bình thường lớp 2-B Mầm Giáo Titan”.

Giáo viên liếc mắt sang đứa học sinh đang nhăn nhó che hai tay lên cái bụng hình bánh bao của mình:

“Donald, em lại ăn quá nhiều quà vặt trước cổng trường phải không?

Đi lẹ đi, nếu mệt thì đi xong sang phòng y tế luôn!

Lát nữa cô sẽ xuống phòng y tế thăm em”

Sau đó quay sang cô học trò có bộ tóc vàng kim:

“Còn vấn đề gì nữa không Sharapova?”

“Dạ bạn học sinh mới dường như có câu hỏi!”

Sharapova chỉ tay sang một cô bé có vẻ nhút nhát ngồi cách mình 2 bàn, tay còn lại vẫn giơ cao như thể nàng có thể nói lên suy nghĩ và ước mong hiện giờ của tất cả mọi sinh vật trong lớp bao gồm luôn con thằn lằn trên đầu nàng.

Giáo viên hít sâu một hơi cố trấn áp lại cơn xúc động muốn cho cái tên Sharapova vào ngồi bên cạnh cái tên Tông Văn Minh, bước đến chỗ cô học sinh nhút nhát, đặt bàn tay ấm áp lên bờ vai run run của nàng, ôn tồn hỏi:

“Rachel, em có câu hỏi sao?

Cứ mạnh dạn nói ra! Cô nghe đây!”

“Thưa... thưa cô, em... em không biết mạt thế-tân sinh kỷ là gì?

Cô có thể giảng thêm cho em nghe không?”

“Xời! Có zậy cũng không biết!” Một nhóc con đeo kính cận tóc hếch lên ngầu như cầu thủ bóng đá nhã một cú hat trick thần thánh.

“Dạ em biết thế nào bạn Công Đằng Tân Nhất cũng nói như vậy mà” Sharapova tay giơ cao, mắt to tròn hồn nhiên, một tay che miệng cười hí hí.

Sau đó sổ đầu bài tụ đủ 3 vị phước-lộc-thọ ngồi chơi chung.

Cả lớp: “...”, trong lòng thì: “Quả không hổ là tam tài của lớp 2-B Mầm giáo Titan. Toàn lớp lễ bái!!!”

“Không có gì phải e ngại cả Rachel.

Kiến thực là vô hạn, có cái em biết mà chắc gì trò Kudo đã biết phải không?

Về vấn đề của em thì nó khá rộng mà lại hơi xa so với bài học hôm nay, nên để cuối tiết cô giải đáp nhé!

Đồng ý không?”

- Nữ giáo viên đem mấy chữ [mạt thế-tân sinh kỷ, Rachel Moore] đính khung vào một góc màn hình trên bục giảng lại bổ sung thêm một đám ký hiệu mặt cười vây quanh như để đảm bảo mình sẽ không quên vào cuối tiết học.

Cô bé nhút nhát nhìn những ký hiệu nọ thì môi hơi nhoẽn lên như đang bắt chước học theo, lấy được mấy luồng tự tin nói:

“Vâng thưa cô!”

Nữ giáo viên gật đầu cười với cô bé rồi quay sang tên nhóc con 4 mắt ngầu lòi, kẻ không hề tỏ ra chút ủ dột hay hối hận nào như 2 đồng bạn trong sổ đầu bài còn lại:

“Em cho tôi biết,

Trước tình hình biến động cơ cấu dân số do hệ quả của khởi nghĩa Khăn Vàng,

Đại Nam Đồng Minh Hội đã làm gì để ứng đối?”

Thằng nhóc bật mode super cool, đầu hơi cúi, tay đẩy nhẹ gọng kính:

“Trước hết phải nói khi đó Đại Nam Đồng Minh Hội chưa thực sự được thành lập!”

Trong sự ngỡ ngàng của cả lớp và sự chăm chú của giáo viên, thằng nhóc tiếp tục:

“Việc dân cư phía bắc Trường Giang và Trung Nguyên di chuyển ồ ạt xuống phía nam Trường Giang bắt đầu vào khởi nghĩa Khăn Vàng năm 184 sau công nguyên.

Nhưng mãi đến mùa xuân năm 185 sau công nguyên thì Giang Nam 3 Minh Hội mới chính thức hợp nhất các thế lực thân lãnh tụ để thành lập nên Đại Nam Đồng Minh Hội.

Nói thân lãnh tụ cũng không đúng lắm vì khí vận chi tử của thế giới chúng ta, cũng chính là vị lãnh tụ em đang nhắc đến, chưa từng công nhận điều này.

Kỳ họp xuân thường niên cuối cùng của Giang Nam 3 Minh Hội năm đó cũng là kỳ họp đầu tiên của Đại Nam Đồng Minh Hội đẩy mạnh sự đoàn kết thống nhất các lực lượng trong nội bộ liên minh gồm thế gia, thương hội, học phái.

Thông qua đó, Hội Đồng sơ bộ tẩy rữa chính quyền mục nát cổ hủ thân Hán lụy Nho của chế độ củ, tiến thêm một bước trong việc sửa sang lại các khía cạnh quân sự-chính trị-kinh tế-văn hóa của liên minh, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ban bố áp dụng các chính sách cách tân nhằm ứng phó với thay đổi lớn trong cơ cấu dân số, biến thách thức khó khăn thành cơ hội vươn mình.

Các chính sách hữu hiệu nhất phải kể đến như:

Phổ biến mở rộng hình thức Hợp Tác Xã Công Nông. Các mô hình kinh tế thủ công nghiệp hoặc nông nghiệp tập trung chuyên môn hóa được hình thành trên khắp phạm vi liên minh. Họ được điều hành bởi Hội Đồng theo hình thức giao khoán nhiệm vụ với tổ chức quản lý dân chủ do chính họ lập nên gọi là Hội Đồng Nhân Dân Hợp Tác Xã. Nhờ đó vừa góp phần điều hướng sản xuất ổn định nguồn hàng hóa và giá cả cho liên minh, vừa tạo điều kiện an gia và hòa nhập với cuộc sống mới cho di dân từ phương Bắc tới cũng như những tá điền, nông nô nghèo được giải phóng khỏi chế độ nô lệ đang ngày một tiêu biến trong phạm vi liên minh.

Bãi bỏ quy chế hình ngục nặng nề ác độc do Lạc Dương áp dụng trước đây tại xứ thuộc địa của Hán triều sang hình thức giáo dục lao động cổ vũ nhân tính sửa đổi mà theo các tông sư tâm học lý thuyết đời sau gọi là ‘cuộc thử nghiệm phổ biến tu tâm đầu tiên’. Các hình thức trại cải tạo tâm hồn mọc lên như nấm tại đất Sở và đất Ngô như những bức tường thành tâm linh ngăn cản lời xui khiến của ma quỷ sinh ra từ nhiều năm biến loạn ở Trung Nguyên, trì hoãn thời gian để nhưng di dân mang trong mình quá khứ u ám có càng nhiều cơ hội cải tạo bản thân, tiếp thu tư tưởng mới, sẵn sàng cho cuộc sống hòa nhập.

Một trong những cơ hội được sử gia đời sau đánh giá cao nhất chính là cuộc vận động [Di dân Nam Trung, ngựa phi tây thiên] và [Di dân Linh Đài, buồm lộng đông hải] do Hội Đồng phát động vào cuối năm 185 và kéo dài đến mãi 20 năm sau đó.

Nói đến 2 cuộc vận động này phải kể ra kỳ họp mùa thu đầu tiên của Hội Đồng sau khi thành lập.

Vào kỳ họp ấy, nhiều chính sách được đưa ra tập trung vào việc bảo vệ lợi ích của dân bản địa được củng cố thêm.

Ví dụ như đề cao quyền lợi tự chủ và đặt trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên lên vai các cộng đồng định cư nơi núi rừng hoang dã, từ đó gián tiếp mở rộng phạm vi chủ quyền lãnh thổ của họ;

Hay như việc thành lập đoàn văn công của Hội Đồng, đem truyền thống văn hóa và tư tưởng tiến bộ lan truyền, gián tiếp sàng lọc và bảo tồn bản sắc tốt đẹp của các dân tộc cũng như học phái trong liên minh.

Ngoài ra còn nhiều chính sách với hướng giải quyết khác nhưng mục đích tương tự, đều là nhằm bảo tồn bản sắc của các cộng đồng bản địa, giảm thiểu âm thanh phản đối của họ đối với việc tiếp nhận những người di cư từ phương Bắc, mang theo tư tưởng và truyền thống khác biệt.

Trong rất nhiều chính sách như vậy, tạo ra bất ngờ và mang tính đột phá cấp tiến nhất thì phải là 2 đề án được đưa ra trong kỳ họp bất thường tổ chức ngay trong nửa cuối của mùa thu năm 185.

Đề án đầu tiên được ghi nhận với danh hiệu ‘nạo sông’, là hành động quân sự công khai quy mô lớn đầu tiên của Đại Nam Đồng Minh Hội nhằm vào u ác tính trong cương vực của liên minh là tổ chức khủng bố bất trị Ô Giang hội, những kẻ đang kiểm soát phần lớn quận Cối Kê, chặn ngang giữa đất Ngô và đất Âu Lạc.

Sự thành công của đề án này chính là khởi đầu cho việc tái định cư cộng đồng dân miền núi phía đông Ngũ Lĩnh như Mân Việt, Sơn Việt, Cửu Lê,... xuống đồng bằng, từ đó đẩy mạnh phát triễn kinh tế thương mại biển ở vùng eo biển Linh Đài nằm giữa biển Dương Châu và vịnh Âu Lạc, làm tiền đề cho phong trào [Di dân Linh Đài, nhìn khắp đông hải] sau này.

Đề án thứ hai mang ý nghĩa quan trọng hơn nữa vì ngoài việc thúc đẩy ổn định nội bộ, phát triễn kinh tế liên minh thì nó còn mở rộng ra cánh cửa giao thao văn hóa quốc tế của chủ tinh Lạc Tiên giới, cũng bởi vậy mà được Lạc Tiên Giới Hội xem như mốc lịch sử quan trọng đầu tiên trong tiền trình thành lập của mình.

Đề án ấy trong sử sách Lạc Tiên giới thỉnh thoảng được gọi với danh hiệu [Tây hành] hoặc [Tây phương hành lộ] hay [Đường đi phương Tây] thay cho [Mạng lưới tứ giác kinh tế đường bộ Đông Nam Á lục địa] như trong chính liệu của Hội Đồng ghi chép bởi vì đề án ấy mở đầu với việc tạo dựng nên một con đường dài hơn 1500 km băng xuyên rừng núi từ Nam Trung tới...”

(P/s: cố tình để trống cho các thánh đoán)

- ------------

Nam Trung đêm đầu đông, không khí lạnh từ thảo nguyên phương Bắc muốn đến được nơi đây trước là phải gặp Ba Sơn cản lại, sau lại phải vượt qua ngàn dặm Thục Xuyên khúc khuỷu, khó như lên trời.

Nhưng không phải vì thế mà mùa đông ở rừng núi Nam Trung không lạnh.

Đối với phiên dân bản địa đã sớm ăn quen khí hậu từ lúc lọt lòng thì chẵng có gì, nhưng với những vị khách lần đầu tới thăm thì quả thật là một nổi kinh dị.

Rừng núi Nam Trung mọc um tùm cây cối già cỗi như tồn tại từ thuở Hồng Hoang đến tận bây giờ, ban ngày có mặt trời cao chiếu nắng vàng còn đỡ, những vào đêm thì sương mù dày đặc như bóng ma trong cơn mộng mị bủa vây lấy những vị khách đường xa.

Trong cái khung cảnh hoang vu man dã ấy, con người có lẽ là giống loài duy nhất trên tinh cầu này có thể chủ động đối kháng.

Một đốm lửa văn minh mọc lên giữa rừng già, soi sáng mười mấy mái lều bố trí ngăn nắp chung quanh.

Trước đống lửa là một người gác đêm đang ngồi tĩnh tọa, đem giác quan của mình mở rộng ra 8 hướng.

Tay hắn cầm một que củi, từ từ di chuyển chầm chậm từng chút một theo mỗi nhịp thở.

Ấy là cách hắn tính toán thời gian.

“Wol-FHÚÚÚúúúuuuuuu!”

- Tiếng vọng từ nơi mỏm đá xa xa vang vọng đêm đen như muốn xông thẳng lên trời gọi trăng cao cũng không thể làm cho người gác đêm từ bỏ công việc của mình, hắn vẫn nhắm mắt thở đều, tay cầm que củi.

Từ trong một chiếc lều vãi bước ra bóng người lắc hông gãi ót ngáp:

“Lại tấu nhạc nữa.

Không muốn nghe mà hát hoài.

Giá mà đoàn văn công cũng sức trâu, à nhầm, sức sói như vậy”

Đêm không trăng sao, góc khuất ánh lửa, chẵng thể nhận rõ diện mạo của người này, chỉ từ âm sắc của tiếng nói có thể nhận ra được đây là một thanh niên trẻ tuổi độ chừng trên dưới 20.

Hắn quay đầu về một phương hướng mà trong trí nhớ là mỏm sói hú trong lời kể của dân địa phương, cũng là nơi người dẫn đường trong đoàn cảnh cáo họ không được tới một mình vì đó là chỗ cư ngụ của một đàn sói khá lớn, có tồn tại vua sói.

Đêm đen và rừng già che khuất tầm nhìn nhưng trong cặp mắt sáng tinh như sao Hôm sao Mai vẫn ánh lên sự tò mò và liều lĩnh không giống người thường.

Bổng lúc này, từ bên cạnh đống lửa trại, một giọng ồm ồm như hù ma bổ ngang dòng suy nghĩ của thanh niên nọ:

“Đầu Đá, chưa tới giờ đổi ca, vào ngủ đi!

Đừng làm phiền người khác!”

Thanh niên run người xoay eo, bẻ vai, hướng lại gần đống lửa trại, bước đi lạnh lợi né qua hết thảy cảm bẫy âm thanh từ lá khô củi mục, không gây nên bất cứ một tiếng động lớn nào.

Chẵng mấy chốc, hắn bất thình lình ngồi vào bên cạnh người gác đêm nhưng người gác đêm vẫn điềm nhiên nhắm mắt tĩnh tọa, dường như chẵng hề để tâm phản ứng, miệng chỉ khẽ tụng kinh:

“Vô kỷ luật dẫn đến thiếu ngủ, thiếu ngủ dẫn đến mệt mỏi, mệt mỏi dẫn đến sai lầm, sai lầm dẫn đến chết vô ích, chết vô ích cũng là vô kỹ luật”

“Trần thúc!!! Ngươi quá mức!!!”

- Thanh niên rít lên quái dị.

Trong một mái lều đột nhiên vang lên tiếng quở trách:

“Thằng khỉ nào hét to vậy?

Có để người khác ngủ không hả?”

Thanh niên quay sang hướng âm thanh phát ra lè lưỡi lêu lêu rồi quay mặt lại thì thấy người gác đêm mở mắt to thao láo nhìn mình trừng trừng như thể Hàng Ma Kim Cương chuẫn bị bắt quỷ.

Thanh niên nuốt nước bọt ừng ực rồi nở một nụ cười vui tính rồi làm động tác khâu mồm như hắn vẫn thường làm vào những lần xảy ra tình huống tương tự.

Người gác đêm từ từ nhắm lại mắt rồi quay mặt về phía đống lửa,

Thanh niên nhỏ giọng xoa xoa tay, gãi gãi ót lầm bầm:

“Đáng đời người trọc đầu!”

Nói đến đây nghĩ đến điều gì không hay ho lắm nên thanh niên lắc lắc đầu xua tan mấy thứ vớ vẫn bậy bạ rồi thở hắt ra, nhắm mắt tĩnh thần ôn lại bài học khi còn ở trong trường đào tạo Tự Vệ Quân.

Nhưng chẵng được mấy hơi thở hắn lại không kiềm được cơn thèm thoát chán, thế là mở miệng nói nhỏ:

“Trần thúc, ngươi cảm thấy chúng ta mất bao lâu dò xong đường?

Ta nghe mấy đứa nhỏ người Thái nói đường tới Thiên Trúc dài 10 vạn 8 ngàn dặm.

Trần thúc đừng hiểu lầm, ta không sợ đi đường gian khó, 10 vạn 8 ngàn dặm chẵng bằng 1 cú nhảy lộn vòng.

Chỉ là giấy chúng ta mang theo đủ vẽ hết bản đồ không?

Ta biết chúng ta chỉ là tiền trạm, nhưng đi chung với chúng ta cũng chỉ có 8 đội, tính cả chúng ta cũng mới 9 đội.

Nghe cấp trên bảo đợt sang xuân ‘nạo sông’ thành công sẽ có thêm mấy chục đội dò đường nữa đến hỗ trợ.

Mấy chục tức là không thể vượt quá trăm, tối đa 99.

Ta tạm coi như 99 đi, cộng thêm 9 cũng mới 100... à 108, vừa đủ một bộ Thiên Cương và Địa Sát.

Nhưng như vậy cũng không ăn ai a!

10 vạn 8000 dặm chia cho 108 đó cũng là... 1... 2... 3... 4...”

Một lát sau, khi người gác đêm xuýt nữa dừng việc di chuyển que củi vì mất tập trung vào việc thầm cảm ơn thầy dạy toán của thằng nhãi ngồi bên cạnh thì:

“1000 a!

Đúng, là 1000 dặm!

Mỗi đội bình quân phải vẽ bản đồ 1000 dặm.

Thật sự không đủ giấy a!

Trần thúc a, ngươi cũng biết Minh Hồng cô nàng kia là chúa keo.

Xuất thân Kinh Tương Hoàng thị mà đụng một tý là tiết kiệm này tiết kiệm nọ.

Ta bây giờ đã biết vì sao nàng bắt chúng ta tiết kiệm giấy vệ sinh.

Ta sợ đợi đến lúc nàng hết giấy vẽ bản đồ thì sẽ đánh chủ ý lên giấy vệ sinh của chúng ta a.

Đúng! Nàng nhất định sẽ làm như vậy!

Trần thúc a!

Ta thì không sao, ăn lông ở lỗ, à nhầm, sống chung với thiên nhiên từ nhỏ, lấy lá rừng sài tạm cũng được.

Nhưng đám anh em chỉ sợ không ổn...

!@#@!$!%#!!#”

“Hết ca của ta. Sau ca của ngươi là Chu béo!”

- Trần thúc nói xong đã lặng lẽ đi được nửa đường tới lều của mình.

Phía sau lưng, thanh niên định thần lại, ngước lên trời nhìn thấy một mảnh đen kịt, cúi xuống nhìn mặt đất phía trước chỗ Trần thúc ngồi chỉ thấy một cung tròn vẽ dang dở, xém nữa thì thành đường tròn, tựa như một cái bánh bị gặm mất mảnh nhỏ.

Thanh niên lầm bầm:

“Còn nói ta vô kỹ luật.

Chưa hết ca đã đi ngủ.

Ta nói chính là Trần thúc ngươi!

Kỹ luật sinh ra cứng nhắc, cứng nhắc sinh ra thiếu linh hoạt, thiếu linh hoạt sinh ra không linh động, không linh động sinh ra...

Mà nói chung là cuối cùng kỹ luật cho lắm cũng thành vô kỹ luật!

Hừ!”