Vén Áo

Chương 4




Phía sau từ đường Thẩm gia có một cửa hông, đi ra là một viện tử không lớn, trong viện trồng đầy hoa cỏ quý tươi tốt làm viện tử vốn ít người đặt chân vào có vẻ càng âm trầm tịch liêu. Xuyên qua vườn hoa là chính phòng, trên cửa phòng treo khóa đồng, chìa khóa ở trong tay gia chủ. Nơi này là nơi Kỳ Linh sư kỳ linh qua các thế hệ của Thẩm gia.

Trong phòng đặt một bàn sách, trên tường treo tranh chữ danh gia, hai bên là kệ sách xếp đầy sách cổ, nhìn qua chỉ là một thư phòng bình thường. Cách tấm mành bên trái, trên tường có bố trí ô vuông ẩn bên trong, mỗi ô vuông đều đặt một ngọn Dục Linh đăng.

Đặt ở chỗ trên cùng là đèn tục mệnh của Thẩm Trọng Y. Cho dù qua nhiều năm như vậy, quả tim bên trong đó dựa vào máu tươi Thẩm Nam Y nuôi cất vẫn sống như cũ.

Thẩm Nam Y vào từ đường từ cửa hông, dưới hành lang treo đèn lồng, trên bàn thờ trong chính đường đốt đèn trường minh, châm an hồn hương. Không ai trông coi từ đường vào ban đêm. Người ngoài không thể dễ dàng vào từ đường, ngay cả quét dọn ngày thường cũng là tự thân nàng làm hết.

Chính đường rất lớn, nơi ánh sáng chiếu không đến là một mảnh tối tăm. Mặt Thẩm Nam Y không biểu cảm đi vào trong, mở cửa hông ra, trong tiểu viện không có đèn lồng, ánh trăng cũng lẩn vào tầng mây thật dày.

Ban đêm không gió, xung quanh im ắng, đến cả tiếng kêu vang của côn trùng cũng không có. Thẩm Nam Y lấy chìa khóa ra, không thèm để ý đến bóng tối, linh hoạt duỗi tay mở khóa, đẩy cửa ra, đốt đèn lên.

Nàng gỡ đèn tục mệnh của Thẩm Trọng Y từ trong phòng xuống, đặt ở trên bàn sách, bản thân thì ngồi xuống sau bàn sách. Tiếp đó lấy ra hộp mà Kỳ Tu Thừa mang về đặt lên bàn.

Ngọn lửa đỏ rực đốt cháy một giọt máu chảy đầm đìa trên quả tim, Thẩm Nam Y chăm chú nhìn, trong mắt nhiều cảm xúc hơn chút như hoài niệm, ngưỡng mộ, ngay sau đó như nhớ tới điều gì, tình yêu trong mắt biến thành đau đớn và không cam lòng.

Thẩm Nam Y nhớ mang máng nam nhân gọi là Nhiếp Vân Kinh kia. Ngày ấy nàng tránh sau đường, nhìn người nọ một bộ thanh y, dùng ngọc quan vấn tóc, thân hình đĩnh bạt, khuôn mặt thanh tú lại không có nữ khí. Theo bên cạnh y là một nam tử bạch y, cũng phong thần tuấn lãng như thế, hai người nắm tay đứng chung một chỗ, có một loại cảm giác xứng đôi không nói nên lời. Bọn họ là một đôi phu phu yêu nhau nhiều năm, đến Thẩm gia cầu Linh tử.

Sự xuất hiện của Kỳ Linh sư khiến Tuyên triều khoan dung hơn một phần đối với chuyện nam nam yêu nhau.

Vào giờ Tý đầu tháng Kỳ Linh sư sẽ lấy một giọt máu đầu tim trên người cung thể hai bên, để vào trong Dục Linh đăng, cho thêm mười hai đạo Dục Linh chú lên đèn, linh hỏa cháy lên. Từ đó về sau mỗi giờ Tý đầu tháng, lấy nửa chén máu của mỗi người hai bên cung thể đổ vào trong Dục Linh đăng, tròn một năm thì sẽ có Linh tử ra đời từ trong lửa.

Linh tử thường giống như trẻ sơ sinh, biết khóc biết nháo, cần được chăm sóc, sẽ lớn thành người. Chỉ cần hai bên cung thể tâm ý chưa từng thay đổi cho đến khi sống thọ và chết tại nhà, ngoại trừ Linh tử không có cách nào luân hồi, những cái khác cũng không khác gì người bình thường. Nếu như tình cảm hai người tan vỡ giữa đường, Linh tử thành người sẽ dần dần suy yếu cho đến chết.

Tuy rằng một ít Võ lâm chính đạo khinh thường chuyện này, thậm chí còn quy Kỳ Linh sư về Ma giáo, nhưng cũng không ảnh hưởng đến sự tiếp thu của bình dân bá tính đối với Kỳ Linh sư.

Lần tiếp theo gặp lại Nhiếp Vân Sinh, sắc mặt y tiều tụy, chưa đến ba mươi mà hai bên tóc mai đã hoa râm, lẻ loi một mình mang theo một đứa nhỏ hấp hối tới Thẩm gia, quỳ gối trên đường cầu mẫu thân của Thẩm Nam Y cứu đứa bé kia.

Cuối cùng nam tử đã từng cùng y thề non hẹn biển lại phản bội tình yêu của bọn họ, cưới tân hoan về. Mà y căn bản không có sức đi chất vấn, bởi vì đứa bé chứng minh bọn họ đã từng yêu nhau sắp chết rồi, cho dù người nọ không cần y, nhưng mà, y muốn giữ lại đứa nhỏ này.

Mẹ Thẩm nói rõ cho Nhiếp Vân Sinh, đứa bé kia cũng chẳng sống được. Từ xưa, vì chuyện tình cảm của cung thể tan vỡ mà dẫn đến việc anh linh chết đi đã có rất nhiều, lại chưa bao giờ có một người nào mang theo trẻ con tới cửa cầu xin người ta cứu. Linh tử vốn ra đời từ trong tình yêu thuần túy nhất, tình nghĩa giữa cung thể càng thắm thiết, Linh tử cũng sẽ không tai không bệnh bình an cả đời. Không có chuyện Kỳ Linh sư quay lại lo lắng nếu hai bên cung thể xảy ra chuyện thì Linh tử sẽ thế nào, nói trắng ra là Kỳ Linh sư chỉ chịu trách nhiệm “Sinh” không chịu trách nhiệm “Nuôi”.

Nhiếp Vân Sinh vừa đến Thẩm gia, Thẩm Nam Y đã nhận được tin. Nên nói là, sau khi Nhiếp Vân Sinh rời khỏi Thẩm gia từ sáu năm trước, nàng vẫn lén lút tìm hiểu về tất cả những gì liên quan đến y.

Không thể nói rõ được là bởi vì thích hay là bởi vì có sự tò mò đối với Nhiếp Vân Sinh. Đại phòng chỉ có một đứa con là nàng, nàng sẽ là gia chủ đời kế tiếp của Thẩm gia không cần bàn cãi. Nàng không cần giống với những nữ tử khác suốt ngày ngồi trong khuê phòng học nữ hồng*, ngâm《 Nữ Giới 》, không cần phải lo lắng khi xuất đầu lộ diện sẽ dẫn tới mấy lời đồn đãi vớ vẩn gì đó.

( *Nữ hồng hay còn gọi là nữ công, dùng để chỉ công việc may vá, dệt vải, thêu thùa, may mặc và công việc khác hoặc thành phẩm do phụ nữ làm vào ngày xưa.)

Tuổi nàng còn nhỏ đã dưỡng thành uy nghiêm của gia chủ, những đứa trẻ trong gia tộc đều sợ nàng, những người lớn cũng cung kính nhưng mang một tia xa cách với nàng. Khi đó nàng chẳng qua chỉ là một đứa bé tám tuổi, vẫn chưa gặp được nhiều người hơn, ở tòa thành Vân Kinh lớn nhất phồn hoa nhất Tuyên triều này, ngoại trừ cha mẹ, cũng cũng chỉ có Nhiếp Vân Kinh bởi vì cầu cứu Linh tử mà ở lại Thẩm gia một năm khiến nàng cảm thấy thân cận một chút.

Cho nên, sau khi biết được mục đích của Nhiếp Vân Sinh đến Thẩm gia, nàng chần chờ một chút, vẫn là quyết định đến gặp y.

Nàng đi ra từ sau đường, vấn an cha mẹ ngồi trên ghế rồi mới đưa tầm mắt hướng đến người quỳ trên mặt đất, mở miệng nói: “Đứa bé kia, vẫn còn cứu được.”

Người ở đây đều sửng sốt.

Nhiếp Vân Sinh thoáng chốc mở to hai mắt, trong mắt là hy vọng, pha lẫn chút khiếp sợ và vui sướng.

Thẩm Nam Y cũng không quan tâm đến phản ứng của mọi người, tiếp tục nói: “Tế hồn, lấy linh hồn của cung thể làm tế phẩm, có thể tiếp tục kéo dài mạng cho Linh tử.”

“Ta đồng ý, chỉ cần có thể cứu Trọng Y một mạng.” Nhiếp Vân Sinh không chút do dự nói.

“Nam Y!” Trong lòng mẹ Thẩm kinh nghi bất định. Đứa nhỏ này từ bé đã thông minh, nhưng việc tế hồn này, cho dù bà là Kỳ Linh sư cũng chưa từng nghe nói qua, càng không cần phải nói đến Thẩm Nam Y còn không được tính là Kỳ Linh sư.

“Mẹ, người không cần lo lắng, con biết mình đang làm cái gì.” Thẩm Nam Y trấn an mẫu thân,

“Con biết bản thân đang làm cái gì là được rồi.” Sau một lúc lâu trầm ngâm, cha Thẩm duỗi tay nắm lấy tay mẹ Thẩm an ủi, “Nam Y là thiếu chủ Thẩm gia, lớn như vậy rồi cũng nên học cách làm chủ chuyện gì đó, bà không cần phải quá lo lắng.”

Được phụ thân tán thành, Thẩm Nam Y tỉ mỉ nói về việc tế hồn một lần, sau đó sắp xếp cho Nhiếp Vân Sinh ở lại, dùng linh lực tạm thời làm chậm lại tốc độ suy nhược của Ngụy Trọng Y, xuống tay chuẩn bị việc tế hồn.

Sau đó, Nhiếp Vân Sinh chết, Ngụy Trọng Y ở lại Thẩm gia, sửa sang họ Thẩm, thành tiểu thiếu gia Thẩm gia.

Ngụy Miên Tùng nghĩa vô phản cố buông tay, mà Nhiếp Vân Sinh lại tình nguyện dùng mạng bù vào, chỉ vì giữ lại đứa trẻ có huyết mạnh của người nọ. Thẩm Nam Y không hiểu, cũng chẳng muốn hiểu, mỗi lần nhớ lại chuyện này, trong lòng chỉ có phẫn nộ và đau lòng nảy lên.

Nàng mở hộp ngọc ra, nhìn trái tim của trong Ngụy Miên Tùng ở bên trong, si ngốc cười rộ lên, cười cười, nước mắt lại rơi đầy mặt. Nàng lấy một thanh chủy thủ, thật cẩn thận khoét một lỗ hổng ở trên, đổ ra một hạt giống hình thù kỳ lạ từ trong túi tiền, đặt vào trong đó.