Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 68: Làm tôi cho kẻ hiểu chuyện?




Chương 68: Làm tôi cho kẻ hiểu chuyện?

Phạm Tu không trách Chương nửa câu vì ông biết rõ mọi chuyện. Ông cũng biết thần khí chó lửa của Chương đã hạ gục Đại tướng quân Trương Lôi khiến những kẻ tận mắt nhìn thấy kh·iếp đảm. Phạm Tu cũng chả hiểu vì sao cái vật bé tí như vậy lại có uy lực kinh hoàng đến thế. Theo lời Thiên Bình, chó lửa có âm thanh lạ, khạc ra lửa đánh quỵ đối phương trong chớp mắt. Phi đao hay cung nỏ không thể sánh bằng.

Kế sách dụ quân của Kiều Công Ngạn sang hay Phạm Tu dẫn quân rời đi đều do Chương và những người trẻ toan tính. Kết quả tất cả đã thấy, trong đời binh nghiệp, Phạm Tu và hai phó tướng của ông cũng chưa lần nào bắt sống được gần nghìn quân địch với một lực lượng ngang ngửa. Quan trọng hơn cả, Bỉnh Di, Đoàn Thượng hay Triệu Quang Phục đều nhất trí rằng Chương rất biết cách thu phục lòng quân.

Ngôi làng mới chứa gần nghìn tù binh được đặt tên là làng Thiên Bình, đơn giản là vì công đầu thuộc về những nữ binh đã dũng cảm ở trận tiền. Phạm Tu có đôi chút thắc mắc vì chưa biết tại sao hơn nửa Thiên Gia Bảo Hựu quân đều nói tốt về đội nữ binh dưới trướng Bùi Thị Xuân. Chỉ biết, sau trận đánh mở đầu, uy tín của Bùi Thị Xuân lên cao trong quân và dường như vui với điều ấy, Xuân đã chia đội nữ binh giao cho Thiên Bình một nửa. Thiên Bình vì vậy có trong tay gần tám chục nữ binh đeo khăn vàng, Xuân cũng cho nữ binh dưới trướng quấn khăn đỏ sẫm trên trán.

Bỉnh Di chia làng Thiên Bình ra, lập thêm một làng mới ở mé làng Tam Vạn, lấy tên làng Lôi theo đề nghị của Chương. Làng Lôi có hơn bốn trăm đàn ông, chưa có bóng dáng đàn bà nên chẳng khác gì một trại binh như làng Thiên Bình. Hai làng này được cấp lương thực vừa đủ ăn và khuyến khích trồng rau. Mỗi tối sau khi ăn cơm, cả làng phải tập hợp trong một ngôi nhà chỉ có mái tranh lớn, mà sau Chương gọi là hội trường, để nghe các ông bà đến kể chuyện xưa. Họ cũng có thể đứng lên kể nhưng phải đăng kí trước.

Bỉnh Di vẫn cắt đặt các trạm gác cẩn mật dù Lý Văn Ba đã nói sẽ không có ý làm loạn.

Trương Lôi sau khi được Chương cho uống hai viên tiên đơn màu trắng sủi bọt đã dần hồi tỉnh, mươi ngày sau đã đi lại được và khoảng một tháng sau sức khoẻ hồi phục đến sáu phần. Trương Lôi là trưởng làng Lôi, ông ta lầm lì và thường tìm cách tránh mặt mỗi khi quân sĩ làng Vạn đưa lương thực đến. Trương Lôi chưa được gặp bất cứ đầu lĩnh nào của Thiên Gia Bảo Hựu quân hoặc từng gặp mà ông ta không biết. Đặc biệt, Trương Lôi muốn gặp kẻ đã khiến bản thân c·hết đi sống lại, nghe quân sĩ bảo đó là tiểu tử mặt trắng, tuổi mới hai mươi nhưng đã là chủ tướng quân Thiên Đức. Tin tức thu thập được mà Trương Lôi biết trước đó đã sai, quân Thiên Đức có đến ba trăm tinh binh và trực thuộc Thiên Gia Bảo Hựu quân.

Chu Diện cho Trương Lôi biết những gì ông ta biết và rằng người đứng đầu Thiên Gia Bảo Hựu quân chính là Tả Đô đốc Phạm Tu năm xưa. Trương Lôi đã từng nghe danh khi còn là một tiểu tướng trong quân Vạn Xuân. Thôi thì bại dưới tay vị Tả Đô đốc cũng không lấy gì làm mất mặt, một đối thủ quá tầm.

Song Trương Lôi hoang mang khi nghe thân quân cho biết, họ nghe người làng Tam Vạn kháo nhau chiến tích lần này đều ghi công đầu cho kẻ tên Mạc Thiên Chương, chủ tướng quân Thiên Đức. Những cô gái đầu quấn khăn vàng là thân quân của cậu ta. Ngay mấy nữ binh thuốc thang cho Trương Lôi cũng tự khoe rằng chủ tướng của họ đã sắp đặt mọi chuyện. Binh sĩ t·ử t·rận cũng được chính Chương ra lệnh cho chôn cất tử tế sau khi Kiều Công Ngạn không sang thu dọn.

Lý Lệnh công nghe tin Vũ Ninh vương cho quân đột vượt sông kích ban đêm đã bị Thiên Gia Bảo Hựu đánh tan liền lấy làm mừng. Bỉnh Di đến cáo rõ tình hình và xin lương thảo nuôi đám tù binh, đồng thời ra sức đảm bảo không đội trời chung với Vũ Ninh vương vì Thiên Gia Bảo Hựu đã s·át h·ại năm trăm quân và dân làng Vạn. Lý Lệnh công cho lương thảo và hứa nếu Vũ Ninh vương còn đem binh qua sẽ phái quân trợ giúp Thiên Gia Bảo Hựu.

Quân lương làng Vạn không thiếu nhưng xin được ít nào hay ít đó!

Trần Thông và Dật bị giam ở làng Nhất Vạn vì họ là gian tế, không thể để ở trong quân. Cao Lịch đến xin thì Dật được thả và sung quân Thiên Đức làm… anh nuôi. Dật đội ơn Cao Lịch nhưng Cao Lịch bảo chỉ cần làm tốt việc nuôi quân đã là trả ơn anh ta rồi. Dật cũng chẳng có ý định trốn vì ở trong quân Thiên Đức, anh ta mỗi ngày đều được nhìn thấy bóng hồng của mình.

Trần Thông một hai xin được gặp Chương, mãi rồi cũng được gặp. Vị thế nay đã khác nhưng Chương chỉ hỏi rõ Trần Thông có thể làm được những gì. Thông biết chữ nghĩa, lại hoạt ngôn nhưng không thể dùng trong quân nên Chương bảo Duệ sắp xếp cho ông ta phụ trách việc soạn sách và lo việc dạy chữ tiến tới mở trường dạy cho trẻ.

-Ở đâu cũng là phục vụ cả, ông cứ lo việc ta giao. Quân Thiên Đức còn nghèo nên ngoài cái ăn ra trước mắt chỉ trả ông được hai mươi đồng một tháng. Trong khi làm việc, có gì không rõ ông hỏi cô Duệ, có gì hay cứ nói ra. Còn gia quyến của ông, nếu ông muốn đưa họ sang đây hãy nói với chỗ anh Lượng.

-Đội ơn chủ tướng, đội ơn chủ tướng.

Trương Lôi nhướng mày nhìn Chương:



-Không phải ta sẽ dưới trướng chủ tướng ư?

Chương lắc đầu:

-Ta là chủ tướng quân Thiên Đức, là một đội thuộc quyền Tả Đô đốc. Quân số chỉ ba trăm năm mươi không đáng nhắc đến. Ông cũng ngoài ba mươi, ta nghe nói là một tướng tài, có nghĩa khí nên không chỉ riêng ta mà Tả Đô đốc cũng mến tài ông.

-Chủ tướng đây có quan hệ thế nào với Tả Đô đốc?

-Thiên Gia Bảo Hựu quân không kể thân sơ, tài năng đến đâu thì làm đến đấy. Ta không có quan hệ gì với Tả Đô đốc, ta ở làng Đường Vỹ.

-Ta có nghe nhiều về chủ tướng, xem ra cậu có phần khiêm nhường và… ta nghe nói cậu là một văn sĩ?

Chương bật cười:

-Xin lỗi vì thất lễ với ông, ta không biết chữ thì văn sĩ nỗi gì. Trước đây ta có vài mưu hay bày ra vô tình lại được lợi nên Tả Đô đốc trọng dụng. Chó ngáp phải ruồi thôi.

Trương Lôi cười buồn:

-Chó ngáp phải ruồi! Chủ tướng đã bắt gọn ba trăm quân của Chu Diện và hơn nghìn tinh binh của ta có tình cảnh như bây giờ chả lẽ chỉ do chủ tướng tiện bày ra một kế? Trên trận tiền chủ tướng hạ được ta, rồi lại tìm cách cứu mạng ta. Mạng này do chủ tướng nhặt về nên chủ tướng muốn thế nào ta đều theo thế ấy dù thực lòng không cam tâm. Nhưng… Trương Lôi này là người ân đền oán trả.

-Ta buộc phải hạ ông vì khi ấy ông là địch quân còn khi ta cứu ông, ta chỉ là một người Vạn Xuân không thể thấy c·hết không cứu. Người ta có câu thi ân bất cầu báo, ta cứu ông không vì gì cả.

-Hay cho câu thi ân bất cầu báo.

-Ta đặt tên làng Lôi thì đây là làng của ông, hẳn ông hiểu ngụ ý. Vài tháng trước ta dựng cờ cũng đều do Tả Đô đốc giúp quân giúp của, nay ta giúp lại ông nếu ông muốn.

-Chủ tướng, chủ tướng không lo chúng ta trở giáo?

-Có chứ! Sợ thì cứ sợ, lo thì cứ lo nhưng sống vẫn phải sống. Ông là thuộc tướng của Kiều Công Ngạn, nay nếu ông muốn có thể là thuộc tướng của Tả Đô đốc. Thiên Gia Bảo Hựu quân sẽ không phải là sứ quân mà mục tiêu sẽ là gom hết sứ quân lại về một mối. Phục vụ cho dân Vạn Xuân.

-Đó chỉ là lời của chủ tướng, đâu phải ý của Tả Đô đốc? Đấng nam nhi một khi dựng cờ xưng bá hẳn có mộng đế vương.



-Nếu có mộng đế vương liệu Tả Đô đốc có cho ta lập quân riêng không? Theo ông?

-Ta nghe nói con trai của Tả Đô đốc là tướng thống lĩnh thực sự.

-À đúng, đó là Phạm Cự Lượng, một tay rất khá. Anh ấy là chỉ huy quân sự với cấp bậc là Thượng sĩ, chức vụ Đại đội trưởng.

Thấy Trương Lôi không hiểu, Chương đành trở lại vấn đề đang nói dở:

-Tết sắp đến không thể để binh sĩ sống như thây ma như này. Ông nên cắt cử các nhóm nhỏ vào rừng mà săn bắn để cải thiện bữa ăn cho quân sĩ. Cũng nên bện rơm mà quây cho ấm, xác định ở lại đây thì phải tự cày cấy, trồng trọt lo cái ăn. Tả Đô đốc sẽ đỡ cho lúc đầu, đến khi lớn mạnh thì ông trở giáo dễ hơn mấy phần.

-Đi săn?

-Trong núi nhiều chim chóc, rắn rết và rau rừng ngoài đồng có chuột, dưới sông có cá.

-Chúng ta có thể ra ngoài sao?

Chương ngắm nghía xung quanh rồi nói:

-Ông thấy đây giống một ngôi làng bình thường chứ? Muốn nó có thêm sinh khí thì do các ông cả thôi. Về bờ Bắc thì chịu theo quân lệnh, ở đây thì là dân làng, muốn vào trong quân cũng do ông tính. Ta không ép, cũng không đuổi bắt. Giữ người ở lại sao giữ được người muốn đi. Chiều nay ta sẽ cho người đem đến ít lương thực, rau các ông phải tự kiếm thôi.

Chương chào Trương Lôi và cười với mấy thân quân đứng nghe từ nãy giờ, Chương bước ra đến cửa thì Trương Lôi đứng dậy hỏi:

-Những gì chủ tướng nói đều là thật chứ?

Chương khẽ thở dài, đáp:

-Ông cứ gọi ta là Chương được rồi, những điều ta mới nói là hệ trọng, ông nên bàn bạc với quân sĩ. Nếu muốn gặp ta thì cứ ra chốt canh cổng làng, sẽ có người ngựa đưa ông đi. Hôm trước lúc ông mê man, những người kia. - Chương chỉ vào những thân quân. - Họ vì ông, theo ông cả lúc nguy khốn. Thân làm tướng ông không nghĩ cho bản thân cũng phải nghĩ cho thuộc hạ, để họ đói rét là lỗi của ông. Tướng trận nay thắng mai thua là lẽ thường tình nên ngồi mà tự vấn sai ở đâu sau còn sửa. Ông tính sai, nhận tin sai thì quân của ông phải trả bằng tính mạng. Ông cứ suy nghĩ.



Chương và đội nữ binh đã ra khỏi làng nhưng Trương Lôi vẫn tựa cửa nhìn ra khoảng sân đầy cỏ dại trước nhà. Quân sĩ đến bẩm báo:

-Đại tướng quân! Cậu ta để lại hơn chục con gà, vịt, ngan cả trống lẫn mái, thêm mấy con gà con.

-Sao? - Trương Lôi ngạc nhiên. - Gà vịt?

-Chúng ta sẽ thịt chứ ạ?

-Khoan đã!

Trương Lôi ngẫm nghĩ trong giây lát rồi nói với binh sĩ:

-Cậu ta để lại những thứ ấy là có dụng ý, lựa chọn thế nào đều có chúng ta. Xem ra… Vũ Ninh vương sắp nguy rồi.

-Đại tướng quân, bọn thuộc chưa hiểu.

-Trong quân ta không có ai dụng người như hắn, kẻ này mới đôi mươi mà thâm sâu khó lường, lý lẽ của hắn đều rất lọt tai, không khiến kẻ khác khó chịu. Thiên Gia Bảo Hựu quân này có tương lai nếu có hắn. Các người thấy đám nữ thân quân của hắn quấn khăn gì trên đầu chứ?

Những thân quân nhất loạt gật đầu, Trương Lôi nói tiếp:

-Hắn… hắn chỉ là một chủ tướng của đội quân nhỏ mà thân quân bên cạnh đều chít khăn vàng. Tả Đô đốc là trọng thần trong triều hẳn biết phép tắc, phàm là thứ dân không dùng màu vàng, màu đó chỉ dùng cho đế vương.

-Ý Đại tướng quân là hắn là Hoàng tử, con của Lý Nam Vương?

Trương Lôi lắc đầu rồi bước ra giữa sân ngẩng đầu nhìn bầu trời trong veo một hồi sau mới đáp:

-Cách ăn nói đó không phải hoàng thân quốc thích nhưng… thiên hạ này rồi sẽ dưới chân hắn cả, ý đồ lộ rõ rồi. Người xưa có câu, có được lòng dân là được thiên hạ, các người có ghét hắn không?

Những thân quân nhìn nhau rồi cùng lắc đầu, vì mấy lần gặp, Chương chưa quát mắng hay làm gì khiến họ bất mãn, ngược lại còn đối đãi tử tế. Trương Lôi nói thêm:

-Đó chính là lòng quân, hắn là địch thủ mà chúng ta không ghét hắn, hắn cũng không làm chúng ta sợ ấy mới chính là điều đáng sợ.

-Đại tướng quân, ngài dự liệu ra sao?

-Hắn cho ta lựa chọn thì… thì ta cũng sẽ cho các người lựa chọn. Đằng nào cũng là tôi của kẻ khác, chi bằng làm tôi cho kẻ hiểu chuyện?

Câu hỏi của Trương Lôi khiến những thân quân phải suy nghĩ và nhờ vậy đàn gà vịt không bị đem ra làm thịt.