Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 628: Phên dậu Ý Yên




Chương 628: Phên dậu Ý Yên

Nhằn hoàn thành việc vây Trường Châu từ ba phía, ngày 18 tháng Chạp, những đơn vị đầu tiên của Trung đoàn 3 (E Thần Vũ) Sư đoàn 1, Quân đoàn 1 từ phương Nam về đóng quân tại làng Gôi Thượng ở chân núi Gôi thuộc Sơn Nam Hạ.

Làng Gôi Thượng nằm ven sông Bình Lục (tục gọi sông Kẻ Sắt) phía Đông thủ phủ Trường Châu. Kẻ Sắt là con sông nhỏ có chiều dài khoảng một trăm dặm, lấy nước từ sông Tả Châu Giang ở phía Bắc, đoạn hương Bình Lục, uốn lượn trong đất Sơn Nam Hạ rồi đổ ra dòng Sinh Quyết (tức Hát Giang) bên kia là sông là thủ phủ Trường Châu.

Ngày 20 tháng Chạp, E Thần Vũ tập hợp đủ quân số với Tiểu đoàn Bộ binh 31, Tiểu đoàn Thần Vũ, Tiểu đoàn Đại Thắng. E trưởng Linh Thông Thuận, Chính uỷ Phạm Thu Cúc, E phó Nguyễn Cư Đạo.

Ngày 21 tháng Chạp, Trung đoàn Bộ binh Bình Kiều, phiên hiệu 36, gồm các Tiểu đoàn 360, 361 và 362 với 2000 quân trang bị v·ũ k·hí lạnh mới thành lập dưới quyền chỉ huy của Đoàn Liêm Duy, 19 tuổi, con trai thứ của Đoàn Nhật Khanh, nguyên Sứ tướng đất Bình Kiều. Các lão tướng chuyên huấn luyện tân binh như Trương Lôi, Triệu Văn Khoát tạm thời làm tham mưu cho Đoàn Liêm Duy.

Ngoài hai đơn vị trên thì Trung đoàn bộ binh địa phương Sơn Nam, phiên hiệu 90, cùng năm trăm dân binh phục vụ có thời hạn đảm trách công tác hậu cần, dựng doanh trại…

Trực tiếp Sư đoàn phó Sư đoàn 1 Nghiêm Phúc Lý từ phương Nam có mặt tại trận tiền chỉ huy cánh quân Thần Vũ làm chủ công theo sự sắp xếp của Triệu Quang Phục.

Cách sắp xếp binh lực của Triệu Quang Phục khiến Ngô Thiên Sách và các bộ tướng lấy làm lạ. Hai mặt Bắc - Nam, mỗi mặt Triệu Quang Phục bố trí gần 1 vạn binh mã tinh nhuệ trong khi hướng chính diện Trường Châu lực lượng lại ít, nếu không nói là yếu hơn hẳn. Thông qua tên tuổi các chỉ huy mà quân tế tác báo cáo với Ngô Thiên Sách, tuyệt chẳng có danh tướng nào đáng kể ngoài Nghiêm Phúc Lý, một người tương đối mờ nhạt trong quân Thiên Đức.

- Tay tuỳ tùng của Phạm Tu định giở trò gì đây? - Ngô Thiên Sách hỏi chúng tướng. - Hướng chính diện hắn lại bố trí một đám hổ lốn. Thằng ranh con Đoàn Liêm Duy nếu không phải là con Đoàn Nhật Khanh thì chỉ là một quân tốt. Bọn Sơn Nam Hạ nào khác gì, đám ấy thậm chí còn chưa được xếp vào quân tinh nhuệ Thiên Đức.

Mưu sĩ của Ngô Thiên Sách liền thưa rằng:

- Lê tướng quân đang thống soái binh mã mạn Nam cự với Thiên Đức. Tôi đồ rằng Mạc Thiên Chương chưa tin dùng quân Sơn Nam Hạ chính bởi lẽ đó. Đoàn Nhật Khanh sau khi thần phục, được cai quản đất Bình Kiều nhưng chẳng có binh quyền. Nay Thiên Đức dụng con trai hắn đứng đầu quân ấy cốt để tụ tập lòng quân Bình Kiều chứ thực quyền hẳn vẫn do các lão tướng Thiên Đức nắm. Bẩm chúa công, Triệu Quang Phục có lẽ muốn dùng đám hỗn tạp ấy để cầm chân trọng binh Trường Châu, ta đánh sang thì chúng lui. Còn như ta lên Bắc hay xuống Nam thì Nghiêm Phúc Lý sẽ đốc quân vượt dòng Kẻ Sắt đánh sang đất Ý Yên.

Người vừa nói là Lưu Danh Hiệu, người trang Tri Hối, động Thung Lau, tâm phúc của Ngô Thiên Sách.



Lưu Danh Hiệu vừa dứt lời, một tâm phúc khác của Ngô Thiên Sách là Đinh Nho Quan cũng cất lời bàn:

- Bẩm chúa công, bên Ý Yên có trang Vạn Điểm với Tống Xá chuyên đúc đồng, rèn kiếm và binh khí. Còn nhớ trước đây Thiên Đức từng lọt vào Siêu Loại bắt đi các nghệ nhân chuyên đúc đồng. Từ dạo ấy thần khí Thiên Đức ngày một nhiều. Tôi cho là Triệu Quang Phục nhắm đến Vạn Điểm. Chúa công nên đưa dân nơi ấy về Trường Châu và đặt phục binh là hơn.

Ngô Thiên Sách gật đầu hài lòng vì đó cũng là những điều chúa động Thung Lau dự liệu.

- Cùng lúc điều động gần ba nghìn binh mã, chưa kể quân vây ba mặt đất kinh sư và ở phía Nam. Giờ ta mới hiểu tầm nhìn bao thiên hạ và dã tâm của họ Mạc. Xưa cứ ảo tưởng nghĩ y cũng chỉ xưng hùng một cõi, hoá ra y tích trữ binh lực rồi như con tằm ăn lá dâu, gặm nhấm Vạn Xuân mà chẳng ai làm gì nổi. Lại nghe y mới khuất phục được đám sơn man trên mạn ngược, thanh thế ngày một lớn, thật đáng lo.

Nghe Ngô Thiên Sách than thở như vậy, Lưu Danh Hiệu bèn nói:

- Trường Châu hiểm địa, ta chỉ cần ba vạn binh mã cũng đủ chống mươi vạn đại quân. Cuộc chiến này không tránh được nhưng kéo dài ắt Thiên Đức bất lợi. Động chúa chỉ cần đề cao cảnh giác, chúng dụ ta không đánh, chờ chúng mệt mỏi ắt thời cơ đến, khi ấy ra tay chẳng muộn. Ta đang ở trên đất của ta, lấy quân nhàn đánh quân mệt mỏi. Y có thần khí thì ta cũng có nỏ Liên châu, Cự thạch pháo chẳng thua kém gì, xin động chúa an lòng.

Đoạn rồi Ngô Thiên Sách bảo võ tướng Đinh Sài Bơi:

- Ông đem hai nghìn quân sang Ý Yên trợ chiến, đưa dân Vạn Điểm, Tống Xá, đặc biệt những người đúc đồng về đây. Đinh tiên sinh nói có lý, Mạc tặc có ý dòm ngó đất Ý Yên là muốn bắt nghệ nhân đúc đồng về đúc thần khi cho chúng. Ông sang đấy không nhất thiết phải đánh vỗ mặt, cốt sao cho chúng mệt mỏi là hơn cả.

Đinh Sài Bơi tuân mệnh rời khỏi nghị sảnh đường, gấp rút điểm binh, đến bến Vội, qua sông Sinh Quyết sang đất Ý Yên ngay trong đêm.

Về địa thế, Ý Yên như vùng đệm phía Tây ngăn Trường Châu với Sơn Nam Hạ bởi dòng Sinh Quyết. Thành Nam, toà thành đất nằm ở thượng nguồn con sông Đào và bến đò Tân Đệ ven bờ Xích Giang cách Ý Yên khoảng 70 dặm về hướng Tây. Phía Bắc, Ý Yên tiếp giáp đất Bình Lục và Thanh Liêm, phía Nam giáp huyện Đại Ác (gọi theo cửa biển Đại Ác).

Đinh Sài Bơi một mặt cưỡng chế dân hai trang Vạn Điểm và Tống Xá bồng bế nhau sang Trường Châu khi chỉ còn chưa đầy mười ngày nữa là hết năm cũ. Mặt khác, Đinh Sài Bơi bắt tráng đinh Ý Yên sung làm quân tạp vụ, lấy núi Ngô và núi Chương Sơn nằm ở phía Tây sông Kẻ Sắt, cách núi Gôi ba mươi dặm về phía Tây Bắc làm nơi đóng quân.



Tại trang Vạn Điểm và Tống Xá, cách núi Gôi hai mươi dặm về phía Tây có tướng Nguyễn Lặc với 1500 quân kị bộ trấn giữ, thế chân dân hai trang. Nguyễn Lặc và Đinh Sài Bơi đứng chân tạo thế răng môi, hợp với quân Thiên Đức ở núi Gôi thành đúng thế chân kiềng. Đinh Sài Bơi và Nguyễn Lặc trù liệu, Nghiêm Phúc Lý phải cùng lúc t·ấn c·ông hai nơi, mà với quân số hiện có ở núi Gôi thì Nghiêm Phúc Lý rất khó để làm điều đó.

Bên kia sông Kẻ Sắt, Nghiêm Phúc Lý biết điều đó. Một khi tổ chức vượt sông đánh sang đất Ý Yên, quân Thiên Đức sẽ vấp phải sự chống trả của cả Đinh Sài Bơi và Nguyễn Lặc. Nghiêm Phúc Lý t·ấn c·ông một trong hai cánh quân của Trường Châu thì cánh còn lại sẽ đánh vào sườn. Còn như chia binh lực t·ấn c·ông Đinh Sài Bơi và Nguyễn Lặc cùng lúc, lại ở thế lưng quay ra sông sẽ vô cùng bất lợi.

Nguyễn Lặc, Đinh Sài Bơi có địa lợi, hoả lực yểm trợ kị bộ có Cự thạch pháo, nỏ Liên châu, cung cứng… Trước tình hình đó, Nghiêm Phúc Lý đành chờ thêm viện quân.

Ngày 27 tháng Chạp, trời lạnh và âm u, sương mù giăng khắp chốn. Các đơn vị trực thuộc Trung đoàn Thuận Thành lần lượt đến đóng quân quanh núi Gôi. Ngày hôm sau, 28 tháng Chạp, gần năm trăm cô gái vận y phục màu vàng của Tiểu đoàn Mai Lan theo đường thuỷ có mặt tại trận tiền đảm bảo công tác tư tưởng, khích lệ ba quân. Bên cạnh đó còn có 2 đại đội Thân Vệ quân, Đại đội XT1 và 1 tiểu đoàn pháo không có phiên hiệu trang bị 15 khẩu thần công. Đại kỳ Vạn Thắng vương bay cao báo hiệu Mạc Thiên Chương có mặt trong trung quân.

Sớm 29 tháng Chạp, E Thuận Thành, E36 Bình Kiều đặt vài mươi Cự thạch pháo các loại tại bãi dâu của làng Đồng Lạc ven bờ Kẻ Sắt, cách núi Gôi mười dặm về hướng Đông Nam sẵn sàng vượt sông tiến đánh Nguyễn Lặc. Cánh quân này thống nhất dưới quyền chỉ huy của Hoàng Văn Thái, E trưởng Thuận Thành.

Nguyễn Lặc đem Cự thạch pháo và một số quân cung nỏ phục sẵn, chờ quân Thiên Đức ra đến giữa sông sẽ dùng Cự thạch pháo trút đạn đá và hoả đạn phá cầu phao.

Tại mặt Đông Nam núi Gôi, Hoàng Văn Thái cho quân chèo nhiều thuyền nhỏ sang sông thăm dò. Các thuyền gần đến bờ bên kia thì tiễn trong lau lách bắn ra đành phải quay thuyền về. Quân Bình Kiều làm được ba cầu phao vượt sông, mỗi cầu cách nhau chừng 30 trượng, bắc đến giữa sông thì đạn đá ở bờ đối diện bắn sang khiến hư hỏng nhiều chỗ, binh sĩ t·hương v·ong một số.

Đến chiều, quân Bình Kiều gia cố cầu phao chắc chắn, đem Cự thạch pháo xuống bè bắn hoả đạn trong nửa canh giờ gây ra nhiều đ·ám c·háy. Nguyễn Lặc cho Cự thạch pháo phân tán đáp trả, song các đ·ám c·háy dần lan rộng trong gió chiều buộc Nguyễn Lặc phải lùi quân về sau. Quân Bình Kiều tận dụng thời cơ gấp rút hoàn thành bắc cầu phao trong khi Tiểu đoàn Thổ Hà của quân Thuận Thành dùng các bè nhỏ chất quân trang bơi qua sông.

Chập tối Nguyễn Lặc hết các loại đạn, tiễn phải bắn cầm chừng trong khi lửa cháy mỗi lúc một lớn, cộng thêm màn đêm che khuất tầm mắt, quân tế tác chẳng thể biết binh sĩ Thổ Hà đã lên bờ hay vẫn còn nép bên bờ sông tránh lửa.

Nửa đêm, toàn bộ quân Thuận Thành và Bình Kiều sang được bờ hữu ngạn Kẻ Sắt, chia thành ba mũi, mỗi mũi t·ấn c·ông gồm một tiểu đoàn Thuận Thành đi trước, một tiểu đoàn Bình Kiều đi sau cùng tiến song song về hướng Đông khoảng vài dặm chờ quân đưa thần công yểm trợ.

Đêm cuối năm tối trời, hai bên chẳng trông rõ nhau, không phân định được chiến tuyến, thảng hoặc, những bóng đen lom khom in trên nền trời trở thành mục tiêu của pháo thủ và cung thủ. Một vài cuộc chạm trán nhỏ xảy ra trong đêm tối, quân sĩ đụng nhau vung đao chém vội rồi ù té chạy về sau.



Đầu trống canh Tư, Nguyễn Lặc có thêm hoả đạn, đạn đá bèn sai quân đốt một số gò lấy ánh sáng nhằm nghi binh hai cánh. Hoàng Văn Thái điều một vài tiểu đội áp sát các gò đất đang cháy, Nguyễn Lặc dùng Cự thạch pháo bắn các loại đạn trong đó có hoả đạn. Nguyễn Lặc phân tán các khẩu pháo, làm giảm thiệt hại nếu bị phản pháo nhưng các khẩu pháo đá bắn hoả đạn trong đêm tối làm lộ vị trí. Thần công Thiên Đức nhờ đó khai hoả ước lượng khiến Nguyễn Lặc mất hơn chục khẩu pháo.

Hoàng Văn Thái phát hiện được các khẩu pháo đá của Nguyễn Lặc dàn thành hàng ngang dài đến cả dặm. Chờ thần công khai hoả vài loạt trợ uy mới hạ lệnh ba quân nhất loạt xung phong. Hai bên giáp chiến trong ánh sáng yếu ớt chưa được bao lâu thì Nguyễn Lặc truyền thu quân về Vạn Điểm và Tống Xá do thua thiệt binh lực. Hoàng Văn Thái sợ phục binh không truy, cho quân tản ra tạm nghỉ chờ trời sáng.

Sáng 30 tháng Chạp, Hoàng Văn Thái tung toàn bộ lực lượng 2 trung đoàn bộ binh t·ấn c·ông vào khoảng giữa hai trang Tống Xá ở mạn Bắc và Vạn Điểm ở mạn Nam nhằm chia cắt quân của Nguyễn Lặc đồn trú ở đây. Vốn Nguyễn Lặc trấn giữ đất Ý Yên đã lâu, binh mã thuộc quyền đều dân địa phương, tinh thần chiến đấu rất tốt, ra sức chống cự quân Thiên Đức. Trước hoả lực áp đảo của quân t·ấn c·ông, cuối giờ Ngọ, quân Nguyễn Lặc phải rút vào hai trang dựa vào hào lũy, gò đống cự lại, chấp nhận bị chia cắt. Bấy giờ Hoàng Văn Thái tập trung Cự thạch pháo cùng sự yểm trợ của 15 khẩu thần công vây trang Tống Xá. Sau hơn nửa canh giờ công phá bằng hoả đạn của những khẩu pháo đá, quân Nguyễn Lặc trong trang phải tháo chạy. Trang Tống Xá trở thành bình địa, lửa cháy khắp nơi vào buổi chiều cuối năm giá rét.

Tại trang Vạn Điểm, Nguyễn Lặc cầm cự được đến chiều muộn buộc phải rút quân về làng Cao Bồ ở mạn Nam trang Vạn Điểm trước khi Đoàn Liêm Duy dẫn quân Bình Kiều tràn ngập trong trang. Đoàn Liêm Duy đem quân truy kích Nguyễn Lặc. Chập tối, Đoàn Liêm Duy t·ấn c·ông làng Cao Bồ với sự giúp sức của Tiểu đoàn Mai Lan.

Tiểu đoàn Mai Lan dùng Hoả pháo liên hoàn bắn đạn nổ và hoả đạn yểm trợ Đoàn Liêm Duy xông thẳng vào làng Cao Bồ chém g·iết. Nguyễn Lặc bỏ làng Cao Bồ chạy về hướng Đông. Đoàn Liêm Duy đốc quân truy đến tận bờ Sinh Quyết. Tại đây Nguyễn Lặc có tiếp viện từ Trường Châu liền quay lại phản kích. Đoàn Liêm Duy lui về Cao Bồ, được nửa đường gặp Tiểu đoàn Mai Lan bày trận dàn quân giữa cánh đồng. Trước hoả lực của những khẩu Hoả pháo liên hoàn, Nguyễn Lặc phải dừng ngựa.

Tiểu đoàn Mai Lan trang bị súng hoả mai và lựu đạn tre nhất loạt tràn lên khai hoả. Chớp lửa đầu nòng kèm tiếng súng như pháo nổ đêm Giao thừa. Quân sĩ Bình Kiều thấy con gái Thiên Đức hăng quá cũng xách đao kiếm tràn lên. Nguyễn Lặc và viện quân Trường Châu rút về ven dòng Sinh Quyết, đóng ven bờ sông, trong tầm yểm trợ của Cự thạch pháo. Đoàn Liêm Duy chia quân cảnh giới, đề phòng Nguyễn Lặc phản công.

Trưa ngày 1 tháng Giêng năm Thiên Đức thứ 35, Tiểu đoàn Mai Lan đóng giữ làng Cao Bồ làm hậu quân cho Trung đoàn Bình Kiều trong khi Trung đoàn Thuận Thành giữ trang Vạn Điểm làm nơi đứng chân.

Cùng thời điểm Hoàng Văn Thái tổ chức vượt sông Kẻ Sắt thì tại làng Kẻ Dầy, gồm hai thôn Uông và Cầu, cách núi Gôi hơn mươi dặm về phía Đông Bắc, Nghiêm Phúc Lý chỉ huy E Thần Vũ với sự giúp sức của trung đoàn quân địa phương cũng tổ chức làm cầu phao vượt sông với mục tiêu là Đinh Sài Bơi ở núi Chương Sơn và núi Ngô. Bên kia sông Kẻ Sắt, quân Trường Châu bố trí ba doanh tạm ngăn cản Nghiêm Phúc Lý. Thậm chí, Đinh Sài Bơi dùng hơn vài mươi thuyền nhỏ các loại, chất đầy vật dễ cháy chờ lúc thủy triều rút cho quân chèo nhanh từ phía thượng nguồn t·ấn c·ông quân Thiên Đức đang làm cầu phao. Cùng với đó, hàng trăm khẩu pháo đá đặt dọc bờ sông bắn đủ các loại đạn khiến Trung đoàn 90 Sơn Nam phải tạm dừng việc làm cầu.

Nguyễn Cư Đạo, E phó Thần Vũ cho quân kết hơn chục bè tre lớn, chờ đêm xuống chèo ra gần giữa sông khai hoả, binh sĩ trên bờ reo hò trợ uy làm như thể quân Thiên Đức sắp tràn sang. Đinh Sài Bơi đáp trả bằng các loạt đạn và đạn đá không phải vô tận. Quá nửa đêm, hoả đạn Thiên Đức gây cháy dọc bờ sông, dài đến hơn ba dặm, soi tỏ các bè tre, cầu phao trên sông. Mặc lửa cháy, Đinh Sài Bơi tập trung binh lực quyết dùng Cự thạch pháo, cung tiễn cự đến cùng, cản bước và gây thiệt cho quân Thiên Đức.

Linh Thông Thuận, E trưởng Thần Vũ, chỉ huy Tiểu đoàn 31 và Đại Thắng cùng Tiểu đoàn 900 thuộc Trung đoàn 90 Sơn Nam âm thầm bơi qua sông trên mạn thượng du trong làn nước lạnh giá từ giờ Tuất, mãi đến cuối giờ Tý ngày 30 mới tập hợp đủ quân số. Linh Thông Thuận dẫn binh đi trong đêm tối, dựa vào pháo hiệu Phạm Thu Cúc bắn lên sau mỗi khắc để xác định phương hướng.

Đầu trống canh Năm, Linh Thông Thuận dùng hai tiểu đoàn 900 và Đại Thắng cùng đánh úp núi Chương Sơn và núi Ngô trong khi Tiểu đoàn Thần Vũ t·ấn c·ông tập hậu Đinh Sài Bơi bằng các loạt súng hoả mai và lựu đạn nổ. Linh Thông Thuận còn chưa đem binh nhập trận, Đinh Sài Bơi kinh hãi vội bỏ lại pháo, dẫn quân chạy về sông Sinh Quyết. Nguyễn Cư Đạo và các đơn vị còn lại nhờ đó qua sông an toàn.

Do quân sĩ trấn ở núi Ngô và núi Chương Sơn mỗi nơi chỉ còn hơn ba trăm quân. Ngay khi quân Thiên Đức nổ pháo hiệu rồi xung phong thì quân trấn giữ hai nơi này lập tức bỏ căn cứ tìm đường tháo thân về phía Đông ngay trong đêm.

Đinh Sài Bơi tập hợp được tàn quân được non nghìn người, trưng tập thêm hơn hai trăm dân binh địa phương ven sông Sinh Quyết, tổ chức quấy phá núi Ngô trong ngày 1 và 2 Tết Nguyên đán. Các cuộc đụng độ lẻ tẻ diễn ra liên tục trong mấy ngày đầu năm khi quân Thiên Đức rà soát bán kính mười dặm quanh núi.

Linh Thông Thuận và Hoàng Văn Thái không chủ đích tiến chiếm khu vực ven sông Sinh Quyết do quân Trường Châu bên kia sông sẽ đánh sang. Thay vào đó, Linh Thông Thuận gia cố trại quân chiếm được làm chỗ đứng chân, lệnh quân hậu bị hoàn thiện các cầu phao để trọng binh qua lại dễ dàng. Theo kế hoạch, sau khi làm chủ được đất Ý Yên, quân thiết kị từ các nơi sẽ kéo đến phối hợp.