Chương 602: Tôn Ninh Hà tự nộp mạng
Đêm khuya tĩnh mịch, gió lạnh lùa qua khe núi, lướt trên ngọn cỏ, những tán cây rừng khẽ rung rinh, lấp lánh dưới ánh trăng hạ tuần lên muộn. Trong bầu không khí u tịch ấy, những bóng đen lặng lẽ di chuyển giữa đám cỏ cây lúp xúp, những bước chân nhẹ nhàng như thể báo đêm, phải lắng tai thật kĩ mới nghe được vài âm thanh loạt xoạt hay đôi ba lời thì thào.
Bùi Lạc Thủy và Bạch Gia Mô dẫn binh ém quân lưng chừng đồi quan sát động tĩnh trại quân sáng đèn ở bên dưới. Sau khi nắm được các toán tuần canh Thiên Đức ở vòng ngoài cứ độ một tuần trà sẽ đi qua trạm gác, mà trên trạm gác chỉ có một lính. Bạch Gia Mô chờ đến lúc trăng treo trên đỉnh đầu, dẫn một mấy thổ binh tiếp cận, trèo lên vọng gác s·át h·ại lính gác, lấy y phục mặc vào giả trang.
Quân tuần canh đi qua, thấy quân trên vọng gác cầm giáo đứng nghiêm chỉnh in rõ trên nền trời xám nhạt thì chẳng hỏi. Chờ thêm hai lượt tuần canh nữa, Bạch Gia Mô cùng toán thổ binh mới bò đến nơi chứa quân lương trong doanh nấp ở đó.
Bùi Lạc Thủy sai thổ binh hạ một toán quân tuần canh c·ướp lấy chiến phục tiếp tục tuần vòng quanh trại. Đồng thời, hàng trăm thổ binh khác trườn vào doanh, nép bên những lều bạt chờ hiệu lệnh ra tay.
Sao Hôm nhạt dần, Bùi Lạc Thủy thổi tù và làm hiệu, hoả tiễn từ trên sườn đồi phóng xuống như mưa, trúng nhiều lều và khu tích cỏ khô. Bạch Gia Mô vừa nghe tiếng tù và liền đập đá lửa phóng hoả kho quân lương.
Hàng trăm binh sĩ trong doanh choàng tỉnh, bật dậy chạy ra khỏi lều, còn chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra đã m·ất m·ạng dưới lưỡi đao sắc lẹm hoặc những mũi tiễn độc.
Lửa c·háy l·ớn ở mặt Đông Nam quân doanh và kho quân lương ở mé Tây. Ba quân trong doanh biết bị tập kích chẳng kịp cầm binh khí chống trả, chỉ còn cách ôm đầu tháo chạy về hướng Bắc.
Cuộc tập kích của Bùi Lạc Thủy diễn ra nội trong một tuần trà, lấy mạng hơn hai trăm binh sĩ của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 3 Sơn cước. Nùng Dân Chính dẫn quân đến ứng cứu nhưng đã muộn, bất lực nhìn ngọn lửa t·hiêu r·ụi quân doanh.
Sáng sớm, Giáp Dĩnh Kế và Giáp Dĩnh Trì đến nơi, nhìn quân doanh chỉ còn lại đống tro tàn, binh sĩ t·ử t·rận tay không tấc sắt, xác cháy đen, nằm co quắp chẳng ra hình người, phải dựa vào thẻ bài đeo trên cổ nhận dạng. Tướng sĩ ai nấy đều không cầm được nước mắt.
Nùng Dân Chính quỳ gối than khóc bên thây tử sĩ, tự trách bản thân chểnh mảng khiến anh em phải bỏ mạng oan uổng.
Giáp Dĩnh Trì, Giáp Dĩnh Kế sai quân thu dọn chiến trường, nhặt được hàng trăm mũi tên bịt đồng vương vãi khắp nơi. Dựa vào kiểu dáng của các mũi tên thu thập được, bọn Giáp Dĩnh Kế nhận định giống tiễn mà quân Vân Nam đã sử dụng. Phát hiện quân tuần canh bị giấu xác trong đám cỏ cây um tùm ngoài doanh, anh em họ Giáp dò ngược lên triền đồi, phát hiện dấu vết của một đạo binh bèn thận trọng lần theo. Được vài dặm dấu vết không còn rõ ràng, chẳng biết địch quân từ hướng nào và rút theo hướng nào.
Nùng Dân Chính sai quân trói bản thân giải đến gặp Lý Quang Minh xin chịu tội. Lý Quang Minh và Trương Ma Nị cởi trói cho Nùng Dân Chính, động viên hồi lâu, bảo rằng:
- Cậu có tội thì bọn tôi cũng vậy. - Lý Quang Minh nghẹn giọng nói. - Cũng do tôi có phần chủ quan. Nhiệm vụ lúc này phải lo hậu sự cho anh em. Thôi thì… đằng nào cũng chịu tội trước Đại Vương, chúng ta phải trả được thù, phải có câu trả lời xác đáng cho anh em.
Lý Quang Minh và Trương Ma Nị một lần nữa dựa vào dân trong vùng để dò la tin tức của đội quân bí ẩn. Lạ thay, dân sống quanh khu đồi Cẩm Lĩnh chẳng nhận thấy sự lạ nào trong những ngày gần đây khiến Lý Quang Minh và tả hữu nhất thời bối rối.
Dựa vào hiểu biết địa hình quanh khu vực đóng quân, Lý Quang Minh, Trương Ma Nị quyết định tiến quân về phía núi Vua truy lùng đội quân vô danh tính.
Cùng khoảng thời gian ấy, hai trung đội bộ binh địa phương đóng quân ở phía Bắc Đông Chinh vương phủ cùng bị bọn Bùi Sơn Lâm t·ấn c·ông trong đêm khiến hơn tám mươi binh sĩ t·ử t·rận, doanh bị đốt cháy, chỉ hơn mười binh sĩ thoát nạn.
Một ngôi làng nhỏ b·ị c·ướp phá, tráng đinh trong làng b·ị s·át h·ại, phụ nữ b·ị h·ãm h·iếp, trước khi rời đi, Bùi Sơn Lâm sai quân phóng hoả. Những người thoát nạn đều không biết gốc tích, chẳng đoán được toán quân ập vào làng hay t·ấn c·ông doanh trại từ đâu đến. Hành động nhanh gọn, xuống tay quyết liệt, trong suốt quá trình hành sự, đạo quân không nói bất cứ lời nào.
Nhận tin báo khẩn cấp, Phùng Thanh Hòa cử một đơn vị Thiết kỵ gấp rút từ huyện Hát đến ổn định tình hình, đơn vị này men theo chân núi dò xét, không tìm được mấy dấu vết.
Chỉ trong hai ngày, tình hình phía Bắc huyện Sơn Tây bỗng trở nên mất an ninh. Sang đến đêm ngày thứ ba, một vài ngôi làng gần chân núi Vua, do cảnh giác, dân binh phát hiện có toán binh chuẩn bị t·ấn c·ông vào làng lúc nửa đêm, kịp khua chiêng gióng trống báo động, dân làng bồng bế nhau chạy về hướng Tây. Các toán quân đột nhập được vào làng s·át h·ại một số người già, phóng hoả rồi biến mất vào đêm đen.
Hàng trăm dân lành m·ất m·ạng, mấy trăm binh sĩ t·ử v·ong mà không nắm rõ được tung tích của đạo quân vô danh tính từ trên trời rơi xuống, và dãy núi Vua quá dài và rộng, để càn quét, truy lùng địch quân trong rừng già, núi non hiểm trở phải cần đến đạo binh vạn người, đây thực là một thử thách khó khăn khi đại quân đang đóng ở huyện Hát, chưa kể đem quân vào rừng sợ chẳng thu được kết quả khả quan.
Dẫu chưa thu thập được chứng cứ thổ binh Mường Động ra tay nhưng Chương đã chắc như đinh đóng cột thủ phạm là ai.
Sau một đêm ở Đông Chinh vương phủ, Chương băng qua dãy núi Vua sang sườn phía Đông. Thám mã cấp tốc truyền lệnh của Vạn Thắng vương, ba quân không được vào rừng, các toán đã vào phải lập tức quay trở ra. Đồng thời, tiến hành di tản các làng mạc bên sườn Tây núi Vua, dân chúng phải đem theo lương thực, tuyệt đối không được để lương thực lại. Các cánh đồng sắp đến vụ thu hoạch giao cho dân binh canh giữ, phát hiện quân lạ phải phóng hoả cánh đồng rồi mới bỏ chạy, quân Thiên Đức sẽ đền bù.
Bố Giáp nhận lệnh dẫn một tiểu đoàn bộ binh từ phía Nam huyện Sơn Lăng ngược lên mạn Bắc. Nhiệm vụ tuần tra trên bờ và dưới sông Hắc giao cho Phùng Nguyên Hoàn và tiểu đoàn thuỷ do Cao Mộc Viễn phái đến. Làng mạc ven sườn Đông núi Vua, từ mạn Bắc của huyện xuống đến Xóm Trại, dân phải tạm thời tản cư.
Giờ Ngọ ba khắc ngày 30 tháng 10, Bố Giáp nhận mệnh xử trảm Đinh Tiên Phong ngay giữa chợ, gửi thủ cấp sang Mường Động, hạn định Đinh quan lang sau 3 ngày không thu binh lẩn trốn trên núi Vua sẽ nhận thủ cấp của Tôn Viết Văn. Sở dĩ Đinh Tiên Phong bị xử trảm trước vì Tôn Viết Văn hãy còn b·ị t·hương chưa hồi phục.
Đinh Sơn không hồi đáp.
Sáng ngày 3 tháng 11 năm Thiên Đức thứ 34, binh sĩ khiêng Tôn Viết Văn đến bến sông Xóm Trại. Tôn Viết Văn chưa thể đứng, chẳng thể quỳ, Chương đổi sang xử giảo. Dân chúng quanh Xóm Trại kéo đến xem rất đông. Hết giờ Tỵ vẫn không thấy bóng dáng sứ Mường Động.
Quãng Ngọ một khắc, quân cảnh giới phát hiện có thuyền nhỏ đang vội vã khua mái chèo sang sông, tiếng nữ nhân trên thuyền hô lớn, lẫn vào âm thanh huyên náo trên bờ. Thân Vệ chèo thuyền ra chặn, nữ nhân tự xưng Tôn Ninh Hà b·ị b·ắt giữ. Chương mặt lạnh như tiền, Yên Thư mặt phừng phừng lửa giận, tay nắm chặt ngọn giáo chờ một cái gật đầu lập tức tiễn Tôn Ninh Hà về với đất. Tôn Ninh Hà không chút sợ hãi, chắp tay xá Chương liền mấy cái, thưa rằng:
- Tội dân Tô Ninh Hà, người Mường Động, thân mang t·rọng t·ội tự đến nộp mình, cầu xin vương thượng đại xá, xin tha cho Tôn Viết Văn một mạng. Tội dân xin chịu tội thay, cúi xin vương thượng soi xét, tội dân có làm ma vẫn không dám nửa lời oán trách ạ.
Yên Thư quát lớn:
- Thứ nặc nô! Mày dám hành thích Đại Vương, nay dẫn xác đến lại còn ra điều kiện, để ta cho mày một đao.
Tôn Ninh Hà bỏ ngoài tai lời Yên Thư, cô nàng hướng ánh mắt van lơn về phía Chương. Chương lạnh giọng:
- Nếu đã trốn được thì nộp mạng làm gì?
Tôn Ninh Hà thưa:
- Thân mẫu của tội dân chỉ có Tôn huynh nương tựa lúc tuổi già. Từ ngày Tôn huynh b·ị b·ắt, thân mẫu héo mòn. Mấy hôm trước hay tin Tôn huynh sẽ bị xử trảm mà thân phụ không đoái, thân mẫu của tội dân khóc thương thảm thiết, nằm liệt giường nhất quyết đòi quyên sinh. Tội dân chưa báo hiếu, chưa đền đáp công sinh thành, lại đem hoạ về cho bản mường. Tội dân biết vương thượng có lòng nhân từ, không dám xin tha mạng vì tội tày trời, chỉ xin đổi mạng cho huynh trưởng để thân mẫu còn hi vọng sống ạ.
Yên Thư sấn lên, Chương quắc mắt nhìn, nàng vội lùi hẳn về sau. Chương bảo Bố Giáp:
- Tha c·hết cho Tôn Viết Văn, đem ả này lên chém.
Tôn Ninh Hà dập đầu tạ ơn, rồi chẳng đợi Bố Giáp cho quân xốc nách, cô nàng thản nhiên bước đến bên cạnh cáng của Tôn Viết Văn, dập đầu vái, dặn Tôn Viết Văn nếu có ngày trở về xứ mường hãy chăm sóc mẹ già và đừng bao giờ cầm đao chống Thiên Đức nữa. Tôn Viết Văn khóc than, cố ngồi dậy trách móc em gái dại dột. Hai anh em ôm nhau mà khóc.
Tôn Ninh Hà quỳ gối, lạy tạ Chương thêm lần nữa, đoạn rồi xoã mái tóc mây sang một bên cúi đầu chờ chém. Tướng sĩ Thiên Đức lẫn dân chúng im phăng phắc, pháp trường chỉ còn lại tiếng gào khóc của Tôn Viết Văn và gió lạnh.
Đao phủ cầm đao chờ lệnh Chương.
Thời gian trôi đi, ngoài Dương Yên Thư thầm mong đao phủ hạ đao, còn ai chứng kiến hành động của cô gái trẻ sẵn lòng cúi đầu chờ c·hết thay cho anh trai đều cảm khái, có kẻ còn ngoảnh mặt đi lau nước mắt. Chẳng mấy ai biết hoặc nhớ cô gái trẻ ấy hơn nửa tuần trăng trước suýt nữa đã thành công trong việc lấy mạng Vạn Thắng vương.
- Quá giờ Ngọ ba khắc rồi! - Chương nói. - Đưa cô ta về thành Sơn Tây chờ ta định tội.
Dứt lời, Chương xoay người rời đi, bỏ mặc bao người đứng ngơ ngác. Chương đi một quãng rồi, bỗng đâu bách tính hô vạn tuế. Chương khẽ lắc đầu cười buồn, chẳng ngoái lại.
Yên Thư không đặng lòng, bèn hỏi:
- Đại Vương! Sao ngài tha c·hết cho ả?
Chương bảo:
- Giữ cô ta sống có lợi hơn.
Yên Thư không cam tâm:
- Nhưng ả…
Chương dừng bước khiến Yên Thư đi lố, cô nàng giật mình vội chạy ngược lại. Chương trầm giọng:
- Lấy đầu một người để uy h·iếp đối phương là điều ta chưa từng làm, ta đã làm. Đinh Sơn không nghe lệnh, loại Tôn Viết Văn chẳng có ích gì. Còn ả kia tuổi vừa đôi tám chưa thành niên, ta lấy đầu ả thiên hạ chẳng trách, tha ả thiên hạ nói gì em vừa nghe rồi đấy. Ta sẽ hung tàn khi cần, cũng lại nhân từ đúng lúc nếu có lợi. Ta biết em nghĩ gì nhưng là phụ nữ, hãy học cách bao dung. Hoàng hậu từng muốn lấy mạng em và em vẫn ở đây. Em có một cơ hội, nếu được hãy cho cô ta một cơ hội.
Yên Thư nhất thời chưa thể chấp nhận, Chương nhoẻn miệng cười, nói thêm:
- Chinh phục xứ mường cũng cần có kẻ cai quản và chúng ta mất bao lâu để hiểu về người Mường? Ta từng muốn thu phục Đinh Sơn nhưng không được nữa, dùng ông ta thì ta trả lời thế nào với binh sĩ và bách tính t·hiệt m·ạng đây?
Dù vẫn còn ấm ức nhưng Yên Thư cũng vâng dạ. Lý Tiên Phong nãy giờ đứng hầu bên cạnh nghe tỏ mọi chuyện, chờ Chương đi rồi mới nói với Dương Yên Thư:
- Dương phu nhân, những gì vương thượng vừa làm thật đáng bậc minh quân. Thuộc hạ nghe mà sáng tỏ nhiều điều, Dương phu nhân đừng bận lòng.
Dương Yên Thư chẳng nói gì, lầm lũi bước đi một quãng bỗng dừng chân, ngoái lại hỏi Lý Tiên Phong:
- Cậu vừa gọi ta là gì?
Lý Tiên Phong đáp:
- Dương phu nhân ạ!
Yên Thư thoáng ngạc nhiên rồi mỉm cười:
- Ồ! Ta thích được gọi như thế! Vậy ta xưng hô với cậu như thế nào cho phải phép?
- Thuộc hạ là cháu của Hoàng hậu.
Yên Thư cười tươi:
- Vậy là cháu của ta ư? Thật thú vị. Cậu phải cẩn thận mới được, coi chừng ngày sau cậu phải gọi ả vừa thoát c·hết kia giống như cách cậu gọi ta vậy.
Lý Tiên Phong đứng tần ngần, ngoái nhìn về hướng sông, vẻ bối rối. Yên Thư chẳng để tâm, cô nàng bước chân sáo theo bóng Chương. Lần đầu tiên được gia quyến Hoàng hậu gọi là phu nhân khiến Yên Thư vui mà tạm quên đi mối hận với Tôn Ninh Hà. Vừa lúc ấy có tiếng vó ngựa, Yên Thư trông ra, thấy thám mã giơ cao kì hiệu chạy về mạn hổ trướng, đoán có tin quân tình khẩn cấp, Yên Thư rảo bước thật mau.
Thám mã phi báo, quãng giữa canh Năm, quân lạ, đoán là xứ mường, sau khi hạ sát toán binh tuần tra ngoài Đông Chinh vương phủ bèn giả trang quân tuần phòng trở về phủ, quân canh cửa hỏi mật hiệu, toán ấy đáp sai liền bị xạ tiễn trên vọng lâu b·ắn h·ạ. Ngay sau đó Đông Chinh vương phủ bị t·ấn c·ông bởi đạo quân ước chừng năm trăm người. Quân trong phủ có một trung đội bộ binh và dân binh, tổng cộng hơn trăm người, đóng chặt các cổng, dùng tiễn bắn trả trong gần nửa canh giờ. Cửa Bắc bị cháy, quân trong phủ dùng Cự thạch pháo bắn ra ngoài ngăn cản, đạo binh vẫn quyết tràn vào. Lựu đạn tre được sử dụng, đạo binh lạ rút lui, bỏ lại hơn chục xác c·hết vận y phục binh triều.
- Quân trấn trong phủ có hai người t·hiệt m·ạng vì trúng tiễn độc ạ! Báo cáo hết.
Quân thám mã mướt mồ hôi trình bày, vừa trình bày vừa thở dốc. Chương cho lui ra nghỉ ngơi.
Độ chưa đầy một tuần trà, Chương lại nghe có thám mã đem tin của Trung đoàn 3 xin cấp báo, Chương vội cho vào.
Quân thám mã lược bày, doanh trại tạm của Trung đoàn 3 đóng ở gần bìa rừng bị tập kích lúc gà gáy khiến ba binh sĩ cảnh giới trên vọng lâu trúng tiễn độc t·hiệt m·ạng. Ngay sau lệnh báo động toàn trại, hoả lực ở trung quân và hoả lực đại đội bắn trùm ra ngoài bờ rào, quân tập kích rút vào rừng, bỏ lại gần hai mươi xác ăn vận chiến phục Đỗ Động Giang. Do trời tối, cây rừng rậm rạp, Lý Quang Minh không rõ số lượng quân t·ấn c·ông, song áng chừng hơn ba trăm người.
Thám mã lui rồi, Chương ngồi sau bàn giấy nhếch miệng cười nhạt vì trò trẻ con của quân tướng xứ mường.