Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 601: Lang Nha tướng sang đất Sơn Tây




Chương 601: Lang Nha tướng sang đất Sơn Tây

Đoàn sứ thần Thiên Đức lục tục ra về ngay lúc mặt trời vừa ló dạng. Trẻ con trên các bản làng dọc hai bên đường về kéo nhau ra xem sứ miền xuôi. Bấy giờ Yên Thư mới bảo quân hầu đem hết những bánh kẹo trong 4 chiếc rương đem ra phát dần, nói rằng đó quà của Vạn Thắng vương ban cho. Quân nhà lang dẫn đường trông thấy vậy song chẳng biết xử trí ra sao.

Về gần đến Hắc Giang, Yên Thư mới hỏi Liêu Nhất Khổng:

- Liêu tiên sinh và Từ Quý Châu vốn có giao tình, sao ông ấy không theo về Thiên Đức, lại chịu ở La thành làm môn khách?

Liêu Nhất Khổng liền đáp rằng:

- Tại hạ và Từ tiên sinh chung cảnh vong quốc, Từ tiên sinh nấn ná ở kinh sư vì lưu luyến vương triều cũ, vẫn cho Đại Vương không chính thống. Tại hạ quan niệm rằng giống cũ không còn tốt thì nên bỏ, chẳng nên mất thì giờ bởi lúc thu hoạch sẽ lại thất vọng.

Bố Giáp quay sang vừa cười vừa hỏi:

- Thế giống mới thế nào hả tiên sinh?

Liêu Nhất Khổng nói:

- Tại hạ có minh chúa để phụng sự, ấy là may mắn một đời. Chữ nghĩa trong bụng có cơ hội thoả chí nào còn gì vui bằng? Đại tướng quân thử trông bọn Âu Minh Thông mà xem, họ chọn sai chỗ sinh ra bất đắc chí. Cái khổ của kẻ sĩ là thờ sai chủ.

Bố Giáp lại hỏi:

- Tiên sinh có chắc mấy vị ấy sẽ rời bỏ xứ mường chứ?

- Sĩ khả sát bất khả nhục! - Liêu Nhất Khổng nói. - Đinh quan lang đương trọng Điền Hoành, coi thường Âu Minh Thông ra mặt. Đấy là chỗ kém của Đinh quan lang trong cách dùng người. Mấy vị ấy đang không phục, một phần vì Điền Hoành người nơi khác.

Bố Giáp thừa nhận:

- Bản thân tôi cũng không thích văn sĩ gốc Hán như tiên sinh.

Liêu Nhất Khổng cười mà rằng:

- Chuyện ấy là bình thường, người trong một nước còn chẳng thích nhau nói chi bọn tại hạ người ngoài.

Bố Giáp nói:



- Sự thật thì văn sĩ Vạn Xuân phục vụ vương thượng chưa nhiều nên ngài ấy còn phải lao tâm khổ tứ. Có tiên sinh, vương thượng nhẹ gánh thêm một chút.

- Lý tiên sinh đang bị giam ở La thành, Ngô tiên sinh ở Vạn Xuân hay Tôn tiên sinh đang ở Sơn Nam Hạ đều là những người có thể gánh vác đại sự. - Liêu Nhất Khổng nói. - Tại hạ thực muốn lôi kéo Từ tiên sinh, Âu Minh Thông, Lạc Hi và Yên Định về với vương thượng. Nhất là Yên Định.

Dương Yên Thư bấy giờ mới nói thêm vào:

- Yên Định đó tính thâm trầm, ít nói. Xin hỏi tiên sinh vị ấy có gì hơn người?

Liêu Nhất Khổng nhìn về phương Nam, nói rằng:

- Các xứ mường đất rộng người thưa, nhìn khó bình định song lại dễ vì văn hoá có nhiều nét tương đồng với người đồng bằng. Yên Định người miền trong, ông ta sẽ giúp vương thượng trong công cuộc chinh phạt phương Nam, tại hạ nghĩ thế.

Yên Thư thúc ngựa đi lên, thắc mắc:

- Sao tiên sinh lại nghĩ Đại Vương mở cõi về phương Nam?

- Bậc quân vương nhìn xa trông rộng, ngó lên mặt Bắc, mặt Đông toàn rừng núi. Mặt Tây giáp biển, vương thượng muốn lớn mạnh ắt xuôi về phương Nam. - Liêu Nhất Khổng nói chắc như đinh đóng cột. - Còn như phương Bắc… nếu… nếu vương thượng xuất chinh thì Khổng xin tiên phong.

Ba người cứ thế cưỡi ngựa sánh vai bàn luận đến bờ Hắc Giang mới tạm ngưng. Thuyền ra giữa dòng, Yên Thư khẽ thở phào vì chuyến đi thuận buồm xuôi gió. Nàng hỏi Liêu Nhất Khổng:

- Mấy vị bên ấy đều nhắc chúng ta đề phòng Điền Hoành, chẳng hay tiên sinh nghĩ thế nào?

Khổng đáp:

- Điền Hoành rất có thể là gian tế Đại Vũ, ông ta đang có m·ưu đ·ồ gì đó. Từ quan lang đến chúng tướng chẳng để chúng ta vào mắt, thi thoảng có kẻ lại nhìn chúng ta nhếch miệng cười nhạt, lộ vẻ đắc chí. Tại hạ đồ rằng Đinh quan lang sẽ có hành động nào đó trước khi hai đứa con bị bêu đầu.

Bố Giáp ngồi tựa mạn thuyền, lơ đãng nhìn sông nước mênh mông vào buổi ban chiều. Lúc sau Bố Giáp nêu ý kiến:

- Bọn chúng sẽ có hành động quân sự, chỉ là chưa biết địa điểm t·ấn c·ông. Thân làm tướng trận, tôi nhìn bọn ấy có thể đoán được phần nào. Chúng tướng Mường Động thay vì lo sợ Thiên Đức t·ấn c·ông lại có phần nôn nóng. Chúng sẽ đánh Thiên Đức, bắt con tin có giá trị để trao đổi, có khả năng là vậy.

Bố Giáp mân mê chòm râu dưới cằm, cặp lông mày nhíu lại, Giáp hỏi vu vơ:



- Liệu chúng tăng thêm binh bên Đỗ Động Giang để đánh úp binh của ta không nhỉ?

Liêu Nhất Khổng ngồi xuống bên cạnh, đáp rằng:

- Thổ binh không thạo sông nước, bên Đỗ Động Giang nhiều đầm lầy, Điền Hoành sẽ chẳng xúi Đinh quan lang làm vậy đâu.

Bố Giáp nói:

- Như thế là nhắm đến Sơn Lăng rồi!

Liêu Nhất Không chẳng gật, chẳng lắc, chống khuỷu tay lên đầu gối vò đầu suy ngẫm, lẩm bẩm:

- Sơn Lăng một dải, đánh sang thì dễ mà về sẽ khó. Thuỷ binh Mường Động do Trấn giang tướng Quách Cư Dĩ nắm thật chẳng đáng để tâm. Nhất định phải có cách nào đó đánh Sơn Lăng mà không cần dùng đến thuyền bè.

Đặt chân lên đất Sơn Lăng, Liêu Nhất Khổng và Bố Giáp viết báo cáo chi tiết, bày tỏ những trăn trở không lời giải đưa cho Dương Yên Thư trực tiếp cầm về Vạn Xuân.

Hai ngày sau, Chương đọc báo cáo độc lập của hai người, một văn nhân và một võ tướng, anh cũng băn khoăn vì chưa tìm ra lời giải, cũng chẳng thể đoán định được ý đồ của quan lang xứ Mường Động.

- Lúc này có mấy lão tướng để hỏi thì tốt biết mấy.

Chương thở dài, thảy xấp báo cáo lên bàn, đi đi lại lại hồi lâu trong thư phòng. Thiên Bình nhẹ nhàng đẩy cửa bước vào, nhìn đống giấy tờ ngổn ngang, nàng nói:

- Đã lâu anh không lên Linh Sơn cổ tự thăm hỏi thầy trụ trì. Gần đây tiết trời trở lạnh, Khuông Vạn Thái sư tuổi đã cao, sức khoẻ ngày một yếu.

Chương ậm ừ, quay lại ngồi xuống, định giở họa đồ phủ Sơn Tây ra xem thì Thiên Bình đến bên gấp lại. Nàng dịu dàng bảo:

- Anh xem muốn rách cả họa đồ, xem nữa phỏng có ích gì. Lý Thái sư, anh Trát và mấy cháu là người Sơn Tây, họ hiểu đất Sơn Tây hơn anh, sao anh không gọi họ đến hỏi chuyện?

Chương nhăn mặt giải thích:

- Anh có hỏi Thái sư và chỗ anh Trát rồi nhưng… họ cũng ù ù cạc cạc khác gì anh. Thực địa khác với ngồi trong thành em ạ, tin tức bên ngoài mười thì đến thành chỉ một. Chỉ thấy tổng thể, chẳng thấy tiểu tiết. Mà thành bại trên chiến trường có khi do tiểu tiết quyết định.

Thiên Bình bèn nói:

- Thay vì đau đầu bởi vấn đề, hay anh giải quyết luôn vấn đề? Chủ động dạy Đinh Sơn một bài học.



Chương thở dài, kéo Thiên Bình ngồi vào lòng, anh nói:

- Mường La với Mường Then đang trông vào, anh chủ động đánh Mường Động lúc này là thất sách.

Thiên Bình bực dọc:

- Con ranh Tôn Ninh Hà đó chưa đủ cớ ư?

Chương cười:

- Chẳng ai tin, thiên hạ bảo Thiên Đức dựng chuyện. Đúng hơn họ chẳng muốn tin, nếu tin thì hoá ra các sứ quân còn chẳng bằng một đứa trẻ ranh à.

Chương đành tạm gác chuyện xứ mường sang một bên vì bận việc với Cục Quân khí. Ba hôm sau, tin khẩn từ Sơn Tây báo về, căn cứ Thượng Sơn bị t·ấn c·ông bởi một đội binh chưa rõ danh tính. Chương giật mình, xem kĩ thêm một lần họa đồ Sơn Tây, lập tức lên đường ngay trong đêm, anh gọi Lý Tiên Phong, con trai Lý Long Trát, theo hầu.

Thuyền rời bến Luy Lâu vào canh Hai, đến thành Sơn Tây vào giờ Tỵ ngày hôm sau. Chương tạt vào thành rồi rời đi vào buổi chiều cùng năm trăm quân thiết kị của Phùng Thanh Hòa hộ tống. Thay vì đến căn cứ Thượng Sơn ở phía Bắc thành, Chương về Đông Chinh vương phủ ở phía Đông nghỉ tạm, sớm hôm sau sẽ băng qua núi Vua.

Lại nói về xứ Mường Động. Sau khi đoàn sứ thần Thiên Đức rời đi, Đinh Sơn truyền lệnh cho bọn Lang Nha tướng Bùi Lạc Thủy gấp rút hành động.

Bùi Lạc Thủy, Bùi Sơn Lâm, Bạch Gia Mô, Đinh Đệ, Hà Duy và Trương Bồ mỗi người dẫn ba trăm thổ binh trang bị đủ các loại khí giới âm thầm lên đường ngay khi trăng vừa ló dạng. Bùi Lạc Thủy nắm quyền tổng chỉ huy, Điền Hoành làm mưu sĩ. Trấn giang tướng quân Quách Cư Dĩ bị gạt ra khỏi kế hoạch ngay từ đầu. Đích đến là hai ngọn núi như hai hòn trống mái, nơi có năm trăm thổ binh ẩn náu hai bên chờ sẵn. Thổ binh đã hoàn thành xong mấy cáp qua sông và đang hoàn thiện một cầu treo nhỏ bện bằng các loại dây rừng nhằm đưa thêm khí giới, lương thảo sang sông cũng như đưa người b·ị t·hương ngược trở lại.

Điền Hoành là một tay thao lược, sắp đặt mọi việc đâu vào đấy. Sau kế giăng dây làm lối qua sông, lại đối đáp với sứ Thiên Đức kéo dài thời gian thì chúng tướng Mường Động xem ra kính nể Điền Hoành thêm vài phần, nhất nhất nghe theo sắp xếp. Bên sườn núi phía Sơn Lăng, Điền Hoành tích trữ nhiều lương thảo và khí giới, sẵn sàng cho một cuộc chiến du kích dài ngày, làm hậu cứ cho các toán binh quấy phá phủ Sơn Tây.

Bùi Lạc Thủy dẫn quân đến nơi, chia nhau nghỉ trong các hang hốc, chờ trời chiều ngả bóng, sương mù bắt đầu giăng mới tổ chức cho quân đu dây. Tổng cộng có 1200 quân sang sông, việc chuyển quân mãi đến nửa đêm mới hoàn thành. Phác Thiên Điêu Trương Bồ ở lại làm hậu quân canh giữ cùng với Điền Hoành. Sang được bờ rồi, Bùi Lạc Thủy chia quân thành hai đạo, mỗi đạo hơn bảy trăm thổ binh. Đạo thứ nhất do Bùi Lạc Thủy chỉ huy, có thêm Bạch Gia Mô băng rừng về hướng Tây, mục tiêu là căn cứ Thượng Sơn. Đạo thứ hai tiến về hướng Tây Nam do Bùi Sơn Lâm thống lĩnh, dưới trướng có Hà Duy và Đinh Đệ.

Dãy núi Vua hiểm trở, lại thưa người sinh sống, nhờ đó hai đạo thổ binh Mường Động tiến quân mà chẳng gặp bất cứ trở ngại nào.

Căn cứ Thượng Sơn là đại bản doanh của Trung đoàn 3 Sơn cước. Sau cuộc chiến với Tôn Toàn Hưng và Đoàn Kính Chí, lực lượng của Lý Quang Minh sứt mẻ, phải tuyển bổ sung binh mã từ lộ Tam Giang, huyện Sơn Tây và phủ Vĩnh Yên huấn luyện.

Lý Quang Minh và Trương Ma Nị giữ trại chính Thượng Sơn. Trong khi đó, Nùng Dân Chính, Giáp Dĩnh Kế và Giáp Dĩnh Trì mỗi người chỉ huy một tiểu đoàn bộ binh chia làm 3 doanh đóng quanh Thượng Sơn. Mỗi doanh có nửa cựu binh, nửa tân binh.

Trung đoàn 3 Sơn cước đóng sâu trong nội địa, nhiệm vụ chính là huấn luyện, không phải trực chiến. Bốn phía lại có các đạo binh Thiên Đức đóng quân, ngay cả Chương chẳng lường trường hợp Trung đoàn 3 là mục tiêu của đối phương, nhất là từ mặt phía Đông, muốn sang phải qua sông Hắc, nơi thuyền tuần giang xuôi ngược suốt đêm ngày kể từ sau vụ Tôn Ninh Hà hành thích hụt.

Nùng Dân Chính, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 3 Sơn cước (D1, E3 Sơn cước) đưa quân huấn luyện dã ngoại tại đồi Cẩm Lĩnh, phía Đông căn cứ Thượng Sơn. Tiểu đoàn 3 chia thành 3 đại đội, 1 trung đội hoả lực. Trong đó Đại đội 1 và trung đội hoả lực gồm những quân sĩ có kinh nghiệm, trang bị ngựa tốt. Đại đội 2 và Đại đội 3 phân nửa tân binh, không trang bị ngựa, đóng trại tạm tập trận dưới chân đồi.

Bùi Lạc Thủy cử quân thám thính giả làm thợ rừng theo dõi quân Thiên Đức trú dưới chân đồi Cẩm Lĩnh. Thấy binh sĩ Thiên Đức sau một ngày dài tập đội ngũ, gùi đá leo đồi, bắn pháo đá, tập xạ tiễn… mệt nhoài kéo trở về doanh tạm, ăn uống qua loa xong đều ngủ vùi, cảnh giới bên ngoài có phần lỏng lẻo. Từ những thông tin có được Bùi Lạc Thủy quyết định sẽ t·ấn c·ông trại của Nùng Dân Chính.