Chương 577: Thắng binh và Kỳ binh
Đoàn Kính Chí bày tỏ ý định đầu hàng nhưng đề nghị gặp trực tiếp Vạn Thắng vương thương thảo. Phùng Hiền bực mình nói với Yết Kiêu rằng:
- Chỉ cần vương thượng gật đầu một cái là chúng ta lấy thủ cấp Đoàn tặc đem về nộp ngài ấy. Nó c·hết đến đít mà vẫn ngông nghênh xem thường anh em chúng ta. Nó là cái thá gì mà đòi gặp vương thượng?
Yết Kiêu vội xoa dịu:
- Bọn nó chỉ coi Vạn Xuân là một châu, nghĩ Đại Vương của chúng ta chỉ như Thứ sử hay châu mục của chúng nó.
- Anh nghe rồi đấy! Sứ giả của nó nói, nếu Vạn Thắng vương thả tù binh, để nó rút quân về, nó sẽ xin với Thứ sử Vân Nam phong cho vương thượng làm Giao Châu mục!
Phùng Hiền nhổ toẹt một cái, nói tiếp:
- Ai mà thèm! Trần đời này lần đầu nghe có thằng bại tướng ra điều kiện hống hách như thế. Anh là chỗ tin cẩn của vương thượng, anh xin với vương thượng đồng ý cho anh em ta đập nó ra bã. Đận vừa rồi tôi với anh nào có túm được thằng nào.
Yết Kiêu nghe vậy liền phì cười:
- Chiến cuộc còn dài, nay chưa bắt thì mai bắt. Anh rồi sẽ là soái, nhất định phải nhìn xa trông rộng. Đại Vương muốn trừ bỏ Đoàn Kính Chí thì dễ như trở bàn tay, có điều…
Phùng Hiền thở dài, ngồi phịch xuống:
- Vương thượng muốn mặc cả với bọn phương Bắc chứ gì?
Yết Kiêu ôn tồn:
- Đoàn Kính Chí hay Dương Trường Huệ chỉ là lũ tôm tép. Tính ra chúng nó chỉ có độ dăm bảy nghìn tinh binh Đại Vũ theo hầu. Tôi nghe ông Liêu Nhất Khổng nói ba quân Đại Vũ có cả trăm nghìn tinh binh. Nếu lưu cho Đoàn Kính Chí một mạng mà nhận nhiều lợi ích thì cũng đáng chứ.
Nhận tin báo của bọn Yết Kiêu, Chương hồi đáp:
“Đánh gục Đoàn Kính Chí không khó, phải đánh gục ý chí phản kháng của bọn chúng.”
Thư vỏn vẹn chỉ có vậy, Yết Kiêu và Phùng Hiền hiểu rằng phải tiếp tục vây khốn Đoàn Kính Chí, bỏ ngoài tai lời của hắn.
Có được chiến thắng quân sự, bắt hàng vạn tù binh cùng v·ũ k·hí, trang thiết bị… Chương tập trung nghiên cứu chiến lợi phẩm thu được, đặc biệt là Song thủ pháo, diều và hoả đạn. Hoả đạn không thu được quả nào nhưng thông qua khai thác tù binh, Chương có thể đoán được cách thức Đại Vũ quân chế tạo hoả đạn tương tự như Chương đã làm mấy năm trước. Tinh binh Đại Vũ chưa có súng hoả mai song đã có v·ũ k·hí tương tự như hoả hổ, ĐB32M1 và pháo lệnh. Chương chưa hiểu pháo lệnh đó ra sao. Tất cả những thắc mắc trên Chương bảo Triệu Nhã Lâm yêu cầu bọn Hoàng Như Hổ để ý xem quan quân Đại Vũ thường thu mua những nguyên liệu loại nào ngoài lương thực.
Diêu Bình Trọng được đối xử rất hậu nhưng hắn không cung khai nửa lời liên quan đến bí mật quân sự với lý do không biết, chỉ là một tiểu tướng, trên giao xuống và sử dụng. Chương chẳng tin, song không có đối chứng nên đành chịu.
Chương trằn trọc cả tuần với hàng mớ thắc mắc nhưng anh mau chóng nhận tin vui ngoài dự kiến từ đạo binh phương Nam của Phạm Tu.
Phạm Tu bắt giữ 5 thương thuyền Đại Vũ chở toàn phân chim!
Theo báo cáo, Phạm Tu cho biết vài năm gần đây thương nhân Đại Vũ tích cực thu mua phân chim, phân dơi ở Lâm Phồn với giá vô cùng rẻ mạt. Lâm Phồn nhiều rừng núi ở phía Tây, phân chim vô cùng dồi dào và chẳng ai biết thương nhân mua phân chim để làm gì.
Phạm Tu trong một lần giả trang ra ngoài xem đời sống của cư dân tại mấy làng hẻo lánh, thấy dân trong làng tích nhiều phân chim, lấy làm lạ nên dò hỏi và được biết số phân chim, phân dơi thu gom trong các hang động để bán cho thương nhân phương Bắc. Thương nhân mỗi năm đến mua 2 lần vào dịp cuối năm và quãng thượng tuần tháng 6.
Phạm Tu lập tức nhận ra vấn đề liền sai quân sĩ gấp rút tìm hiểu, theo dõi các thương nhân phương Bắc, từ đó tìm ra đoàn thuyền của họ.
Thương thuyền phương Bắc vẫn nộp thuế cho Lâm Phồn khi vào neo đậu, mua bán và phân chim chẳng phải mặt hàng thiết yếu, thuế nộp chẳng đáng bao nhiêu, quan binh Lâm Phồn thậm chí chẳng để tâm đến những con thuyền chở đầy thứ chất thải vô giá trị ấy. Thương nhân phương Bắc nhờ vậy chẳng gặp bất cứ khó khăn nào.
Châu Vũ Gia nay đã thuộc chủ mới. Tuy tình hình còn nhiễu nhương nhưng vẫn Thiên Đức đặt các trạm thu thuế ở cửa sông, bến đò, thị tứ… Thương thuyền phương Bắc nộp thuế đủ, tuân thủ quy định do Thiên Đức đặt ra, Phạm Tu không có lý nào ngang nhiên tra xét, bắt giữ. Bên cạnh đó, Phạm Tu muốn tiến hành mọi việc trong im lặng, tránh để lộ sơ hở.
Đoàn thương thuyền 5 chiếc ra biển theo lối cửa sông Cả, Phạm Tu cho quân binh vận thường phục lên khinh thuyền giả trang c·ướp biển bám theo, chờ đến lúc tối trời cập mạn tràn lên khoang bắt giữ hơn trăm người cả thảy gồm chủ thuyền, thương nhân, trạo phu, gia nô… Các thương thuyền bị kéo ngược trở lại sông Cả, đến một địa điểm bí mật mới tháo bịt mắt tra hỏi lần lượt từng người. Thương nhân Hoa quốc khai báo mua phân chim đem bán cho quân binh Đại Vũ một vốn mười lời, ngoài ra không biết gì thêm. Phạm Tu lệnh tạm thời giam giữ tất cả lại, chờ lệnh trên.
Bởi sự việc vô cùng hệ trọng, Phạm Tu cử Nghiêm Phúc Lý về gặp Chương tỏ rõ đầu đuôi sự tình.
Nghiêm Phúc Lý hỏi:
- Chúng ta nên xử lý đám người đó ra sao ạ, thưa Đại Vương?
Chương nói:
- Chúng ta chẳng bắt giữ thương thuyền nào cả. Vùng thượng du Vũ Gia hiện nay cần khai khẩn, nếu cảm thấy không an toàn thì thôi.
Nghiêm Phúc Lý hiểu ý xin cáo lui, Chương gọi lại căn dặn:
- Các anh nên chiêu tập dân sinh sống ở các làng gần biển, tổ chức họ thành các hải đội đến các đảo ngoài khơi xem thu hoạch được gì. Chúng ta thực cần thêm nhiều phân dơi, phân chim và những thứ đó ngoài các đảo có rất nhiều.
Nghiêm Phúc Lý thực thà:
- Thật chúng tôi chưa từng nghĩ đến chuyện đó. Ngay khi trở về bản trại, tôi sẽ tiến hành việc đó ngay ạ.
- Nhớ giấu kín ý đồ. Mà… dọc bờ biển có rất nhiều đảo phải không?
Nghiêm Phúc Lý ngẫm nghĩ rồi đáp:
- Gần cửa sông Cả có hai hòn đảo, một lớn một nhỏ cách bờ chỉ độ tám dặm. Ngư phủ nơi ấy gọi là đảo Hòn Ngư ạ. Dọc theo bờ biển còn có nhiều đảo song chẳng có mấy cư dân sinh sống.
Chương vỗ nhẹ lên bàn, đứng bật dậy, nét mặt chợt rạng rỡ, định nói gì đó song lại thôi. Anh đi đi lại lại một hồi, vẫy Nghiêm Phúc Lý lại gần nói nhỏ:
- Sau này bắt tù binh mạn ngược đem giam giữ trên các đảo ấy họ sẽ khó trốn. Mỗi đảo cử một tiểu đội địa phương đồn trú, đảo nào lớn, thuận tiện sinh sống có thể làm nơi trú quân cho thủy binh. Ta thực sự cần kiểm soát các hòn đảo ấy. À… tù binh hoặc… đúng rồi! Đưa dân có hoàn cảnh nghèo khó ra đó sinh sống, ta sẽ chu cấp thêm lương thực và không thu thuế.
Nghiêm Phúc Lý vâng dạ song chưa hiểu hết ý định, chờ Chương nói xong, Nghiêm Phúc Lý mới hỏi tỏ tường để còn báo với Phạm Tu. Nói một thôi một hồi Chương kết luận:
- Bấy lâu nay người Vạn Xuân chỉ quanh quẩn trong đất liền kiếm ăn, bỏ không các hòn đảo. Trước mắt cứ kiểm soát các đảo gần bờ, đưa dân ra sinh sống rồi từ từ vươn xa. Chẳng phải khi nãy anh nói thương thuyền phương Bắc từ mạn Nam ngược lên Bắc có khi không tạt vào bờ bãi. Ta lập các đồn thủy binh ngoài biển chả phải sẽ thu thêm thuế được ư? Chưa kể… đúng rồi! Các anh phải dựng đèn biển ở vị trí cao nhất của đảo giúp thuyền bè qua lại biết nơi đó có người, trường hợp m·ưa b·ão họ vào neo thuyền cũng tốt.
Nghiêm Phúc Lý cúi đầu vâng dạ. Sợ anh chàng sót ý, Chương bảo Yên Thư mau chép ra giấy, đưa cho Nghiêm Phúc Lý đem theo. Trước khi tiễn Nghiêm Phúc Lý trở lại phương Nam, Chương ân cần dặn dò nhiều điều:
- Các anh ở trong đấy cố gắng ổn định sớm tình hình, ngoài này ta sẽ sớm làm chủ kinh sư. Ông Tu tuổi đã cao, tuy ông ấy chẳng chịu lùi về sau nhưng anh nhắn với ông ấy nhớ lo đào tạo người kế nhiệm. Nay mai đại công cáo thành ta sẽ vào đó một chuyến xem sao.
Nghiêm Phúc Lý phàn nàn:
- Đại Vương đánh kinh sư lại chẳng cho phần anh em chúng tôi.
Chương vỗ vai Nghiêm Phúc Lý, cười lớn:
- Kinh sư dễ lấy, việc khó mới cậy đến các anh và lão tướng chứ.
Chương đứng trông theo bóng thuyền xa dần, trong lòng có chút ngậm ngùi. Giờ đây mở cõi, nhiều gương mặt anh thường gặp rồi sẽ phải đi xa, một năm chẳng biết gặp được bao lần.
- Bẩm Đại Vương! Số tân binh anh Lý đưa về sắp xếp sao cho hợp lý ạ?
Mai Đắc Thắng hỏi, cắt ngang dòng suy tư của Chương.
- Họ đều là dân châu Hoan phải không?
- Dạ đúng! - Mai Đắc Thắng lật mấy tờ giấy trên tay. - Được gần 2000 tráng đinh ạ.
Chương quay trở vào điện, vừa đi vừa ngẫm nghĩ. Lát sau anh hỏi:
- Dân xứ ấy nhiều người thợ rừng, vừa canh tác nông nghiệp lại khai thác lâm sản mà sao vẫn khó khăn?
Mai Đắc Thắng thưa:
- Họ tứ cố vô thân phiêu bạt từ khắp nơi đến Hoan châu khai hoang lập ấp từ hai, ba đời trước ạ. Bởi rừng thiêng nước độc, ban đêm còn cọp beo quấy phá nên họ sống quần cư. Lão tướng Phạm Tu có viết trong bản nhận định sơ bộ, dân Hoan châu giỏi chịu đựng gian khó, thật thà, chất phác, tính tình kiên định và rất đoàn kết.
Chương gật gù, lộ vẻ hài lòng. Anh nói:
- Đợt rồi ta lấy quân chỗ anh Thổ, bởi vậy Thần Dực quân chẳng còn mấy tinh binh, bổ sung tráng đinh Hoan châu vào Thần Dực quân là hợp lẽ.
Mai Đắc Thắng lúi húi ghi chép. Chương suy tư hồi lâu, nói thêm:
- Binh Hoan châu khéo dùng thì đủ để trở nên vô địch trong thiên hạ! Cậu nhớ ghi rõ giúp ta, anh Thổ sẽ liệu. Từ rày về sau quân tuyển từ Hoan châu gọi chung là Thắng binh.
- Dạ… nếu vậy để phiên hiệu là Trung đoàn 1 Thắng binh ạ?
Chương khẽ lắc đầu:
- Trung đoàn 1 Hoan châu.
Mai Đắc Thắng lại hỏi:
- Dạ… Đại Vương tính bố trí ai dẫn quân Hoan châu lên chỗ anh Thổ ạ?
- Trần Quan Sơn!
- Trần Quan Sơn ạ?
Mai Đắc Thắng nhíu mày, đưa tay gãi đầu, lục lọi trí nhớ. Chương giải thích:
- Mấy năm trước anh ta chỉ huy quân địa phương bên Nam Sách. Trần Quan Sơn là người mẫn cán, có lòng trung thành, đã theo học trường quân chính. Thời gian vừa rồi anh ta có tham gia đánh trận, thể hiện tốt. Ta muốn anh Thổ rèn rũa thêm.
Trần Quan Sơn, người Nam Sách, được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 Hoan châu, lập tức dẫn tân binh trình diện Nguyễn Lạc Thổ, đứng chân trong đội hình Thần Dực quân trực thuộc Quân khu 1. Trần Quan Sơn đề đạt Đào Khiêu và Vũ Mão, hai anh chàng từng giúp mẹ con nhà Lương Tích Am, làm trợ lý. Chương chỉ định Trần Công Tích, chồng Mạc Thái Hương làm Chính trị viên Trung đoàn 1 Hoan châu đến khi có người thay thế.
Cùng thời điểm ấy tại châu Vũ Gia, Phạm Tu cũng tích cực chiêu mộ tráng đinh vào quân địa phương nhằm giữ gìn an ninh trật tự. Vũ Gia do Phạm Phan Chí cắt đất cầu hoà, dân chưa thuần, cần khoảng thời gian sắp đặt bộ máy quản lý hành chính. Đối với những khó khăn mà Phạm Tu đang gặp phải, giải pháp của Chương đưa ra là sử dụng quan lại cũ có uy tín tại địa phương tiếp tục bổ nhiệm họ giữ vị trí tương đương vị trí cũ. Đồng thời đưa người Thiên Đức làm phó ở tất cả các vị trí từ phủ huyện đến các xã. Chương quán triệt, tuyệt đối không được thay đổi tức thì, cưỡng ép dân bản địa theo lề lối mới mà thay đổi dần, vỗ về bách tính, miễn giảm thuế khoá, tập trung khai khẩn, không xây dựng thành quách…
Ngôn ngữ là một rào cản đối với ba quân Thiên Đức và những văn nhân do chính phủ Vạn Xuân cử đến trong quá trình mở cõi phương Nam. Trong quá trình này, giới thương nhân, đặc biệt là Lâm gia, làm cầu nối ngôn ngữ và văn hoá, giúp quân Thiên Đức sớm ổn định tình hình.
Nghiêm Phúc Lý báo cáo với Phạm Tu, khoảng thời gian sau đó Phạm Tu tổ chức các đội thuỷ binh tuần tiễu ra hướng biển. Ban đầu chỉ cách bờ độ 20 dặm và tiến xa dần hơn đến các đảo lớn nhỏ cách bờ biển không quá bốn chục dặm. Ngư dân vùng Hoan châu, Vũ Gia được tạo nhiều điều kiện thuận lợi đánh bắt cá. Thậm chí thuỷ binh Thiên Đức cho ngư dân mượn thuyền để đánh bắt hải sản hoặc cử chiến thuyền theo hộ tốn, đổi lại ngư dân chia ba phần hải sản đánh bắt được cho quân sĩ. Thuỷ quân Thiên Đức, cụ thể là Quân đoàn 1, buổi đầu mở cõi phương Nam và hướng ra biển đã bắt đầu theo cách như vậy.
Mùa thu năm Thiên Đức 34, Yết Kiêu và đạo thủy binh thuộc quyền dành hầu hết thời gian thá·m s·át các đảo tử vùng Mao Khê mãi đến tận Vũ Gia. Cuối năm, Yết Kiêu tuyển mộ được gần ba nghìn tráng đinh thạo nghề sông nước ở châu Vũ Gia vào thủy quân Thiên Đức. Bởi tráng đinh châu Vũ Gia ban đầu ăn nói, y phục khác lạ nên các đơn vị trong quân gọi là Kỳ binh nhằm phân biệt với lực lượng Thắng binh ở Hoan châu.
Một khoảng thời gian dài trước đó khi đóng quân ở Đằng Châu, Yết Kiêu đã cử nhiều binh sĩ thân tín theo các thương thuyền ngang dọc. Đến lúc cần dùng, những thân binh ấy phần nào góp công sức không nhỏ vào công cuộc xây dựng lực lượng thủy binh Thiên Đức lớn mạnh.