Chương 559: Giao Châu lộ thủy bộ Đại tướng quân
Đoàn Kính Chí được Lưu Trừng, Thứ sử Vân Nam, bổ nhiệm làm Giao Châu lộ thuỷ lục Đại tướng quân, thống lĩnh ba quân thuỷ bộ Đại Vũ chinh phạt Vạn Xuân. Các bộ tướng của Đoàn Kính Chí gồm Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Giả Thực… trong đó Dương Trường Huệ được chỉ định làm tướng tiên phong.
Trong con mắt các tướng Đại Vũ nói riêng và người phương Bắc nói chung, Giao Châu là vùng đồng bằng nhỏ, nơi người man cư ngụ. Đất Giao Châu lại không rộng bằng Vân Nam, nơi quân Đại Vũ thu phục chẳng mấy khó khăn. Đoàn Kính Chí được cấp hơn 2 vạn quân, trong đó có 5000 quân bản bộ, là lực lượng cơ động tinh nhuệ từng chinh phạt khắp nơi. Binh mã còn lại vốn là tướng sĩ Vân Nam từng bại trận nay phục vụ trong quân Đại Vũ.
Đoàn Kính Chí chia quân thành 2 đạo thuỷ bộ cùng tiến xuống Giao Châu. Dương Trường Huệ làm tướng tiên phong, chỉ huy 1 vạn quân thuỷ. Đoàn Kính Chí đốc suất hơn 1 vạn quân bộ theo sau. Trong đạo tiên phong, Dương Trường Huệ có sự phục vụ của Hà Ân Cần cùng vài trăm thuộc hạ người Thái. Bên cạnh đó, đám Tĩnh Mịch Thiền sư cũng gia nhập đạo quân chinh phạt và tỏ ra vô cùng xông xáo.
Cao Mộc Viễn và Phạm Chiêm chỉ huy hai trung đoàn thuỷ hơn ba nghìn quân trên hơn trăm thuyền lớn nhỏ lập phòng tuyến trên sông Xích, cách thành Hoa Khê 20 dặm về hướng thượng nguồn. Kiều Liêm nhận lệnh chỉ huy 1000 thân binh phối hợp với tượng binh của Bùi Thị Xuân phòng thủ trên bờ, tổng cộng thuỷ bộ hơn sáu nghìn quân tham gia chặn đánh đạo tiên phong của Dương Trường Huệ. Trận thuỷ chiến diễn ra từ quãng nửa buổi đến đầu giờ chiều, Cao Mộc Viễn và Phạm Chiêm cự không nổi, thế giặc mạnh, thêm Dương Trường Huệ dụng binh rất lạ, càng giao chiến, thuỷ quân Thiên Đức càng rơi vào thế hạ phong. Cao Mộc Viễn, Phạm Chiêm lui quân, chìm mất hơn ba mươi chiến thuyền, hàng chục chiếc khác phải đánh đắm giữa dòng không để thần công rơi vào tay giặc. Nhờ tượng binh của Bùi Thị Xuân ở trên bờ dùng thần công bắn chặn, Dương Trường Huệ không truy kích được hai thuỷ tướng. Trường Huệ đổ quân đánh lên bờ, Bùi Thị Xuân tản quân lui binh về gần thành Mè.
Yết Kiêu đốc suất 4000 thuỷ quân từ thành Sơn Tây dàn trận tại ngã ba Hắc Giang. Cao Mộc Viễn và Phạm Chiêm rút về nhập với Yết Kiêu. Thuỷ quân tiên phong Dương Trường Huệ dùng diều cỡ lớn bay trên cao hướng dẫn Cự thạch pháo bắn phá đội hình thuỷ quân Thiên Đức. Thiết giáp đĩnh Yết Kiêu bị hư hỏng nặng, Yết Kiêu đành hạ lệnh nhấn chìm chiến thuyền, vứt bỏ thần công xuống sông, lui binh về gần thành Sơn Tây bảo toàn lực lượng.
Bùi Thị Xuân dùng lực lượng tượng binh chặn đánh tiền quân của Đoàn Kính Chí ở phía Bắc thành Mè nhưng chỉ cầm chân giặc được 2 ngày. Trung quân Đoàn Kính Chí kéo đến, Bùi Thị Xuân binh lực mỏng, nhắm địch không lại bèn rút quân về hướng Tây, vượt sông Bình Nguyên về đứng chân ở phủ Vĩnh Yên.
Đoàn Kính Chí dễ dàng kiểm soát ngã ba Hắc Giang, chiếm trại kẻ Đối, căn cứ cũ của Trung đoàn 1 Sơn cước, th·iếp lập Giao Châu hành doanh. Quân binh Đại Vũ mặc sức c·ướp phá lộ Tam Giang và phía Bắc huyện Sơn Tây.
Chương điều Trung đoàn 3 Sơn cước trước đó dùng uy h·iếp vùng Đỗ Động Giang về trấn ở căn cứ Thượng Sơn. Theo đề đạt của Tĩnh Mịch Thiền sư, Đoàn Kính Chí giao cho gã sư hổ mang 500 binh mã làm tiền quân dẫn đường cho Tôn Toàn Hưng đánh Thượng Sơn. Trung đoàn 3 Sơn cước dựa vào địa thế hiểm yếu, công sự vững chắc và hoả lực mạnh đã đẩy lui nhiều đợt xung phong của Tôn Toàn Hưng. Không hạ được căn cứ Thượng Sơn lại hao binh tổn tướng, Tôn Toàn Hưng thu quân đóng ở phía Nam Giao Châu hành doanh xốc lại đội hình, chỉnh đốn binh mã.
Bố Giáp dẫn hơn 1000 binh sĩ Trung đoàn 5 Sơn cước, đoàn Tam Giang, đang huấn luyện tăng viện cho Lý Quang Minh. Đoàn 5 Sơn cước vốn là con em lộ Tam Giang. Có thêm quân, Lý Quang Minh chủ động xuất binh t·ấn c·ông Tôn Toàn Hưng vào ban đêm song không chiếm được lợi thế. Tôn Toàn Hưng bố trí nhiều trạm gác bí mật quanh nơi đóng quân, dùng lửa, tù và hoặc trống làm thông tin liên lạc. Tại soái trại, Tôn Toàn Hưng chọn quân sĩ thấp bé nhẹ cân thay nhau bay trên những con diều lớn cảnh giới tứ phía, chỉ hướng và cự ly cho Cự thạch pháo bắn chặn khiến Lý Quang Minh không thể tiếp cận. Đặc biệt, Cự thạch pháo của Tôn Toàn Hưng bắn ra loại đạn nổ trúng vào đội hình t·ấn c·ông gây t·hương v·ong buộc Lý Quang Minh phải gấp rút thu quân về Thượng Sơn lo phòng thủ và cấp báo tình hình về chỉ huy sở Yên Bình.
Về phần Yết Kiêu, sau khi ổn định đội hình, một lần nữa anh dẫn thủy quân ngược dòng Xích Giang t·ấn c·ông thủy trại của Dương Trường Huệ gần kẻ Đối. Trận thuỷ chiến diễn ra ở ngã ba sông Hắc Giang, hai bên huy động hàng trăm chiến thuyền tham gia trận chiến. Trận chiến diễn ra từ sáng đến chiều, Yết Kiêu mất hơn sáu mươi thuyền, tương đương một phần tư chiến thuyền tham gia thuỷ chiến, buộc phải rút quân. Trong trận này, Yết Kiêu mất thêm 1 Thiết giáp đĩnh bởi những loạt đạn nổ và đạn cháy vô cùng chính xác bắn ra từ các soái thuyền của đối phương. Xét về tương quan lực lượng lẫn trình độ tác chiến trên sông, Yết Kiêu tự đánh giá binh sĩ thuộc quyền không thua kém, song càng đánh Dương Trường Huệ càng chiếm lợi là bởi có quân sĩ buộc mình ở diều lớn trên cao chỉ điểm cho các loạt pháo bắn tập trung vô cùng chính xác. Nhờ vị trí quan sát đắc lợi, thủy quân của Dương Trường Huệ bẻ gãy các đợt t·ấn c·ông, chia cắt đội hình, giảm tính cơ động của thủy quân Thiên Đức vô cùng hiệu quả. Uy lực của những khẩu thần công giảm tác dụng khi Dương Trường Huệ phân tán đội hình t·ấn c·ông, dùng chiến thuyền nhỏ, cơ động cao len vào đội hình thuỷ quân Thiên Đức quấy phá. Tình hình có thể đã tệ hơn nếu các chiến thuyền Thiên Đức không trang bị hoả hổ.
Trong báo cáo gửi cho Chương, Yết Kiêu khẳng định, nếu không trừ bỏ được đám quân cảnh giới, chỉ điểm trên các con diều sẽ rất khó chiến thắng một khi xung trận, kể cả trên bộ.
Chương lấy làm ngạc nhiên, anh chưa từng nghe hoặc thấy người ngồi trên diều trông ra làm sao. Các báo báo gửi về đều mô tả giống nhau, rằng trên các con diều lớn lơ lửng giữa không trung, thường ở trung quân, có bóng dáng người cầm kì báo hiệu, trống trận theo đó mà tiến thoái nhịp nhàng.
- “Từng nghe tay Cao Biền ngồi trên diều du sơn ngoạn thuỷ tìm long mạch trấn yểm đất phương Nam, chẳng lẽ thời này người phương Bắc có thể cưỡi diều thật ư? Phải tận mắt xem, tìm cách đối phó. Nếu không trừ sớm, bọn chúng dựa vào việc ấy phao tin khiến lòng quân dao động, hậu hoạ khôn lường.”
Cùng thời điểm này Lý Mẫn biết tin quân Thiên Đức liên tiếp thua trận bèn chỉ huy cấm quân từ La thành t·ấn c·ông bọn Phùng Hiền với chủ ý đánh tan hoặc ép Phùng Hiền rút về đất Sơn Tây. Phùng Hiền không chịu lui. Tuy binh lực Sư đoàn Sơn Tây có phần thua kém nhưng bù lại bằng hoả lực mạnh, Phùng Hiền giao chiến với Lý Mẫn mấy trận bất phân thắng bại và chỉ rút về huyện Hát khi có lệnh.
Chương không rút các đạo quân hiện đang chinh chiến đưa lên mặt Bắc, phần vì đối phương chỉ đem hơn 2 vạn quân chinh phạt, thứ nữa, một khi Chương rút Quân đoàn 1 hay quân Thánh Dực tăng viện cho Yết Kiêu thì các sứ quân như Ngô Thiên Sách, Nguyễn Ninh vương hay Phạm Phan Chí… tất có động tĩnh. Và như vậy, Chương sẽ mất dần thế chủ động trên chiến trường, khả năng dính đòn hồi mã thương, ảnh hưởng sĩ khí ba quân.
Chương tiến hành một loạt các điều chỉnh quân sự, tái phối trí binh lực. Đầu tiên, anh rút Trung đoàn 1 Sơn cước của Trịnh Tú khỏi cuộc bao vây Tây Phù Liệt. Đồng thời điều chuyển Trung đoàn 2 Sơn cước, đoàn Phượng Sơn, của Vương Chí Linh đang đóng ở Mao Khê về gần khu vực thành Ốc. Trung đoàn 8 Thiết kị do Phùng Thanh Hòa chỉ huy với các tiểu đoàn 323, 324 và 325 từ huyện Vũ Ninh cũng hội quân cùng Trịnh Tú, Vương Chí Linh. Trung đoàn pháo binh Thần Sấm, nòng cốt lực lượng pháo binh, dưới quyền Phạm Bạch Hổ với hàng trăm khẩu thần công các loại được điều động. Sau cùng, các đơn vị nữ binh như Đường Vỹ, Mai Lan, Thiên Kim… cũng được điều động làm hậu quân. Chưa kể lực lượng tượng binh của Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu đang đóng quân ở Vĩnh Yên. Tổng cộng, Chương có trong tay 1 vạn quân bộ binh, tượng binh và pháo binh sẵn sàng tham chiến.
Đối phó với các hành động của Lý Mẫn, từ nơi hội quân, Chương điều Tiểu đoàn Mai Lan và Tiểu đoàn Đường Vỹ dưới quyền Lý An vượt sông Xích sang huyện Hát hội quân với Phùng Hiền, ngăn không cho quân La thành đánh sang đất Sơn Tây. Đồng thời, hạ lệnh cho Triệu Quang Phục rời căn cứ tạm Đồng Trì uy h·iếp kinh sư, không cho Lý Mẫn điều thêm quân lên mặt Bắc. Dẫu đoán được ý đồ kéo giãn binh lực La thành của Chương, song Lý Mẫn vẫn phải điều hơn ba nghìn cấm quân và chừng đó dân binh vừa trưng tập thiết lập đồn luỹ ngăn cản Triệu Quang Phục tại Ngọc Hồi, một làng cách La thành 30 dặm về phía Nam. Triệu Quang Phục giao chiến hàng chục trận với cấm quân La thành tại Ngọc Hồi, có thể vượt qua chiến luỹ bất cứ lúc nào, áp sát kinh sư khiến Lý Mẫn phải duy trì một lực lượng đáng kể phòng thủ tại đây. Đích thân Tô Trung Từ nhiều lần đến thị sát phòng tuyến, đôn đốc binh mã cố thủ.
Áp lực từ La thành lên quân Sơn Tây giảm rõ rệt, tuy nhiên Đỗ Thục chẳng chịu ngồi yên, ông ta nhân cơ hội này đưa quân đánh chiếm huyện Sơn Lăng, phía Đông phủ Sơn Tây. Quân địa phương trấn giữ huyện Sơn Lăng cự không lại, buộc phải rút về gần thành Sơn Tây, huyện Sơn Lăng rơi vào tay Đỗ Thục. Tô Trung Từ thảo thư khuyên Đỗ Thục sớm tiến đánh thành Sơn Tây. Đỗ Thục trù trừ bởi nhận thấy quân Thiên Đức chưa bị thiệt hại đáng kể, phía Bắc thành Sơn Tây còn có căn cứ Thượng Sơn, phía Nam còn có Phùng Hiền và thuỷ quân Yết Kiêu vẫn đóng giữ ở mặt phía Tây của toà thành. Đỗ Thục có ý chờ đợi Đoàn Kính Chí dẫn đại binh tiêu diệt căn cứ Thượng Sơn, Dương Trường Huệ đẩy lui Yết Kiêu, đó mới thực là cơ hội trời cho nhà họ Đỗ làm chủ phần đất phía Đông phủ Sơn Tây.
Một câu hỏi đặt ra, tại sao Đoàn Kính Chí không tốc chiến tốc thắng khi liên tục giành các chiến thắng trước thuỷ quân Thiên Đức? Phải chăng Đoàn Kính Chí thận trọng? Hay bản thân vị Giao Châu lộ thuỷ lục Đại tướng quân chờ các sứ quân đất Giao Châu bào mòn ba quân Thiên Đức trước khi tung đòn quyết định?
Thực tế, đạo quân chinh phạt phương Nam dưới quyền Đoàn Kính Chí chỉ có 5000 quân bản bộ, 2 vạn binh còn lại là tướng sĩ Vân Nam chưa thần phục hoàn toàn. Đám lâu la Hà Ân Cần hay Tĩnh Mịch Thiền sư thật không đáng nhắc đến. Cặp bài trùng Đoàn Kính Chí và Dương Trường Huệ không phải những tay mơ khi cả hai đã thống lĩnh ba quân đánh trăm trận lớn nhỏ. Kính Chí thiết lập Giao Châu hành doanh, chưa vội tiến sâu vào đất Giao Châu là bởi lực lượng tinh nhuệ Thiên Đức hãy còn chưa tham chiến. Thay vì tiến sâu đụng phải đá, chi bằng hạ trại, dựa vào tình hình thực tế liệu việc.
Thứ sử Lưu Trừng giao nhiệm vụ cho Đoàn Kính Chí làm chủ vùng rừng núi phía Bắc phủ Sơn Tây, Chí đã làm được điều đó vô cùng dễ dàng. Đất Sơn Tây là phần của Tô Trung Từ, tại sao phải hao binh tổn tướng? Bây giờ, Kính Chí đóng quân lâu dài, tương trợ cho các sứ quân xâu xé Thiên Đức là hơn cả. Thiên Đức yếu đi, Đoàn Kính Chí bỏ thêm đá xuống giếng sau đó ung dung nhận cống nạp của Tô Trung Từ mới là thượng sách. Đó là dự mưu của họ Đoàn, thuộc tướng đều tỏ nên chẳng kẻ nào vội vã. Tuy nhiên còn một điều mà Đoàn Kính Chí và Dương Trường Huệ ngầm hiểu song không nói ra, ấy là cả hai chưa thực sự hiểu cách dụng binh của người đứng đầu Thiên Đức quân.
Chí và Huệ coi thường dân Giao Châu là man mọi không có nghĩa cả hai đánh giá thấp đối thủ. Họ mới chỉ biết trong 10 năm, một kẻ thân cô thế cô, vô danh tiểu tốt gầy dựng một đội quân lớn mạnh, thôn tính hơn nửa đất Giao Châu. Mà như nhận định của Chí và Huệ sau vài trận thuỷ chiến, thuỷ quân Thiên Đức đáng gờm, là đội quân có kỷ luật, tiến không vội, lùi không vỡ, trái với hiểu biết trước đó. Nếu Vạn Thắng vương sở hữu đội quân có kỷ luật như vậy tại sao không sớm thôn tính các sứ quân mà lại cù cưa mãi? Hơn nữa, quân chinh phạt đã đóng hành doanh xong xuôi, uy h·iếp thành Sơn Tây chưa thấy Vạn Thắng vương có động thái rút quân tinh nhuệ ở phía Nam lên ứng cứu càng khiến Đoàn Kính Chí lấy làm thắc mắc. Chí và Huệ không loại trừ khả năng Vạn Thắng vương muốn dụ quân Đại Vũ tiến sâu rồi chặn hậu.
Nói chung có rất nhiều lí do khiến vị Giao Châu lộ thuỷ bộ Đại tướng quân Đoàn Kính Chí không gấp gáp tiến quân mà nhẩn nha cưỡi ngựa xem hoa, mặc người Giao Châu cấu xé lẫn nhau.
Tại bản doanh tạm thời gần thành Ốc, Chương cho gọi Trịnh Tú. Anh lệnh Trịnh Tú dẫn Trung đoàn 1 Sơn cước với gần 1500 binh sĩ khoẻ mạnh ngày nghỉ đêm đi hội quân với Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu ở Vĩnh Yên. Từ Vĩnh Yên, bọn Trịnh Tú, Bùi Thị Xuân hành quân ngược lên phía Bắc, vượt thượng nguồn sông Bình Nguyên. Tại đó Hoàng An Vinh sẽ dẫn đường cho Trịnh Tú đến đất Trấn Yên, cách ngã ba Hắc Giang khoảng 250 dặm về hướng Bắc tìm vị trí thuận lợi đặt phục binh. Do đường xa, địa hình lại hiểm trở, Trung đoàn 1 Sơn cước không đem theo thần công. Thay vào đó mỗi binh sĩ được trang bị 3 cơ số lựu đạn và khoảng 1 tấn thuốc nổ. Phạm Bạch Hổ phái 50 tướng sĩ có kinh nghiệm chế tạo các loại Cự thạch pháo giúp sức cho Trịnh Tú.
Trịnh Tú dẫn binh hội quân với Bùi Thị Xuân, cả hai một lần nữa băng rừng cùng gần trăm thớt voi. Trần Quang Diệu không đi cùng Bùi Thị Xuân mà cùng Kiều Quân Kỷ dẫn vài chục tinh binh trang bị nhẹ xuất phát từ Vĩnh Yên bắt liên lạc với Kiều Liêm.
Kiều Liêm có tiếng nói trong dân, trước đó thừa lệnh trên, sau khi quân chủ lực Thiên Đức thua trận thủy chiến đầu tiên, Kiều Liêm di tản binh sĩ và lương thảo vào rừng án binh bất động chờ lệnh mới. Trần Quang Diệu bắt được liên lạc, Kiều Liêm liền giao gần một nghìn thổ binh, lương thảo, lừa ngựa. Kiều Quân Kỷ chỉ huy thổ binh cùng Trần Quang Diệu luồn rừng ngược lên đất Trấn Yên hợp quân với Bùi Thị Xuân.
Tại đất Trấn Yên, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và Trịnh Tú có hơn bốn nghìn quân ẩn náu trong rừng già. Hoàng An Vinh, thủ lĩnh người Mèo, giúp sức vô cùng đắc lực trong mọi việc, đặc biệt là vị trí đặt phục binh. Trong khoảng thời gian Trần Quang Diệu âm thầm đặt phục binh, các đoàn thuyền tải lương từ Vân Nam xuống Giao Châu hành doanh đều không gặp bất cứ khó khăn nào, cũng không phát hiện được hàng nghìn người lẩn khuất dưới những tán cây rừng rậm rạp.
Chương đến thủy trại Yết Kiêu đóng ở bờ tả ngạn Xích Giang, thuộc đất Vĩnh Yên, uy lạo tinh thần binh sĩ. Yết Kiêu cùng các bộ tướng tự trói tay, kéo nhau ra cổng quân danh quỳ gối chờ trách phạt. Chương thấy cảnh ấy chỉ cười, anh tự tay cởi trói cho các tướng, nói rằng:
- Thắng thua là chuyện thường, chỉ cần mỗi trận thua phải đúc rút được nguyên do vì sao thua là được. Chúng ta có thể thua nhiều trận chiến với người phương Bắc nhưng nhất định sẽ thắng họ. Đất này của cha ông chúng ta để lại, khách đến cứ để chúng đắc chí một chút. Thủy quân Thiên Đức chưa gặp đối thủ xứng tầm nên chưa quen đó thôi. Thay vì ủ rũ, mọi người phải tích cực lên mới được, mọi người phải cùng nghĩ ra kế sách chống giặc. Ta đuổi xong bọn Đoàn Kính Chí sẽ tính cả vốn lẫn lãi với nhà họ Tô ở kinh sư.
Chương lệnh ba quân tổ chức yến tiệc, phải ăn no, ăn ngon mới có sức đánh. Chương đến thăm từng đại đội, bắt tay từng chỉ huy, trách Yết Kiêu chỉ lo rèn quân mà không để binh sĩ ăn ngon. Tháp tùng Chương có Tiểu đoàn nữ Thiên Kim và hàng trăm bà vợ, ý trung nhân của quân. Chương tin đó thực sự là liều thuốc tinh thần mạnh khích lệ thủy quân của Yết Kiêu.
Từ thành Sơn Tây, Chương bí mật đến căn cứ Thượng Sơn xem xét tình hình mặc cho Yết Kiêu ngăn cản. Lúc này Thượng Sơn được xem là căn cứ tiền tiêu và binh sĩ Trung đoàn 3 Sơn cước cần được uý lạo.