Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 558: Mở cõi phương Nam




Chương 558: Mở cõi phương Nam

Nói về Phạm Tu, ông thống lĩnh lực lượng hùng hậu của Quân đoàn 1 từ ngoài biển tiến vào cửa sông Cả, đổ quân lên hai bờ thiết lập vị trí đóng quân. Căn cứ chính đặt tại chân núi Ngàn Hống, bờ Nam sông Cả. Từ căn cứ Ngàn Hống, quân Thiên Đức men theo bờ Nam sông Cả tiến về hướng Đông tiễu trừ giặc c·ướp, đuổi quân dân Lâm Phồn chạy tứ tán, bắt hàng ngàn tù binh.

Tại bờ Bắc sông Cả, Phạm Tu giao cho Nguyễn Lạc Thổ và Nghiêm Phúc Lý dẫn 5000 binh mã ngược lên phía Bắc t·ấn c·ông các đồn trại mới dựng của Lâm Phồn trên đất Hoan Châu. Quân Lâm Phồn khá đông, có cả dân đi kèm, vừa đụng trận liền vứt gươm giáo bỏ chạy do kinh sợ trước uy lực của các loạt thần công. Biết quân Thiên Đức đánh quân Lâm Phồn, bách tính Hoan Châu đưa đường chỉ lối giúp Nguyễn Lạc Thổ và Nghiêm Phúc Lý dễ dàng bình định vùng đất rộng lớn phía Nam Bình Kiều, bắt hơn năm nghìn quân dân Lâm Phồn theo đóm ăn tàn.

Trước tình hình báo về liên tục thuận lợi, Đoàn Thượng và Hoàng Thái Công dẫn theo hai nghìn binh mã từ Ninh Hải đến Hoan Châu giúp Nguyễn Lạc Thổ. Tù binh Lâm Phồn b·ị b·ắt đều bị áp giải lên thuyền Lâm gia ngược về Ninh Hải bàn giao cho quân địa phương coi giữ.

Quân Lâm Phồn vây thành Bình Kiều bị Phạm Cự Lượng t·ấn c·ông đã mấy ngày, nay bọn Nguyễn Lạc Thổ kéo từ mạn Nam ngược lên, lại hay tin đường về bị chặn ở sông Cả khiến tướng sĩ nao núng. Quân của Đoàn Nhật Khanh ở trong thành Bình Kiều nhận thấy thời cơ thuận lợi liền mở cửa thành xông ra đánh. Quân Lâm Phồn vỡ, binh tướng chạy trốn lên rừng, theo lối thượng đạo rút về phía Nam.

Phạm Cự Lượng hay Nguyễn Lạc Thổ đều không có ý tàn sát quân Lâm Phồn, chủ ý ép họ rút chạy và bắt tù binh. Cuối tháng Giêng năm Thiên Đức 34, tại khu vực phía Nam và Đông Nam thành Bình Kiều, Nguyễn Lạc Thổ đã bắt giữ thêm gần một vạn tù binh già trẻ, gái trai Lâm Phồn, đồng thời chiêu mộ được hơn một nghìn tráng đinh Hoan Châu vào quân Thiên Đức.

Phạm Cự Lượng đóng quân ở bờ Nam sông Mạ, yêu cầu Đoàn Nhật Khanh tuân thủ giao ước, mở cửa thành, giải giáp ba quân. Đoàn Nhật Khanh mời Nguyễn Lạc Thổ và Phạm Cự Lượng vào thành thết đãi yến tiệc. Trong yến tiệc, Đoàn Nhật Khanh hỏi rằng:

- Khanh này muốn thần phục Vạn Thắng vương, ngặt nỗi hai tướng quân người định Bắc kẻ dẹp Nam, chẳng hay họ Đoàn sẽ giao ấn tín cho vị tướng quân nào đây?

Phạm Cự Lượng đặt chén rượu xuống bàn chau mày nhìn Đoàn Nhật Khanh. Nguyễn Lạc Thổ ngồi đối diện Phạm Cự Lưỡng bỗng cười vang:

- Đoàn đại nhân, bọn chúng tôi phụng mệnh Vạn Thắng vương đến đất Thanh Hoa giải vây Bình Kiều, bình định châu Hoan. Ông thừa hiểu Phạm Cự Lượng và tôi đều là bầy tôi nhà Mạc. Về tuổi tác, tôi hơn anh Lượng nhưng xưa nay luận anh hùng nào chỉ dựa vào tuổi tác? Thiên hạ đều biết Phạm Cự Lượng là đại tướng quân hàng đầu của Thiên Đức. Ông nên giao ấn kiếm cho anh Lượng, anh ấy sẽ thay Đại Vương định liệu mọi việc.

Đoàn Nhật Khanh vòng tay, tỏ vẻ cung kính hỏi Phạm Cự Lượng:



- Chẳng hay Phạm Đại tướng quân định liệu ra sao?

Phạm Cự Lượng uống cạn chén rượu rồi nói:

- Thiên hạ của nhà Mạc, Đoàn đại nhân trở thành con dân nhà Mạc. Nếu ông quy phục, thuận theo sắp đặt của Vạn Thắng vương phải lập tức giao nộp thành trì, Đại Vương sẽ tiếp tục cho ông trấn nhậm vùng Thanh Hoa. Con cháu họ Đoàn phải về phủ Thiên Đức học tập.

Đoàn Nhật Khanh thắc mắc:

- Còn binh quyền? Liệu họ Đoàn vẫn sẽ giữ binh quyền chứ?

Phạm Cự Lượng thẳng thắn:

- Binh mã họ Đoàn sẽ là binh mã nhà Mạc. Đoàn đại nhân cứ bình tâm cân nhắc thiệt hơn, nếu ông không thuận, ba ngày sau chúng tôi sẽ đánh thành Bình Kiều.

Rời thành, Phạm Cự Lượng hỏi Nguyễn Lạc Thổ:

- Anh nghĩ tay họ Đoàn có chịu buông giáo quy hàng không?

- Từ bỏ quyền lực là điều không dễ dàng gì với Đoàn Nhật Khanh. Quân sĩ trung thành với họ Đoàn còn nhiều song chẳng quan trọng, chúng ta đã tách quân và dân Thanh Hoa ra rồi, đánh thành không phải điều gì to tát, tốn thêm chút sức mà thôi.

Phạm Cự Lượng tặc lưỡi:



- Tôi cũng cho là tay họ Đoàn không dễ gì xếp giáo quy hàng, hẳn phải o ép hắn thêm một khoảng thời gian. Hắn muốn cắt đất châu Hoan đáp lễ, hừ! Châu Hoan đã thuộc về chúng ta, nào cần họ Đoàn dâng lên.

Nguyễn Lạc Thổ gật gù:

- Đại Vương rất coi trọng châu Hoan, cũng nhờ người Lâm gia và thương nhân giúp sức nên ta chiếm châu Hoan chẳng gặp khó khăn gì. Phạm lão tướng đang đòi Phạm Phan Chí cắt đất phía Nam sông Cả đổi lấy hoà bình. Tôi nghĩ thành Bình Kiều nhỏ nhoi này đã không còn trong mắt Đại Vương nữa, ngài muốn mở rộng cương thổ về phía Nam. Các sứ quân bây giờ như cá nằm trên thớt, chẳng còn chút giá trị nào.

Trái với dự đoán của Phạm Cự Lượng và Nguyễn Lạc Thổ, Đoàn Nhật Khanh đã dẫn gia quyến về làng Vạn Xuân, trực tiếp giao nộp binh quyền, xin làm thần dân Thiên Đức khiến Lạc Thổ và Cự Lượng chẳng hiểu họ Đoàn có dự mưu gì.

Đoàn Nhật Khanh được giao đứng đầu phủ Thanh Hoa. Do Thanh Hoa thuộc Quân khu Nam, binh quyền sẽ do Phạm Cự Lượng nắm. Mưu sĩ Tôn Cường và nhiều người khác được cử từ Sơn Nam Hạ đến Bình Kiều phối hợp với văn sĩ địa phương sắp xếp lại quan chức theo lệ mới. Giải tán binh mã nhà họ Đoàn, giữ lại quân khoẻ mạnh, một phần đưa về huấn luyện tại Đằng Châu, bổ sung vào lực lượng Quân đoàn 2. Binh sĩ Bình Kiều còn lại trở thành quân địa phương thuộc Quân khu Nam.

Công cuộc chiêu an, bình định xứ Thanh Hoa và châu Hoan tuy ít đổ máu nhưng cần thêm nhiều thời gian.

Phạm Tu có trong tay đội tinh binh, ba quân Lâm Phồn lần đầu đối mặt với các loại hoả khí mạnh nên kinh sợ, không có lòng dạ chiến đấu. Phạm Phan Chí sai sứ cầu hoà. Phạm Tu đòi Phạm Phan Chí cắt đất đổi lấy hoà bình, nhược bằng không Phạm Tu sẽ dẫn binh đánh chiếm. Và thực tế, Phạm Tu lệnh Nghiêm Phúc Lý liên tục mở rộng lãnh địa về phía Nam.

Phạm Phan Chí đành đồng ý cắt đất Vuyar cho Phạm Tu vào tháng 6 năm Thiên Đức 34. Vuyar là vùng duyên hải dài hơn năm trăm dặm nằm dọc theo bờ biển, tính từ núi Ngàn Hống, ven sông Cả, xuống bờ Bắc sông Thạch Hàn. Chương đổi tên Vuyar thành châu Vu Gia, giao Đoàn Nhật Khanh trấn giữ.

Như vậy, tính đến giữa năm Thiên Đức 34, Chương dễ dàng có được châu Thanh Hoa, châu Hoan và châu Vu Gia. Phạm Tu, Phạm Cự Lượng và Nghiêm Phúc Lý tích cực chiêu binh tại ba châu này, ngược lên vùng núi phía Đông thu phục thêm các sắc dân, mở rộng lãnh thổ.



Chiến tướng Nguyễn Lạc Thổ không có cơ hội giúp Phạm Tu trong công cuộc bình định châu Hoan, châu Vu Gia bởi Chương triệu anh về làng Vạn Xuân vào thượng tuần tháng Hai năm Thiên Đức 34, cùng thời điểm Đoàn Nhật Khanh giao nộp ấn kiếm. Nguyễn Lạc Thổ là Tư lệnh Quân khu Tây Bắc, Chương giao cho Nguyễn Lạc Thổ trở về địa bàn phụ trách, gấp rút xây dựng lực lượng q·uân đ·ội lớn mạnh bởi mối hoạ phương Bắc đã hiển hiện ngay trước mắt.

Trở lại thời điểm Thiên Đức năm 34, mùa xuân, thượng tuần tháng Hai.

Binh triều liệu tình hình nguy ngập, nếu không sớm có đối sách, một khi quân Thiên Đức chiếm được Bình Kiều sẽ đưa đại binh trở về t·ấn c·ông La thành. Nhắm thấy các sứ quân còn lại đều lo thân chưa xong, Tô Trung Từ thông qua thương nhân phương Bắc, đưa ra lời đề nghị khó chối từ với tướng thống lĩnh ba quân Đại Vũ đang đồn trú ở vương quốc Vân Nam cũ.

Hạ tuần tháng Hai, Chương hay tin quân Đại Vũ có động tĩnh, chuẩn bị kéo xuống Vạn Xuân theo đường thuỷ nhằm giải vây cho La thành. Trước tình hình đó Chương bèn triệu Yết Kiêu ở Bình Kiều về Sơn Tây chuẩn bị phương án đối phó với quân phương Bắc. Đồng thời, anh lệnh Triệu Quang Phục gia cố phòng thủ, đề phòng La thành đánh úp và điều chuyển thêm quân của Nguyễn Lạc Thổ trợ chiến cho Triệu Quang Phục, nâng tổng số quân tham chiến lên ngót 2 vạn vào thượng tuần tháng Ba.

Lấy căn cứ Đồng Trì làm bàn đạp, Triệu Quang Phục và Bàn Phù Sếnh tổ chức nhiều đợt t·ấn c·ông b·ằng hoả lực mạnh, ép Nguyễn Từ Minh và Giang Hạc Điền lui quân về căn cứ.

Quyết không chịu thất thế, Nguyễn Ninh vương hạ lệnh cho các thuộc tướng bằng mọi cách, huy động thêm dân, bắt thêm lính, dựa vào đồn luỹ chống Thiên Đức đến cùng.

Sứ tướng Nguyễn Trí Quả đem hơn sáu nghìn binh mã đắp luỹ cao hào sâu ở khu vực gần làng Thanh Đàm, chống lại Lý Trí Thắng. Hai bên đánh nhau gần nửa tháng trời, Lý Trí Thắng không qua được luỹ bèn dùng hoả công. Gió thuận, lửa cháy lan buộc Nguyễn Trí Quả lui quân về đại bản doanh ở làng Đồng Mỹ. Lý Trí Thắng thừa cơ đốc quân đánh dấn lên, Nguyễn Trí Quả dựa vào địa thế, tận dụng các rặng tre gai cùng nhiều dãy gò nhân tạo làm tường thành đẩy lui nhiều đợt t·ấn c·ông của quân Thiên Đức. Lý Trí Thắng b·ị t·hương, binh sĩ mỏi mệt, tử thương non một nửa sau nửa tháng chiến đấu đành phải lui về giữ Thanh Đàm, xốc lại đội hình.

Nguyễn Từ Minh, Giang Hạc Điền sau khi thua trận ở Đông Phù bèn lui quân bày trận bên bờ Đông sông Tô. Triệu Quang Phục và Bàn Phù Sếnh mỗi người thống lĩnh ba nghìn binh mã thuỷ bộ, dùng uy lực vượt trội của thần công yểm trợ bộ binh vượt sông Tô đánh sang. Hai bên giao chiến từ sáng đến chiều, quân Tây Phù Liệt có thêm tiếp viện, bên Thiên Đức có thêm sự phục vụ của Trung đoàn Thái Bình dưới quyền Dương Vũ Thư và Trung đoàn Vĩnh Yên của Phan Vỹ. Đến giữa buổi chiều, quân Tây Phù Liệt dần thất thế do thua thiệt về hoả lực, liên tục bị dồn ép. Trước nguy cơ bị bao vây, Nguyễn Từ Minh và Giang Hạc Điền hạ lệnh bỏ trại, lui về gần cánh đồng Cả. Trên đà thắng, Bàn Phù Sếnh thúc quân đuổi đến, dùng thần công bắn phá trước khi tung quân khinh kị nhập trận. Quân Tây Phù Liệt thua to, tướng sĩ chạy về đại bản doanh. Về sau, dân trong vùng gọi cánh đồng làng Cả là cánh đồng Ma Cả do hàng nghìn người của hai bên đã m·ất m·ạng tại cánh đồng này.

Triệu Quang Phục, Bàn Phù Sếnh và Lý Trí Thắng vây căn cứ Tây Phù Liệt từ ba mặt, dùng hoả công t·hiêu r·ụi gần như toàn bộ các luỹ tre gai dài hàng chục dặm theo hướng Bắc - Nam. Lửa cháy ba ngày mới tắt song vẫn chưa khuất phục được đối phương, Cự thạch pháo đặt phía trong các gò cao không ngừng bắn trả, ngăn quân Thiên Đức tiếp cận.

Bên ngoài những luỹ tre cháy rụi là đầm lầy, ruộng ngập nước khiến quân Thiên Đức không thể cơ động. Triệu Quang Phục đổi kế sách, sai quân đào đất đắp đường, kéo thần công, Cự thạch pháo, Hoả pháo vào gần hơn nhằm tăng tầm bắn. Đương lúc gấp gáp, Triệu Quang Phục hay tin quân phương Bắc đang kéo xuống theo lối Xích Giang, t·ấn c·ông lộ Tam Giang, quân sĩ trấn thủ cự không nổi liên tục triệt thoái đành tạm ngưng việc t·ấn c·ông căn cứ Tây Phù Liệt. Triệu Quang Phục giao quyền chỉ huy cuộc t·ấn c·ông cho Bàn Phù Sếnh, ông quay lại Đồng Trì đề phòng Lý Mẫn thừa cơ đánh xuống.

Trong suốt quá trình quân Thánh Dực t·ấn c·ông Sứ quân Nguyễn Ninh vương, Lý Mẫn đôi ba lần tổ chức các cuộc t·ấn c·ông nhỏ lẻ thăm dò song không đánh mạnh bởi lực lượng Thiên Đức khá đông và Lý Mẫn phải điều cấm quân lên mặt Bắc chống bọn Phùng Hiền đang tung hoành ngang dọc. Bản thân Lý Mẫn, theo lời mách của các mưu sĩ, dưỡng quân, chờ nội ứng ngoại hợp tung đòn quyết định chiếm cứ đất Sơn Tây hơn là hao binh tổn tướng đánh xuống phía Nam, nơi quân Thiên Đức đang rất mạnh.

Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí, hai đại tướng Đại Vũ đóng quân tại Vân Nam, nhận lệnh của Thứ sử triệu tập binh mã kéo xuống La thành, kinh đô Vạn Xuân, giúp Trữ quân Lý Long Xưởng. Hà Ân Cần, thủ lĩnh tộc Thái ở vùng phía Bắc lộ Tam Giang, giáp đất Vân Nam, tình nguyện dẫn đường cho đại binh tiến xuống Giao Châu. Đổi lại, Thứ sử Vân Nam sẽ phong cho Hà Ân Tuấn làm vua xứ Thái tự trị.

Hoàng An Vinh, thủ lĩnh tộc Mèo, vốn có hiềm với Hà Ân Cần từ trước, đồ rằng một khi Hà Ân Cần trở thành vua xứ Thái, tộc Mèo tất chẳng có đất sống. Hoàng An Vinh bèn sai người mật báo tất cả những điều mắt thấy tai nghe cho Kiều Liêm ngay từ khi tiền quân Đại Vũ tung quân tiền trạm. Hoàng An Vinh đề nghị Vạn Thắng vương che chở dân tộc Mèo, Chương lập tức đồng ý.

Cuộc chiến với người phương Bắc là cuộc chiến tiềm tàng không thể tránh. Đôi khi Chương nghĩ bản thân anh đã trù trừ quá lâu, không quyết đoán trừ bỏ các sứ quân để lúc này bao việc đổ dồn cùng một lúc.