Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 548: Thương nhân họ Dư




Chương 548: Thương nhân họ Dư

Thương nhân họ Dư, tên Thừa Văn đã mua 5 tấn gạo, đóng trong 74 bao gai, tại kho quân lương số 2, khu Nam Kim Động vào ngày 8 tháng 10. Binh sĩ có trách nhiệm tại kho cho biết, số gạo Dư Thừa Văn mua được chất lên 2 thuyền neo đậu dưới sông Nghĩa Trụ. Sau khi hàng hoá giao xong xuôi, chỉ huy kho có biên giấy xác nhận đầy đủ. Thương thuyền của Dư thương nhân đậu dưới bến thêm vài ngày, sau đó xin giấy thông hành ngược ra Xích Giang. Trên giấy thông hành đã cấp có ghi nơi đến là Lâm Phồn quốc. Hàng có đến Lâm Phồn quốc hay không chẳng ai biết bởi giấy thông hành đó giúp hai thương thuyền thuận lợi xuôi dòng Xích Giang ra cửa biển. Bởi đến đó họ xuôi Nam hay ngược Bắc đều không nằm trong quyền kiểm soát của Thiên Đức nữa.

Nếu tất cả 74 bao gạo đã đưa xuống thuyền, vậy vỏ bao chứa xác hai mẹ con xấu số từ đâu mà có? Và cái giếng hoang trên cánh đồng Bái Tử nằm cách Điềm Xá hơn mười dặm về hướng Tây. Giả thuyết Chương đưa ra là vì lí do nào đó gạo đã trút ra khỏi bao, vỏ bao tải được dùng vào việc khác và sau đó h·ung t·hủ sử dụng để giấu xác n·ạn n·hân. Bao gai phổ thông, mua được ở nhiều nơi, vì sao lại tốn công dùng vỏ bao của kho quân lương số 2?

Ráp nối các dữ kiện, Chương đưa ra suy luận đoàn khách thương từng ghé qua làng Bái Tử có liên quan đến Dư Thừa Văn. Điều tra về đoàn khách thương ấy, dân trong làng Bái Tử mới nhớ ra nhóm người ấy lưu lại làng vài ngày, tá túc trong chùa làng. Đem chuyện đó hỏi ni sư giữ chùa, ni sư cho biết, đoàn khách thương có ba nữ nhân, một trong ba nữ nhân thường vận váy áo rộng, chẳng rõ đó có phải là nữ n·ạn n·hân ngoài giếng trữ nước hay là không.

Tiếp tục tra soát theo hướng này, dựa vào thông tin so quân canh điếm, trẻ mục đồng, dân binh bảo vệ làng mạc ven sông cung cấp có thể khẳng định họ đã đến Điếu Ngư. Qua đối chiếu thông tin lưu trú lưu tại làng Bái Tử và Điếu Ngư lại khác nhau về người đứng đầu đoàn. Nhưng quan trọng hơn cả là đoàn khách thương thiếu một nữ khách họ Hoàng trên quãng đường ngắn từ Bái Tử đến Điếu Ngư. Từ đây, Chương nhận định nữ n·ạn n·hân xấu số dưới giếng mang họ Hoàng. Văn Như Võ nhận lệnh bí mật lần theo dấu vết của đoàn khách. Phạm Bỉnh Di, Bộ trưởng Công an, từ phủ Thiên Đức đã đến Điếu Ngư cùng hai mươi thuộc hạ nhằm phục vụ công tác điều tra, bóc gỡ đường dây gian tế, thích khách chuyên á·m s·át thương nhân và dân lành.

- Vì lí do nào đó bọn chúng s·át h·ại người cùng hội cùng thuyền. - Chương nói với Lý Tài. - Hai n·ạn n·hân vô danh mấy hôm trước hẳn cũng m·ất m·ạng theo cách tương tự. Huyện Kim Động rộng quá, ông nên sẵn sàng đề đạt thêm người rồi tách huyện ra làm đôi cho dễ quản.

- Thưa Quan gia, nếu được như vậy thì tốt quá. Địa hình của huyện tuy bằng phẳng nhưng trải dài theo hướng Bắc - Nam đâm ra… hạ quan nhất thời còn nhiều thiếu sót.

Chương vỗ vai, ân cần động viên Lý Tài:

- Ông tên Tài và thực ông có tài có đức. Ta thật muốn có thêm hàng chục ông Chủ tịch huyện như ông. Đừng lo lắng, làm nhất định sai, chỉ kẻ không làm mới không sai. Thần phi từng nói với ta, kinh tế Kim Động phát triển nhanh hơn hai huyện còn lại trong phủ.

Lý Tài liền thưa:

- Dạ bẩm, do ba mặt sông nên mới được vậy, hạ quan không có tài cán gì.

Chương cười mà rằng:

- Con trai của ông là chỉ huy Tiểu đoàn Thiên Đức, cậu ta thể hiện rất tốt. Tương lai nhất định sẽ là rường cột nước nhà. Cha văn con võ, ta ưng lắm.

Lý Tài cúi gập người:

- Nhờ ơn dạy dỗ, chỉ bảo của Quan gia. Dòng họ Lý nhà hạ quan có được như hôm nay đều do Quan gia ban. Hạ quan thường dặn con phải gắng sức phục vụ nhằm báo đáp công ơn của Quan gia.

Chương thở dài:

- Người tài trong thiên hạ chẳng nhiều chẳng ít nhưng ta chưa gặp được nhiều. Thôi thì ông gắng sức giúp ta. Ngoài công việc cũng nên bồi dưỡng thêm lớp hậu nhân, nhé.

- Hạ quan xin ghi lòng tạc dạ.

- Ta hạn cho ông trong thời gian tới phải tiến cử ít nhất hai người để họ trấn nhậm huyện Kim Động sau khi tách ra.



Lý Tài vâng dạ. Chương lại bảo:

- Còn ông, mảnh đất Kim Động nhỏ bé lắm, phải mang cái tài ra giúp nhiều dân hơn mới được.

Là người thông minh, Lý Tài hiểu rằng sắp tới sẽ không còn ở Kim Động nữa. Điều này dễ hiểu vì đất đai Thiên Đức càng ngày càng mở rộng, quan quân cũng theo đó mà đến trị nhậm.

Trương Văn Long từ Sơn Nam Hạ đến Điềm Xá gặp Chương, đem theo thông tin điều tra được từ làng Đinh Xá.

Hoàng Thị Thêu, 22 tuổi, làm lẽ một người cùng làng. Hồi giữa năm chồng mất vì bạo bệnh, Hoàng Thị Thêu bị nhà chồng đuổi về nhà ngoại. Chưa được bao lâu, Hoàng Thị Thêu biết bản thân cấn thai nhưng đằng nhà chồng nghi cô ăn nằm với người khác, nay đem bụng bầu về đòi chia chác nên đánh đuổi. Cha Hoàng Thị Thêu thương con, uất ức sinh bệnh nằm liệt giường. Hơn 3 tháng trước, Hoàng Thị Thêu xin việc rửa bát cho một tửu điếm. Người chủ tửu điếm thấy cô chăm chỉ, thật thà lại bụng mang dạ chửa nên giới thiệu công việc tạp dịch dưới thuyền buôn nhà họ Dư. Trước khi theo thuyền buôn dọc ngang, Hoàng Thị Thêu có về nhà biếu cha 1 nén bạc, nói đó là tiền công chủ thuyền ứng trước.

Về lai lịch thương nhân Dư Thừa Văn, song thân của ông ta người Vân Nam đến sinh sống ở Sơn Nam Hạ hơn bốn chục năm về trước. Dư Thừa Văn theo nghiệp buôn bán, mấy năm gần đây phất lên nhờ buôn nông sản giữa các vùng và cả bên Lâm Phồn. Bốn tháng trước, Dư Thừa Văn sắm một lượt 5 thuyền lớn, tuyển mộ nhiều gia nhân nhằm mở rộng việc buôn bán. Hiện tại do thời gian gấp gáp, chưa tra được tung tích Dư Thừa Văn. Tuy nhiên, theo lời gia nô, khả năng Dư Thừa Văn theo đoàn thương thuyền đến mua lương thực ở phủ Ứng Thiên. Giấy tờ tuỳ thân của Dư Thừa Văn được chính Trương Văn Long đóng dấu xác nhận bởi lúc chiếm được Sơn Nam Hạ, quân Thiên Đức tạm thời thiết lập chế độ quân quản, Trương Văn Long phụ trách ổn định, kiểm soát giao thương đường thuỷ.

Sau nhiều năm buôn bán, Dư Thừa Văn có mối quan hệ với thương nhân ở nhiều nơi, đặc biệt ở kinh sư và bên Trường Yên. Tạm thời chưa thể rà soát hết các mối quan hệ của Dư Thừa Văn. Đáng chú ý, ngoài Hoàng Thị Thêu, Dư Thừa Văn có tuyển mộ ba người làng Đinh Xá. Một người tên Hoàng Phục, anh họ Hoàng Thị Thêu, người còn lại là Trần Dụ và Khuất Cường.

Trần Dụ, Khuất Cường và Hoàng Phục trước đây phục vụ sứ quân Sơn Nam Hạ. Do tuổi trên 25, họ được cho về làm nông tại địa phương.

Trương Văn Long đem theo bản lý lịch trích chéo của bốn người làng Đinh Xá. Chương xem kĩ từng bản và chú ý đến bản lý lịch của Hoàng Phục. Anh đưa cho Lý Tài xem, bảo rằng:

- Phần mô tả đặc điểm nhận dạng bản thân được viết lúc Hoàng Phục ra hàng ghi anh ta có một vết chàm màu nâu to bằng lòng bàn tay ở vai trái. Gò má phải có một vết sẹo lồi dài chừng ba đốt ngón ngay do đao kiếm gây ra. Ông thấy thế nào?

Lý Tài đọc xong liền thưa:

- Một trong hai n·ạn n·hân vớt được ở Điếu Ngư có vết chàm, có lẽ là Hoàng Phục ạ.

Chương đồng tình, anh nói:

- Nếu như vậy mọi chuyện vô cùng dễ hiểu. Ta đặt giả thuyết Hoàng Thị Thêu làm tạp dịch, lo cơm nước vô tình đã nghe hoặc biết điều gì đó không nên biết. Bọn Dư Thừa Văn g·iết người diệt khẩu. Nhằm đảm bảo an toàn, bọn họ khử Hoàng Phục luôn. Tóm lại, phải bắt Dư Thừa Văn, điều tra nguồn tài chính hắn có gần đây là từ đâu.

Trương Văn Long và Lý Tài hí hoáy ghi chép sơ lược. Đặt bút xuống, Trương Văn Long có chút ngập ngừng, định nói nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Chương nhắc Trương Văn Long cứ đi thẳng vào vấn đề. Trương Văn Long bèn nói:

- Dư Thừa Văn có làm ăn mật thiết với Diệp Đường chủ Diệp Vĩ Thành và gần đây bắt mối với Lâm Trạch Dương ở Hiến Doanh ạ.

Chương khẽ nhíu mày, anh quay ra hỏi Trần Nhật Tôn:

- Thúc thúc của Lâm Ái phi liên quan gì đến Dư Thừa Văn? Có điều gì ta không biết chăng?



Trần Nhật Tôn lúng túng trước cái nhìn như xoáy sâu tâm can người đối điện của Chương.

- Thưa Quan gia, Thốc Tử Bá tận dụng vị thế thúc thúc của Ái phi, ông ta đầu tư làm ăn rất nhiều mảng, cái gì có lợi là làm nhưng thuộc hạ chưa phát hiện ra điều ám muội. Huynh trưởng của Ái phi thảng hoặc có đến Hiến Doanh và ngược lại, Thốc Tử Bá mỗi lẫn đến Ninh Hải đều ở Lâm gia trang. Họ làm ăn rất mật thiết với nhau.

Chương phẩy tay:

- Tập trung vào câu hỏi của ta. Ái phi có bao che để họ làm càn hay không? Làm ăn mà dây vào việc quân cơ là ta không để yên dù kẻ đó là ai.

Trần Nhật Tôn khẳng định:

- Đến thời điểm này chưa từng phát hiện nhà họ Lâm có ý đồ xen vào đại sự, họ dựa vào Ái phi để làm giàu và tuân thủ các quy định do Thần phi đặt ra từ trước ạ.

Chương nhìn xa xăm, nhịp mấy ngón tay lên bàn, đoạn anh bảo Trần Nhật Tôn:

- Nhắc nhở nhà họ Lâm tỉnh táo, họ sơ suất để gian tế lợi dụng thì khó tránh liên đới. Còn Diệp Vĩ Thành, ông ta tham lam như bao thương nhân khác mà thôi. Từ đây đến Hiến Doanh không xa, cậu trực tiếp đến gặp Diệp Vĩ Thành và Thốc Tử Bá hỏi cho ra nhẽ. Ta muốn biết họ làm ăn như thế nào với Dư Thừa Văn cũng như các mối quan hệ của gã họ Dư mà họ biết được. Hiến Doanh có nhiều người phương Bắc, cần phải tra soát lại xem kẻ nào khả nghi.

Lý Tài xin cùng đi Trần Nhật Tôn, Chương đồng ý. Anh giữ Trương Văn Long ở lại Điềm Xá để hỏi thêm chuyện bên Sơn Nam Hạ. Chương yêu cầu Trương Văn Long cho người nghe ngóng trong giới thương nhân Sơn Nam Hạ, cử người theo dõi sát sao những thương nhân khả nghi. Anh nhận định Dư Thừa Văn rất có thể cầm đầu một trong những tổ chức gian tế hoạt động ở phủ Tế Giang. Cũng có nghĩa đầu não của đám gian tế phải ở Sơn Nam Hạ vì địa hình phức tạp, dễ trà trộn. Lực lượng quân báo dưới quyền Trần Nhật Tôn còn mỏng, năng lực còn có hạn, lại chỉ chú tâm di biến động của các sứ quân nên không thể bao quát hết được mọi chuyện.

Trần Nhật Tôn và Lý Tài gặp Diệp Vĩ Thành, thương nhân làm ăn phất lên như diều gặp gió kể từ ngày góp sức phòng thủ Hiến Doanh. Diệp Vĩ Thành góp vốn kinh doanh nhiều ngành nghề như buôn vải, gỗ, nông sản, cát… nhưng tập trung khai thác cát, sỏi bán cho quân Thiên Đức xây đồn, trại, nhà cửa, cầu cống… là một thương nhân khôn khéo, Diệp Vĩ Thành dành một phần mười lợi nhuận thu được ủng hộ chính quyền Hiến Doanh xây dựng đường sá, trạm xá, trường học kiên cố. Phân nửa trong hơn ba trăm gia nhân dưới trướng nhà họ Diệp là dân Kim Động. Nhờ vậy, Diệp Vĩ Thành được chính quyền địa phương tạo nhiều điều kiện phát triển kinh doanh.

Đón quan đầu huyện trong phủ, Diệp Vĩ Thành lấy làm mừng, song nghe Lý Tài giới thiệu Trần Nhật Tôn đứng đầu Phòng Tình báo Quân sự Vạn Xuân, Diệp Vĩ Thành có phần ngạc nhiên. Trần Nhật Tôn giới thiệu lí do anh đến, sắc mặt Diệp Vĩ Thành chuyển từ hồng hào sang trắng bệch, trán lấm tấm mồ hôi. Thương nhân họ Diệp hiểu rằng cơ ngơi hoành tráng, danh vọng ngút trời sẽ tan như bọt nước nếu tiếp tay cho gian tế, tội này còn mất đầu như chơi. Rút khăn lụa trong túi áo thấm mồ hôi, Diệp Vĩ Thành khẩn khoản trình bày:

- Dư Thừa Văn trước đây buôn bán nhỏ lẻ giữa Sơn Nam Hạ và Tế Giang. Mặt hàng ông ta cung cấp đến phủ Tế Giang chủ yếu là thóc gạo, đôi khi có sản vật rừng ở châu Đại Hoàng. Thưa Trần chủ quản, đúng là tôi có giao tình với họ Dư, gần đây ông ta làm ăn lớn, có mời tôi đầu tư 1000 nén bạc để mở rộng đội thuyền, đóng thuyền lớn xuôi phương Nam. Ông ta cho tôi biết, ông ta mua ngũ cốc của quân đem đến Lâm Phồn bán kiếm lời do mùa m·ưa b·ão vừa qua, dân ở đấy mất mùa, n·ạn đ·ói ngấp nghé. Tôi có biết chuyện ấy nên xuống tiền. Quan hệ giữa Diệp gia và Dư Thừa Văn chỉ là lợi ích về tiền chứ tôi không dại gì dây vào mấy việc tày đình ấy. Trần chủ quản, cậu lựa lời thưa với Đại Vương giúp tôi với.

Trần Nhật Tôn cẩn thận ghi chép, hỏi thêm những điều Diệp Vĩ Thành nghe hoặc biết về Dư Thừa Văn. Tuy nhiên những thông tin Diệp Vĩ Thành cung cấp không có nhiều giá trị khiến Trần Nhật Tôn thất vọng. Diệp Vĩ Thành muốn vạch rõ ranh giới với kẻ Vạn Thắng vương đang nghi làm gian tế, thấy thông tin cung cấp không mấy giá trị đâm ra lo lắng. Lý Tài động viên Diệp thương nhân hãy bình tĩnh, rằng Vạn Thắng vương luôn nhớ công lao của ông lúc chọn ở lại Hiến Doanh.

- Tôi… tôi ngẫm ra rồi. Tay họ Dư này mới phất quãng giữa năm nay. Trước ấy… hắn làm ăn cò con, đùng một cái từ một thuyền thành cả chục thuyền. Lúc hắn mời mọc, rủ rê tôi chung vốn, để làm tin, hắn còn cho tôi xem một rương vàng nhỏ. Cùng với đó là khế ước cung cấp 50 tấn gạo cho Chu gia ở kinh sư. Thật chẳng dám giấu các ông, tôi hám tiền nhưng tôi đâu có dại mạo phạm đến Đại Vương. Tôi còn cầu cho Đại Vương thống nhất sơn hà, nhờ đó tôi cũng phất theo. Chỉ kẻ ngu dại mới đạp bát cơm của mình đi.

Trần Nhật Tôn hỏi:

- Chu gia ở kinh sư là ai? Ông biết người đó không?

Diệp Vĩ Thành vỗ lên trán mấy cái, cố nhớ:

- Chu gia rất kín tiếng, tôi nghe nói họ là hậu duệ Chu thổ hào năm xưa từng giúp tiên vương dựng nước. Xem nào… người Dư Thừa Văn đề cập là Chu Bác, tôi không biết người này nhưng ấn tín đóng trên đó quả thật của nhà họ Chu.



Trần Nhật Tôn dừng bút trong chốc lát, cắm cúi viết, khoé miệng khẽ nhếch lên. Như vậy đã có thông tin quý giá báo cáo Vạn Thắng vương.

Diệp Vĩ Thành mời Lý Tài và Trần Nhật Tôn ở lại dùng yến tiệc chẳng được, biếu quà quý cũng không xong nên trong lòng lấy làm lo lắng dẫu Trần Nhật Tôn vài lần khuyên Diệp thương nhân yên lòng. Diệp Vĩ Thành lo cũng có cơ sở, sống ở đâu cũng vậy cả thôi, có giàu đến mấy mà mếch lòng người đứng đầu rất khó yên thân. Nghĩ vậy, mấy ngày sau Diệp Vĩ Thành khăn gói đến Vạn Xuân xin yết kiến Vạn Thắng vương.

Trần Nhật Tôn không gặp được Lâm Trạch Dương vì ông ta đã đến lộ Tam Giang và huyện Sơn Lăng bắt mối làm ăn. Nếu như trước đây Lâm Trạch Dương buôn cát bán sỏi thì nay chẳng còn quan tâm đến mảng kinh doanh ấy. Ông ta chung tiền với Diệp Vĩ Thành trong lĩnh vực cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cho Bộ Quốc phòng. Lâm Trạch Dương dồn phần lớn gia sản hùn với Lâm Minh Tự gầy dựng đội thương thuyền đông đảo. Có thể nói mỗi khi ngược xuôi trên các sông đều trông thấy cờ hiệu Lâm gia. Lâm gia dần tổ chức mô hình công ty vận tải đường thuỷ theo cách thức Tổng Công ty Vạn Xuân. Lâm gia nhận chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong lãnh thổ Thiên Đức kiểm soát. Theo lời khuyên của Lâm Uyển Như, Lâm Minh Tự rủ thêm Cả Lụa và hội Bát Vạn Thương nhân hùn vốn. Tính đến cuối năm Thiên Đức 33, Lâm gia sở hữu 400 thương thuyền lớn nhỏ, một con số khổng lồ.

Lâm Minh Tự rất biết cách làm ăn. Mỗi khi quân Thiên Đức động binh, Lâm gia huy động hàng trăm thương thuyền nhận phần vận chuyển lương thảo, thương binh, tử sĩ về hậu phương… mà không nhận một đồng công cán nào. Để chắc ăn ơn, Lâm Minh Tự mời Lâm Uyển Như hùn một phần vốn dưới danh nghĩa Tổng Công ty Vạn Xuân.

Đọc xong bản ghi chép của Trần Nhật Tôn, Chương cười nhạt:

- Mọi chuyện đã rõ, đến lúc cất lưới được rồi. Liều Môn Nhân đứng sau chuyện này, thông qua Chu gia. Chu gia đầu tư vốn, cài cắm gian tế hoặc thông đồng với thương nhân buôn bán nhỏ tại các vùng như Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Vĩnh Yên, Đằng Châu nhằm dò la tin tức quân sự, dân sự. Gần đây biết chúng ta sẽ động binh nên các toán gian tế chuyển sang quấy phá hậu phương, gây bất an trong dân. Có thể chúng còn muốn đánh phá kinh tế của ta song không đủ lực.

Đặt tờ giấy xuống bàn, Chương ngồi lên bậu cửa sổ trông ra ao bèo sau căn nhà mái ngói đỏ tươi nằm trong khuôn viên kho quân lương số 2, Nam Kim Động.

- Cậu đến gặp chỗ anh Di, một khi cất vó thì phải cất cho sạch, nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, đừng l·ạm d·ụng cực hình mà phải dựa vào chứng cứ thu thập được cùng lời khai. Cuộc chiến này phải dùng trí đấu trí, nếu dùng đến nắm đấm chỉ là hạng võ phu. Ta tin rằng bên Đằng Châu, bên Sơn Nam Hạ hay khắp phủ Tế Giang này đâu đâu cũng có gian tế cả rồi. Đầu dây mối nhợ đều chỉ về La thành cả.

Trần Nhật Tôn thưa:

- Bên huyện Siêu Loại cũng có dấu hiệu gian tế quấy phá ạ. Thuộc hạ mới hay tin Hoàng hậu cho triệu ông Ly về Vạn Xuân.

Chương cười ruồi:

- Lê Quý Ly cũng là tay khôn khéo, ông ta sẽ cầu cạnh ông An. Để xem Hoàng hậu trách phạt ông ta ra sao. Còn cậu…

Chương thở dài:

- Thiên Đức ngày một lớn mạnh, lãnh thổ kiểm soát rộng thêm, cần phải chiêu mộ thêm người làm việc đặc thù. Phòng Tình báo không còn phù hợp nữa, phải nâng cấp cả lượng và chất. Cậu nên tiến cử một thân tín kề cận bên ta, có ai không?

Trần Nhật Tôn suy nghĩ một lúc mới đáp lời:

- Mai Đắc Thắng ạ! Cậu ta người làng Môn, năm nay mới 18 tuổi, nhanh nhẹn, hoạt bát, ít nói và thân thủ cũng tốt lắm ạ.

- Ta chưa nghe đến cái tên này.

- Dạ thưa, thuộc hạ biệt phái Mai Đắc Thắng nằm vùng ở mạn Tây Nam đất Sơn Nam Hạ từ hồi đầu năm. Quan gia bận rộn nên chưa biết cậu ta. Nếu Quan gia có ý bồi dưỡng, thuộc hạ đề cử cậu ta và một người khác nếu được ạ.

Chương gật đầu:

- Ta muốn sơ yếu lí lịch của hai người đó ở trên bàn làm việc tại điện Hưng Quốc nhưng phải nhớ, đây là tuyệt mật. Tốt nhất đừng cho ai biết nhân dạng hay nhiệm vụ của những người ấy. Thôi, cậu mau đến Điếu Ngư đi. Xong việc ở đây ta về Vạn Xuân ngay.

Trần Nhật Tôn cùng thuộc hạ tức tốc đến Điếu Ngư gặp Phạm Bỉnh Di, truyền đạt ý chỉ của Vạn Thắng vương và bàn định kế sách cất lưới.