Chương 547: Giếng hoang trên cánh đồng Bái Tử
Giữa cánh đồng mênh mông có một khoảng cỏ dại mọc cao ngang đầu người. Nếu không phải người làng, hẳn ai ngang qua cũng nghĩ đây là một gò đất nhỏ cỏ cây um tùm. Theo lời mô tả của anh lính dẫn dường, giếng trữ nước có đường kính hơn 6 trượng, sâu khoảng 5 trượng.
Quân sĩ dùng đao kiếm phát quang cỏ cây tiếp cận miệng giếng. Giếng hoang không có thành giếng. Đứng trên trông xuống, mặt nước phủ đầy lá khô, cành mục, nước giếng có màu đen nhạt, ở hướng Đông Bắc có mảng xanh của bèo tấm.
Dân làng kè đá quanh giếng nhằm tránh s·ạt l·ở. Bậc thang xuống lấy nước có hình trôn ốc, là những phiến đá xanh gồ ghề tránh trượt chân khi gánh nước. Miệng giếng rộng khiến Chương cảm tưởng nó giống một cái ao nhỏ hơn là giếng. Lý Tài cầm một bó hương đưa cho Chương, Chương đưa bó hương nghi ngút khói lên cao vái đủ bốn phương, miệng anh lẩm nhẩm vài lời rồi cắm bó hương xuống đất.
Bản thân Chương cũng chẳng biết anh đang chờ đợi điều gì. Anh không tin cũng chẳng bài trừ tâm linh. Chỉ là khi nhìn thấy đám bèo tấm li ti dưới giếng, Chương khẽ rùng mình ớn lạnh.
Tả hữu im lặng nhìn xuống giếng nước, trong đầu hiện lên hàng chục câu hỏi. Quân sĩ có mặt đều nghĩ Chương là đạo sĩ và anh vừa làm phép.
Mặt nước tĩnh lặng bỗng nhiên khẽ lay động, xuất hiện nhiều vòng tròn đồng tâm như thể có đàn cá ẩn dưới lá khô, cành mục đang thi nhau quẫy nước. Mấy mươi người nhất loạt tròn mắt hồi hộp chờ đợi mà… chính bản thân họ cũng không biết đang chờ đợi điều gì dưới làn nước lạnh lẽo kia.
Chỗ lá cây phủ kín, dường như lấp ló thứ gì đó, Chương thắc mắc:
- Trông như một góc của cái rương gỗ, có phải không?
Lý Tài lệnh thuộc hạ mau chạy vào làng Bái Tử mượn một cái sào dài. Binh sĩ cẩn thận bước xuống bậc thềm đá sát thành giếng. Mùa này có mưa nhưng mực nước còn cách mặt đất chừng 2 trượng. Hai người lính cầm sào tre khua khoắng, gạt đám củi mục, lá cây khô để lộ ra một góc rương gỗ. Hai binh sĩ khác lấy dây thừng, buộc móc sắt nhằm kéo vật thể lạ vào gần song vật thể đó rất nặng. Mấy binh sĩ khác đứng trên bờ giúp sức bằng những sợi dây gắn móc, hò nhau kéo, nhưng lạ thay, vật thể bất di bất dịch. Tưởng như vật thể bị neo cố định giữa giếng vậy.
Chương cho đó là sự lạ. Anh bảo với Lý Tài:
- Sai người sắm lễ ngũ quả, rượu trắng, hai đĩa đèn dầu lạc.
- Quan gia! Có cần ngựa giấy và…
Chương gật.
Chẳng bao lâu sau quân lính đem đến mâm lễ đến. Dân làng Bái Tử kháo nhau, kéo ra xem sự lạ mỗi lúc một đông. Binh sĩ phải ra lệnh cho họ giữ trật tự.
Chương không phải là thầy pháp, đến như cúng bái, anh chỉ biết cúng nôm như bà nội anh sinh thời đã dạy. Tuy thế, Chương tin việc anh đến Vạn Xuân đã là một sự lạ, từ giấc mơ đêm qua đến lúc này cũng là chuyện lạ, hẳn phải có lí do gì đó quỷ thần mới đưa đường chỉ lối anh đến đây. Vậy cứ thành tâm xem sao, còn như thành tâm rồi không được thì anh áp dụng kiến thức vật lí sơ đẳng ắt sẽ vớt được vật thể lạ lên bờ. So với cách đổ thêm nước xuống giếng, tát cạn hoặc đóng ròng rọc ở ba góc quanh miệng giếng rồi đưa vật thể lên thì… tin vào tâm linh đơn giản hơn nhiều, có thể thử.
Chương quỳ gối tế trời đất, bọn Lý Tài nhất loạt quỳ hành lễ, bách tính thấy quan quân tế trời đất, chẳng ai bảo ai đều làm theo cả. Bái lạy xong xuôi, Chương nhặt lấy một sợi dây thừng có móc sắt, anh đặt chân lên những phiến đá xanh, chậm rãi đi xuống dưới.
Ném mạnh cái móc sắt, Chương kéo từ từ. Móc sắt ngoàm vào một phần rương gỗ. Lạ thay, Chương chẳng cần dùng nhiều sức vẫn kéo vật thể lạ vào gần dưới hàng chục cặp mắt ngạc nhiên của quan quân. Chính Chương cũng chẳng thể lí giải được điều này.
Dù phần lớn vật thể nằm làn nước đen ngòm nhưng Chương khẳng định rương gỗ này có chiều dài ít nhất là 5 thước. Anh trở lên đổi chỗ cho hai binh sĩ xuống nhưng rương gỗ rất nặng, sức hai tráng niên không thể kéo lên được.
- Trong rương chứa t·hi t·hể! - Chương nói với bọn Lý Tài. - Ta ngửi thấy mùi tanh hôi của xác c·hết lâu ngày.
Lý Tài giật mình kinh hãi. Văn Như Võ sấn lên, định xuống giúp binh sĩ một tay, Chương kéo lại bảo rằng:
- Hẳn h·ung t·hủ bỏ gạch đá trong rương, thêm gỗ ngâm nước và xác người cộng với bậc đá bề ngang chỉ 2 thước thì phải có mẹo mới kéo lên được. Móc móc sắt vào rương, đứng trên bờ mà kéo thôi.
Văn Như Võ hiểu ra, anh sai quân mượn được hai xe bò và nhờ vậy cái rương gỗ, chẳng khác nào quan tài, dần dần được kéo lên khỏi mặt nước. Mùi tanh hôi bốc lên, bách tính bịt mũi dạt hết ra xa. Binh sĩ dùng đao chặt đứt dây thừng quấn quanh rương sau đó mới phá khoá. Nắp rương vừa mở ra, mùi hôi nồng nặc phả thẳng vào mặt mọi người.
Bên trong rương có một bao gai buộc túm miệng và hàng chục viên gạch. Miệng bao vừa mở ra, một bàn tay người trắng nhợt, da thịt bong tróc lộ ra khiến ai nấy nhất thời đều thất kinh. Chương châm thêm 5 nén hương đặt cạnh rương. Lý Tài lệnh cho quân cẩn thận khiêng bao gai ra, đặt bên cạnh cái chiếu cói.
Nạn nhân là nữ giới, xác c·hết ngâm dưới nước đã lâu, mái tóc đen cùng mười đầu ngón tay đã tróc hết cả. Chương nhận định, tiết trời mùa đông cộng với nước giếng lạnh, n·ạn n·hân đã b·ị s·át h·ại ít nhất 1 tháng, khoảng thời gian đủ để thấy những hiện tượng kinh dị như trên.
Tìm trong rương không có xác trẻ em, Chương định bảo binh sĩ dùng sào chọc kiểm tra dưới giếng nhưng Quan Lam Giang đến bên cạnh Chương thì thào:
- Bẩm Quan gia, bụng n·ạn n·hân trương to hơn bình thường. Em nghĩ… em nghĩ… n·ạn n·hân đang có mang.
Chương giật mình hỏi lại:
- Em chắc chứ?
Quan Lam Giang ngập ngừng trong giây lát, nàng nói:
- Em không dám chắc nhưng trong sách em từng đọc có ghi như vậy. Muốn biết rõ thì… thì phải rạch bụng n·ạn n·hân mới biết được ạ.
Chương cắn môi, nhăn mặt nhưng quả thật cần phải làm như vậy mới biết rõ thực hư. Quan Lam Giang tự nhận nhiệm vụ vì chờ đại phu đến sẽ rất lâu. Chương tỏ ra ái ngại nhưng nhận thấy ánh mắt kiên định của cô gái trẻ họ Quan, anh miễn cưỡng đồng ý.
Binh sĩ rà soát bên kia sông Nghĩa Trụ nhận lệnh thu binh sang cánh đồng Bái Tử. Lý Tài và Văn Như Võ lệnh quân sĩ đóng cọc dựng lán tạm, đứng sát nhau, quây thành một hình tròn che chắn cho Quan Lam Giang mổ tử thi. Chỉ sau một đường rạch, Quan Lam Giang nước mắt lưng tròng ngẩng lên nói với Chương:
- Đứa bé đã chúc đầu xuống, như này… như này chỉ độ… độ 1 tháng nữa là sinh ạ.
Chương nghiến chặt hàm răng, cố giữ nét mặt bình thản. Anh nói:
- Đứa bé cần được sinh ra!
Đôi bàn tay Lam Giang run rẩy lấy đứa bé ra khỏi bụng người mẹ, cắt dây rốn.
Đó là một bé gái.
Chương bảo với Lý Tài:
- Chôn cất hai mẹ con người này chung một cỗ áo quan. Chôn họ gần điếm canh ấy và… tức tốc sai người đến làng Đinh Xá truy rõ nguồn cơn. Ta phải t·rừng t·rị kẻ táng tận lương tâm, phải nhổ bỏ tận gốc.
Chương ngoảnh nhìn Nhã Lâm, nàng hiểu ý. Lý Tài nhận hổ phù Thị vệ trưởng do Nhã Lâm đưa, lệnh binh sĩ tức tốc phi ngựa đem hổ phù giao tận tay bọn Hoàng Ngưu, Trương Văn Long và Phạm Sáng đang trấn thủ bên Sơn Nam Hạ kèm theo khẩu lệnh.
Lúc này Trần Nhật Tôn cũng vừa cưỡi ngựa từ Điếu Ngư tới. Ngay sau khi biết đầu đuôi câu chuyện, bọn Nhật Tôn, Lý Tài và Vương Văn Trà yêu cầu dân Bái Tử trở về làng, nội bất xuất ngoại bất nhập.
Tụ họp tại chùa làng Bái Tử, Chương khẳng định với tả hữu:
- Cô ấy không phải dân làng này, làng này chẳng có nữ nhân m·ất t·ích. Cô ấy nằm dưới giếng không ít hơn một tháng và cái giếng ấy nếu không phải người trong làng này hoặc làng bên cạnh thì không thể biết được. Tại sao h·ung t·hủ không vứt xác n·ạn n·hân xuống sông? Từ giếng tới sông chỉ 4 dặm đường.
Trần Nhật Tôn liền đứng lên:
- Một tháng trước còn chưa đến vụ gặt, thuộc hạ nghĩ có thể h·ung t·hủ sợ lộ hoặc… hắn không chủ ý s·át h·ại n·ạn n·hân.
Vương Văn Trà cũng thưa:
- Thuộc hạ được biết, trước và trong vụ gặt, tuần binh làng xã tuần tra rất cẩn thận tránh việc gặt trộm lúa vào ban đêm ạ.
Chương quay ra hỏi Lý Tài:
- Ông thấy bao gai có gì lạ?
Lý Tài trả lời:
- Thưa Quan gia, kí hiệu trên bao gai cho thấy nó thuộc kho quân lương số 2, Nam Kim Động, huyện Kim Động. Xuất kho ngày 8 tháng 10.
Chương thả mình xuống ghế đẩu, tả hữu nhìn nhau, ánh mắt lộ vẻ lo lắng. Chương bảo Lý Tài nói tiếp. Lý Tài trước đây là Huyện phó, mới giữ chức Huyện trưởng được hai tháng do Bùi Quốc Khái được điều lên trị nhậm ở phủ Vĩnh Yên. Tuy không nắm cụ thể số lương thảo ở các kho quân lương do thuộc quyền cai quản của Cục Hậu cần nhưng Lý Tài nắm số liệu kho lương của huyện.
Kho lương thảo do q·uân đ·ội hay chính quyền tích trữ sẽ bán dần cho thương lái trước mỗi vụ gặt, sau đó sẽ mua thóc gạo mới bổ sung. Trên các bao gai đựng thóc gạo đều đóng dấu mộc bằng mực đen và mực đỏ nhằm phân biệt ngày nhập kho, ngày xuất kho, tiện việc kiểm đếm, đối chiếu sổ sách. Một số kí hiệu chỉ người có chức trách mới hiểu, chỉ cần đọc qua kí hiệu người ta sẽ biết lương thảo mua ở đâu, xuất từ kho nào.
- Kho quân lương số 2 đó ở đâu?
Chương nhìn chăm chăm khiến Lý Tài vã mồ hôi lạnh. Lý Tài ấp úng:
- Dạ thưa… thưa… ở Điềm Xá ạ. Kho số 2 khu Nam Kim Động thuộc huyện quản lý cũng nằm ở Điềm Xá nên thuộc hạ biết.
- Hỏng! Hỏng mất! - Chương quát lớn. - Không được bố trí kho lương quân sự và dân sự gần nhau. Kho lương dân sự ai biết cũng được nhưng kho lương quân sự tênh hênh ra như thế mai này đánh nhau thì kẻ thù nhắm vào đó trước tiên. Nhã Lâm đâu?
Nhã Lâm bước đến cúi đầu chờ lệnh. Chương nói:
- Bảo Mạc Dật và tất cả tướng giữ lương, nếu sau còn để kho quân lương gần kho lương của huyện lị, kho thuộc Công ty Vạn Xuân hoặc nơi dễ thấy thì tự đem đầu đến Vạn Xuân gặp ta.
- Báo cáo, rõ!
Chương hít một hơi thật sâu, thở nhẹ rồi nhìn Lý Tài lúc này đang rúm ró vì sợ. Ông ấy chẳng có tội sợ thì cứ sợ thôi.
- Cần phải rà soát ngược kho quân lương số 2 xem ngày đó họ bán thóc gạo cho những ai.
Lý Tài giao việc này Văn Như Võ vì Vương Văn Trà không đi cùng. Trần Nhật Tôn lên ngựa cùng đi với Văn Như Võ vì kho lương quân sự thuộc Cục Hậu cần, Văn Như Võ đến tra xét sẽ rất khó. Trần Nhật Tôn phụ trách tình báo, anh đi cùng tất nhiên sẽ giúp ích nhiều cho Võ.
Lý Tài sai thám mã ngược về Điếu Ngư, đề nghị Lưu Cơ bí mật cử thêm một đại đội đến Bái Tử thôn đảm trách an ninh. Vương Văn Trà nhận mật lệnh, lập tức ký lệnh sẵn sàng chiến đấu đối với các đơn vị địa phương trong huyện. Các đơn vị thuộc Đại đoàn Thiên Đức đứng chân huấn luyện ở phủ Tế Giang đã sẵn sàng chờ lệnh điều động trước khi quân lệnh đến nơi. Sở dĩ có chuyện như vậy là do Phạm Cự Lượng nghe cấp dưới báo cáo bên huyện đội có động tĩnh nhưng chẳng thấy bóng dáng Huyện đội trưởng. Lại hay tin ông Huyện trưởng và Trưởng Công an huyện vắng mặt dài ngày liền đoán có động. Lưu Cơ thuộc quyền song nhận lệnh kín miệng nên không được phép báo cáo lên trên.
Trong cuộc họp ở chùa làng Bái Tử, Chương còn yêu cầu tả hữu bí mật tìm cho ra chủ sở hữu của cái rương gỗ, tránh đánh động kẻo k·ẻ g·ian thừa cơ trốn mất.
Một trẻ chăn trâu làng Bái Tử kể với quân sĩ, quãng hơn một tháng trước có trông thấy mấy người khiêng theo vài cái rương giống loại ở dưới giếng hoang từ bên Điềm Xá đến làng Bái Tử. Nghe đâu họ tìm mua vải vóc vì làng Bái Tử có nghề tay trái là dệt vải.
- Đoàn ấy phải gần chục người, cả đàn ông lẫn đàn bà nhưng em không trông thấy bà chửa nào cả.
Nhận được tin này, Chương xâu chuỗi với đám người bên Điếu Ngư và chợt nhớ buổi tối ngồi ăn trong khách điếm bên Siêu Loại. Ánh mắt Chương bỗng rực sáng, anh thốt lên:
- Ta hiểu rồi! Ta hiểu rồi! Chúng bay thật tinh ranh nhưng chân tướng đã lộ, ông phải cất hết một mẻ!
Chương bảo Nhã Lâm thảo mật thư bằng ký hiệu Morse gửi cho Phạm Cự Lượng. Phạm Cự Lượng nhận tin, vội vàng thảo lại bằng mật mã gửi về làng Vạn Xuân và truyền tin cho tất cả chỉ huy các đơn vị trực thuộc đóng ở phủ Tế Giang, Sơn Nam Hạ, Đằng Châu và cả Lê Quý Ly ở huyện Siêu Loại. Phạm Cự Lượng còn gửi riêng cho Lê Quý Ly một bức thư, nhắc nhở Lê Quý Ly chỉnh đốn lại hàng ngũ, tác phong, quân kỷ vì Vạn Thắng vương đã tận mắt thấy những điều không lấy gì làm hay ho của binh sĩ Thuận Thành. Lê Quý Ly đọc xong thư, hồn vía lên mây tổ chức họp khẩn. Vừa họp xong, Lê Quý Ly nhận lệnh về gặp Chủ tịch Đảng Lao động Vạn Xuân. Lê Quý Ly đoán chừng bị trách tội nặng nên khẩn cầu Lý An. Lý An gặp Phạm Tu. Phạm Tu bèn lấy cớ đến Vạn Xuân thăm cháu, lựa lời giảm tội cho Lê Quý Ly.
Thiên Bình không phải Chương, nàng rất kiên quyết, không ngại việc chức vụ trong đảng của Lê Quý Ly. Nếu bị như vậy, Lê Quý Ly không còn là chỉ huy q·uân đ·ội nữa. Phạm Tu mở lời, Thiên Bình không thể không nể mặt. Nàng khuyên Lê Quý Ly xin chuyển sang quản lý trung tâm tân binh phủ Thiên Đức ở huyện Thiên Đức trước khi Chương trở về. Lê Quý Ly làm theo.
Toàn bộ tướng sĩ Trung đoàn Thuận Thành Tết năm đó không được nhận thưởng, nhiều chỉ huy từ cấp C trở lên bị điều chuyển công tác đến phủ Vĩnh Yên, lộ Bắc Giang hoặc lộ Mao Khê.
Lê Quý Ly viết bản tự kiểm điểm trực tiếp đem đến gặp cấp trên là Phạm Cự Lượng.
Phạm Cự Lượng vỗ vai Lê Quý Ly động viên:
- Ông tiếp quản chỗ ông Lôi cũng phải, chức vụ tương đương Trung đoàn trưởng. Lo rèn quân cho tốt rồi giao cho tôi. Nếu tôi có lính ngon, tôi thay ông xin với Đại Vương. Nói chung… tình trạng binh sĩ nhận lót tay là có, chả riêng bên ông. Dân người ta dúi vào chứ mình có vòi đâu. Có điều mãi như vậy đâm quen, hỏng hết. Đại Vương hay giả trang đi xem đời sống bách tính, mình càng gần mặt trời càng phải cẩn thận ông ạ.
Lê Quý Ly tặc lưỡi:
- Nào tôi có dung túng? Nhưng mà… cũng do tôi chủ quan thật. Lần trước chủ quan mất tướng, lần này chủ quan tí mất đầu, tôi cạch.
Phạm Cự Lượng vỗ vai Lê Quý Ly, giọng thân mật:
- Ông hiểu được vậy là tốt. Nếu Đại Vương chuẩn y cho ông về bên ấy, nhớ rèn quân giúp tôi. Đã đến đây rồi ở lại làm vài chén nhỉ?
Chả biết h·ình p·hạt như vậy là nặng hay nhẹ.