Chương 493: Yết Kiêu - Hùng uy đại chiến thuyền
Nhiều năm trời, ngoài việc thao binh luyện mã, đóng chiến thuyền, tập trận thì Yết Kiêu vẫn âm thầm chọn và huấn luyện những tinh binh trở thành người nhái. Thuỷ binh đều biết bơi lội nhưng tiêu chuẩn chọn người nhái rất khắt khe, ngoài thể lực đạt yêu cầu cần có thêm thần kinh thép và tất nhiên nhân thân phải tốt nữa.
Trời tối đen, Yết Kiêu phái hai tiểu đội người nhái mình trần đóng khố lặng lẽ khỏi mạn thuyền rời thuyền biến mất dưới làn nước sông mát lạnh của đêm hè hạ tuần tháng 5. Mỗi người nhái được trang bị một ống thở bằng kim loại dài 2 thước, đầu thò trên mặt nước vát nhọn, đầu còn lại uốn cong nhằm thuận tiện khi lặn không phải ngẩng mặt lên. Hai tiểu đội người nhái, mỗi tiểu đội mười người ẩn mình trong dòng nước bơi, lặn men theo hai bên bờ sông. Những khóm lục bình lững lờ trôi theo dòng nước vô cùng phù hợp cho việc ngụy trang. Lợi dụng bóng đêm, hai tiểu đội người nhái dễ dàng vượt qua chốt cảnh giới trên bờ cùng những con thuyền nhỏ đốt đèn sáng rực trên sông.
Cao Quang Chương lập thủy trại ở khúc sông hẹp nhất. Bên tả ngạn Tích Lịch Giang là đất La thành có bến đò Nhị Dị, bên hữu ngạn là đất Sơn Tây. Lau sậy hai bên bờ sông mọc cao hơn đầu người, cứ cách chừng ba mươi trượng có một tháp canh cảnh giới dựng tạm. Thuyền nhỏ neo sát bờ, thuyền lớn hơn neo bên ngoài, cờ quạt bay phần phật trong gió khuya. Trên bến dưới thuyền binh sĩ tuần tra vô cùng nghiêm ngặt, vài trượng lại cắm một bó đuốc.
Hai tiểu đội người nhái lặn vượt qua khúc thủy trại về phía hạ lưu mới bơi vào ẩn nấp quan sát kỹ lại các bố phòng thêm một lần nữa trước khi hành động. Cao Quang Chương là một lão tướng nhiều kinh nghiệm trận mạc, những trận thủy chiến theo lối cũ nếu để Cao Mộc Viễn đốc suất hẳn nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên Chương nhiều lần quán triệt với sĩ quan cấp cao mỗi khi chiến đấu phải dụng mưu trước khi dụng sức, có như vậy mới giảm thiệt hại nhân mạng của hai bên và nắm chắc phần thắng hơn.
Hai đội người nhái bơi ngược trở lại thuỷ trại, mỗi đội chọn mục tiêu khác nhau và mỗi tổ ba người lại chọn một mục tiêu cụ thể để hành động. Đội bên bờ tả ngạn ngắm đến hai chiến thuyền cỡ vừa neo ở vòng ngoài, đầu và đuôi chiến thuyền đều có binh sĩ canh gác nhưng bên mạn thì không có. Tiểu đội người nhái chia hai nhóm tiếp cận mạn thuyền không hề gây ra bất kì tiếng động nào. Từ dưới nước họ tung một móc sắt nhỏ rồi hai người lặng lẽ trèo lên thuyền mà thần không biết quỷ chẳng hay. Nằm dán mình bên mạn thuyền, hai người này rút thanh chủy thủ giắt bên hông chọc thủng hai bong bóng lợn quấn dưới thắt lưng lấy ra hai quả nổ còn khô ráo. Mỗi quả nổ to gấp đôi lon sữa bò, vỏ làm bằng sắt cán rất mỏng, bên trong nhồi thuốc nổ cùng các viên bi sắt nhỏ như hạt đậu xanh. Do lặn dưới nước nên không có mồi lửa, nhưng trên thuyền rất sẵn. Bốn quả nổ chẳng thể làm con thuyền chìm, bởi vậy hai người nhái phải trườn bò dọc theo mạn thuyền, dùng tay cẩn thận lần sờ từng vật dụng trong ánh sáng yếu ớt của ngọn đuốc gần đó. Vừa lúc hai người nhái tìm được chum đựng dầu lạc bỗng có một binh sĩ xuất hiện với vẻ mặt ngái ngủ, người này vạch quần bắc vòi xuống sông. Trước tình huống phát sinh, một người nhái buộc phải hạ thủ đối phương. Người còn lại bật đứng dậy dí hai quả nổ vào ngọn đuốc giắt bên mạn thuyền rồi ném vào trong khoang.
Tiếng động lớn do binh sĩ xấu số rơi xuống nước lập tức thu hút sự chú ý của các binh sĩ cảnh giới. Tuy nhiên trước khi tiếng chiêng báo động kịp phát ra, người nhái vừa ném xong quả nổ cũng kịp dùng chuôi chủy thủ đập vỡ chum đựng chất đốt khiến dầu chảy lênh láng trên mặt sàn thuyền. Người nhái còn lại vội rút ngọn đuốc gần bên ném xuống sàn đồng thời đá văng 2 quả nổ trước đó đặt trên sàn thuyền vào đống lửa vừa mới bén. Hai, ba binh sĩ cầm giáo vừa hô lớn báo động vừa áp sát nhưng hai người nhái xoay người lao thẳng xuống nước lặn một hơi thật sâu.
Hai loạt t·iếng n·ổ lớn cách nhau không đáng kể xé toạc màn đêm yên tĩnh, một số binh sĩ tử thương, chiến thuyền bắt lửa cháy. Chiêng báo động khua liên hồi, thủy trại nhốn nháo, vài cung thủ bắn tiễn loạn xuống sông. Chiến thuyền thứ hai đậu gần chiến thuyền đang cháy phát ra t·iếng n·ổ lớn sau một lúc khiến binh sĩ trên các chiến thuyền còn lại nháo nhác hò hét nhau.
Những t·iếng n·ổ từ thủy trại ở bờ tả ngạn thu hút sự chú ý của quân sĩ bên bờ hữu hạn, các tháp canh vang tiếng tù và rồi sau đó là tiếng chiêng khua. Tiểu đội người nhái bên mạn này chưa kịp hành động nhưng ngay khi nghe t·iếng n·ổ đầu tiên vang vọng đành phải ra tay sớm hơn dự định. Binh sĩ ở trên ba chiến thuyền nhỏ bị ngắm đến từ đầu còn chưa kịp hiểu chuyện gì đã thấy dưới sàn lăn lông lốc một vật hình trụ đang xì ra tia lửa và sau đó là âm thanh của người nhảy xuống sông.
- Nhảy xuống sông!
Chẳng biết tiếng thét đó của ai nhưng hàng chục binh sĩ trên ba chiến thuyền xô nhau nhảy xuống vừa lúc mái che của những con thuyền này bị hất tung lên sau những âm thanh đinh tai nhức óc. Hai trong số ba chiến thuyền nhỏ b·ốc c·háy.
Binh sĩ hai bờ bị thu hút vào đ·ám c·háy, hò hét nhau truy tìm gian tế trà trộn. Cao Quang Chương ngồi trong hổ trướng, nghe t·iếng n·ổ từ phía bờ sông vọng đến vội vã chạy ra xem cớ sự và luôn miệng ra lệnh ba quân đề cao cảnh giác. Một số trận địa Cự thạch pháo rót bừa đạn xuống lòng sông theo lệnh đề phòng tập kích. Sau khi xác định được đối phương tiềm nhập p·há h·oại, Cao Quang Chương truyền lệnh xạ tiễn bắn xuống những nơi nghi ngờ, đồng thời tung các toán binh toả ra kiểm tra dọc bờ sông.
Chiến thuyền Thiên Đức lặng lẽ trôi theo dòng nước cho đến lúc nghe được t·iếng n·ổ từ xa vọng lại thì binh sĩ nhận lệnh đạp guồng tăng tốc. Thay vì đi ở giữa dòng, Yết Kiêu bố trí hơn bốn chục chiến thuyền thành hai đội tả hữu dựa theo đuốc trên các chòi canh đằng xa mà chèo. Duy có soái thuyền Yết Kiêu vượt hẳn lên trước, một mình một đường thẳng tiến giữa lòng sông. Trong đêm khuya thanh vắng, âm thanh phát ra từ tàu Yết Kiêu lẫn trong thét gọi nhau, tiếng chiêng, tù và… bên hai bờ sông. Phải đến khi một thuyền nhỏ cảnh giới phát hiện ra một khối đen lớn đang áp sát, binh sĩ vội gõ vài nhịp chiêng báo động rồi nhảy xuống sông.
Các thuyền nhỏ cảnh giới gần đó khua chiêng rồi tìm cách chèo vào bờ tránh đạn từ trên bờ bắn xuống. Hay tin Yết Kiêu t·ấn c·ông, Cao Quang Chương truyền lệnh cho Cự thạch pháo ven bờ rót đạn xuống lòng sông, nhắm đến khu vực những chiến thuyền nan bị bỏ lại đang trôi dập dềnh vô định theo dòng nước.
Dương Cát Lợi hạ lệnh thần công hai bên mạn bắn thẳng đạn nổ nhằm vào bờ ven sông, nơi có tháp canh sáng đèn hoặc những ngọn đuốc của các toán binh đang rà soát dọc bờ sông tìm người nhái. Trong đêm đen, những ngọn đuốc sáng trở thành mục tiêu ngắm bắn vô cùng lý tưởng cho các xạ thủ.
Soái thuyền Yết Kiêu di chuyển nhanh về phía hạ lựu và khai hoả không ngừng, cố ý thu hút đại pháo của Cao Quang Chương cùng những loạt mưa đá không ngừng trút xuống từ hai bên bờ sông. Khúc sông dài khoảng một trăm trượng có nhiều thuyền bè trở thành mục tiêu lý tưởng của các xạ thủ trên soái thuyền, họ thuần thục nạp đạn và khai hoả không cần phải ngắm bắn. Cao Quang Chương lệnh cho hơn mười chiến thuyền chèo ra chặn đánh nhưng thấy soái thuyền Yết Kiêu đi ngang qua bến mà không có thuyền nhỏ nào theo sau, cũng không có ý t·ấn c·ông trực diện vào trại thủy thì Cao Quang Chương giật mình thốt lên:
- Bị lừa rồi, bị lừa rồi! Mau đề phòng bọn nó đánh thẳng vào thủy trại!
Bộ tướng còn chưa kịp hiểu lời chủ tướng thì loạt âm thanh rền vang như sấm động trời đêm. Hai đội thuyền lặng lẽ tiến gần bờ vừa khai hoả vừa xộc thẳng vào thủy trại của Cao Quang Chương. Thần công, hoả hổ, Cự thạch pháo cỡ nhỏ trên Xa hải thuyền bắn phá tới tấp cho đến khi khoảng cách đủ gần mới đến lượt những tay súng thi nhau bắn.
Chiến thuyền Kình Ngư quân ít hơn hẳn so với số đông của Cao Quang Chương nhưng các thuyền Thiên Đức tràn vào thủy trại bắn phá tứ tung khiến binh sĩ trên thuyền kẻ tháo chạy lên bờ, người nhào xuống sông trốn mất dạng, lửa cháy khắp nơi. Các pháo thủ La thành trông thấy thuyền chiến Thiên Đức rõ mồn một nhưng lúng túng không dám bắn vì sợ đạn lạc vào quân nhà. Cao Quang Chương đốc quân từ trại ra chống song mau chóng nhận ra đối phương không có ý định đánh lên bờ mà tập trung phá huỷ tàu bè.
- Quân khốn! Chúng nó chặn đường lui của ta bằng cách phá thuyền. Mau mau! Đại pháo đâu? Tất cả bắn tràn xuống, mau mau!
Bấy giờ các quả đạn đá lớn nhỏ mới trút xuống thủy trại. Chỉ huy các chiến thuyền thuộc Kình Ngư quân nhận thấy điều này liền hạ lệnh rút quân về hạ lưu, vừa rút vừa dùng thần công bắn trả vào thủy trại.
Trước đó soái thuyền Yết Kiêu bị hơn mười chiến thuyền đuổi theo song rất khó bắt kịp trong khi Dương Cát Lợi dùng thần công đặt ở đuôi thuyền bắn trả khiến ba thuyền truy đuổi bị hỏng nặng. Đến khi trông thấy nhiều ánh lửa hiệu chớp tắt từ xa, Yết Kiêu cho xoay ngang thuyền bắn chặn chờ đợi. Thủy trại hai bờ c·háy l·ớn phía sau làm nổi bật đoàn thuyền Kình Ngư trên mặt sông đang lướt nhanh, các thuyền La thanh cuống cuồng chạy vào bờ tả ngạn nhưng soái thuyền Yết Kiêu lúc này bắn chặn rất rát. Hơn bốn mươi chiến thuyền Thiên Đức quây chặt mấy chiến thuyền La thành, súng nổ vang trong đêm, gần hai trăm tướng sĩ trên các thuyền La thành đều chịu hàng, chỉ một số ít nhảy xuống sông bơi vào bờ trốn thoát.
Soái thuyền Yết Kiêu quay lại neo giữa dòng thi thoảng bắn một loạt đạn thị uy mãi cho đến lúc trời sáng rõ mới ngưng. Trong một đêm, Cao Quang Chương mất gần hết số chiến thuyền neo đậu ở thủy trại bên bờ Sơn Tây. Bên bến Nhị Dị tình hình thảm hơn rất nhiều khi toàn bộ thuyền lớn nhỏ bị chìm hoặc hư hại nặng nhất thời không thể đưa vào sử dụng ngay được. Soái thuyền Yết Kiêu di chuyển qua lại giữa lòng sông rộng mênh mông chẳng khác nào hung thần phong toả đường tiếp vận của Cao Quang Chương. Cao Quang Chương mấy lần di chuyển đại pháo đến gần bờ sông hòng tiêu diệt soái thuyền nhưng Yết Kiêu chưa bao giờ cho thuyền dừng ở một điểm cố định.
Cao Quang Chương tức giận nhưng binh sĩ dưới quyền thì không, trong lòng họ bất an vì chẳng biết lúc nào đại chiến thuyền không mái chèo phát ra t·iếng n·ổ phành phạch kia ập đến t·ấn c·ông họ. Cái tên “Yết Kiêu” trên đại kỳ thực sự gây ám ảnh cho những binh sĩ La thành có mặt ở hai bờ sông sấm sét.