Chương 494: Cha con họ Cao
Ngay từ thời điểm Yết Kiêu dẫn quân có ý t·ấn c·ông bến Nhị Dị, Cao Tòng Chinh vội cử đội kị binh quay lại khu vực Cao Quang Chương đóng quân nhằm ứng cứu song chẳng có tác dụng gì. Chiến thuyền hư hỏng nặng, số thuyền còn lại không thể đưa kị binh qua lại hoặc vận lương thảo, thiết bị c·hiến t·ranh qua sông mà bắt buộc phải chờ Lý Mẫn điều động chiến thuyền đóng ở Hát Giang đến tiếp ứng sau hai đến ba ngày.
Mặt trời đứng bóng ngày hôm sau, Cao Tòng Chinh vội hạ lệnh rút quân khỏi doanh trại tạm mới dựng được mấy ngày do thám mã cấp báo phát hiện một đội kị binh trang bị nặng từ hướng Đông Chinh vương phủ đang kéo đến. Cùng với đó, quân thám mã trông thấy đội quân nữ nhân giương cờ Thần Vũ từ thành Sơn Tây cũng đang tiến đến nhằm tạo thế gọng kìm. Cao Tòng Chinh chưa biết ai chỉ huy cánh quân kị nhưng Thần Vũ quân vận y phục màu vàng hẳn có Vạn Thắng vương, điều này khiến Cao Tòng Chinh lưỡng lự. Nếu như vài năm trước, Cao Tòng Chinh chẳng cần suy tính, thay vào đó lập tức dẫn quân đón đánh đội quân nữ nhân song con tạo xoay vần, thời thế nay đã khác. Đội nữ binh Thần Vũ là thị vệ bên cạnh Vạn Thắng vương, nữ nhân trong quân này giao chiến chẳng thua kém nam nhân là bao và họ được trang bị những thần khí loại mới nhất. Cao Tòng Chinh nghe nói muốn chiến thắng đội Thần Vũ thì cách duy nhất là g·iết hết bọn họ mà thôi.
Đánh giá cao đối thủ là điều rất cần thiết!
Cao Tòng Chinh hội quân với cha, lập vành đai phòng thủ hình cánh cung, lưng dựa vào sông chờ chiến thuyền La thành tiếp ứng.
Trời vừa tối, quân hầu chạy vào thưa với Cao lão tướng quân rằng hướng Tây Bắc có nghe mấy t·iếng n·ổ đặc trưng do thần khí Thiên Đức tạo ra và không thấy nhóm lính tuần canh trở về trại. Quân sĩ trong doanh đã bắn tiễn và đạn đá ra bên ngoài đề phòng Thiên Đức lợi dụng đêm tối cho quân đột nhập p·há h·oại. Trong khi ấy dưới sông thi thoảng vẫn nghe tiếng đùng đoàng như sấm động vọng đến.
Cao Quang Chương đứng ngồi không yên bởi Thiên Đức thể hiện rõ ý đồ hai mặt giáp công quyết tiêu diệt cha con nhà họ Cao cùng ba nghìn quân sĩ. Cao Tòng Chinh cũng lo, cách duy nhất vị tướng họ Cao đời thứ hai này có thể làm là tập trung toàn bộ 14 khẩu đại pháo đặt ở giữa trại, nơi có thể bắn yểm trợ tứ phía một khi có biến.
Suốt đêm hôm ấy ngoại trừ mặt sông thi thoảng vang t·iếng n·ổ đùng đoàng như tiếng trống cầm canh báo hiệu thủy quân Thiên Đức vẫn hiện diện dưới sông thì ba mặt còn lại của doanh trại đì đùng không ngớt. Bên ngoài bắn vào bằng hoả mai, lựu đạn, bên trong đáp trả bằng tiễn, hoả tiễn và đạn đá. Quân t·ấn c·ông thiệt hại bao nhiêu thực sự là một ẩn số, quân trong trại thiệt hơn bảy chục người, song điều khiến cha con họ Cao lấy làm hoang mang trong lòng ấy là toàn bộ binh sĩ t·hiệt m·ạng đều bị hạ khi ở trên tháp canh. Thứ khiến họ về chầu tiên tổ là một viên bi sắt to bằng cỡ ngón tay út của người lớn, vị trí v·ết t·hương đều nằm ở chỗ hiểm như vùng mặt hoặc vùng ngực. Hơn mười binh sĩ thoát c·hết nằm thiêm th·iếp trên cáng, máu không ngừng rỉ từ v·ết t·hương trên vai hay vùng bụng. Thầy lang trong quân vô cùng lúng túng bởi họ đã bịt chặt miệng v·ết t·hương, băng bó cẩn thận vậy mà những binh sĩ ấy cứ lịm dần rồi bỏ mạng. Cao Quang Chương cấm tiệt lang y nói ra ngoài tình trạng của những binh sĩ ấy vì lo lòng quân dao động mà chỉ lặng lẽ sai quân khiêng tất cả tử sĩ đặt ở gần bờ sông chờ lúc trời nhập nhoạng đưa lên thuyền nhỏ qua sông chôn cất trên đất mẹ.
Bên cạnh đó, binh sĩ La thành ra khỏi trại thu lượm tiễn và đạn đá đã bắn vào buổi đêm nhưng mũi tên và đạn đá thu về chỉ bằng một phần mười số đã bắn ra. Nghe bộ tướng bẩm báo, Cao Tòng Chinh vội vàng nói với cha:
- Đạn thu về chỉ toàn những viên sát bờ rào, mũi tên vương trên cành cây tán lá hoặc bụi rậm! Thưa cha, bọn Thiên Đức muốn ta hao hụt quân trang.
Cao Quang Chương nén giận đấm mạnh tay xuống mặt bàn, thở một cách đầy khó nhọc. Lúc sau vị lão tướng mới căn dặn con trai và bộ tướng:
- Thuyền cứu viện có nhanh cũng phải sáng mai mới đến nơi được! Truyền lệnh xuống dưới lập tức đào thêm hào, đặt thêm chông và đốt đuốc cách vòng ngoài ít nhất mười lăm trượng!
Ngẫm nghĩ trong giây lát, Cao Quang Chương nói thêm:
- Cho làm gấp phên đan bằng tre, lấy bùn non dưới sông trộn với rơm rạ, lá cây khô phết lên làm tấm chắn mặt trước các tháp canh!
Một bộ tướng hỏi lại:
- Dạ thưa, tháp canh mặt sông có cần không ạ?
Cao Quang Chương lắc đầu và nói:
- Các người phải để ý, binh sĩ bị b·ắn h·ạ tập trung ở mặt Tây Bắc. Mặt đó có quân Thần Vũ, hẳn chúng lắm tay thiện xạ cùng thần khí mới giúp bắn xa hơn trước đây!
Các bộ tướng rời đi hết, chỉ còn Cao Tòng Chinh ở lại. Chỉnh hỏi:
- Con tính dẫn kị binh xông ra hướng Tây Bắc xem bọn Thần Vũ ẩn ở đâu.
Cao Quang Chương vội ngăn lại:
- Làm vậy dễ trúng kế dụ rắn ra khỏi hang, con phải nhận ra chứ?
Cao Tòng Chinh bặm môi suy nghĩ, hai bàn tay đấm nhẹ vào nhau, đoạn Chinh thở dài:
- Con đã điểm chỉ quân lệnh trạng, lần này xuất binh mà không thu được thành quả nào đáng kể thì về thành cũng chẳng còn cơ hội ngóc đầu lên, chưa kể… đầu chẳng còn.
- Biết là vậy nhưng không được khinh suất mà hành động hồ đồ! Để ta suy tính. Dự tính ngày mai chiến thuyền đến sẽ có thêm binh mã, có thêm phương tiện nhưng…
Cao Quang Chương bỏ lửng câu nói, mắt đăm đăm nhìn họa đồ trước mặt. Cao Tòng Chinh thấy vậy liền hỏi:
- Cha lo có chuyện bất trắc?
- Nếu Sứ tướng điều thêm đại pháo đến bờ bên kia khống chế thủy quân Thiên Đức thì tốt, nhược bằng không chiến thuyền đến cũng chưa rõ an hay nguy vì thằng Yết Kiêu rình sẵn dưới sông mà không xuôi dòng đánh bọn Trần Văn Lộng thì chỉ có thể là… nó chờ đợi quân cứu viện đến mới bung sức ra đánh một trận thủy chiến.
Cao Tòng Chinh nghe cha nói vậy thì gật đầu ra vẻ đã thông hiểu. Cao Quang Chương lại giảng giải thêm:
- Nó hơn ta khi đánh tầm xa, muốn lại gần nó cũng thiệt mất một phần ba binh lực. Mà thực tế… lại gần chiến thuyền Thiên Đức rất khó vì chúng luôn chủ động giữ khoảng cách và đi mau hơn chúng ta. Giá như thu được một thuyền của chúng đem về tìm hiểu thì sau này may ra mới hơn chúng được chứ như thế này thì mai đây cái thằng trẻ ranh Yết Kiêu ấy sẽ là hung thần làm chủ đường sông Vạn Xuân này mất.
- Sứ tướng hẳn cũng đã nhận được tin cấp báo và sẽ đưa đại pháo đến yểm trợ!
Nghe con trai nói chắc như đóng đinh vào cột, gương mặt già nua với nhiều nếp nhăn của Cao Quang Chương như giãn ra, ông khẽ cười:
- Điều ấy tất nhiên rồi, có điều thì giờ con ạ!
- Thì giờ? Ý cha là Sứ tướng không kịp điều quân bắn đá đến ạ?
Cao Quang Chương ôn tồn giải thích:
- Kịp hay không ta nào dám chắc, chỉ là dự liệu dựa trên hiểu biết của ta mà thôi. Ta ở đây càng lâu chẳng khác nào mật ngọt cho ruồi bọ đua nhau bu vào. Binh pháp xưa nay kị nhất dựng trại tựa lưng vào sông, giặc tràn đến thì hết đường lui con ạ.
Giọng Cao Tòng Chinh dứt khoát:
- Bọn chúng dồn ta vào đường cùng thì đồng quy vu tận, lấy mạng đổi mạng, con nào có sợ thằng trẻ ranh họ Mạc ấy.
Cao Quang Chương lẳng lặng kéo con đến gần cửa lều soái, vén tấm vải nhìn ra ngoài nhỏ giọng:
- Nhìn thần sắc binh sĩ mệt mỏi đến thế nào, con nghĩ họ sẽ chống Mạc tặc đến cùng hay hạ giáo quy hàng? Từ sau khi bại trận ở đất Siêu Loại trở về, ta dành nhiều thời gian tìm hiểu cách hành binh của Thiên Đức quân và thấy rằng bọn chúng thường dùng kế sách hòng lung lạc lòng quân trước khi đánh bại họ! Con ạ, binh bại như núi đổ. Binh pháp là tĩnh mà chiến địa là động bởi thế người ta nói kẻ dùng binh phải biết ứng biến là vậy.
Cao Quang Chương thả mình ngồi xuống tràng kỷ bằng tre có phủ tấm da hổ, chậm rãi rít một hơi thuốc lào ngửa đầu thả k·hói m·ù m·ịt. Uống cạn chén nước chè nóng xong, Cao lão tướng nói thêm:
- Ta cũng chẳng cam tâm nhưng thực lòng mà nói, cha con ta đang phải đối mặt với hai trong số những kẻ nổi danh bốn cõi và Vạn Thắng vương, thằng trẻ ranh như cha con ta thường mắng thực là bậc kì tài đấy con ạ. Nếu cha con ta chấp mê bất ngộ sẽ bại dưới tay hắn mất. Vạn Xuân này ngẫm thấy ngoài tiên vương… à… cũng chẳng phải… chỉ có thằng trẻ ranh ấy gầy dựng cơ đồ mà chẳng thèm đoái vương vị vì nó thừa sức tạo ra vương vị của nó đấy.
Cao Tòng Chinh hậm hực:
- Dù sao nó cũng là thằng phương Bắc, con không đời nào chịu thua nó!
Cao Quang Chương bật cười lớn, cười chảy nước mắt.
- Con ơi là con! Sao con lại nghe lời đồn thổi vô căn cứ ấy? Ta tuy chưa già nhưng sống đủ lâu để biết đó là mưu mẹo của đám sĩ phu bày trận trong trướng. Dẫu ta không biết lai lịch Vạn Thắng vương nhưng Tả Đô đốc Phạm Tu hay Lý Thái sư chẳng phải mấy ông già lẩm cẩm mà dễ dàng ủng hộ hắn.
- Vậy con phải làm gì? Không thể ngồi đây chờ c·hết được!
Cao Quang Chương lại gần con trai, ôn tồn bảo:
- Từ đây đến chỗ Trần Văn Lộng thuận đường nhưng đó chẳng phải cách hay, ta nhổ trại sẽ bị chúng đeo bám quấy phá mà nhập với Trần Văn Lộng thì thằng Yết Kiêu cũng chẳng neo thuyền ngoài sông. Lúc ấy vẫn là tình thế như hiện nay cha con ta gặp, có khi còn nguy hơn ấy chứ. Thế cờ này kẻ nào bày ra được thật là cao tay ấn. Đi không được, ở không xong mà về thì khốn đốn!
- Nói vậy cha đã có kế sách đối phó?
- Ta thiếu thì giờ nên cần thêm thì giờ, để ta suy tính thêm đã. Con ra ngoài kiểm tra một lượt, sắp đặt quân sĩ luân phiên nghỉ ngơi vì đêm nay sẽ dài lắm.
Còn lại một mình trong hổ trướng, Cao Quang Chương khoanh tay ngồi đăm chiêu suy nghĩ đối sách nhằm kéo dài thời gian, thật sự thì ông chưa nhận thấy không có nhiều lựa chọn.