Chương 491: Từ Quý Châu, Liêu Nhất Khổng
Đại đội 1 và 2 của Tiểu đoàn Thiên Đức do Lý Thái Dương chỉ huy đã lợi dụng tình thế xuất kích sớm hơn dự định t·ấn c·ông thẳng vào thái ấp của Đông Chinh vương. Số quân canh ít ỏi bố trí ở phía Đông Nam thái ấp mau chóng bỏ chạy thoát thân. Lý Thái Dương đột kích vào bên trong, súng nổ liên hồi. Quân trong thái ấp hầu như chẳng chống cự, bỏ vị trí chạy tứ tán. Đại đội 2 chiếm được Đông Chinh vương phủ, bắt giữ được gia quyến của Trần Văn Lộng cùng hơn một trăm gia nhân và quân hầu. Đại đội 1 t·ấn c·ông nơi đặt kho lương trong thái ấp, binh sĩ trấn thủ nơi này không có đường chạy đều vứt khí giới xin hàng. Lý Thái Dương thấy phần lớn lương thảo đã chất sẵn lên các xe bò kéo vội khai thác tù binh tại chỗ, biết lương thảo sẽ chuyển về hướng Nam liền đoán được ý đồ của Trần Văn Lộng song binh lực quá mỏng, Lý Thái Dương nhất thời chưa biết xử trí ra sao ngoài việc bàn giao tù binh cho Đại đội 2 và dẫn Đại đội 1 ra trấn ngoài cửa Tây thái ấp đề phòng Trần Văn Lộng phái binh về cứu gia quyến.
Nhờ luỹ đất, rặng tre gai bao bọc, Lý Thái Dương chặn được mấy trăm binh sĩ của Trần Văn Lộng tràn vào. Thái ấp có bốn lối vào, Lý Thái Dương không thể dàn quân ra chống giữ đành phải dẫn 2 đại đội lui dần về cửa Đông cùng gia quyến Trần Văn Lộng và một số bộ tướng dưới quyền. May thay Đại đội 3 đến kịp, Lý Thái Dương dễ dàng cố thủ tại khu vực cửa Tây thái ấp.
Đội quân được Trần Văn Lộng phái trước đó vốn tính đối phó Lê Phụng Hiểu, hay tin Đông Chinh vương phủ bị t·ấn c·ông bèn quay trở lại. Lê Phụng Hiểu dẫu chưa nhận được tin tức nhưng nhận định các toán binh đã vây đánh Đông Chinh vương phủ như hoạch định nên đeo bám theo đội quân của đối phương. Nhận thấy hai bên có binh lượng ngang ngửa, Lê Phụng Hiểu chiếm lợi về tốc độ và trang bị, lại vừa thắng một trận nên tinh thần binh sĩ rất tốt nên đốc suất binh mã truy kích rất sát, chả mấy mà đuổi kịp.
Ba đại đội trực thuộc Tiểu đoàn Kim Động nhập trận, một mặt tiếp viện bọn Lý Thái Dương, mặt khác tiếp ứng Lê Phụng Hiểu hai mặt giáp công mau chóng làm chủ tình hình với sự vượt trội về binh mã, hoả khí. Địch quân vỡ trận tháo chạy tứ phía, bọn An Nhữ Hầu và Phùng Nguyên Hoàn thừa cơ truy kích bắt sống rất nhiều.
Có thêm lực lượng, Lý Thái Dương phối hợp với Lưu Cơ, Đinh Điền đẩy lui các toán quân tràn vào thái ấp, bắt giữ một số, làm chủ Đông Chinh vương phủ vào quãng giữa trưa. Tiếp đó, lấy thái ấp làm bàn đạp, hai tiểu đoàn Thiên Đức và Kim Động chia thành hai mũi t·ấn c·ông vào hậu quân của Trần Văn Lộng. Mặt trước chưa phân thắng bại, lại mất chỗ tựa lưng, đại quân Trần Văn Lộng rơi vào thế bị dồn ép hai mặt trước sau. Đoán định càng giao chiến sẽ càng bất lợi, thua thiệt mọi mặt và mất kiểm soát thế trận, Trần Văn Lộng buộc phải hạ lệnh vừa đánh vừa lui về hướng Đông Nam.
Phùng Hiền phá được trận địa Cự thạch pháo với hơn hai trăm khẩu lớn nhỏ, bắt được hơn một trăm pháo thủ chậm chân và dẫn đại quân phối hợp với cánh Yết Kiêu bên cánh tả, bọn Lý Thái Dương, Lưu Cơ từ trong thái ấp đổ ra. Cuộc chém g·iết, bắt hàng kéo dài đến vài dặm đường mãi đến chiều muộn mới ngưng do Phùng Hiền nhận thấy đội hình xộc xệch và binh sĩ đã mệt mỏi sau một ngày đánh g·iết cần phải điểm lại quân. Nhờ vậy, Trần Văn Lộng tháo chạy về hướng Nam cùng hơn ba nghìn tàn quân, phần lớn là binh sĩ La thành.
Phùng Hiền bắt hàng được hơn một nghìn binh sĩ, họ chủ yếu là người Vân Nam, Mường tộc và dân binh mới trưng tập gần đây. Phùng Hiền gộp số tù binh bắt được với hơn năm trăm tù binh của bọn Lý Thái Dương, Lê Phụng Hiểu bắt giữ trước đó giao nhiệm vụ cho họ thu dọn chiến trường. Cứ năm mươi thây chôn chung một hố, có gần sáu mươi nấm mồ lớn nằm rải rác từ Gò Sống về phía Nam. Việc thu dọn tử sĩ phải đến chiều tối ngày hôm sau mới cơ bản hoàn thành.
Mất một phần tư lực lượng sau hai trận đánh, Phùng Hiền mang nhiều tâm tư song vẫn giao hậu phương cho Bố Giáp rồi dẫn Sư đoàn Sơn Tây với khoảng ba nghìn tinh binh tiến về phía Nam. Lê Phụng Hiểu, Lan Ngư phủ, Lưu Cơ, Đinh Điền đi cùng với Phùng Hiền trong khi Lý Thái Dương tạm thời ở lại trấn giữ thái ấp, hỗ trợ Bố Giáp dọn dẹp đống ngổn ngang.
Về phần Trung đoàn Yết Kiêu, ngay khi Trần Văn Lộng tháo chạy, Yết Kiêu lập tức thu binh gấp gáp trở về thành Sơn Tây ngay trong đêm cùng những khẩu thần công hết đạn. Trung đoàn Yết Kiêu nhập thành không kèn không trống trước khi lúc gà gáy, dân trong thành chẳng hề hay biết.
Trần Văn Lộng trên đường rút quân gặp mai phục của Tiểu đoàn Long Ngô Động, Lộng không còn lòng dạ chống cự, thúc quân chạy cho mau. Đất La thành còn cách vài dặm, Trần Văn Lộng lại bị Tiểu đoàn Tam Vạn phục kích. Lộng cố sống cố c·hết dẫn tàn binh chạy đến sông Tích Lịch, nhờ có thuỷ quân ứng cứu mới nhặt được một mạng, điểm binh mã chỉ còn chừng hơn hai nghìn, hạ trại tạm tại đất Cù Sơn bên hữu ngạn Tích Lịch Giang.
Lý Mẫn hay tin các đội quân chủ lực Thiên Đức đều tham gia chiến trận, bàn với Tô Trung Từ, ngỏ ý muốn nhân cơ hội dẫn đại quân sang chiếm đất, uy h·iếp thành Sơn Tây. Tô Trung Từ lấy làm nghi hoặc bởi xưa nay người thống lĩnh đại binh nào ai mạo hiểm tung hết binh lực đánh địch ở xa mà nơi xung yếu lại không có binh mã trấn giữ? Chưa kể đất La thành hay Tam Đái cách chưa đầy tám mươi dặm.
- Một k·ẻ g·ian xảo như Mạc Thiên Chương không thể hồ đồ như vậy! - Tô Trung Từ nhận định. - Hắn đưa quân chủ lực đón lõng đường lui của Trần Văn Lộng bằng cách nào?
Một người tuổi trạc ngũ tuần dáng vẻ nho nhã chăm chú ngồi lắng nghe, thấy Tô Trung Từ hướng ánh mắt về phía mình có ý chờ đợi liền chắp tay cung kính thưa rằng:
- Bẩm Thái úy, bỉ nhân đồ rằng Mạc tặc lợi dụng đêm tối cùng lệnh cấm đi lại, chia đại quân thành các toán binh nhỏ dễ dàng ẩn náu khiến quân tế tác không thể nắm bắt được hắn điều động binh mã một cách tỉ mỉ. Một kẻ như vậy quả không tầm thường.
Lý Mẫn nói thêm:
- Hắn điều tinh binh tham chiến, Sơn Tây chẳng khác nào toà thành bỏ không, thưa Từ tiên sinh.
Từ tiên sinh khẽ gật đầu và nói:
- Bỉ nhân nghe Sứ tướng giãi bày đã thông tỏ mọi lẽ. Tuy vậy Sứ tướng cần phải cẩn trọng vì Mạc tặc hẳn có chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi ra tay hành động. Hắn cầm đại binh đã mấy năm, chắc chắn đã dự liệu tình huống Sứ tướng dẫn binh đánh sang.
Đoạn ông ta đứng dậy cung kính, nhận được cái gật đầu của Tô Trung Từ, ông ta liền nói:
- Mọi sự xảy ra rồi mới tỏ, Mạc tặc đặt Thánh Dực quân sát nách hòng kiềm chế, uy h·iếp mặt Tây và Tây Nam của chúng ta. Kế đó hắn điều thủy quân từ Ninh Hải vượt quãng đường dài tiếp ứng Sơn Tây vương. Tam Đái gần thành Sơn Tây hơn cả, Mạc tặc đặt đạo binh của Nguyễn Lạc Thổ tại ngã ba Cánh Giang khiến Phan Văn Hầu không dám vọng động, phải đưa binh lực chống giữ. Bẩm Thái úy, thưa Sứ tướng! Bàn cờ thế này Mạc tặc dày công chuẩn bị từ lâu chứ không hề hồ đồ. Bỉ nhân cho rằng Sơn Tây thành là một cái bẫy lớn, nhất định không được sa chân.
Từ tiên sinh đầu vấn khăn, vận áo dài có cổ đoàn viên (cổ tròn) cùng đôi giày vải đen khoan thai đi lại giữa nghị sảnh phân tích thế cục cho Lý Mẫn và những người khác cùng nghe.
- Gò Sống về thành Sơn Tây bao xa, thưa Sứ tướng?
Lý Mẫn đáp ngay:
- Chừng ba mươi dặm, thưa tiên sinh.
Từ tiên sinh gõ nhẹ cái quạt giấy trong tay vài lần, nói chắc như đinh đóng cột:
- Hắn chuyển binh từ thành đến trận tiền thần chẳng biết quỷ không hay thì hắn có thể thu quân về trong đêm! Ba mươi dặm đường chẳng có sông ngăn núi trở, đại binh mất chừng hai canh giờ thần tốc là đủ.
Lý Mẫn gật đầu cho là đúng, tạm từ bỏ ý định đánh chiếm thành Sơn Tây. Tuy thế, Trần Văn Lộng liên tục bị phục kích trên đường rút chạy, binh mã Thiên Đức khua chiêng gõ trống phô trương thanh thế. Trần Văn Lộng gửi thư cấp báo, các quân bao vây chỉ thấy thiếu kỳ hiệu Yết Kiêu quân. Lý Mẫn vội tìm Từ Quý Châu, tức Từ tiên sinh, nghị bàn.
Mưu sĩ họ Từ gốc gác Quý Châu, một vương quốc không có đồng bằng. Tên huý của họ Từ chẳng ai rõ ngoài Tô Trung Từ. Chỉ biết từ ngày Từ Quý Châu và một số văn sĩ phương Bắc đầu quân thì Tô Trung Từ tập trung ổn định, củng cố nội bộ, xây dựng q·uân đ·ội tinh nhuệ, cải tiến trang thiết bị quân sự và dự định hậu thuẫn cho các sứ quân chống phá Thiên Đức. Từ Quý Châu từng nói Mạc Thiên Chương có khả năng là con cháu của văn quan võ tướng gốc gác vùng Tây Bắc từng phục vụ trong triều đình Hoa quốc trước đây. Đại Vũ quân nhờ sở hữu cách chế tạo Cự thạch pháo và một số trận pháp lạ, trang bị thiện chiến không kém so với Thiên Đức mà dễ dàng khuất phục Vân Nam quốc, Tống quốc hay Quý Châu quốc… Bởi vậy căn cứ để Từ Quý Châu, Liễu Mộc Nhân… đưa ra nhận định là Mạc Thiên Chương chế tạo ra Cự thạch phá và Sảo pháo, những v·ũ k·hí vốn là bí mật của Hoa quốc, hoàn toàn không có ở Vạn Xuân. Bên cạnh đó, Vạn Xuân chưa từng có họ Mạc trong khi họ Mạc vốn có ở miền Bắc Hoa quốc.
Hai nhận định này của các mưu sĩ, môn khách được Tô Trung Từ ủng hộ và cho lan truyền khắp vùng La thành với m·ưu đ·ồ kích động, chia rẽ, đánh vào lòng quân dân Thiên Đức. Thực tế m·ưu đ·ồ này nhận được sự ủng hộ của Nguyễn Ninh vương và lan truyền trong các vùng như châu Đại Hoàng, Đỗ Động Giang, Sơn Nam Hạ và tất nhiên cả những vùng giáp ranh do Thiên Đức kiểm soát.
Từ Quý Châu một mực khuyên Lý Mẫn không nên vọng động mà thay vào đó cần dồn toàn lực trong việc bôi nhọ Mạc Thiên Chương, nhấn mạnh nghi hoặc gốc gác, lòng quân Thiên Đức dao động mới là thời cơ ngàn vàng xuất đại binh.
Lý Mẫn lại đem mọi chuyện trình bày với Tô Trung Từ, một người đa nghi. Tô Trung Từ đồng tình với luận điểm Vạn Thắng vương xa bản doanh là cơ hội nên thử và đồng ý để Lý Mẫn cho một đạo binh vượt sông Tích Lịch nhắm hướng thành Sơn Tây, nếu thuận lợi thì đánh, không thuận lợi cũng góp phần giải toả áp lực cho bọn Trần Văn Lộng.
Từ Quý Châu biết Lý Mẫn xuất hơn hai nghìn binh mã đánh Sơn Tây chỉ biết chép miệng thở dài nói với một người đồng hương:
- Xuất binh mục đích không rõ ràng, bẫy giăng rõ mồn một như thế mà vẫn cố chấp lao đầu vào thì phần bại nắm chắc trong tay. Thiên Đức kiểm soát gần như toàn bộ tả ngạn Xích Giang, binh mã không ít hơn 4 vạn, nền móng đủ chắc, tướng sĩ trung thành thiện chiến thì cách duy nhất phá bọn họ là từ bên trong đánh ra, đánh vào lòng người mà coi nhẹ thì máu còn đổ vô ích! Thật là…
Bỏ lửng câu nói, Từ Quý Châu hướng ánh mắt nhìn xa xăm. Người đồng hương sau một hồi tư lự bèn hỏi:
- Từ đại nhân, chẳng hay ông trù liệu cho ngày sau chưa?
Từ Quý Châu buồn bã đáp rằng:
- Những kẻ vong quốc như chúng ta có lựa chọn nào khác sao? Liêu đại nhân, Tô Thái uý đối đãi với chúng ta không bạc, ông phải cẩn trọng lời ăn tiếng nói kẻo mang vạ.
Người họ Liêu lại nói:
- Lão biết vậy nhưng Tô Thái uý tuổi đã lục tuần trong khi Mạc Thiên Chương chưa đến ba mươi. Từ đại nhân học cao hiểu rộng, làm mưu sĩ trong triều nên lão kính nể tài năng của đại nhân nhưng đại nhân cũng biết tướng sĩ kinh sư nào coi trọng kẻ sĩ chúng ta. Lão biết Triệu Trung nương náu ở Thiên Đức, hùng cứ một phương. Dạo gần đây ở Sơn Nam Hạ có thêm Tôn Cường ra sức giúp Thiên Đức và được trọng dụng lắm. Lão chẳng ham danh lợi, đại nhân cũng vậy nhưng nếu được chọn, lão muốn đến Thiên Đức một chuyến.
Từ Quý Châu bật cười mà rằng:
- Mỗ bày kế cho Tô Thái uý bôi nhọ Mạc Thiên Chương, Liêu đại nhân nghĩ mỗ có đất dung thân hay không? Bầy tôi gặp chủ bất tài cũng là cái hoạ nhưng biết làm sao được chứ? Như mỗ nói rồi đấy, kẻ vong quốc nào được lựa chọn.
Liêu Nhất Khổng không nói thêm nữa, nâng chén rượu nhạt uống cạn một hơi, uống mãi đến lúc say bí tỉ mới khật khưỡng trở về phòng nghỉ. Từ Quý Châu nói đúng, kẻ vong quốc nào được lựa chọn, có chốn nương thân đã tốt lắm rồi. Đặt tay lên trán chìm dần vào giấc ngủ, bên tai Liêu Nhất Khổng văng vẳng lời nói có phần cay đắng của Từ Quý Châu:
- “Kẻ vô dụng nào cần liêm sỉ? Kẻ vô dụng, bất tài lại có tính tự ái cao và chẳng chịu nghe lời khuyên ngăn bởi thực ra họ chẳng có tài cán nào ngoài lòng tự cao luôn cho bản thân làm đúng.”