Chương 483: Đuổi và bắt
Tại thành Sơn Tây, Yết Kiêu truyền lệnh đến các khẩu đội bố trí trên năm ụ đất và tường thành nhất loạt khai hoả lúc nửa đêm nhắm đến các mục tiêu đã định sẵn từ trước. Cùng thời điểm ấy, Tiểu đoàn Kim Động và Thiên Đức bên sườn trái cũng như Tiểu đoàn Tam Vạn cùng thủy quân Kình Ngư cũng bắt đầu nổ súng t·ấn c·ông các trại vòng ngoài. Nhằm phối hợp với Yết Kiêu, Phùng Hiền huy động toàn bộ các nguồn lực hiện có tung vào trận chiến như cấm quân, Phùng quân và những nông phu thuộc Trinh Phù quân.
Ngô Tất Sắc dùng pháo đá, hoả tiễn chống trả rất quyết liệt, quyết ngăn cản liên quân dưới quyền Yết Kiêu và Phùng Hiền chia thành nhiều đội hình tiếp cận trận địa pháo đặt ở khu vực quanh cổng thành phía Bắc. Dưới sự yểm trợ của thần công, tiếp đó là những hoả pháo liên hoàn có trong đội hình t·ấn c·ông, Trung đoàn thuỷ Yết Kiêu đánh bật được đối phương ra ngoài cổng thành sau nửa canh giờ giao chiến. Cấm quân trong thành do Nguyễn Văn Giáp trực tiếp chỉ huy xông ra khỏi thành cận chiến với quân của Ngô Tất Sắc trong khi các tay súng thuộc Trung đoàn thuỷ Yết Kiêu dùng hoả mai và đôi khi lựu đạn hỗ trợ rất hiệu quả.
Hai trận địa pháo đá đặt trên dãy gò cao không thể rót đạn xuống hàng nghìn người đang dùng đao kiếm lấy mạng nhau trên diện tích mấy nghìn mét vuông bên ngoài cổng thành. Ngô Tất Sắc đổ thêm quân vào trận kịch chiến đang hồi ác liệt. Mùi khói súng, lửa cháy, tiếng kêu gào, trống trận, mùi tử khí… lẫn trong âm thanh đùng đoàng không ngớt. Tất cả quện lại tạo thành một bầu không khí hỗn tạp, nặng nề và c·hết chóc.
Lý Thái Dương và Lưu Cơ tập hợp thần công và hoả pháo bắn phá vô cùng các liệt ở hướng Đông, lửa cháy khắp nơi. Phía đối diện, Tiểu đoàn Tam Vạn với sự hiệp đồng của quân thuỷ đánh bộ và cấm quân cũng t·ấn c·ông mạnh ở hướng Tây. Lợi dụng gió thuận gió, Tiểu đoàn Tam Vạn dùng hoả công, sau hơn nửa canh giờ thọc sâu được hai dặm, mục tiêu là bắt liên lạc được với đội quân ở hướng Đông.
Tĩnh Mịch Thiền sư được giao nhiệm vụ chống đỡ bên hướng Đông, tình hình mỗi lúc một nguy khốn, liệu thế chống không nổi đã dẫn theo đám thuộc hạ thân tín bỏ chạy, mặc quan quân còn lại. Ngô Tất Sắc đốc quân ở mặt Nam quyết không chịu thua thiệt, truyền lệnh cho hai trận địa pháo đá bắn trùm xuống bên dưới hòng chặn đà tiến của Yết Kiêu và Phùng Hiền. Đạn đá, đạn chông, đạn cháy… trút xuống như mưa gây t·hương v·ong lớn cho hai bên đang giao chiến. Hạ sách của Ngô Tất Sắc chưa phát huy được tính hiệu quả lại nhận hậu quả. Binh sĩ phản loạn vứt gươm giáo tìm đường thoát thân, quân tan vỡ!
Phùng Hiền đích thân cầm dùi đánh trống thúc quân đánh vượt lên cao, bất chấp t·hương v·ong. Bấy giờ, Yết Kiêu mới điều động được một số thần công từ các ụ cao đến gần khu vực cổng thành bắn đạn nổ chậm vọt lên không trung yểm trợ. Đội cấm quân tiên phong sau khi chịu thiệt hại nặng cũng lên được đầu con dốc nhưng đá vẫn chẳng ngừng rơi xuống. Trong đêm, con đường từ cổng thành dẫn lên gò cao nhìn chẳng khác gì hoả ngục. Đạn rơi, lửa cháy, xác người chất chồng lên nhau.
Trung đoàn thủy Yết Kiêu lên được đầu con dốc sau khi chịu một số tổn thất liền toả sang hai bên, hướng mục tiêu là điểm xuất phát của những viên đá s·át n·hân vẫn không ngừng bắn. Mất đi địa lợi, bộ binh tháo chạy hết lượt, hai trận địa pháo dày đặc của Ngô Tất Sắc mau chóng chỉ còn là những khúc gỗ vô tri, xạ thủ giẫm đạp lên nhau tìm đường thoát khi quân của Yết Kiêu tiếp cận đủ gần vad tung ra những quả lựu đạn. Mất đi hoả lực mạnh, kỵ bộ dưới quyền Ngô Tất Sắc không phải là đối thủ của cấm quân dù số lượng ít hơn hẳn bởi họ hầu như chẳng có cơ hội cận chiến. Hoả pháo Thiên Đức đã khiêng được lên cao, đi lẫn trong quân và bắn tứ phía dọn đường.
Phùng Hiền khoác chiến bào có mặt ở trận tiền, mặt xạm đen vì khói súng nhưng khí thế đang lên cao, đốc quân đánh thẳng vào tung thâm thay vì truy kích tàn binh. Có được sự yểm trợ của hàng nghìn tay súng vừa đi vừa bắn, Phùng Hiền không gặp mấy khó khăn. Ngô Tất Sắc dẫn quân kỵ xông đến, muốn đánh với Phùng Hiền nhưng đạn bay vèo vèo, quân kỵ chưa giáp trận đ·ã t·ử v·ong một số. Ngô Tất Sắc thất kinh ghì cương rồi dẫn binh tháo chạy. Phùng Hiền trông thấy kỳ soái, hô cấm quân đuổi theo.
Ngô Tất Sắc chạy được một quãng, trông thấy trước mặt lửa cháy phừng phừng và tiếng súng đì đùng không ngớt, bộ binh nơi ấy đang chạy loạn hết cả. Tiếng nổ mỗi lúc một gần mà đằng sau cấm quân đang đuổi đến, Ngô Tất Sắc chẳng còn thời gian nghĩ đến giao chiến, vội dẫn kỵ binh chạy, chẳng biết Đông Chinh vương đã kịp rút hay chưa.
Đông Chinh vương ở trung quân vận y phục quân sĩ, nhảy lên ngựa chạy về hướng Bắc từ lúc các doanh trại mặt Đông có dấu hiệu vỡ, chỉ kịp dẫn theo mấy thân vệ. Phạm Ngũ Lão, Đinh Điền cầm gươm cùng xông vào trướng, biết Đông Chinh vương đã trốn trong đám tàn quân bèn túm lấy các tù binh tra hỏi. Mãi sau một quân hầu sợ hãi khai ra hướng Đông Chinh vương đã chạy. Phạm Ngũ Lão và Đinh Điền tức tốc dẫn hai trăm binh sĩ dùng ngựa đuổi gấp.
Lý Thái Dương đến, biết Phạm Ngũ Lão và Đinh Điền đã truy Đông Chinh vương được một lúc, lại hay Ngũ Lão chỉ dẫn hai trăm binh mã thì lấy làm lo lắng song chưa biết nên xử trí ra sao. Lý Thái Dương vào trướng ngó quanh một lượt, trông thấy y phục màu vàng thêu tinh xảo vứt ở một góc thì lấy làm lạ. Linh tính mách bảo, Lý Thái Dương nhặt y phục lên, quay trở ra kề đao vào cổ quân hầu của Đông Chinh vương tra khảo, nhờ đó biết được Đông Chinh vương giả trang thành binh sĩ. Đặng Công Chất và Triệu Văn Khoát nghe được liền bảo Lý Thái Dương giao nơi này cho bọn họ và dẫn theo hai đại đội bộ binh đuổi theo.
Yết Kiêu gặp bọn Đặng Công Chất sau đó không lâu, hay tin Đông Chinh vương đã kịp chạy, cũng chưa bắt được Ngô Tất Sắc thì lấy làm thất vọng. Lại biết bọn Phạm Ngũ Lão đang truy đuổi, bèn hạ lệnh Trung đoàn Yết Kiêu đi nhanh về hướng ấy, mấy trăm cấm quân cùng với Nguyễn Văn Giáp hăm dở dẫn đầu.
Tiểu đoàn Tam Vạn và quân Kình Ngư kéo quân đến sau cùng, lúc này trời đã gần sáng rõ. Tuy rằng trải qua hơn hai canh giờ kịch chiến nhưng sĩ khí đang cao, chẳng ai tỏ ra mệt mỏi. Lý Kế Nguyên và Trương Ma Nị đề đạt dẫn Tiểu đoàn Tam Vạn cấp tốc trợ chiến, Yết Kiêu đồng ý. Phùng Hiền lại cử thêm vài trăm cấm quân cùng đi.
Như vậy, Đông Chinh vương tháo chạy trước tiên. Ban đầu chỉ có mấy quân thân vệ, sau ở hậu quân có thêm một số chạy theo. Phạm Ngũ Lão đi sau, tiếp đó là Ngô Tất Sắc rồi đến Lý Thái Dương và quân Yết Kiêu. Phạm Ngũ Lão trên đường truy kích túm quân sĩ chạy loạn tra họ nên đuổi rất sát.
Trong khi đó Ngô Tất Sắc dẫn quân kỵ chạy về hướng Sơn Vi, chạy chưa được bao xa thì gặp quân tải lương hớt hải báo rằng có phục binh Thiên Đức c·ướp lương. Ngô Tất Sắc đổi hướng, dẫn kỵ binh và một số bộ binh ngoặt sang hướng Đông Bắc chạy vòng về Sơn Vi.
Đỗ Duy Trung dẫn binh tháo chạy sau Ngô Tất Sắc một quãng. Biết đằng trước có phục binh nhưng lại cũng biết Đông Chinh vương cử một toán quân kỵ của Trung áp tải một phần châu báu nên Trung đã không suy nghĩ nhiều mà dẫn quân bản bộ, hợp với một số tàn binh tiến lên và chạm trán với Linh Thông Thuận.
Phạm Ngũ Lão và Đinh Điền giao chiến với mấy trăm quân của Tĩnh Mịch Thiền sư chặn hậu gần một ngôi làng nhỏ. Tĩnh Mịch Thiền sư trông thấy đối phương có ít người nên thay vì chạy lại quay giáo chống trả khiến hai chiến tướng chạy dài. Đen đủi thay, chạy được một quãng thì đụng kỵ binh của Ngô Tất Sắc. Trong thế lưỡng đầu thọ địch, hai chiến tướng thúc ngựa dẫn quân đánh tràn qua chạy về phương Nam. Ngô Tất Sắc không muốn vuột mất con mồi bèn đuổi theo rất sát. Đương lúc Phạm Ngũ Lão nguy khốn, may sao Lý Thái Dương dẫn binh đến cứu viện kịp. Tĩnh Mịch Thiền sư và Ngô Tất Sắc có phần nao núng, song thấy cứu viện chỉ có vài trăm người mà binh sĩ, thuộc hạ lúc này chẳng cần đếm cũng còn hơn hai nghìn thì tự tin lắm, quyết sống mái một phen.
Phạm Ngũ Lão, Đinh Điền và Lý Thái Dương ban đầu dàn quân ven đường nhưng nhận thấy bốn phía trống trải bèn lui về một gò cao phía sau chờ thêm tiếp viện. Cả ba cùng hiểu rằng Yết Kiêu nhất định sẽ đưa quân đến.
Ngô Tất Sắc cho quân vây quanh gò bắn tiễn như mưa rào và dùng hoả công quyết thiêu c·hết đối phương. Phạm Ngũ Lão quyết định mở đường máu thay vì chờ c·hết c·háy. Ba quân tướng sĩ quỳ gối quay về hướng Tây Nam bái vọng rồi buộc tấm khăn trắng trên đầu cho thật chặt!
Phạm Ngũ Lão gặp may thêm một lần nữa!
Tiểu đoàn Tam Vạn trông thấy quân binh Sơn Tây vây gò lớn phóng hoả liền không nghĩ ngợi nhiều mà cùng nhau tràn lên trong tiếng súng nổ đì đùng không ngớt. Ngô Tất Sắc tuy không cam tâm nhưng đành hạ lệnh thu quân. Phạm Ngũ Lão được đà cùng ba quân tràn ào xuống gò, bất chấp lửa bén vào quần áo truy đuổi.
Hai bên lại đuổi nhau, tiếng hò reo, tiếng ngựa hí đan xen với âm thanh đùng đoàng không ngớt. Bây giờ chẳng có thế trận nào, mạnh ai ấy chạy cho mau. Ngô Tất Sắc có quân kỵ nên dễ dàng chạy tháo thân, thuộc hạ của Tĩnh Mịch Thiền sư chậm chân b·ị b·ắt rất nhiều.
Phạm Ngũ Lão, Đinh Điền và Lý Thái Dương vừa thoát c·hết, chuyển bại thành thắng nên muốn truy cùng đuổi tận. Với hơn hai trăm chiến mã có trong tay, ba người chọn ra những người xung phong rồi đi cho mau. Đuổi thêm được một quãng khá xa nhưng do không thông thuộc đường sá, Ngô Tất Sắc lại chia quân tản ra chạy mấy hướng chẳng biết đường nào nên Phạm Ngũ Lão đành phải từ bỏ ý định.
Dừng chân ven ngôi làng nhỏ có phần tiêu điều, Lý Thái Dương dẫn theo mấy binh sĩ vào làng xin nước uống. Dân làng trốn hết vào trong nhà, cửa đóng then cài. Lý Thái Dương mặc kệ, đẩy cổng tre một ngôi nhà gần đầu làng rồi thẳng đến giếng múc nước uống, cùng binh sĩ dội qua người đó khiêng một vại nước đem ra đầu làng cho bọn Phạm Ngũ Lão uống. Trên đường trở ra, Lý Thái Dương phát hiện mấy có mấy con ngựa buộc trong vườn chuối mà lúc nãy đi vào anh không trông thấy. Dừng chân, Lý Thái Dương vạch mấy cành râm bụt nhìn cho kỹ và chẳng khó để anh chàng nhận ra đó là những con chiến mã. Lý Thái Dương đảo mắt nhìn khắp vườn nhưng cây cối um tùm rất khó quan sát. Bất thần, ánh mắt Lý Thái Dương dừng lại ở một cây bưởi thấp lè tè và giật mình khi phát hiện mình đang bị nhắm đến. Lý Thái Dương vội hụp người xuống, mũi tiễn trượt qua đỉnh đầu. Anh chàng họ Lý thoát c·hết trong tấc gang.
Nằm ngã ngửa trên con đường làng, Lý Thái Dương móc luôn quả lựu đạn tre đeo bên hông nhanh chóng châm lửa rồi quăng vào bên trong vườn. Tiếng nổ vang lên, Phạm Ngũ Lão xộc vào rất mau. Ngay khi biết sự tình, bọn Phạm Ngũ Lão nhất tề đạp đổ bờ rào xông vào khu vườn rậm rạp, một vài tiếng súng chỉ thiên nổ vang nhằm thị uy.
Chưa đầy một khắc đồng hồ, tám binh sĩ Sơn Tây b·ị đ·ánh gục bằng những nắm đấm. Họ không chịu hàng, lại muốn tỉ thí. Phạm Ngũ Lão và Đinh Điền giành hết phần, quân sĩ không tham gia. Túm được tám người này, Phạm Ngũ Lão áp giải vào giữa sân của ngôi nhà mái tranh vách đất, ngắm chừng là chủ nhân khu vườn này. Cửa ngôi nhà vẫn đóng kín dù binh sĩ đã gọi mấy lần, phải đến khi một cấm quân dẫn đường cho bọn Phạm Ngũ Lão vào trong bếp lấy thanh củi quấn bùi nhùi định phóng hoả thì cánh cửa chính bằng gỗ bạc màu mới hé mở.
Hai ông bà già tuổi ngoài năm mươi, hai người con trai và một người phụ nữ cùng ba đứa trẻ lần lượt run rẩy bước ra. Cấm quân đến quát hỏi vài câu khiến gia đình này sợ rúm ró, lắp bắp khai rằng không hề biết trong vườn có ngựa. Đinh Điền và Lý Thái Dương vào kiểm tra căn nhà một lượt thì không thấy gì lạ. Tuy nhiên trước khi trở ra, Lý Thái Dương phát hiện có một số hạt thóc vương vãi bên ngoài bồ đựng thóc nơi góc nhà. Thái Dương tiến lại gần, nhẹ nhàng nhấc nắp đậy lên thì trông thấy mái tóc đen nhánh của một người trốn bên trong. Lý Thái Dương giật mình nhảy về phía sau rút đoản đao thét lớn:
- Mau bước ra không âm đâm cho một nhát bây giờ!
Đinh Điền chạy ào tới, dùng sức túm lấy kẻ trốn trong bồ thóc kéo lên Đinh Điền lôi kẻ này ra ngoài, đạp hắn ngã xuống sân trong khi Lý Thái Dương kiểm tra kỹ bồ thóc không phát hiện gì thêm. Bước ra cửa, anh chàng nhìn nhân dạng kẻ mới b·ị b·ắt tuy vận trang phục binh lính và nét mặt đang tái xanh vì sợ. Điều khiến Lý Thái Dương chú ý là người vừa b·ị b·ắt già dặn hơn những người còn lại.