Chương 418: Tình hình mới
Chương tính sang Sơn Nam Hạ nhưng đành từ bỏ ý định ấy bởi tin tức tử Sơn Tây khiến anh phải bận tâm. Số là Sơn Tây vương bỗng dưng trở bệnh, sức khoẻ có phần suy giảm dù tuổi tác mới ngoài ba mươi. Sơn Tây vương có hai người con trai, con lớn mới 15, con thứ vừa 13. Dường như bệnh tình của Sơn Tây vương tiên lượng xấu, ngôi vị truyền lại cho ai trong hai người con thực là chuyện tưởng dễ mà không dễ chút nào.
Chương không biết Thái sư Lý Đạo Thành sẽ ủng hộ ai kế vị ngôi vương vì anh chẳng quan tâm. Song Nguyễn Nhân Nghĩa tìm đến làng Vạn Xuân chầu trực, xin yết kiến, hẳn có việc hệ trọng. Vừa về đến, Chương đã cho triệu kiến Nguyễn Nhân Nghĩa vào điện Hưng Quốc. Hành lễ xong, Chương bảo Nhân Nghĩa ngồi và hỏi thăm tình hình chính sự ở Sơn Tây.
-Sứ tướng Phùng Lễ mới mất, Phùng Hiền tiếp quản chức vị Sứ tướng nhưng hãy còn non. Bố Giáp đương là Hữu Tướng quân, hết mực trung thành với nhà họ Lý và họ Phùng.
Nguyễn Nhân Nghĩa bẩm báo vắn tắt khi Chương hỏi đến những cái tên quen thuộc.
-Thái sư ủng hộ Phùng Hiền chứ? - Chương hỏi.
-Thái sư nay tuổi đã cao, thưa Vương. - Nguyễn Nhân Nghĩa cố nén tiếng thở dài. - Nếu Vương của tôi về chầu tiên tổ, Thái sư cũng gặp nhiều khó khăn ạ. Hai công tử còn nhỏ. Một số quần thần có đề đạt… đưa Đông Chinh vương Tứ Hoàng tử… Lý Long Thuỷ kế vị.
Chương quay sang nhìn Ngô Thì Nhậm, Nhậm bèn đứng lên nhắc lại chuyện Tam vương chi loạn cho mọi người cùng nghe.
-Theo nhận định của các ông, Lý Long Thuỷ là người như thế nào?
Câu hỏi của Chương khiến một vài người bất ngờ, có chút lúng túng, nhất là Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Nhân Nghĩa. Điều này dễ hiểu bởi họ là bề tôi nhà Lý. Chương vỗ nhẹ vào tay ngai bằng bằng vàng đứng dậy, chắp hai tay sau lưng đi đi lại lại một lúc. Anh nói:
-Xưa kia Lý Long Thuỷ có dũng nhưng không có mưu, chịu thua Lý Long Xưởng. Nay em trai lâm bệnh, đáng ra dẹp yên điều tiếng mới là điều một người anh cần làm. Thuỷ không từ chối nghĩa là đồng ý, mầm hoạ từ đó mà ra. Chỗ anh Hiền với ông Giáp ủng hộ con trai của Sơn Tây vương ư?
-Dạ! - Nguyễn Nhân Nghĩa cúi đầu đáp.
-Ta muốn biết mục đích của ông khi đến đây.
Nguyễn Nhân Nghĩa nhìn quanh một lượt, lưỡng lự. Chương tủm tỉm cười:
-Ồ! Những người ngồi nghe đều đáng tin, ông sợ cái gì.
Đoạn anh chỉ tay lên ngai vàng:
-Ngai vàng ngồi không dễ chịu nhưng tham vọng quyền lực là bản chất của mỗi người như chúng ta. Ông trung thành với Sơn Tây vương, với Thái sư là tốt. Những người này trung thành với ta và… với cả Vạn Xuân.
-Dạ thưa Vương! Thái sư và Sơn Tây vương có ý muốn quy thuận Thiên Đức.
-Chuyện tốt như vậy không lý nào tự nhiên mà có. - Ngô Thì Nhậm phàn nàn. - Cả một thời gian dài, Vạn Thắng vương bố cáo thiên hạ mà bên các ông cứ khất lần. Bây giờ nội bộ lủng củng lại tìm với Vương của tôi.
Nguyễn Nhân Nghĩa cười trừ. Chương trở lại ngai, hất hàm hỏi:
-Ông nói cụ thể đi! Nhưng trước khi ông nói, ta có một điều kiện.
-Dạ, điều gì ạ?
-Ta đang thiếu vị trí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ta ngắm ông từ lâu rồi, ông phải làm việc cho ta.
Nguyễn Nhân Nghĩa nghệt mặt:
-Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là gì ạ, thưa Vương?
Chương phẩy tay ra hiệu cho Ngô Thì Nhậm giải thích cho Nguyễn Nhân Nghĩa. Nghĩa nghe xong bèn hỏi:
-Dạ! Vương muốn tôi làm Sứ giả riêng cho người?
Chương nhăn mặt:
-Mất thì giờ! Ông phải là người của ta, cụ thể nói sau.
-Dạ! Tôi trước sau vẫn là bầy tôi nhà Lý. Vương là người kế vị, tôi theo Vương cũng không có gì sai.
-Không có gì sai? Ý ông là còn thứ gì chưa đúng?
-Dạ… dạ… còn những người khác nữa ạ.
Chương gật gù tán đồng:
-Biết nghĩ cho người khác như vậy quả thực rất hơp ý ta. Tạm thời như vậy, rồi, ông nói ta nghe mục đích thật sự đến đây là gì.
Nguyễn Nhân Nghĩa suy ngẫm thêm đôi chút, dường như sắp xếp câu chữ trong đầu, một hồi mới ngập ngừng:
-Thuộc hạ của Bố Giáp có nghe ngóng được, rất có khả năng… nếu Sơn Tây vương có chuyện chẳng lành, Đông Chinh vương sẽ… dạ…
-Có gì mà ngại. - Chương động viên.
-Quyền bính trong tay Phùng Hiền, Phùng Hiền còn trẻ, tướng sĩ chưa phục. Thái sư, Phùng Hiền và Bố Giáp có ý muốn theo về Thiên Đức nhưng Tả Tướng quân và một số quan đại thần chắc sẽ không thuận. Dạ thưa… Sơn Tây vương lưỡng lự, chẳng biết nên thế nào cho phải. Thiên Đức không gần. Nếu có biến, Sơn Tây sẽ chia làm đôi, làm ba rất mau. Một phần sẽ thuộc về Trữ quân, một phần… có thể bên Tam Đái sẽ nhân cơ hội động thủ ạ.
-Lòng dân Sơn Tây thế nào? - Chương thắc mắc.
-Bách tính cơ bản là thuần, hơn ba chục năm hưởng phúc của nhà Lý nên… nên thuận lợi ạ. Thái sư không muốn cảnh máu chảy đầu rơi như hai chục năm trước. Thưa Vương…
Chương giơ tay ngắt lời Nguyễn Nhân Nghĩa, anh nói với Phạm Cự Lượng, Lý An:
-Cần phải đẩy mạnh “Diễn biến hoà bình”.
Hai người gật đầu. Chương nói với Ngô Thì Nhậm:
-Theo ông, Thiên Đức cần làm thế nào để chiếm nhanh mà ít đổ máu?
Ngô Thì Nhậm đáp luôn:
-Chỉ cần Sơn Tây vương hoặc người kế vị có thư xin quy thuận, Đại Vương xuất chinh sẽ lợi đủ đường, dễ thu phục nhân tâm.
Chương đồng tình, anh nhìn sang Cự Lượng. Lương bèn nói:
-Như vậy… cần phải phong toả thành Côn Lôn, lực lượng đồn trú ở Sơn Tây phải có ít nhất ba trung đoàn tinh nhuệ ạ. Thưa Vương, tôi nghĩ… cần phải có Yết Kiêu tham gia.
-Một trung đoàn thuỷ, hai trung đoàn bộ binh, anh thấy thế nào?
-Dạ! - Cự Lượng thưa. - Tôi thấy như thế là hợp lý. Theo như tôi biết, chỉ cần trấn giữ thành Sơn Tây cho thật chắc. Nơi ấy chẳng khác nào cái gai đối với các sứ quân xung quanh.
Chương nhịp những ngón tay lên tay ngai ra chiều suy ngẫm một hồi, mãi sau anh mới nói với Nguyễn Nhân Nghĩa:
-Ta sẽ bàn định với các chỉ huy q·uân đ·ội. Ông cho ta 2 ngày. Bây giờ ông cứ về dịch quán nghỉ ngơi đã.
Nguyễn Nhân Nghĩa tuân mệnh lui về nơi nghỉ. Chương triệu tập cuộc họp khẩn, có cả Phạm Tu tham dự. Đằng Châu mới chiếm xong, hãy còn chưa yên ổn. Sơn Nam Hạ nhất định sẽ bất ổn bởi ba bề đối địch. Quân binh dàn trải, lại vừa trải qua cuộc điều động quy mô lớn, Tết Nguyên đán cận kề và hơn cả, chính là chuyện hậu cần. Muốn đảm bảo hậu cần, nhất định phải đánh chiếm được thành Côn Lôn thay vì bao vây chia cắt. Chiếm được Côn Lôn đồng nghĩa với đường hậu cần của quân Thiên Đức đến Sơn Tây sẽ thông thuận.
Lắng nghe ý kiến tả hữu cặn kẽ, Chương trở về thư phòng ngồi lặng yên một mình. Trên cương vị đứng đầu một sứ quân lớn, Chương nắm bắt nhiều nguồn thông tin từ Phòng Tình báo q·uân đ·ội hoặc tin không chính thức từ các thương nhân người Hoa quốc hoặc các đặc tình giấu mặt. Điều khiến Chương bận tâm lúc này chính là Sứ quân Tam Đái dường như có ý định kết liên minh với một vài tộc người phương Bắc. Các thương nhân Hoa quốc cũng mật báo sự hiện diện của vài nhân vật lạ mặt tại La thành.
Người phướng Bắc mà Chương hay dân Vạn Xuân gọi chung là người Hoa quốc, đứng trước sức ép của Đại Vũ đế đã tìm cách mở rộng lãnh thổ về phía Nam và Đông Nam. Tam Đái là vùng đất lý tưởng. Núi liền núi, sông liền sông. Đường sá tuy có hiểm trở song không thể ngăn trở những nhóm nhỏ thâm nhập. Chiếm được Sơn Nam Hạ và Đằng Châu đồng nghĩa quân Thiên Đức khống chế hạ lưu Xích Giang. Người phương Bắc muốn vào Vạn Xuân chỉ còn lối thượng đạo.
Giờ đây, giả như Chương điều một đạo quân phối hợp với Bố Giáp, Phùng Hiền nội ứng ngoại hợp chiếm quyền kiểm soát thành Sơn Tây, ngay lập tức Sứ quân La thành và Tam Đái sẽ dồn lực nhổ cái gai bằng mọi cách. Chưa kể lực lượng chống đối tại Sơn Tây có thể ngả theo bất cứ bên nào có lợi cho họ.
Nửa đêm về sáng, Thiên Bình nhẹ nhàng đẩy cánh cửa khép hờ bước vào thư phòng. Nàng đặt bát cháo tim cật hãy còn nóng lên bàn, nhắc Chương ăn. Chương ăn ngon lành nhưng ánh mắt vẫn nhìn đăm đăm vào tấm hoạ đồ Vạn Xuân khổ lớn treo trên bức vách.
-Tính cả chúng ta thì có 10 sứ quân. - Chương nói với Thiên Bình. - Nếu chậm nửa năm nữa khả năng có nhiều biến chuyển bất lợi. Mỗi lần điều động binh mã là hao tiền tốn của, bào mòn sức của quân lẫn dân. Em nhìn này…
Chương chỉ lên hoạ đồ, nói thêm:
-Nội công ngoại kích, chia cắt Tam Đái với vùng Sơn Tây, ta chiếm cứ khu vực thượng nguồn Xích Giang. Xích Giang như con rắn uốn lượn, ta kiểm soát c·hặt đ·ầu đuôi sẽ dễ dàng bóp nghẹt thông thương của các sứ quân khác.
-Anh vẫn chưa có ý định chiếm La thành?
Chương cười mà rằng:
-Ta chiếm nơi hiểm địa trước, đến khi ấy La thành như cá nằm trọng rọ, bắt lúc nào được lúc ấy. La thành dân cư đông đúc, đánh bây giờ chẳng khác nào tắm máu. À… em thấy ông Nguyễn Nhân Nghĩa thế nào?
-Anh có vẻ thích ông ấy nhỉ?
-Ông ấy trung thành với Lý triều, anh muốn ban họ Lý cho ông ta.
Thiên Bình tròn mắt:
-Quốc tính đang là họ Mạc và sẽ là họ Mạc. Cớ sao lại ban cho ông ta họ Lý?
Chương đặt bát cháo vừa ăn xong xuống bàn, đứng dậy vuốt nhẹ mái tóc của vợ. Anh thì thào:
-Ông ấy trung thành với họ Lý, anh muốn ông ta mang họ Ly để ngày sau làm gì cũng vì họ Lý mà làm.
-Em chưa hiểu.
Chương khẽ thở dài:
-Mạc Thiên An sẽ kế tục những gì chúng ta đang làm, ta cần những nhân tài giúp sức cho con của chúng ta em ạ. Họ Lý hiện nay còn yếu, anh muốn có thêm nhân sĩ trung thành với con do em sinh ra.
Thiên Bình nghe vậy lập tức hiểu ý định của Chương. Quân đội nhìn chung đang nằm trong tay họ Phạm, họ Lý Siêu Loại. Kinh tế nằm trong tay họ Lâm. Dòng dõi họ Lý tiên vương hãy còn thiếu văn nhân phò tá. Cần thêm những người trung thành với vương triều Lý như Ngô Thì Nhậm, Lê Phụng Hiểu hay Nguyễn Nhân Nghĩa.
Sáng hôm sau Chương triệu kiến Nguyễn Nhân Nghĩa. Nguyễn Nhân Nghĩa vô cùng phấn khởi khi Chương muốn Nhân Nghĩa đổi từ họ Nguyễn sang họ Lý của Thiên Bình. Nguyễn Nhân Nghĩa lạy tạ Đại Thắng Lý Hoàng hậu, chính thức mang họ mới, Lý Nhân Nghĩa. Chỉ còn lại Chương và Lý Nhân Nghĩa, Nhân Nghĩa mạnh dạn hỏi vì sao không ban họ Mạc, Chương giảng giải cặn kẽ cho Lý Nhân Nghĩa nghe. Mong Lý Nhân Nghĩa ngày sau ra sức dạy dỗ con cái của Chương. Và khi Nhân Nghĩa mang họ Lý, tự nhiên con cái của Chương sẽ thương mến Nhân Nghĩa hơn. Lý Nhân Nghĩa cho là phải, cũng lờ mờ hiểu được dụng ý của Chương.
-Thưa Vương tôn kính! Còn chuyện bầy tôi đề đạt với ngài, ngài tính thế nào ạ?
-Ta ắt có dự liệu. Sơn Tây vương là anh vợ của ta, đất Sơn Tây vốn là quê quán tiên vương. Ta không muốn cảnh máu chảy đầu rơi. Ông về lại Sơn Tây hãy chú ý mọi sự, nếu có thấy bóng dáng người phương Bắc lân la dò xét tình hình hãy báo cho người của ta gấp.
-Dạ thưa, bằng cách nào ạ?
-Có tin khẩn, ông hãy treo một lá cờ ngoài phủ đệ, tự nhiên sẽ có người đến tìm gặp. Ông nói “Mặt trời” người đó đáp “đằng Đông” thì ông có thể sai khiến họ được. Từ bây giờ, Lý Nhân Nghĩa, ông là bầy tôi họ Mạc.
Lý Nhân Nghĩa quỳ xuống vái hai lạy. Chương đỡ dậy, dặn dò thêm vài điều nữa. Lý Nhân Nghĩa trở về Sơn Tây lúc chiều muộn.
Chương gặp riêng Phạm Tu và Lý An bàn định thêm kế sách lấy thành Côn Lôn, cốt sao hạn chế điều động binh mã. Sau cùng Chương quyết định dùng cách cũ một lần nữa, dùng quân Đằng Châu làm chủ công vây đánh thành Côn Lôn. Vì vậy những Dương Vũ Thư, Trịnh Hoàng Sâm, An Nhữ Hầu cùng một số người khác được triệu kiến đến làng Vạn Xuân một lượt. Chẳng cần phải nói, bọn Dương Vũ Thư thực sự ngạc nhiên khi người ngồi trên ngai vàng trạc tuổi họ mà khiến bọn họ bao phen điêu đứng, kh·iếp sợ. Trái ngược với hình dung của bọn Dương Vũ Thư, Chương tiếp đãi cả bọn vô cùng thân mật, hỏi thăm nơi ăn chốn ở và hàng tá chuyện nhỏ nhặt khác.
-Các anh đều là chiến tướng. - Chương nói. - Ta nghe Yết Kiêu, Lê Quý Ly, Lê Phụng Hiểu nói rất nhiều về các anh. Hôm nay ta gọi các anh đến, trước là hỏi chuyện thường nhật, sau là muốn biết các anh có sẵn sàng đứng vào hàng ngũ quân Thiên Đức hay không?
Mọi người cùng nhìn Dương Vũ Thư bởi trong cả bọn, tính ra Vũ Thư có mối liên hệ với quân Thiên Đức từ trước và hiện tại, Vũ Thư lại là em con dì con già với Lâm Ái phi. Dương Vũ Thư bước lên, chắp hai tay thưa:
-Bẩm Đại Vương! Chúng tôi sẽ cảm thấy vui mừng nếu Đại Vương trọng dụng. Anh em chúng tôi đều sẵn lòng chờ ngài phân phó nhiệm vụ.
Chương nói cả bọn ngồi về chỗ cũ, không cần đa lễ. Tất cả yên vị, anh cất giọng từ tốn:
-Ta sẽ đánh thành Côn Lôn trong nay mai nhưng không muốn điều động nhiều binh mã từ các nơi. Ta lấy thành đó dễ như lấy đồ trong túi, có điều ta không muốn thiệt nhiều binh mã. - Chương nói thẳng vào vấn đề. - Thứ nữa, ta muốn các anh tham gia trận này. Các anh thấy sao?
-Chỉ cần Đại Vương hạ lệnh, chúng tôi sẽ thi hành mà không chút từ nan.
Chương nhoẻn miệng cười, nhìn tả hữu thêm một lượt. Anh vỗ nhẹ tay ngai, đứng dậy và nói:
-Ta cần từ ba đến năm nghìn bộ binh, phải là tinh binh. Các anh về suy tính rồi viết đề xuất. Chỗ nào không hiểu hãy hỏi bên văn phòng điện Hưng Quốc. Các anh cần bao nhiêu thời gian?
Dương Vũ Thư đứng lên đáp:
-Xin Đại Vương cho chúng tôi hai ngày ạ.
-Được! Trong hai ngày tới, các anh cần bất cứ điều gì hãy nói với cô Nhã Lâm, cô ấy sẽ cử người giúp các anh. Ta muốn thành lập ít nhất một trung đoàn bộ binh người Đằng Châu. Dụng binh cốt tinh không cốt đông, ưu tiên tự nguyện.
Bọn Dương Vũ Thư đã hiểu cơ cấu q·uân đ·ội Thiên Đức nên không lấy làm lạ. Chương rời đi rồi, Nhã Lâm tiếp chuyện Dương Vũ Thư, giải đáp một vài thắc mắc sau đó dẫn bọn Vũ Thư sang khu nhà làm việc của bộ phận văn phòng.
-Tôi không nghĩ cô Nhã Lâm là Thị vệ trưởng của Đại Vương. - Dương Vũ Thư vừa nói vừa cười. - Cô thật làm tôi bất ngờ.
-Để có được vị trí này, Nhã Lâm tôi phải cảm tạ anh Vũ Thư vài phần. Chính vì thế Đại Vương có dặn tôi phải hết sức hỗ trợ anh. Anh Thư ạ! Anh có họ hàng với Ái phi, anh phải gương mẫu gấp đôi đấy nhé.
-Ái phi cũng nói với tôi như vậy. - Vũ Thư cười mà đáp. - Tôi cứ tưởng có chút họ hàng sẽ được cậy nhờ mà xem chừng không có họ xem ra dễ thở hơn ấy chứ.
-Điều này anh nói đúng! Các anh ở đây xem hoạ đồ và quân số cần thiết. Tôi đi chuẩn bị chỗ nghỉ cho các anh.
-À! Cô Nhã Lâm cho tôi hỏi. Đại Vương cho chúng tôi đánh Côn Lôn, ngoài chúng tôi ra còn ai nữa không?
Nhã Lâm lắc đầu:
-Tôi có biết cũng không thể nói! Các anh là quân Thiên Đức thì các anh không bao giờ đơn độc.
-Đa tạ cô, tôi đã hiểu.