Chương 410: Châu Cầu thất thủ, Thành Nam có chủ mới
Hoàng Ngưu, Phạm Sáng, Cao Mộc Lân, Vũ Bang Hộ với năm nghìn quân thuỷ bộ đến ngã ba sông Phú Nông khi thuỷ quân Sơn Nam Hạ vừa rút. Hoàng Thái Công dẫn thuỷ quân đuổi theo hàng chục dặm trước khi neo thuyền ở cửa sông Châu, thuộc huyện Nam Xang.
Hoàng Ngưu đến nơi, tiếp một phần đạn dược cho Hoàng Thái Công sau đó đổ bộ gần bốn nghìn quân lên đất Nam Xang. Quân Sơn Nam Hạ trấn thủ khu vực này đổ ra đánh trong lúc Hoàng Ngưu đổ quân. Thần công và Hoả pháo bải bắn yểm trợ trong hơn nửa canh giờ mới giảm t·hương v·ong xuống mức tối thiểu cho quân đổ bộ.
Phạm Sáng ở lại chỉ huy quân thuỷ cùng bọn Thái Công. Hoàng Ngưu, Cao Mộc Lân, Vũ Bang Hộ… chia quân thành ba mũi phản kích đối phương. Ưu thế hoả lực cùng mong muốn lập công khiến quân sĩ do bọn Hoàng Ngưu chỉ huy đánh rất hăng. Binh sĩ trườn bò trên gò đống, ruộng lúa, cỏ lau… lưng che khiên bọc đồng, sắt và khai hoả ngay khi có điều kiện. Đẩy lui quân Sơn Nam Hạ lùi sâu vào nội địa.
Hoả pháo đem được lên bờ, bắn lác đác vài loạt lựu đạn chế áp tinh thần đối thủ, yểm trợ bộ binh lấn từng đoạn một. Thần công được đưa lên sau cùng, chỉ dăm bảy khẩu nhưng tiếng đì đùng như sấm động của những khẩu thần công khiến quân sĩ Thiên Đức vững dạ. Ở chiều ngược lại, thần công thực gây kinh kh·iếp cho binh sĩ xứ Sơn Nam Hạ. Sau khoảng nửa canh giờ chiến đấu, quân Sơn Nam Hạ buộc phải rút lui về phía Đông dù t·hương v·ong không đáng kể. Chỉ huy đội quân này lo lắng sẽ bị t·ấn c·ông thọc sườn từ sông Châu.
Có chỗ đứng chân, Hoàng Ngưu chỉnh đốn lại đội hình, tiến song song với đoàn chiến thuyền dưới dòng Châu Giang. Nếu Lê Cát Bảo không có đối sách hợp lý, hai cánh thuỷ bộ của Hoàng Ngưu và Hoàng Thái Công, Phạm Sáng sẽ uy h·iếp Châu Cầu, thủ phủ vùng Sơn Nam Hạ.
Châu Giang bắt nguồn từ Xích Giang, chảy sâu vào đất Sơn Nam Hạ rồi tách thành hai nhánh tại vùng Ngô Khê. Một nhánh chảy qua Châu Cầu nhập vào dòng Hát Giang gọi là Hữu Châu Giang. Nhánh còn lại là Tả Châu Giang chảy trong đất Sơn Nam Hạ sau đó đổ ngược ra Xích Giang.
Lê Cát Bảo huy động gần như toàn bộ lực lượng trong tay, lên đến vạn quân, chốt giữ ở vùng ngã ba sông. Quyết chí ngăn hai đạo thuỷ bộ của Thiên Đức tiến sâu. Thuỷ quân Sơn Nam Hạ với vài trăm thuyền nhỏ cùng vài chục thuyền chiến loại lớn kết hợp với Cự thạch pháo đặt trên bờ đã ngăn được đoàn thuyền của Hoàng Thái Công và Phạm Sáng. Các thuyền nhỏ, mỗi thuyền dăm bảy lính với lối đánh hoả công cảm tử khiến Hoàng Thái Công đành phải lui quân về sau chỉnh đốn lại.
Đội hình bộ binh với hơn ba nghìn quân của Hoàng Ngưu không thể vượt sông, đành đóng trại chờ tiếp viện. Tôn Cường và Trần Thiện, hai trong số những mưu sĩ Đằng Châu đi theo Cao Mộc Lân bèn hiến kế. Trong lúc chờ đợi đại quân Thiên Đức tiếp viện, chi bằng chiếm toàn bộ vùng Nam Xang, ranh giới từ Tả Châu Giang đến Xích Giang, vừa dẹp tàn binh, vừa kiểm soát những cánh đồng lúa đang vô chủ. Cao Mộc Lân trình bày ý định với Hoàng Ngưu. Hoàng Ngưu lập tức đồng ý. Ngoài Tiểu đoàn Luy Lâu, hai tiểu đoàn bộ binh Ninh Hải của Lý Trí Thắng cùng tiến hành kế hoạch. Với lực lượng khoảng một nghìn năm trăm tay súng thiện chiến, Lý Trí Thắng và Cao Mộc Lân tảo thanh toàn bộ các làng mạc thuộc huyện Nam Xang. Sổ sách, lương thực ở một số trại quân nhỏ bị tịch thu. Thôn xóm thuộc huyện Nam Xang vắng bóng đàn ông.
Trong quá trình tảo thanh, đáng kể nhất là Tiểu đoàn Luy Lâu chạm trán với lực lượng đáng kể của Sơn Nam Hạ tại vùng Xuân Khê, phía Tây Nam đất Sơn Nam Hạ. Với lực lượng gần hai nghìn quân từ khắp Nam Xang tụ về, kết hợp với một số Cự thạch pháo và rặng tre gai dày đặc. Binh sĩ Sơn Nam Hạ cố thủ hơn hai ngày trời, quyết không chịu hàng. Cao Mộc Lân có hai hoả pháo, ban đêm tối trời mới tiếp cận bắn lựu đạn vào bên trong song không gây nhiều thiệt hại cho đối phương do địa hình ngôi làng Xuân Khê khá phức tạp.
Lý Trí Thắng kéo quân đến trợ chiến, quyết định tạo lối cửa mở từ hướng Tây Nam do nơi này là lối ra sau đồng của làng Xuân Khê. Lý Trí Thắng và Cao Mộc Lân dùng tám Hoả pháo liên hoàn chia nhỏ, cùng nhắm chung mục tiêu, bắn cấp tập. Đại đội 1, Tiểu đoàn Luy Lâu của Linh Thông Thuận xung phong nhận nhiệm vụ đột phá cửa mở. Đại Đội 2 của Lưu Cơ, Đại đội 3 của Đinh Điền nối gót, đánh toả ra sau khi vào được làng.
Linh Thông Thuận dẫn đại đội tiếp cận cửa mở đầy khói lửa. Hoả pháo ngưng bắn, Linh Thông Thuận tay cầm khiên thét lớn, dẫn đầu đội quân xung phong qua lối cửa mở sặc mùi thuốc súng trong cơn mưa tên và đạn đá, chông. Sau khi dùng hết sức bình sinh tung quả lựu đạn về phía trước, Linh Thông Thuận nổ súng rồi rút đoản đao chạy băng băng về phía trước. Đội quân dưới quyền Linh Thông Thuận cũng làm y chang như vậy.
Đại đội 2 và 3 vào được làng liền toả thành những nhóm ba người, nhắm đến Cự thạch pháo. Trong những phút đầu, quân phòng thủ còn chống cự mạnh. Đến khi Lý Trí Thắng đưa được hai tiểu đoàn bộ binh vào làng, dùng hoả mai trấn áp, sức kháng sự của đối phương yếu hẳn. Hàng trăm binh sĩ Sơn Nam Hạ giơ tay xin hàng, một phần chui qua các hào đào sẵn hoặc luồn qua bụi tre chạy trốn về phía bờ Tả Châu Giang. Một vài tướng chỉ huy t·hiệt m·ạng trong làng, số còn lại b·ị b·ắt, giải về Kim Động. Hơn tám trăm hàng binh trở thành nông dân gặt lúa dưới sự giá·m s·át gắt gao của bọn Cao Mộc Lân. Linh Thông Thuận, Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn Luy Lâu nhận ba v·ết t·hương nhưng thoát c·hết. Linh Thông Thuận nằm cáng, xuống thuyền về Kim Động cùng với đội tù binh đầu tiên. Trong báo cáo của Cao Mộc Lân và Lý Trí Thắng, họ ghi công đầu cho Đại đội 1.
Vài ngày sau, Lý Trí Thắng nhận thêm mấy trăm binh sĩ tăng viện, tiếp tục mở rộng vùng kiểm soát. Bắt được liên lạc với Tiểu đoàn Kim Động tại Xuân Phong thuộc huyện Thập Xuân ở phía Nam.
Hoàng Ngưu và Hoàng Thái Công, Phạm Sáng có thêm hai nghìn quân tiếp viện do Lý Văn Ba điều đến. Với lực lượng bộ binh tinh nhuệ cùng đoàn chiến thuyền trang bị hoả lực mạnh, Hoàng Ngưu vượt được Châu Giang, đánh bật các trận địa pháo của quân Sơn Nam Hạ lui sâu về sau. Cho đến khi bọn Hoàng Ngưu đưa được những khẩu thần công lên bờ, bắt đầu khai hoả hàng loạt, các cứ điểm phòng ngự, đồn trú của quân Sơn Nam Hạ vỡ từng mảng.
Trước tình huống nguy khốn, Lê Cát Bảo viết thư cầu hoà, đề nghị cắt huyện Nam Xang và cống nạp hàng năm cho Thiên Đức. Hoàng Ngưu nhận thư, trả lời bằng những loạt thần công và hoả mai.
Tôn Cường và Trần Thiện mách với Hoàng Ngưu, nên cho quân nghỉ ngơi đôi ba ngày bởi tiến quá sâu vào đất địch, cần chỉnh đốn, đề phòng Lê Cát Bảo cho quân chặn hậu, đánh tạt sườn, nhắm vào lương thảo ở hậu quân. Hoàng Ngưu, Hoàng Thái Công, Phạm Sáng cho là phải. Tôn Cường, Trần Thiện nhận trách nhiệm đến Châu Cầu tham kiến Lê Cát Bảo, lựa lời khuyên Lê Cát Bảo giao nộp ấn tín quy hàng.
Lê Cát Bảo lưu giữ Tôn Cường và Trần Thiện ở khách điếm, lấy lí do cần bàn bạc với tả hữu. Qua hai ngày không thấy Lê Cát Bảo có động tĩnh gì, Trần Thiện sai người bí mật đưa tin đến Hoàng Ngưu:
-“Lê Cát Bảo không hàng, khả năng ông ta cầu viện binh ở châu Đại Hoàng.”
Đêm hôm Tôn Cường và Trần Thiện giả đau bụng vì ăn phải đồ không sạch sẽ lúc tối. Lợi dụng quân canh lơ là, hai mưu sĩ này lẩn vào bóng tối theo sự dẫn lối của quân hầu. Lê Cát Bảo sai quân lùng bắt nhưng không tìm được.
Nhận tin tình báo dự đoán đối phương khả năng có viện binh, Hoàng Ngưu bắt đầu đánh chiếm các làng mạc quanh khu vực bến đò Câu Tử, cách Châu Cầu khoảng ba mươi dặm về phía Tây. Quân binh Sơn Nam Hạ tại đây chống cự yếu ớt, vừa đánh vừa lui. Hoàng Ngưu đánh chậm tiến chắc, không truy kích đối phương, cố ý nghe ngóng động tĩnh của Lê Cát Bảo.
Đúng như Tôn Cường và Trần Thiện mật báo, Lê Cát Bảo cậy nhờ binh mã bên châu Đại Hoàng. Sứ quân Ngô Thiên Sách có động tĩnh với một đạo thuỷ binh tuần tra dọc Hát Giang, địa giới chia cách hai sứ quân.
Hạ tuần tháng 11, Hoàng Ngưu hạ trại cách Châu Cầu hơn mười dặm chờ đại bộ phận quân của Đại đoàn Thần Sách theo đường thuỷ kéo đến hội quân. Lực lượng t·ấn c·ông nhanh chóng tăng lên hơn tám nghìn binh sĩ. Hoàng Ngưu chỉ huy đội bộ binh khoảng bốn nghìn người t·ấn c·ông Châu Cầu từ hướng Tây Nam. Trương Văn Long chỉ huy cánh quân còn lại, theo đường thuỷ đánh vào mặt Tây Bắc lỵ sở Châu Cầu.
Lê Cát Bảo chia quân ra, tận dụng quân sĩ thông thuộc địa hình chống đỡ. Cánh quân của Hoàng Ngưu gặp nhiều khó khăn do ít thần công, giằng có với quân Sơn Nam Hạ trong hai ngày trời. Lại bị một đội quân khoảng hơn một nghìn binh mã từ phía Nam đánh ngang sườn nên phải dàn quân ra. Sang ngày thứ ba, Hoàng Ngưu dùng hai phần ba lực lượng tập trung đánh tan đội binh mã trợ chiến của đối phương.
Cánh quân của Trương Văn Long gặp thuận lợi hơn do di chuyển đường sông. Trương Văn Long chia tiếp đại quân thành hai mũi, một mũi vẫn đánh vào từ hướng Tây Bắc. Mũi còn lại xuôi dòng Hữu Châu Giang, vòng ra phía sau vùng Châu Cầu, gần ngã ba hợp lưu với Hát Giang, đổ bộ khoảng một trung đoàn bộ binh thiện chiến.
Trước sức ép từ ba mặt, quân bị chia cắt, Lê Cát Bảo dẫn gia quyến và hơn một nghìn quân bản bộ rút về hướng Đông Nam. Tại đây, thuộc tướng của Ngô Thiên Sách là Nguyễn Văn Tài giúp đỡ. Hoàng Ngưu đuổi đến bờ sông, Lê Cát Bảo cùng những người đi theo đã lên thuyền ra đến giữa sông sang châu Đại Hoàng.
Hoàng Thái Công dẫn hai mươi chiến thuyền từ Hữu Châu Giang vào Hát Giang, đụng luôn số thuỷ binh còn lại của Lê Cát Bảo. Trận thuỷ chiến diễn ra từ quãng đầu giờ Mùi đến chập tối. Hoàng Thái Công chìm mất 4 thuyền nhưng chưa đánh tan được các thuyền chiến nhỏ của quân Sơn Nam Hạ. Nguyền Văn Tài đưa hơn ba mươi chiến thuyền nhập trận. Hai bên giằng co, đuổi bắt vang một khúc sông.
Lúc ấy Trương Văn Long cùng đoàn chiến thuyền với hơn mười chiếc Xa Hải và hơn hai chục Mông Đồng cũng đến. Thế trận lập tức thay đổi chóng vánh. Nguyễn Văn Tài thu binh, tàn quân Sơn Nam Hạ chạy theo.
Hoàng Ngưu làm chủ Châu Cầu, hôm ấy là 26 tháng 11 năm Thiên Đức thứ 32.
Những ngày sau đó, Hoàng Ngưu bàn giao Châu Cầu lại cho Trương Văn Long và chỉ huy bốn nghìn binh mã tảo thanh phía Nam, đến vùng Thiên Trường, đóng tạm quân tại một toà thành nhỏ bằng đất, gọi là Thành Nam.
Thành Nam nằm ven đầu nguồn sông Đào. Sông Đào bắt nguồn từ Xích Giang, chảy theo hướng Đông Nam đổ vào sông Hát. Sở dĩ có tên gọi sông Đào bởi đoạn thượng nguồn nước sông có màu đỏ do ảnh hưởng của dòng sông chính là Xích Giang.
Từ Thành Nam sang huyện Vũ Thư thuộc đất Đằng Châu theo lối bến đò Tân Đệ chưa đầy mười dặm theo đường chim bay. Cũng từ Thành Nam qua sông Đào là đến đất huyện Thập Xuân. Như vậy, hạ tuần tháng 11, thượng tuần tháng Chạp, q·uân đ·ội Thiên Đức đã khống chế toàn bộ vùng cửa sông lớn là Xích Giang.