Chương 372: Chính phủ Vạn Xuân chẳng giống ai
Quân thuỷ bộ Thiên Đức rút khỏi tiền tuyến sau vài ngày mà không giao chiến, bấy giờ Dương Cự Vọng và Khổng Chiêu Hà mới nhận ra cả một đội quân gần vạn người chỉ làm nhiệm vụ nghi binh cho toán quân ít ỏi hành động. Thân Vệ quân và bọn Trương Ma Nị rút êm, Chu Thanh Đông m·ất m·ạng sau vài ngày, La Đình Độ b·ị t·hương nặng bởi hàng trăm mảnh sắt nhỏ thực là một cú sốc với Dương Cự Vọng. Nhận thấy tình hình nguy cấp, quân Thiên Đức có thể còn lẩn trốn trong vùng tập kích bất cứ lúc nào, Khổng Chiêu Hà đề nghị Dương Cự Vọng trọng dụng lại một số tướng thân tín của Đào Ứng Bình, trong đó có cả Dương Vũ Thư. Nhờ đó, Vũ Thư nắm trong tay đội kỵ binh hơn nghìn người đóng trại các dinh Sứ tướng mười dặm về hướng Bắc.
Dương Vũ Thư giữ lời hứa với Thu Cúc. Thi thể người lính già được chôn cất gần nơi Vũ Thư đặt ông nằm xuống. Nấm mồ vô danh nằm ven đường trong một khoảng thời gian.
Nhờ công lao Dương Vũ Thư cứu Phạm Thu Cúc và Triệu Nhã Lâm, Chương quyết định đưa Dương Yên Thư đang phục dịch cơm nước ở thành Bát Vạn về làm trợ lý cho Trương Lôi tại trung tâm tân binh huyện Thiên Đức. Yên Thư không thực hiểu rõ vì sao bản thân lại được đặc cách như vậy.
Phạm Lệnh công gửi thư nghị hoà với Chương, Chương tiếp sứ giả, thết đãi trọng thị và gửi thư phúc đáp, đại ý Phạm Lệnh công chỉ có lựa chọn duy nhất là thần phục Thiên Đức. Chương hứa sẽ trọng dụng thân nhân, tướng sĩ của Phạm Lệnh công và không có cảnh trả thù hay coi rẻ binh sĩ. Phạm Lệnh công, Dương Cự Vọng và Khổng Chiêu Hà dĩ nhiên không chịu. Thay vào đó, Phạm Lệnh công lệnh cho Vọng tích cực chiêu binh mãi mã, tăng cường dân binh. Đồng thời, Phạm Lệnh công chỉ thị kết liên minh chặt chẽ với Sơn Nam Hạ. Hơn nửa quân sĩ thuỷ bộ Đằng Châu và Sơn Nam Hạ đóng trại phòng thủ ở phía Bắc và dọc hai bờ Xích Giang. Số quân còn lại, hai bên phối trí ở tuyến sau, dễ dàng tiếp ứng nếu bị t·ấn c·ông.
Dương Cự Vọng chia sẻ cách làm nỏ Liên châu các loại cùng Cự thạch pháo với Sơn Nam Hạ, cùng đặt ta mục tiêu chế tạo hàng nghìn Cự thạch pháo lớn nhỏ và hàng vạn viên đạn đá, cầu chông, đạn cháy các loại.
Trong khi đó, Đại đoàn Thiên Đức ngoài nhiệm vụ phòng thủ đất Tế Giang cũ, đồng thời nhận lệnh tập trung xây dựng Dạ Trạch thành căn cứ huấn luyện của đại đoàn, sắp đặt phù hợp ba quân thuỷ bộ, thống nhất chỉ huy, sẵn sàng chiến đấu. Phạm Cự Lượng vẫn là Đại đoàn trưởng, Nghiêm Phúc Lý là Đại đoàn phó. Triệu Quang Phục giao lại Hiến Doanh lui về thủ phủ Thiên Đức tập trung hoạch định kế sách cùng Phạm Tu và Lý An. Đoàn Thượng vì nhiều lý do khác nhau vẫn phải ở lại Ninh Hải trấn giữ mặt Tây Nam.
Lê Phụng Hiểu, Cao Mộc Viễn ngày đêm thao binh luyện mã tìm cách gây hấn với quân Tam Đái bên kia sông. Song song với đó, Yết Kiêu cùng tả hữu ra sức chiêu binh hòng sớm đạt mục tiêu có 8000 thuỷ quân. Việc đóng tàu hơi nước cho lực lượng thuỷ quân vẫn đang hoàn thiện và nằm trong vòng bí mật, rất ít người được biết.
Duệ khoẻ lại sau hơn bốn tháng tĩnh dưỡng. Dựa vào tình hình thực tế Thiên Đức đã kiểm soát vùng đất rộng lớn, số dân đủ nhiều, tài nguyên đã có vàng, than đá, mỏ sắt, đất sét, cát, đá vôi… cùng lực lượng q·uân đ·ội chính quy đủ mạnh để bảo vệ thành quả đã đạt được. Chương tiếp tục tiến hành cải tổ bộ máy cai trị cho phù hợp. Theo đó, Chương lập Chính phủ Vạn Xuân vào tháng 7 năm Thiên Đức thứ 32, chỉ định Thần phi Nguyễn Diệu Huyền giữ chức Thủ tướng Chính phủ. Với địa vị là quân vương một cõi, Chương muốn làm thật chẳng khó. Chính phủ Vạn Xuân cai quản các bộ, trừ Bộ Quốc phòng.
Nâng cấp các ty trở thành bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan trực thuộc.
Bộ Nông nghiệp Vạn Xuân thuộc quyền Bộ trưởng Nguyễn Công Truyền. Lý Phúc Điền làm Thứ trưởng.
Bộ Y Tế do cao tăng Thích Viên Chiếu đảm nhiệm. Lý Hữu Thiện, cháu trai Lý Lệnh công làm Thứ trưởng.
Bộ Công an nằm trong tay Phạm Bỉnh Di. Võ Văn Dũng làm Thứ trưởng. Trần Quang Diệu thôi việc tại Bộ Công an chuyển sang làm việc tại Bộ Quốc phòng.
Bộ Giáo dục thuộc quyền Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn làm Thứ trưởng.
Bộ Giao thông bổ nhiệm Ngô Miên Thiệu làm Bộ trưởng, Vũ Trinh làm Thứ trưởng.
Bộ Xây dựng thuộc quyền Bộ trưởng Lê Văn Thịnh, Thứ trưởng Trịnh Hoài Đức.
Bộ Tài chính do Phạm Ba Duy, nguyên Huyện trưởng Thiên Đức, nắm giữ. Vương Khang tiếp tục cai quản ngân khố.
Thanh tra Chính phủ Ngô Thì Nhậm đứng đầu.
Bộ Công Thương do Lâm Uyển Như là Bộ trưởng. Bộ có hai ty, Thương nghiệp và Công nghiệp. Nguyễn Gia Miêu đứng đầu Ty Thương nghiệp. Lưu Chấn Minh, cháu ngoại Lý Lệnh công làm phó cho Gia Miêu.
Bộ Văn hoá do Vương Thị Thoan, vợ Hàn Thuyên, cai quản. Lý Ngọc Mai, con gái Lý Lệnh công làm Thứ trưởng.
Bộ Thông tin tiếp tục do Hàn Thuyên đảm nhiệm. Trần Công Tích, con trai Trần Minh công, chồng Mạc Thái Hương giữ chức Thứ trưởng.
Ty Dân vận trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Có thể thấy các thành viên trong Chính phủ Vạn Xuân đều còn trẻ và phần lớn đều gốc Thiên Đức hoặc Siêu Loại. Điều này dễ hiểu khi thời gian đã chứng minh sự trung thành, tận tâm và tài năng của từng người. Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Trung Ngạn, Trần Công Tích và Phạm Sư Mạnh là bốn người ít ỏi không phải gốc gác Siêu Loại.
Bên cạnh đó, Chương bắt đầu trọng dụng con cháu của Lý Lệnh công vào vị trí thứ hai trong các bộ. Chương làm điều này có dụng ý xâu xa, anh muốn người bên ngoài thấy rằng anh thực sự trọng dụng hiền tài bất kể xuất thân. Bên cạnh đó, con cháu Lý Lệnh công được trọng dụng càng ra sức trung thành với Chương và cống hiến với việc công. Họ chính là hình mẫu cho những người từng ở bên kia chiến tuyến.
Bộ Ngoại giao chưa có do Chương nhắm Viên ngoại lang Nguyễn Nhân Nghĩa ở Sơn Tây cho chức vụ này. Quốc hội mới chỉ nằm trên giấy, Chương đã bàn với Duệ, Duệ biết phải làm gì.
Đại Thắng Lý Hoàng hậu Lý Thiên Bình vẫn là Chủ tịch hội Thiên Đức, Phạm Thị Thanh và Phạm Kim Huệ làm trợ lý. Tất cả thành viên Chính phủ Vạn Xuân đều phải là thành viên của hội Thiên Đức. Sở dĩ Chương không đặt tên Chính phủ Thiên Đức là bởi anh muốn sau này dễ dàng tập hợp những cá nhân từ khắp nơi quy tụ.
Chính phủ Vạn Xuân còn cần thêm thời gian để hoàn thiện, song Chương cảm thấy vui mừng khi anh phần nào đạt được mục tiêu đề ra mấy năm trước khi còn ở mảnh đất Thiên Đức nhỏ bé.
Chương sắp xếp hành chính địa phương, Chương quy định các nơi thuộc đồng bằng sẽ gọi là phủ, vùng trung du gọi là châu, lộ và thượng du gọi là trại. Theo đó các huyện Vũ Ninh, Siêu Loại, Thiên Đức, Thừa Thiên và Thuận Thiên là phủ Thiên Đức. Các huyện Kinh Môn, Ninh Hải, Nam Sách, Thuỷ Đường thuộc phủ Ứng Thiên. Phủ Tế Giang gồm huyện Kim Động, Nghĩa Trụ Thượng, Nghĩa Trụ Hạ. Lạng châu hay châu Lạng sẽ gồm huyện Chi Lăng và các vùng núi đang thăm dò. Huyện Mao Khê, Phượng Sơn gộp thành lộ Mao Khê. Lộ Bắc Giang gồm huyện Lạng Giang và phụ cận. Đứng đầu mỗi phủ, lộ, châu là Chủ tịch. Chủ tịch (hoặc dân chúng gọi là ngài Tri phủ, Tri châu) phủ Thiên Đức là Trần Thông.
Lý do Chương tách Bộ Quốc phòng, không trực thuộc Chính phủ do rất nhiều lý do. Thứ nhất, anh muốn để mọi người quen dần, tạm thời để họ hiểu Chính phủ Vạn Xuân như là quan văn, Bộ Quốc phòng như là quan võ. Thứ hai, ba quân tướng sĩ Thiên Đức dù với cấp bậc Thiếu tá hay Trung uý hoặc Binh nhì, họ chỉ tuân theo mệnh lệnh của Vạn Thắng vương chứ đời nào chịu nghe Thủ tướng Chính phủ khi đó là một người đàn bà, dù người đó có là Thần phi đi chăng nữa. Theo Chương thì thay đổi thói quen, nếp nghĩ của những đứa trẻ sẽ dễ hơn so với người trưởng thành! Chương chẳng vội. Anh tin rằng trong 5 năm sắp tới, khi những thiếu niên trở thành thanh niên, anh tiếp tục cải cách sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Trên tấm hoạ đồ lớn trong điện Hưng Quốc, Đằng Châu có sẵn tên gọi phủ Đằng Châu bởi địa hình hoàn toang là đồng bằng và Sơn Nam Hạ đổi tên thành lộ Hoàng Giang do hai nơi này là mục tiêu Chương phải hoàn thành việc sáp nhập trong năm Thiên Đức thứ 32.
Triệu Trung vẫn bí mật tìm cách đưa dân Tống quốc về Thiên Đức. Theo tin tức Triệu Trung gửi về, Đại Vũ quốc đang tập trung đánh chiếm các vùng đất phía Đông và Đông Nam đất Hoa quốc xưa kia và liên tục thu được những kết quả khả quan. Hiện tại, năm vương quốc nằm phía Tây và Tây Nam kết liên minh cùng chống Đại Vũ nên Đại Vũ chưa t·ấn c·ông. Năm vương quốc này có nhiều phần lãnh thổ tiếp giáp với vùng phía Bắc của đất Vạn Xuân xưa. Triệu Trung dự kiến đưa về khoảng 4 vạn dân, trong đó non phân nửa là người già và trẻ em.
Đối với dân Tống quốc đã về Thiên Đức, quan quân địa phương tích cực giúp họ ổn định và tạo mọi điều kiện sinh sống. Bên cạnh đó, Chương khuyến khích lưu dân Tống quốc kết hôn với người Vạn Xuân hòng gia tăng tình đoàn kết. Chiều cao trung bình của người Vạn Xuân theo chương ước lượng khoảng 1m55, ngay đến ngựa Vạn Xuân cũng thấp bé huống chi người. Những Cự Lượng, Thiên Bình, Duệ, Uyển Như, Lam Khuê… ngay từ nhỏ có chế độ dinh dưỡng tốt nên chiều cao trội hơn so với mặt bằng chung.
Bên cạnh chăm lo giáo dục, Chương vẫn luôn chú trọng dinh dưỡng cho trẻ em và thiếu niên với mong muốn thế hệ Thiên Đức tương lai sẽ cải thiện chiều cao so với hiện tại.
Ty Nông nghiệp Thiên Đức không ngừng lai tạo các giống lúa mới, mở rộng diện tích canh tác, đẩy mạnh thâm canh. Theo báo cáo vào hạ tuần tháng 5 của Ty Nông nghiệp, năng suất lúa vụ thu hoạch chiêm xuân trung bình đạt khoảng 120 cân Vạn Xuân trên một sào (tương đương 50 tạ/ha). Năng suất lúa tại các huyện thuộc phủ Thiên Đức nhỉnh hơn năng suất lúa trung bình khoảng 10% là đều dễ hiểu. Dân chúng no đủ tạo tiền đề cho Chương thúc đẩy nhanh quá trình thống nhất Vạn Xuân. Ngay sau khi kiểm soát Vũ Ninh, Lạng Giang, Chi Lăng, Ty Nông nghiệp bắt tay vào việc dạy dân chúng trong vùng những phương thức canh tác mới hòng bắt kịp phủ Thiên Đức.