Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 315: Ve sầu thoát xác




Chương 315: Ve sầu thoát xác

Những ngày cuối tháng 2, Nguyễn Từ Minh có thêm một nghìn quân bộ từ trại Tả Phó sứ tăng viện. Song song với đó, Lý Mẫn đem thêm ba nghìn bộ binh dàn trận, quyết cùng nhau vượt sông Nghĩa Giang.

Lý Mẫn không thể chờ thêm bởi thuỷ quân Thiên Đức bất chấp pháo Vũ Ninh dội xuống sông đem chiến thuyền t·ấn c·ông bãi Lở. Nếu không có Cự thạch pháo đặt ở gò Lời và trên bãi sông yểm trợ, chẳng biết chiến thuyền La thành thiệt hại đến bao nhiêu. Những khẩu súng lớn bắn hư hại nặng hàng chục chiến thuyền La thành mà thuỷ quân không có cách nào chống đỡ, phải bỏ thuyền chạy lên bờ hết lượt.

May cho Lý Mẫn, Yết Kiêu không còn nhiều đạn thần công sau cuộc thuỷ chiến với Phan Văn Hầu. Yết Kiêu rút về nhưng những viên đạn tròn bằng kim loại với uy lực khủng kh·iếp, xuyên phá mọi hứ khiến Tô Trung Từ không khỏi lo lắng, quát tháo om sòm:

-Bọn Tam Đái và Vũ Ninh là lũ ăn hại, hơn hai vạn quân mà không làm được gì bọn Phạm Tu, cứ giương mắt ếch nhìn. Bây giờ phải đánh thằng trẻ ranh cho kỳ được, không để nó nhơn nhơn như vậy. Nay mai bọn thuỷ binh Thiên Đức quay lại phá hết thuyền lấy gì mà về?

Trong vài ngày, hàng chục cuộc đụng độ lớn nhỏ xảy ra khi Nguyễn Từ Minh và Lý Mẫn cho quân liều c·hết vượt sông ở những đoạn vắng. Ngược lại, quân Thiên Đức chẳng kém cạnh, cũng đem những toán binh nhỏ sang sông dùng hoả mai và lựu đạn t·ấn c·ông quân La thành hoặc Đông Phù Liệt.

Phạm Tu, Yết Kiêu và Phạm Bạch Hổ cầm chân được liên quân Tam Ninh trong khi Triệu Quang Phục thủ chắc Hiến Doanh giúp Chương dễ dàng tính toán bàn cờ chiến sự ở Siêu Loại.

Phạm Cự Lượng dẫn một nghìn quân bộ binh từ Nghĩa Trụ Thượng về, lấy thêm hai nghìn bộ binh trấn ngã ba sông Dâu và Văn Giang, cùng Đinh Công Tráng chuẩn bị sẵn sàng tiến đánh trại Tả Phó sứ khi có lệnh.

E Kinh Môn sau trận giao chiến với Phan Văn Hầu vẫn còn gần đủ quân số đã đóng trại phía sau bãi Yên Bình sẵn sàng xung trận.

E Thánh Dực và D Thần Vũ với quân số ngót nghét hai nghìn năm trăm tay súng ở tuyến đầu lo bên cánh hữu chỉ huy sở. Đối thủ của họ là Lý Mẫn.

D Tam Vạn, D Thiên Đức và D Thiên Kim với gần một nghìn năm trăm tay súng lo bên cánh tả. Đối thủ của họ là Nguyễn Từ Minh.

Tuyến sau, Chương có sự phục vụ của D341 và súng pháo bảo vệ chỉ huy sở. Bên cạnh đó còn có TB31 cùng quân Siêu Loại 1, 2 và 3. Sau cùng mới đến 21 đội dân binh làm nhiệm vụ trợ chiến. Quân số trước sau vẫn đủ vạn người, dù chẳng có thành quách Chương chẳng ngán. Vấn đề đặt ra với Chương chỉ là sao cho tổn thất tối thiểu và đánh đối phương thiệt hại tối đa. Nếu làm được điều đó, Chương sẽ rảnh tay trong vài năm chuyên tâm lo kiếm tiền và cai quản 14 huyện trở nên giàu mạnh trước khi xuôi Nam.



Dường như Tô Trung Từ và Nguyễn Từ Minh cũng nhận ra khó thắng Thiên Đức bởi ngót ba tuần chiến sự, quân Thiên Đức rất đủng đỉnh chống đỡ. Quân binh hai sứ quân sắp đặt xong hết lượt mà vẫn thư qua thư lại bàn kế sách. Bên bờ đối diện. Thiên Đức chẳng vội vã bởi kẻ nào t·ấn c·ông trước, kẻ ấy sẽ tổn thất nặng nề. Thứ nữa, chủ trương của Chương chính là thi gan trên sân nhà.

Tô Trung Từ thừa hiểu, dây cung đã kéo căng nếu không bắn hậu quả rất khó đoán định. Đánh trận thua là lẽ thường của tướng cầm quân nhưng chưa đụng trận mà rút quân lúc này, Thiên Đức nhất định t·ruy s·át đến cùng và quãng đường hơn hai chục dặm đến bãi Lở sẽ rất xa.

Lý Mẫn và Nguyễn Từ Minh thống nhất gà gáy ngày 4 tháng 3 nhất loạt t·ấn c·ông vì tin tức anh em họ La thất trận, Cao Mộc Viễn và quân Đằng Châu gặp khó đã đến tay. Đồng thời có vài sự biến xảy ra ở La thành buộc Lý Mẫn phải t·ấn c·ông sớm hơn.

Lê Phụng Hiểu, Tả Thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ ở kinh đô hay tin Lý Mẫn thiệt hại nặng khi đổ quân ở bãi Lở, trong lòng thêm tâm tư. Phụng Hiểu thấy Ngô Hy Doãn bị giam lỏng mà chẳng giúp gì được, cũng không thể gặp. Một hôm, thuộc hạ thân tín báo với Phụng Hiểu rằng nghe phong thanh Thái uý đã tấu với Trữ quân phế chức quan Phó Đô Ngự sử của Ngô Hy Doãn. Trữ quân đã thuận ý.

Phụng Hiểu lấy làm phiền lòng vì Ngô Hy Doãn là bậc hiền tài, vốn ăn ngay nói thẳng nên chẳng được lòng mấy người. Nay Trữ quân cho Ngô Hy Doãn thôi giữ chức, trong Ngự sử đài còn ai dám nói lời nghịch nghĩ với Thái uý nữa đây?

Lê Phụng Hiểu nghĩ cần phải làm gì đó, một khuya Phụng Hiểu vận y phục đen, bật tường vào phủ đệ của Ngô Hy Doãn.

Hy Doãn đang chong đèn ngồi đọc sách, nghe tiếng thì thào của Phụng Hiểu bên cửa sổ. Hy Doãn giật mình thất kinh:

-Phụng Hiểu huynh, đêm hôm khuya khoắt cớ sao không vào bằng cửa chính là nhập nha theo lối này chứ?

Phụng Hiểu đáp:

-Đạt Hiên đại nhân tắt đèn đi ngủ, tôi chờ ở vườn hậu viện.



Trong khu vườn rợp bóng cây, ánh trăng vằng vặc toả thứ ánh sáng vàng nhạt xuống vạn vật. Lê Phụng Hiểu kéo Ngô Hy Doãn vào một góc tối thuật đầu đuôi cho Hy Doãn nghe và khuyên:

-Đạt Hiên đại nhân không nên ở đây nữa, với tài năng của ngài chẳng thiếu đất dụng võ, sao phải trói mình nơi này chứ.

Hy Doãn thở dài:

-Hết quan hoàn dân, tôi chẳng ham tước vị. Thái sư không muốn tôi nói lời trái ý, Trữ quân không dụng tôi nữa, tôi về quê gõ đầu trẻ cũng có sao.

Lê Phụng Hiểu nói:

-Đạt Hiên đại nhân chưa hiểu hết Thái uý, văn nhân như ngài sẽ khó mà về quê lắm. Ngài có ý khác, để ngài về quê chi bằng trừ ngài đi có hơn không? Ngài vốn thẳng tính, sợ rằng ngài sẽ dạy ra nhiều người chống đối Trữ quân.

-Tôi nào có ý đó.

-Ngài có hoặc không chẳng quan trọng, Thái uý nghĩ thế nào mới hệ trọng.

Ngô Hy Doãn buông thõng hai tay, thở dài thườn thượt. Lê Phụng Hiểu lại nói:

-Lý Mẫn thiệt nhiều binh mã ngay khi đặt chân đến đất Thiên Đức. Theo như tôi hay tin, chưa đầy một canh giờ, Lý Mẫn mất hơn ba nghìn quân. Giả như Lý Mẫn bại trận, Thái uý sẽ trút giận lên đầu đại nhân. Theo thiển ý của tôi, đại nhân nên tìm đường đến Thiên Đức nương thân. Tả Đô đốc là người ngay thẳng, nhất định sẽ trọng dụng đại nhân.

-Tôi là Phó Đô Ngự sử phục vụ Trữ quân, lòng trung của tôi…

Lê Phụng Hiểu cắt ngang:



-Trữ quân chẳng quan tâm triều chính, mọi sự đều do Thái sư sắp đặt. Tôi cũng tính khuyên đại nhân đến nương nhờ bên Sơn Tây vì Thái sư cũng bậc danh thần một lòng phò trợ Sơn Tây vương song Thái sư tuổi cao, Sơn Tây vương lại an phận. Đại nhân về bên ấy cũng chẳng có đất dụng võ. Thiên Đức nay đang lớn mạnh, cần hiền tài mà họ không kể xuất thân. Lý An là tướng đối địch mà giờ nắm vị trí trọng yếu, nhiều hàng tướng trước đây đều được cất nhắc.

Ngô Hy Doãn suy ngẫm một hồi, mới nói:

-Tả Đô đốc là người đáng tin nhưng Thiên Đức trong tay Vạn Thắng vương. Mấy hôm nay tôi cũng nghĩ suy nhiều lắm. Vạn Thắng vương còn chẳng biết chữ, võ tướng dụng là đúng. Như tôi chỉ uốn ba tấc lưỡi, lại sợ lời nói ta nghịch nhĩ Vạn Thắng vương.

Lê Phụng Hiểu nói:

-Tôi có nhiều tin tức mật nên tôi khẳng định Vạn Thắng vương văn võ toàn tài. Đại nhân hẳn không biết những Lê Văn Thịnh, Ngô Miên Thiệu, Trịnh Hoài Đức, Bùi Công Truyền. Bọn họ là văn nhân đất Siêu Loại, giờ đều một lòng theo Vạn Thắng vương. À… đúng… còn có Vũ Trinh, cháu của Hữu Thị lang Hộ bộ. Gần đây, Phạm Sư Mạnh, danh sĩ đất Hải Đông cũng được mời giữ chức Huyện phó Thừa Thiên.

-Tôi có biết Phạm Sư Mạnh, ông ta từng đỗ Thái học sinh như tôi vậy. - Ngô Hy Doãn tặc lưỡi. - Đành là phải đi nhưng chẳng có đầu dây mối nhợ, đến đó xin gặp ắt sinh nghi kị.

-Tôi sẽ có cách chu toàn để đại nhân rời La thành mà không liên luỵ gia quyến nơi quê nhà. Đạt Hiên đại nhân cứ yên lòng mà đi.

-Phụng Hiểu huynh, huynh bảo tôi đến Thiên Đức nương nhờ cớ sao huynh không đi cùng?

Lê Phụng Hiểu cười buồn:

-Gia quyến nhà tôi bị kiểm soát chặt, chức vụ của tôi kề cận bên Trữ quân, tôi muốn đi song ngặt nỗi còn mẹ già. Tôi hiểu Thái uý hơn đại nhân, đại nhân cứ nghe tôi.

Ngô Hy Doãn thuận theo kế sách của Lê Phụng Hiểu, quyết liều một phen.

Mấy hôm sau phủ đệ của Ngô Hy Doãn c·háy l·ớn trong đêm. Quân sĩ ra sức d·ập l·ửa nhưng đã muộn. Thi thể Ngô Hy Doãn cùng vợ và hai con cháy đen, nằm lẫn trong đống tro tàn. Đồng liêu của Ngô Hy Doãn và bách tính La thành hay tin ai ai cũng thương xót cho ngài Phó Đô Ngự sử tài hoa bạc mệnh.