Chương 313: Tử chiến trên sông
Hai bờ Thiên Đức tương đối tĩnh lặng trong quá trình Nguyễn Quốc Khánh chuyển bộ binh về hướng Tây chờ thời cơ thuận lợi. Trung tuần trăng tỏ, Phan Văn Hầu tung hàng trăm quân sĩ thám thính sang bờ sông phía huyện Siêu Loại. Một vài binh sĩ thám thính không khéo, tạo ra tiếng khua nước đã không trở về.
Nguyễn Quốc Khánh và Phan Văn Hầu ngắm đến làng Nhạn, một làng mới dựng được vài năm, cách bờ sông Thiên Đức khoảng 1 dặm. Làng Nhạn thuộc xã Lệ Chi, huyện Siêu Loại.
Một quân dò la b·ị b·ắt sống. Bỉnh Di khai thác tại chỗ, biết được tù binh nhận lệnh thám thính làng Nhạn và phụ cận. Bỉnh Di báo tin thu thập được cho Phạm Tu, Phạm Tu bảo Bỉnh Di vờ sơ hở tạo cơ hội cho tù binh trốn thoát về bờ Bắc ngay trong đêm. Ba đêm sau đó, hàng chục quân thám thính bò đến hào nước sát luỹ tre làng Nhạn rồi âm thầm quay lại bờ sông. Sáng ngày ra, Bỉnh Di cho kiểm tra dấu vết và rất ngạc nhiên khi những kẻ thám thính xoá dấu vết rất tốt.
Phạm Tu chắc mười mươi bọn Khánh và Hầu sẽ chiếm làng Nhạn làm chỗ đứng chân. Từ làng Nhạn, xuôi về Đông Nam sẽ đến bãi Yên Bình, rẽ sang Tây là hướng bờ sông Dâu, uy h·iếp trại thuỷ binh cũ, nơi bọn Yết Kiêu đang đóng quân.
Phạm Bỉnh Di huy động hơn một nghìn nhân công đào hầm vót chông cắm các ruộng lúa trên cánh đồng phía Bắc làng Nhạn. Nắp hầm chông đặt phên tre đan mỏng, phủ đất sau đó trồng lúa lại như cũ. Nếu quân Tam Ninh t·ấn c·ông ban đêm sẽ rất khó nhận ra sự thay đổi. Đối với những lối mà quân thám thính đã dò la kỹ, Bỉnh Di cho đào những hầm chông rộng đến hơn một trượng sau đó cắt cử mấy binh sĩ ngày đêm canh gác ở phía trước để quân thám thính không mò vào được nữa.
Trên sông Nhật Đức, Nguyễn Quốc Khánh cho một đoàn thuyền nhẹ gần trăm chiếc chở khoảng năm trăm binh sĩ trang bị cung nỏ, gươm giáo lặng lẽ xuôi dòng. Khánh không thể trang bị thuyền lớn bởi dòng Thiên Đức chảy qua khu đầm lầy toàn bùn nhão, thuyền sẽ mắc cạn. Dù Khánh làm kín đáo đến đâu chăng nữa vẫn không qua được con mắt theo dõi của anh em họ Vương ở Phượng Sơn. Vương Chí Linh báo tin về huyện Thuận Thiên, rằng quân Vũ Ninh có dấu hiệu tụ tập quân ở bờ hữu ngạn sông Nhật Đức.
Thấy liên quân Tam Ninh thay đổi kế hoạch vì không thể vượt sông, Chương điều động E Kinh Môn của Đặng Sỹ Nghị về đóng ở gần bến Bình Than. Đồng thời, 500 quân bản bộ của Triệu Trung ở Tam Hưng cũng nhận lệnh đến đóng quân ở huyện Thuận Thiên từ ngày 15 tháng 2.
Chập tối ngày 19 tháng 2, trăng lên muộn. Toán thuỷ binh Vũ Ninh dùng thuyền nhỏ lặng lẽ rời bến tạm xuôi dòng Nhật Đức. Toán thuỷ binh đến ngã ba sông đụng 10 Mông Đồng thuyền của Tiểu đoàn thuỷ Kình Ngư ngược từ bến Bình Than chờ sẵn. Cuộc thuỷ chiến diễn ra dưới ánh trăng mới nhú không ác liệt. Mông Đồng khai hoả vài loạt hoả hổ, vài loạt súng đì đùng đã đẩy toán thuỷ binh trên những thuyền nhỏ phải lui về sau, khiến họ không thể vào được sông Thiên Đức. Những ngày sau đó, Mông Đồng thuyền phòng thủ tại vị trí này mãi đến khi cuộc chiến thật sự kết thúc. 500 binh sĩ của Triệu Trung đóng trại ven sông phối hợp với những Mông Đồng thuyền trong khoảng thời gian ấy.
Cùng thời gian toán thuỷ binh Vũ Ninh chạm trán thuỷ quân Tiểu đoàn Kình Ngư, Phan Văn Hầu dùng trăm thuyền lớn nhỏ nhất loạt chở hơn bảy nghìn quân sĩ sang sông. Quân Thiên Đức phòng thủ trên bờ đê chỉ với hai, ba trăm người chống cự yếu ớt rồi tan vỡ, bỏ chạy toán loạn xuống cánh đồng.
Nguyễn Quốc Khánh cũng phối hợp nhịp nhàng bằng cách cho quân thiết lập 2 cầu phao lớn, một ở gần chợ Thổ Hà, một ở gần bến Huyết. Hai địa điểm cách nhau gần mươi dặm đường. Liên quân Tam Ninh bắc được cầu phao đến giữa dòng thì trăng lên cao, thần công và pháo đá bên bờ Nam bấy giờ mới cùng khai hoả. Từ lúc đó cho đến sáng tinh mơ, liên quân Tam Ninh không thể vượt sông bằng cầu phao. Ngược lại, Khánh chịu thiệt hại hàng nghìn quân sĩ.
Phan Văn Hầu tụ quân trên bờ đê, đem cả Cự thạch pháo, dàn ngang bờ đê bắn xuống cánh đồng. Bộ binh, thuỷ binh do Phan Văn Hầu chỉ huy chia ba mũi tràn xuống cánh đồng, mũi chính diện nhắm thẳng làng Nhạn nhưng tiến chậm vì trời còn tối.
Yết Kiêu dẫn đội chiến thuyền dự định đánh Phan Văn Hầu lúc đang đổ quân nhưng phần vì trời tối, phần vì quân Tam Ninh dùng pháo bắn như mưa, phải lùi về ngã ba sông cố thủ đề phòng chiến thuyền của Phan Văn Hầu tràn qua.
Nguyễn Quốc Khánh một mặt cho quân bắc cầu phao, mặt khác, thấy Phan Văn Hầu đã đổ bộ thành công nên quá nửa đêm bèn đưa thêm hơn 4000 quân qua bờ Siêu Loại.
Mũi một mũi tiến quân của Phan Văn Hầu bị sụp hầm chông, t·hương v·ong gần hai trăm người. Hầu buộc phải cho mũi chính diện lùi lại, đưa quân lên dò đường. Hai mũi tả hữu không gặp kháng cự nào đáng kể khi tiến quân, cắt cử binh sĩ tràn vào làng Nhạn chẳng thấy bóng người nào, đến gà vịt cũng không có một con.
Phan Văn Hầu hay tin bán tín bán nghi, cho rằng quân Thiên Đức có mưu kế, nếu đóng quân trong làng chẳng khác nào làm mồi cho Cự thạch pháo của Thiên Đức bèn cho quân tản ra thành các đội chừng năm trăm người trú đóng quanh làng chờ trời sáng.
Đầu trống canh Năm, Phan Văn Hầu nghe tiếng súng đì đùng bên cánh hữu. Tiếng súng rộ lên mỗi lúc một lớn. Quân sĩ báo về, ba đội binh đang tìm vị trí trú quân đụng phải quân Thiên Đức phục sẵn bất ngờ đổ ra.
Tiếng súng rộ lên chừng một khắc rồi thưa dần. Hầu buộc phải cho quân bên hữu lui về gần làng Nhạn chờ trời sáng.
Trời tờ mờ sáng, quân do Khánh phái sang cũng mới lên hết bờ đê cũng là lúc bên cánh hữu rộ tiếng súng thêm một lần nữa. Quân sĩ nhớn nhác chạy về báo với Hầu rằng, quân Thiên Đức dàn hàng ngang dồn ép các đội bên hữu. Quân chống không nổi phải bỏ chạy về nhập với mũi chính diện đang đóng giữa cánh đồng. Phan Văn Hầu cho khiêng Cự thạch pháo từ trên đê xuống cánh đồng, dội đá như mưa về hướng Đông Nam.
Mặt trời lên cao, Phan Văn Hầu phát hiện hướng chính Đông thấp thoáng bóng dáng đội nữ binh hàng nghìn người. Mặt Đông Nam có đội binh đông không kém. Hầu ngắm tình hình, giao gần ba nghìn quân cho bộ tướng Bạch Cước tiến đánh đội nữ binh. Bạch Cước dẫn binh về hướng ấy, được một quãng phải tháo chạy ngược về sau khi thần công và hảo pháo liên hoàn bắn đến như mưa.
Bấy giờ dưới sông, Yết Kiêu dẫn chiến thuyền Mông Đồng, Xa Hải và hơn chục Hoả thuyền, bất chấp Cự thạch pháo bắn từ bờ Bắc, t·ấn c·ông trực diện đoàn thuyền của Phan Văn Hầu vừa mới đổ quân xong. Yết Kiêu dùng hoả lực mạnh, bắn cấp tập, trùm lên đoàn thuyền của Phan Văn Hầu.
Những Mông Đồng, Hoả thuyền áp sát chiến thuyền quân Tam Đái, bởi vậy pháo bên bờ Vũ Ninh không dám bắn. Phan Văn Hầu quay pháo trên bờ đê bắn xuống được vài loạt cũng phải ngưng khi đấm lưng quân mình. Quân Tam Đái lên bờ, giờ lại phải nhảy xuống thuyền nhưng chẳng thể chống lại hoả lực tầm gần với uy lực khủng kh·iếp của thần công, hoả pháo liên hoàn và hoả hổ.
Trong hơn nửa canh giờ, gần năm chục chiến thuyền của Phan Văn Hầu b·ốc c·háy ngùn ngụt trên sông. Liên quân Tam Ninh có ý tử chiến, muốn tràn sang các Mông Đồng, Yết Kiêu rút quân.
Yết Kiêu mất 8 Mông Đồng, hư hỏng nặng 14 cái khác, các thuyền Xa Hải hư hại nhẹ.
Trong lúc Yết Kiêu quần chiến dưới sông, Tiểu đoàn Thần Vũ và Thiên Kim với 20 chục khẩu thần công yểm trợ, liên tục dồn ép hữu quân của Phan Văn Hầu. Dưới sông đánh hăng hòng chặn đường rút, mặt Đông và Đông Nam súng pháo bắn như mưa khiến liên quân Tam Ninh không thể tiếp cận.
Liên quân Tam Ninh chỉ còn mặt Tây và Tây Nam, muốn tiến về hướng ấy hòng thọc sâu vào đất Siêu Loại, sau đó tản ra đánh vào Tiểu đoàn Thiên Đức và Tam Vạn. Tuy nhiên, quân dự bị của Thiên Đức từ huyện Thừa Thiên kéo sang ngày một đông, có cả E Kinh Môn, thủ rất chắc khiến Hầu không thể tiến quân được.
Chiều muộn, quân Thiên Đức bắt đầu phản công mạnh từ cả ba hướng Tây Nam, Đông Nam và Đông. Cự thạch pháo hai bên đấu với nhau nhưng thần công dội không ngừng trong nửa canh giờ vào trận địa pháo của Phan Văn Hầu dưới cánh đồng và cả trên bờ đê khiến Hầu thất thế.
Quân sĩ Thiên Đức ở hướng Tây Nam đẩy hai xe kỳ lạ xông vào liên quân Tam Ninh. Vũ khí lạ khai hoả, dù tầm bắn chỉ 5 trượng cũng khiến bộ binh Tam Ninh vứt giáo khiên mà chạy hết về sau.
Binh lực hai bên dần thay đổi.
Các đội quân lớn nhỏ của Thiên Đức thực hiện xa luân chiến đến mãi nửa đêm ép được liên quân dồn hết về phía bờ đê. Liên quân Tam Ninh bấy giờ đã quá mệt mỏi sau một ngày đêm chiến đấu liên tục nên có phần rệu rã.
Bấy giờ điểm cao lại gây bất lợi cho Phan Văn Hầu khi những khẩu thần công với tầm bắn xa cả dặm gây kinh hãi cho ba quân dưới trướng. Thua thiệt về hoả khí, đối phương lại đem thêm quân tiếp ứng. Hầu chẳng còn cách nào khác, hạ lệnh rút quân vào canh Tư vì trời sáng rõ sẽ nguy khốn hơn.
Yết Kiêu có thêm quân và thuyền từ Luy Lâu tiếp ứng, dẫn gần sáu chục Mông Đồng và Xa Hải xông ra đánh. Các Mông Đồng dùng hoả công cận chiến trong khi Xa Hải vừa yểm trợ vừa phản pháo sang bờ Bắc.
Trận chiến dưới trăng khuya diễn ra khá khốc liệt, lửa cháy đỏ rực một khúc sông Thiên Đức. Tiếng súng pháo lẫn với tiếng kêu la thất thanh, hò hét vang một khúc sông mãi đến gần sáng Yết Kiêu thu quân về trại sau khi chìm 14 Mông Đồng và 2 Xa Hải.
Phan Văn Hầu thua to, chỉ còn gần ba chục thuyền cập được bờ Bắc. Quân sĩ b·ị b·ắt, b·ị t·hương, bị c·hết đ·uối dưới sông, t·hiệt m·ạng trên cánh đồng quá nửa.
Trưa hôm sau, Yết Kiêu đem hết Mông Đồng ở bến Luy Lâu cùng Xa Hải dồn toàn lực đánh chìm số chiến thuyền còn lại của Phan Văn Hầu trong gần một canh giờ. Tiểu đoàn Thiên Đức và Tam Vạn thừa cơ đổ bộ lên bờ truy kích liên quân Tam Ninh vào sâu trong đất Vũ Ninh hơn ba dặm, và chỉ lui về mé bờ sông khi Nguyễn Quốc Khánh cử kỵ binh có ý chặn hậu.
Phan Văn Hầu thua to, toàn bộ chiến thuyền không còn cái nào. Thuỷ quân theo Phan Văn Hầu chỉ còn chừng hai phần.
Quân Thiên Đức đóng trại ngay bờ sông thiết lập điểm đứng chân, đưa pháo khác loại cùng hơn hai chục thần công lên bờ trấn giữ. Phạm Tu đưa sang bờ Bắc ba nghìn bộ binh hỗn hợp đóng quân trong tầm bắn của của thần công, không bao giờ rút về nữa.
Thuỷ quân Yết Kiêu thiệt hại quá nửa, ban đầu xung trận có 700, sau trận chỉ còn hơn ba trăm, kể cả quân bổ sung hai lượt. Binh sĩ trên các Xa Hải b·ị t·hương chứ t·hiệt m·ạng chỉ hơn chục người vì đạn đá. Mông Đồng thuyền chỉ còn hơn ba chục chiếc lành lặn.
Yết Kiêu quyết đánh một trận sinh tử, tiệt nọc thuỷ quân đối phương nhưng cũng hao tổn không ít.
Những khẩu thần công bị chìm sau đều được vớt lên đủ cả.