Chương 312: Liên quân Tam Ninh khai chiến
Nguyễn Quốc Khánh mang lòng thù hận với Vạn Thắng vương và quân Thiên Đức chẳng kém Phan Văn Hầu. Khánh chờ đợi đến ngày rửa hận như nắng hạn chờ cơn mưa rào.
Liên quân Tam Ninh dàn trận dài hơn tám dặm bên bờ Bắc sông Thiên Đức từ đầu trống canh Năm. Tiếng trống trận thúc liên hồi nhưng đến lúc mặt trời treo cao vẫn chưa có động tĩnh xuất binh tràn sang. Nguyễn Quốc Khánh muốn chắc ăn nên chờ Phan Văn Hầu dẫn thuỷ quân đến cùng đánh.
Khánh đem hơn một nghìn khẩu pháo đá các loại đặt trước bản trận, chờ giờ khởi sự sẽ dấn pháo lên trút cơn mưa đạn qua bờ Nam yểm trợ bộ binh bắc cầu phao vượt sông.
Ba nơi lòng sông hẹp và nông nhất là địa điểm Khánh chọn vượt sông gồm bến Nung, gần làng Nung. Bến Huyết và bến không tên gần chợ Thổ Hà. Phạm Tu theo dõi sát sao tình hình, thấy Khánh tập trung pháo ở ba điểm nên cũng đoán đó là những nơi quân liên quân Tam Ninh vượt sông.
Tuổi đã gần lục tuần, đã mấy lần bị đám trai trẻ gạt sang một bên trong các cuộc viễn chinh xa gần, đến nay Phạm Tu mới được con cháu trả về đúng vị trí một thống soái ba quân. Hình ảnh ông già hiền từ phúc hậu với chòm râu bạc hay chơi đuổi bắt với đám trẻ trong làng Nhất Vạn nay đã biến mất. Thay vào đó, Phạm Tu trở về với bóng dáng một Tả Đô đốc ngày nào còn vung gươm dẫn binh tả đột hữu xung. Ông khoác lên mình bộ giáp trụ năm xưa, áo choàng đỏ bay phấp phới dưới ánh nắng ban mai. Phạm Tu buông kiếm thành nông dân, cầm kiếm thành thống soái. Có lẽ đó là chút khác biệt của Phạm Tu với Lý An hay Tô Trung Từ.
Phạm Bạch Hổ chia lại thần công thành ba trận địa đối diện với ba cụm pháo đá lớn của liên quân Tam Ninh. Mỗi trận địa gồm 30 thần công, 60 hoả pháo và 30 pháo bắn đá. Cụm dự bị cơ động gồm 10 thần công, 20 hoả pháo đặt trên xe ngựa sẵn sàng tiếp ứng nơi nào cần.
“Dàn đồng ca” cũng sẵn sàng cất tiếng, mỗi trận địa có 3 “Dàn đồng ca” số còn lại đặt ở tuyến sau, lúc cần dùng mới cho kéo ra.
Bên ngoài triền đê, chông che cắm tua tủa sẽ làm nản lòng đối phương.
Mặc dù lệnh s·ơ t·án đã ban ra mấy ngày nhưng dân huyện Thiên Đức vẫn có đến non tám nghìn người xin ở lại vì rất nhiều lý do. Song có 2 lý do chủ yếu, một là những người nông dân muốn bảo vệ tài sản mà họ tích cóp mấy năm mới có được. Hai là, bên kia bờ Thiên Đức hãy còn tấm bia xi măng và nghĩa trang Thiên Đức có mấy nghìn nấm mộ, phần lớn t·hiệt m·ạng đều do giao chiến với quân của Khánh và Hầu.
Bởi vậy nếu ai đó nói, huyện Thiên Đức là căn cứ địa của quân Thiên Đức cũng chẳng sai.
Gần chính Ngọ, đoàn chiến thuyền của Phan Văn Hầu thấp thoáng đằng Đông cũng là lúc Nguyễn Quốc Khánh phất tay ra hiệu trống ngưng. Dòng Thiên Đức hiền hoà phân chia hai nửa Bắc - Nam, không gian tĩnh lặng như tờ, giả như lắng tai nghe cũng nghe được âm thanh của những lá cờ phần phật trong gió.
Nguyễn Quốc Khánh cho pháo dấn gần đến bờ sông, Phạm Bạch Hổ đứng trên chòi cao quay sang nói với Phạm Tu:
-Bọn này rườm rà, đánh chống khua chiêng điếc hết cả tai từ sớm đến giờ. Xin cha để con dạy thêm chúng cách kêu la thất thanh.
Phạm Tu không đáp, Phạm Bạch Hổ tụt xuống nói với quân sĩ:
-Ta sốt ruột rồi, chờ thêm một lúc, ngay khi chúng tập hợp gần xong là bắn, dặn anh em ngắm cho kỹ chờ hiệu lệnh.
-Thưa chủ tướng, bắn mấy loạt ạ?
Phạm Bạch Hổ nhướng mày nhìn sang bờ bên kia, những chấm đen lớn đã rõ lắm rồi.
-Ba mươi hoặc hơn đến khi ta bảo dừng.
Quân truyền tin quay ra thét lớn vài câu khó hiểu, chả mấy chốc tin truyền đến nơi cần đến. Phạm Bạch Hổ cúi người xuống ngắm lại một lượt ba chục khẩu thần công. Thần công đã có đầu ruồi, bên trái của xe kéo có cần quay nâng hạ độ cao của nòng súng. Sau khi ngắm kỹ càng một khẩu, Phạm Bạch Hổ với tay lấy ngọn đuốc nhỏ cán dài rồi châm lửa khai hoả.
Viên đạn rời nòng súng bay v·út sang bờ đối diện. Ngay sau đó, những khẩu còn lại trong trận địa cũng khai hoả gần như cùng lúc. Loạt âm thanh kinh thiên động địa vừa dứt, từ mé đằng Tây cũng vọng lại những âm thanh tương tự.
Cứ sau mỗi loạt bắn, Phạm Bạch Hổ và quân sĩ dưới trướng đều cẩn thận ngắm lại một lần trước khi khai vì họ chẳng vội.
Hơn ba mươi loạt đạn khiến cuộc t·ấn c·ông của Nguyễn Quốc Khánh không được như ý. Cả nghìn quả đạn gang khiến gần ba trăm binh sĩ liên quân Tam Ninh, b·ị t·hương hoặc t·hiệt m·ạng, phải rời cuộc chiến khi còn chưa bắt đầu cùng hơn năm chục khẩu pháo đá bị gãy hỏng. Ba quân có phần nao núng, Khánh bèn nói:
-Lấy thủ cấp Phạm Tu thưởng 500 nén vàng, 1 thái ấp với 10 mẫu ruộng. Đem về 1 khẩu súng nhỏ thưởng 200 nén vàng và 2 mẫu ruộng, miễn lao dịch ba đời. Thu 1 súng lớn thưởng 500 nén vàng và mẫu ruộng. Các người nghe rõ chưa? Phú quý chỉ cách một con sông mà thôi.
Bấy giờ quân sĩ mới lấy lại được tinh thần, ai cũng biết sẽ nguy hiểm nhưng tự an ủi rằng hòn đạn mũi tên sẽ né mình ra.
Yết Kiêu đón đánh Phan Văn Hầu bằng những loạt thần công vang một khúc sông. Với ưu thế vượt trội về tầm xa và độ chính xác, dù Yết Kiêu chỉ đưa ra 6 Xa Hải cũng khiến tiền quân của Phan Văn Hầu chịu thiệt hại nặng, không thể tiến được.
Nguyễn Quốc Khánh trợ giúp Phan Văn Hầu bằng cách đưa pháo bắn vào mạn phải của những Xa Hải. Yết Kiêu buộc phải cho thuyền lui về đầu sông Dâu bắn chéo sang bên tả.
Phan Văn Hầu cho hàng chục thuyền cập mạn hữu ngạn tìm lối lên bờ nhưng không thể thực hiện được ý định bởi mấy trăm tay nỏ phục bên bờ sông bắn xuống. Hầu cho pháo bắn yểm trợ nhưng nếu vào gần bờ lại phải đối mặt với đạn đá bắn từ trên bờ. Xác định cách duy nhất là phải đổ bộ được quân lên một phần đất huyện Siêu Loại làm chỗ đứng chân nên Hầu chấp nhận hứng mưa đá không ngừng ném xuống sông mà cho thuyền cập bờ đổ quân ở chỗ thuận lợi. Quân Thiên Đức phục sau những ngọn lau um tùm ném quả nổ xuống thuyền khiến quân Tam Đái kinh hãi phải dạt ra xa. Một số đáng kể, hàng trăm binh sĩ Tam Đái, trườn bò lên được bờ nhưng phải đối mặt với những họng súng đen ngòm chờ sẵn, phần lớn nhảy vội xuống sông thoát thân.
Cuộc chiến giữa những kẻ muốn lên bờ và những người không đồng ý cứ thế mà diễn ra đến tận chập tối mới tạm ngưng. Đôi lần Phan Văn Hầu quyết chơi tất tay bằng cách đổ bộ cùng lúc mấy nghìn quân song đều phải từ bỏ ý định khi binh sĩ thoát c·hết trở về báo rằng trên bờ có rất nhiều binh phục sẵn.
Như đã nói, ở huyện Thừa Thiên còn đến 5000 quân dự bị. Ngay khi đoàn chiến thuyền của Phan Văn Hầu vượt qua được cơn mưa đá gần làng Thổ Lỗi thì tin tức đã bay về Thừa Thiên và các nơi cần thiết. 3000 người trang bị nỏ, quả nổ, hoả hổ, hơn hai trăm hoả mai và chừng trăm khẩu pháo đá lập tức qua sông Dâu sang đất Siêu Loại dàn quân chờ sẵn.
Tương quan lực lượng liên quân Tam Ninh và Thiên Đức thật chênh không đáng kể. Nếu như liên quân Tam Ninh với lực lượng tinh nhuệ vượt trội thì Thiên Đức có lợi thế là quân phòng thủ, hoả khí mạnh hơn và phối hợp giữa các cánh quân, nhóm quân nhanh hơn hẳn, ít nhất là gấp đôi.
Nhiệm vụ của Yết Kiêu xem ra không khó trong ngày đầu tiên của cuộc chiến và Phan Văn Hầu thay vì ở thuyền lại phải lên bờ gặp Nguyễn Quốc Khánh tìm đối sách.
Khánh chưa thể vượt sông bởi binh sĩ đóng cầu phao mới được vài mét đã chịu tổn thất mấy trăm người. Cự thạch pháo của liên quân Tam Đái chưa thể giúp được gì nhiều cho công cuộc vượt sông mà đối phương phản pháo là y như rằng Khánh bị tổn thất.
Hai vị Sứ tướng quyết định rằng, Hầu sẽ dùng chiến thuyền chở khoảng bảy nghìn tinh binh vượt sông Thiên Đức vào ban đêm, đổ quân đồng loạt lên đất Siêu Loại chiếm một vị trí đứng chân làm bàn đạp tiến về bãi Yên Bình, uy h·iếp chỉ huy sở của Vạn Thắng vương. Hai vị Sứ tướng tính rằng, Vạn Thắng vương bị uy h·iếp ba mặt nhất định sẽ phải đưa quân đến ứng cứu. Binh mã trấn ở huyện Thiên Đức chắc chắn phải bớt đi.
Sau khi đổ quân xong, các chiến thuyền sẽ chia làm hai, một nửa xông thẳng vào thuỷ quân Thiên Đức, nửa còn lại chở bộ binh từ bờ Bắc sang bờ Nam ở đoạn ngã ba sông. Quân phòng thủ sẽ phải chia quân ứng cứu, khi đó Khánh dồn toàn lực vượt sông ở hai địa điểm cách xa nhau khiến quân Thiên Đức đầu cuối không thể cứu nhau được. Đồng thời, Khánh sẽ cử một đội thuỷ binh trang bị nhẹ theo dòng Nhật Đức vào sông Thiên Đức uy h·iếp trại hướng đại bản doanh Thiên Đức.
Xem ra kế hoạch của hai vị sứ tướng khá tốt, họ xác định trước với nhau rằng khi hành động phải nhanh để giảm bớt thiệt hại quân số đến mức tối thiểu. Sau ngày đầu tiên, Phan Văn Hầu cho kiểm đếm, chỉ còn 3917 người sẵn sàng chiến đấu, số còn lại t·ử t·rận và b·ị t·hương.