Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 225: Thần nhân Binh thư yếu lược




Chương 225: Thần nhân Binh thư yếu lược

Tối hậu thư Vạn Thắng vương gửi La Lệnh công có ghi, trước Ngọ ngày 1 tháng 2 năm Thiên Đức thứ 30 mà không trao trả Lý Lệnh công, Thiên Đức quân sẽ động binh tiến đánh đòi người. Thư cũng viết, Lý Lệnh công hồi hương sẽ được đảm bảo an toàn tính mạng, an trí tại Lý gia trang cùng gia quyến.

Sứ đem thư đi rồi, Ty Thông tin, Ty Dân vận và Ty Giáo dục cùng phối hợp với các hội như Hội Phụ lão, Hội Phụ nữ, Hội Thanh Thiếu niên Thiên Đức, Hội Nông dân, Hội Thương nhân… cùng loan tin trong dân. Yết thị cho biết, Vạn Thắng vương quyết đòi người, và rằng theo tin tình báo Lý Lệnh công đang bị đối xử bạc bẽo, bị lấy hết của cải. Vạn Thắng vương đòi Lý Lệnh công về, an trí tại Lý gia trang trong ấp Cồi. Đối với Mậu Quốc Thìn, do ông ta đã sai quân c·hặt đ·ầu sứ giả treo trên cột tre, tội đáng muôn c·hết, Vạn Thắng vương muôn đòi về xử tội. Mậu Quốc Tỵ và tàn binh sẽ được tha bổng, cho về làm nông.

Mục đích của Chương là tạo đồng thuận trong dân chúng, có lý do xác đáng động binh.

Để thống nhất các phường hội không trực thuộc các ty như Hội Thương nhân của Ty Thương nghiệp, Hội Nông dân của Ty Nông nghiệp. Chương ký sắc lệnh cho phép bách tính được tự do thành lập hội, hội đó đại diện quyền lợi cho các thành viên. Các hội sẽ nằm trong một tổ chức chung gọi là Mặt trận Thống nhất Vạn Xuân. Phạm Thị Duyên được chỉ định làm Chủ tịch, Vương Thị Thoan được cử làm Phó Chủ tịch của Mặt trận.

Thiên Đức hội của Phạm Thiên Bình cũng nằm trong Mặt trận nhưng Chủ tịch, Phó Chủ tịch hay các thành viên thuộc Uỷ ban Mặt trận Thống nhất Vạn Xuân đều phải là thành viên của Thiên Đức hội ít nhất 1 năm. Bởi vậy, Mặt trận này cũng do Thiên Đức hội và nhân sĩ phủ Thiên Đức cũ kiểm soát, mỗi huyện sẽ có một Mặt trận Thống nhất, 5 năm bầu cử một lần theo hình thức phổ thông đầu phiếu.

Mặt trận Thống nhất Vạn Xuân lấy ngày 18 tháng 11, ngày ban hành sắc lệnh, làm ngày thành lập.

Chương vẫn đang nghiên cứu, dựa theo những luật lệ thời Lý Nam Vương trị vì để xây dựng hiến pháp cho phù hợp hoàn cảnh hiện tại. Bên cạnh đó, một phòng gọi là Thanh tra Chính phủ được thành hình trên giấy song chưa có người nào phù hợp để bố trí.

Thanh tra Chính phủ làm nhiệm vụ tham mưu, tiếp dân, nhận đơn thư, phòng chống t·ham n·hũng, giá·m s·át các chủ trương do Vạn Thắng vương ban hành. Thanh tra Chính phủ ban đầu như một phòng trực thuộc Văn phòng Trợ lý Vạn Thắng vương, đứng đầu là Trưởng Thanh tra và hai phó, có 4 ban gồm:

- Ban thanh tra hành chính.

- Ban thanh tra theo lĩnh vực.

- Ban thanh tra cơ quan.

- Ban thanh tra Bộ Quốc phòng, Ty Công an.

Đứng đầu mỗi ban là Trưởng ban và một Phó ban.

Do đã có kinh nghiệm, Ty Thông tin và Ty Dân vận không mất nhiều thời gian để tạo đồng thuận trong dân rằng La Lệnh công phải trả người. Sỹ quan và Hạ sỹ quan cũng như binh lính Thiên Đức cũng được quán triệt về mục đích đòi người, nhiệm vụ sẽ phải làm nhằm đáp ứng nguyện vọng của bách tính.

Bộ Tổng tham mưu họp với Ban Chỉ huy Đại đoàn Thiên Đức để cùng bàn thảo, thống nhất các mục tiêu và kế hoạch tác chiến.

Trong dự thảo kế hoạch t·ấn c·ông, quân Thiên Đức sẽ huy động khoảng 8000 quân gồm:

Trung đoàn Thiên Đức, Trung đoàn Thần Vũ (thiếu Tiểu đoàn Thần Vũ) Trung đoàn Thần Sách với tổng quân số 4000 người.

Lữ đoàn Pháo binh Thần Sấm 1000 quân, Lữ đoàn Thuỷ quân Long Vũ 1600 quân, Tiểu đoàn Thiết xa 600 quân, Tiểu đoàn Hậu cần 800 người.

Chương xem kế hoạch xong, nói với Lý An và Phạm Cự Lượng rằng cần phải có lực lượng dự bị sẵn sàng tiếp ứng. Theo đó, lấy từ Trung đoàn Thánh Dực và Thuận Thành thêm một tiểu đoàn, Tiểu đoàn Thần Vũ cũng phải làm dự bị. 4 Huyện đội trưởng có trách nhiệm giao cho Tiểu đoàn Hậu cần thêm 800 người, phục vụ vận lương, đạn pháo, cáng thương binh tử sĩ. Tổng quân số huy động nâng lên thành 10.300 người.

Bên cạnh đó, Chương giao cho Bộ Tổng tham mưu cùng Cự Lượng, Văn Long đưa thêm mục tiêu đánh chiếm và giữ Hiến Doanh vào kế hoạch.

Lý An thực không hiểu mục đích này của Chương bởi Hiến Doanh, một thị tứ nhỏ ven Xích Giang, nằm ở hướng Đông Nam phủ Thiên Đức, không có vị trí quân sự chiến lược và theo những gì Lý An nắm được trước đây thì gần Hiến Doanh chỉ có một trại thuỷ 1000 quân cùng một trại mã bộ 1000 quân trấn giữ.



Chương lắng nghe xong, mới hỏi lại:

-Xưa nay ông dùng binh đánh trận chỉ muốn phá tan đại quân của đối phương bằng sự cơ động của binh mã, bố cháu rất đồng tình.

Chương vẽ một vòng tròn lớn lên mặt giấy, thêm vài mũi tên chĩa vào mà rằng:

-Ta đã báo trước sẽ động binh là để La Lệnh công chuẩn bị đối phó. Cha nghĩ ông ta sẽ huy động được bao nhiêu binh mã đối phó với chúng ta?

-La Lệnh công mạnh về thuỷ quân do vùng bên ấy nhiều sông ngòi, thuỷ quân của ông ta đánh thạo cả trên bộ, áng chừng 7000 quân cơ hữu. Nếu cần, ông ta có thể huy động thêm 2000 - 3000 quân thuỷ khi cần. Quân kỵ bộ có khoảng 6000, cũng theo chính sách tương tự ngụ binh ư nông như ta.

-Chỗ nhân khẩu này, 21 vạn quân dân cha có từ khi nào?

-Con số này ta áng chừng, 3 năm trước ta được biết dân của họ loanh quanh 20 vạn. Về phân bổ dân cư, họ tập trung ven các nhánh sông và mạn dọc bờ tả ngạn Xích Giang. Vùng trung châu đóng lỵ sở, dân trồng lúa và đánh cá phần nhiều.

Lý An vạch trên hoạ đồ, nói thêm:

-Mạn Xích Giang, mé Đông và Đông Bắc của Tế Giang, phần đông dân gốc Hoa quốc.

Chương đăm chiêu một hồi mà rằng:

-Như vậy quân chính quy họ có thể huy động khoảng một vạn rưỡi chưa kể dân binh trong các vùng. Cha phải lưu ý điều này, nếu dân bên ấy thạo sông nước, nếu La Lệnh công núng thế, ông ta có thể chia nhỏ binh lực đánh tập kích, vu hồi, quấy phá hòng khiến ta hao binh tổn tướng. Để giảm bớt áp lực c·hiến t·ranh, ta phải đánh nhanh, thắng nhanh và bố trí phòng ngự cẩn thận. Ta vượt sông đánh sang, đây là lối gần nhất mà ai cũng đoán được.

Lý An đồng tình, hỏi:

-Con định nhân thời cơ đánh Hiến Doanh?

Chương rót trà mời Lý An rồi thủng thẳng:

-Xưa nay dùng binh ai cũng muốn đánh vào đường tiếp lương cha nhỉ?

Lý An nói phải, Chương tiếp lời:

-Hiến Doanh và phụ cận chính là nơi tiếp lương cho La Lệnh công, nói một cách hình tượng là vậy cha ạ.

Lý An lập tức hiểu ra ý định của Chương, ông đặt chén trà xuống bàn, căng mắt nhìn hoạ đồ, đưa tay bóp trán suy tư.

-Vậy là phải khiến La Lệnh công tin rằng ta đánh vượt sông trong khi Hiến Doanh mới là mục tiêu chính? Hừ! Bảo sao trước đây ta càng đánh càng yếu mà không làm gì được, chính là bị bóp bao tử, chặn yết hầu.

-Thuỷ quân và pháo binh của chúng ta chưa đến ba nghìn nhưng có thể khống chế được quân số gấp ba của La Lệnh công. Con muốn ông ta dồn trọng binh đối phó và…



Chương bỏ lửng câu nói, tủm tỉm cười. Lý An thắc mắc:

-Khi xưa con ở Thủ đô có qua trường lớp quân sự nào không?

Chương thực thà:

-Con có khoảng 1 tháng ở trong quân học việc và 12 năm học binh pháp.

-Binh pháp con học của bậc cao nhân nào?

Chương nói láo không chớp mắt:

-Con học “Thần nhân Binh thư yếu lược” do các thần nhân nhiều đời truyền thư. Binh thư yếu lược dạy rất nhiều bí kíp hành binh, dụng binh, dụng người, xây dựng đất nước.

-Ta có thể học thứ đó chứ? Con có đem theo khi đến đây không?

Chương khẽ nhún vai:

-Con trôi sông bao ngày tháng chẳng biết đây là đâu, cũng không được biết trước nên đến với hai bàn tay trắng. Nhưng cha yên tâm, con đã ghi nhớ trong đầu cả rồi.

-Vậy con dạy cho ta, ta sẽ bái con làm sư.

-Con sẽ chia sẻ những gì con biết chứ sao con làm sư của cha được. Trước hết cha nên học thông thuộc chữ Bụt và phép tính toán, bảng cửu chương để làm nền tảng.

-Ta cũng cố lắm nhưng không thể mau bằng đám trẻ. Ta đã thuộc lòng bảng chữ cái rồi, ta có thể viết được tên mọi người.

-Vậy cha phải đẩy nhanh tốc độ lên, còn như cha mắc chỗ nào cứ hỏi, con sẽ giải đáp. Thứ con biết quá nhiều nên chẳng rõ cha cần cần cái gì nữa.

Thần nhân Binh thư yếu lược mà Chương đề cập có lẽ là những cuốn sách sử. Chương nói học thứ đó 12 năm khiến Lý An nhẩm tính rằng, để học binh thư thì sớm cũng phải 16 tuổi. Nhẩm tính ra thì Chương phải 35 tuổi. Lý An cho là phải, ít nhất Chương 35 tuổi mới có thể chững trạc đến vậy.

Lý An họp với Phạm Tu, Phạm Tu nói trăm sự nhờ Lý An bởi ông không thông thuộc địa hình. Thứ nữa, Chương và Phạm Tu cũng muốn thu chút thành quả từ trường quân sự mới thành lập. Song song với đó, Chương cũng thực lòng muốn Lý An lấy lại tự tin.

Chương dự định ký lệnh bổ nhiệm Lý An làm Tổng tư lệnh Chiến dịch Văn Giang, Phạm Cự Lượng làm Phó Tổng tư lệnh.

Lý An có ý từ chối song Lam Khuê gặp riêng, thủ thỉ:

-Chồng con tin cha nên mới định làm vậy, sao cha còn lấn cấn trong lòng?

-Ta từng là soái đối địch, nay cầm quân Thiên Đức đánh Tế Giang e là trong quân nhiều kẻ không phục.

Lam Khuê cười mà rằng:

-Chả phải chồng con để cha dạy cho toàn bộ tướng sĩ Thiên Đức đó sao? Cha còn lạ gì ẩn ý của anh ấy. Thiên Đức trọng người tài, trong quân bây giờ chỉ có cha là người dày dạn chinh chiến. Ông Lôi dạo trước còn đòi đánh trận nhưng giờ chỉ thích dạy tân binh, tướng sĩ Thiên Đức chín phần mười đều trẻ, cha không cầm quân liệu còn ai xứng?



-Thì ta cũng biết vậy.

-Cha xem, từ ngày cha về đến nay, chồng con một lời cha hai lời ông, luôn miệng nói với con rằng có cha giúp thì từ nay có thể yên giấc mỗi đêm.

-Ta cũng biết con bây giờ một lòng một dạ với nó. Những lời ngon ngọt này có phải Vạn Thắng vương bảo con đến nói với ta không?

-Của chồng công vợ, cha còn sức thì giúp vợ chồng con. Có vậy Thiên Kim ngày sau mới ngưỡng mộ và tự hào về ông ngoại nó chứ.

-Hừ! Chỉ cuối năm nay thôi, ta sẽ trở thành ông nội, ta không cần đứa cháu ngoại nữa. Chăm cho cố rồi lớn lên nó làm con nhà người ta, rồi lợi dụng nhà người ta để xây nhà to cho bố mẹ nó.

Lam Khuê ngả đầu vào vai Lý An, cùng nhìn Mạc Thiên Kim đang ngồi chơi giữa nhà, nói:

-Anh Thành lấy chị Quỳnh rồi, nhỡ đâu lại sinh con gái đầu lòng thì sao chứ?

-Phải là con trai, phải có đứa nối nghiệp chứ.

-Chúng con chẳng quan tâm trai gái, miễn là lớn lên chúng có hiếu với chúng con là được.

-Mà này, dù con đã là Quý phi nhưng vẫn chưa tổ chức đám cưới đâu.

-Chờ Mạc phủ dựng xong, cha khải hoàn thì con gái lấy chồng cũng tốt mà.

-Ta thật không hiểu lũ trẻ chúng bay bây giờ thế nào nữa.

-Vậy là cha đồng ý rồi nhỉ?

-Hừ! Vợ chồng nhà cô giăng thiên la địa võng, lão già này còn có đường lui sao? Mà Lý Lệnh công về Lý gia trang rồi sao nữa? Đó là bác của ta, đối đãi với ta không tệ.

-Ồ, đó chả phải là ông của con và cụ của Thiên Kim sao? Cha quên lệ của quân Thiên Đức? Cha cầm quân chính là đang trong quân chứ không phải ông đồ, Lý Lệnh công là bác của cha.

Lý An chép miệng:

-Vạn Thắng vương chắc chắn phải 35 tuổi, có khi 45 tuổi rồi mới phải. Toàn nghĩ ra những thứ người khác nghĩ không tới.

-Cha thấy con gái tinh mắt không?

-Được rồi chị giỏi.

Đoạn Lý An bước đến bế Thiên Kim, nói với cháu:

-Để ông đánh một trận rồi về, cháu yêu ở nhà phải ngoan nhé. Ông sẽ công kênh cháu của ông trước ba quân cho cháu tha hồ mà thích.

Lệnh ban bố trong quân, Lý An làm Tổng Tư lệnh chiến dịch, quân sĩ đều lấy làm mừng, bọn Phạm Cự Lượng cũng vậy.