Chương 217: Kiếm tiền không khó
Có lợi thế truyền tin là chim câu, Chương biết thời gian Nguyễn Chính Nghĩa đến phủ Thiên Đức cũ nên bày ra việc, hì hục tự làm hộp mứt Tết, cốt cho Chính Nghĩa đến bái chào, tròn mắt ngạc nhiên khi thấy Vạn Thắng vương tay chân lấm lem sơn, mùn cưa, tóc bết, mồ hôi ướt áo dù trời đông đang lạnh.
Vạn Thắng vương niềm nở tiếp đón Nguyễn Chính Nghĩa tại ngôi nhà cũ nơi bến sông. Nghĩa trình bày mong muốn Vạn Thắng vương nhượng 1000 hộp mứt Tết cùng cách thức làm ra loại đường nâu.
Chương suy nghĩ chốc lát, tỏ ra băn khoăn nói với Nghĩa rằng nếu nhượng lại hết cho Sơn Tây vương thì không còn quà cho những người thân tín. Lâm Uyển Như đứng cạnh tâu rằng, Vạn Thắng vương có thể tặng thân tín loại Mứt như của binh sĩ cho thân tín kèm thêm tiền. Nguyễn Chính Nghĩa vớ lấy ý đó nói thêm vào, Vạn Thắng vương đành gật đầu đồng tình.
Uyển Như giao 1000 hộp quà Tết cho Nguyễn Chính Nghĩa với giá 1 tiền cho mỗi hộp.
Vạn Thắng vương và vợ thật biết kiếm tiền.
1000 tiền tương đương 100 nén bạc, 1000 hộp gỗ khảm trai cũng chỉ phải trả cho dân làng Môn 20 nén bạc mà thôi. Mứt Tết bên trong hộp, quy đổi ra tiền cũng chỉ đáng 9 nén bạc không hơn.
Vạn Thắng vương lấy cớ đương bận rộn, chưa thể dạy cách làm đường nâu ngay được, hẹn Nguyễn Chính Nghĩa sau Tết sẽ bảo Lâm Uyển Như bày cách. Chính Nghĩa tạ ơn rối rít. Bấy giờ Chương mới tặng quà Tết cho Chính Nghĩa là bộ ấm chén, bát đĩa bằng sứ có hoạ hình non xanh nước biếc. Trên quà tặng có bút tích của Chương, đối với nhân sĩ như Nguyễn Chính Nghĩa, việc ấy đáng giá hơn tiền bạc.
Lâm Uyển Như tiễn Nguyễn Chính Nghĩa ra bến thuyền lại rỉ tai bảo rằng làm đường cần có nhiều mía. Dặn Chính Nghĩa về Sơn Tây bày cách cho dân sau Tết trồng thật nhiều mía cuối năm sẽ thu hoạch. Chính Nghĩa cả mừng, tạ ơn Lâm Uyển Như.
Chưa đến mươi ngày sau, Sơn Tây vương sai 60 thuyền chở đến cho quân Thiên Đức hơn 200 tấn mía. Số mía này Sơn Tây vương chưa cần, bèn cho quân Thiên Đức theo gợi ý của Nguyễn Chính Nghĩa hòng làm Vạn Thắng vương vui lòng.
Lâm Chí Hoà cho người đến gặp con gái hỏi cách làm mứt, Lâm Uyển Như giao cho gia nhân 1000 hộp mứt Tết loại đang bán cho bách tính, dặn gia nhân chuyển lời đến Lâm Chí Hoà rằng:
-Nói với phụ thân ta Tết này đem tặng hết số này, năm sau ai muốn bán thì đặt hàng từ trước, chúng ta sẽ làm đủ. Hộp như thế này ta sẽ bán cho phụ thân 13 đồng, giao tại bến Môn. Các loại thượng hảo hạng là 20 và 30 đồng.
Đó là cách mà Chương và Uyển Như chào hàng sản phẩm mới, dự kiến năm sau sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều làng, xã.
Ông Cả Lụa nhận quà Tết là 300 hộp mứt, ngoài cho gia nhân thì vị thương nhân tặng cho thương lái quen biết kèm theo lời giới thiệu, đây là quà mà Vạn Thắng vương đã tặng cho ông.
Hội Bát Vạn Thương Nhân ngoài phần quà được tặng riêng từ Lý phủ, mỗi người nhận thêm 300 phần với lời căn dặn đem tặng cho bạn bè thân hữu ngoài phủ Thiên Đức.
Vợ chồng Vạn Thắng vương tính toán, số tiền lãi thu được từ bán mứt cho bách tính và Sơn Tây vương bù vào 5000 hộp mứt tặng thương nhân, quả thực đã làm được. Dân làng Môn, làng Đường Vỹ, làng Long Ngô Động và công nhân Xí nghiệp mía đường Vạn Xuân có một cái Tết linh đình.
Từ cách marketing đơn giản kết hợp với uy danh của Vạn Thắng vương, tháng 8 năm Thiên Đức 30, Ty Thương nghiệp nhận đơn đặt hàng từ Lâm Chí Hoà, ông Cả Lụa, thương nhân Hoa quốc, Hội Thương nhân cùng thương nhân từ các vùng khác trên khắp Vạn Xuân. 7 xã thuộc huyện Thiên Đức và 10 xã khó khăn thuộc huyện Thừa Thiên được giao nhiệm vụ làm mứt Tết, vỏ hộp, bình hoa, nậm rượu, ấm chén và cả bát hương vẽ hình lưỡng long chầu nguyệt.
Ty Thương nghiệp xuất khẩu được 8.000 hộp mứt Tết thượng hảo hạng với giá 26 đồng, 42.000 hộp loại hảo hạng có giá 18 đồng và 120.000 hộp mứt Tết phổ thông với giá 12 đồng. Ty Thương nghiệp về 4.006 nén bạc. Dân 17 xã thuộc phủ Thiên Đức nhận tiền công cung cấp hộp gỗ, mứt các loại cho Ty Thương nghiệp nhận số tiền tương đương 2.300 nén. 200 nén bạc chia đều cho 17 làng mở tiệc khai xuân. 500 nén bạc gửi biếu quà Tết cho các cụ trên 50 tuổi trong phủ Thiên Đức, mỗi cụ 10 đồng.
Nhờ làm mứt Tết bán, Chương đã tạo công ăn việc làm lúc nông nhàn cho khoảng 7000 dân, một vài làng phát triển nghề khảm trai, có làng chuyên làm mứt Tết và một xã có truyền thống làm đường nâu.
Đó là một trong những cách Chương giúp phủ Thiên Đức ngày một lớn mạnh.