Uông Xưởng Công

Chương 933: Chương 933MÔN ĐỆ THIÊN TỬ




Môn đệ thiên tử?!

Tuy rằng trước đây Uông Ấn chưa từng nghe đến từ này nhưng suy nghĩ một lát cũng biết Diệp Tuy ám chỉ điều gì.

Sau khi thi hội, sĩ tử quốc triều sẽ dâng hành quyển cho trọng thần. Sĩ tử sẽ gọi trọng thần nhận lấy hành quyển là tọa sư và tự xưng mình là môn đệ, đồng thời tự động vào phe của trọng thần ấy.

Đây là chuyện không thể tránh khỏi. Nếu như sĩ tử được trọng thần xem trọng thì sẽ được trao chức quan tốt hơn rất nhiều sau kỳ thi hội, thời gian luân chuyển cũng không quá lâu. . Truyện Nữ Phụ

Uông Ấn là trọng thần trong triều nhưng cũng là đốc chủ Đề Xưởng, hơn nữa còn là hoạn quan nên không có sĩ tử nào dám ném hành quyển cho hắn.

Bởi vì chức quan của các vị trọng thần trung tâm rất cao nên không ai nhận lấy hành quyển của các sĩ tử, đa phần người nhận lấy đều là quan tứ phẩm.

Cũng như quan hệ thông gia, quan hệ thầy trò vô cùng quan trọng trong triều đình, hơn nữa nó cực kì bền vững và gắn bó, khó có thể phá vỡ.

Bọn họ như cây liền cành, giữa tọa sư với đệ tử và giữa đệ tử với nhau cùng tạo thành thế lực khổng lồ và có sức ảnh hưởng đáng gờm đến triều đình.

Vĩnh Chiêu Đế kiêng kỵ lực ảnh hưởng của thư viện đạo Giang Nam cũng vì các sinh đồ sẽ dâng hành quyển cho những quan viên xuất thân từ các thư viện trong đạo Giang Nam, chưa thi hội mà đã gọi những quan viên ấy là tọa sư rồi.

Nói cách khác, những người xuất thân từ các thư viện trong đạo Giang Nam đều sẽ có thế lực khổng lồ và tạo sức ảnh hưởng to lớn đến triều đình, thử hỏi sao Vĩnh Chiêu Đế nhịn được?

Vĩnh Chiêu Đế lệnh cho Uông Ấn đến đạo Giang Nam là vì thu phục viện trưởng Chu Diễn của thư viện Thanh Vân, đồng thời thu hẹp sức ảnh hưởng của thư viện ấy, tiến tới thâu tóm lực ảnh hưởng của giới văn học đạo Giang Nam về triều đình.

Uông Ấn đã suy nghĩ về việc hoàn thành mệnh lệnh của hoàng thượng như thế nào, thế nhưng hắn thật sự không ngờ Cố Tổ Phân sẽ nói như thế.

Lẽ nào hoàng thượng cũng lệnh cho ông ta thâu tóm giới văn học của đạo Giang Nam?

Thế nhưng Cố Tổ Phân là quan sát sứ đạo Giang Nam, nếu như hoàng thượng muốn ông ta khống chế giới văn học tại đây thì đã ra lệnh từ sớm rồi, đâu cần chờ đến bây giờ?

Trước đó bọn họ không nghe được tin tức gì, Yến Thiên Quân và Thẩm Hối ở Kinh Triệu cũng không nhận được tin, vậy rốt cuộc Cố Tổ Phân đã nhận lệnh từ lúc nào?

Diệp Tuy tiếp tục suy nghĩ về hàm ý trong câu nói của Cố Tổ Phân, nàng đang nghĩ ông ta có thật sự nhận mệnh lệnh của hoàng thượng và nghĩ đến biện pháp môn đệ thiên tử không.

Tôn Trường Uẩn đã nói về môn đệ thiên tử vào năm đầu Thái Ninh.

Khi ấy y đã kiến nghị Thái Ninh Đế tăng thêm cuộc thi đình sau thi hội trong lúc chọn sĩ tử trong khoa cử.

Quy định của thi đình là tất cả sĩ tử đều phải trình hành quyển cho hoàng thượng, hơn nữa hoàng thượng sẽ đích thân đọc chúng, cuối cùng chọn ra người xuất sắc nhất trong cuộc thi và ra làm quan.

Những sĩ tử đã trải qua kỳ thi đình và có thể ra làm quan chính là môn đệ thiên tử.

Biện pháp môn đệ thiên tử vừa được đưa ra đã đánh sâu vào chế độ tọa sư và môn đệ trong triều đình, cho dù gặp phải rất nhiều chỉ trích nhưng cũng tránh được khuynh hướng kết bè kết phái của các vị trọng thần.

“Bán Lệnh...” Diệp Tuy lại vội gọi, muốn nhắc nhở Uông Ấn xem trọng chuyện này..

Nếu mọi chuyện thật là thế thì lực ảnh hưởng của các thư viện đạo Giang Nam sẽ dần biến mất, điều hoàng thượng muốn cũng sẽ được hoàn thành.

Sau đó mệnh lệnh của hoàng thượng mà đại nhân đã nhận sẽ không thể hoàn thành, vậy thì sẽ ra sao đây?

Uông Ấn khẽ gật đầu với Diệp Tuy ra hiệu nàng không cần lo lắng, tiếp đó gọi Đường Ngọc đến và khẽ dặn vài câu. Đường Ngọc đi đến một bên khác của đài Cô Sơn, nơi tập hợp của các sĩ tử tham gia hội thơ Cô Sơn.

Lúc này Cố Tổ Phân vẫn chưa nói hết câu, ông ta không nhắc đến “môn đệ thiên tử” như suy đoán của Diệp Tuy mà chỉ cổ vũ các sĩ tử tham gia hội thơ dùng hết khả năng để không phụ sự kỳ vọng của thư viện, cống hiến cho nước nhà.

Bất kể Uông Ấn và Diệp Tuy nghĩ gì cũng như nguyên nhân khiến viện trưởng của các thư viện đột nhiên biến sắc, hội thơ Cô Sơn vẫn được tiến hành như thường, mọi người đều đang mong đợi sinh đồ của các sĩ tử thư viện trong hưng phấn và sốt ruột.

Thiệu Lan - Thiệu sư huynh đứng đầu trong nhóm thư viện Thanh Vân, vừa liếc mắt liền thấy Tôn Trường Uẩn vì quá dễ để nhận biết y thông qua vẻ ngoài và khí độ.

Huống chi mấy hôm nay Thiệu Lan luôn nghẹn trong lòng vì nghĩ đến dáng vẻ không coi ai ra gì của Tôn Trường Uẩn, thề rằng phải tiêu diệt nhuệ khí của y trong hội thơ Cô Sơn này.

Tôn Trường Uẩn không phát hiện ánh mắt của Thiệu Lan, y đang nhíu mày nghĩ về lời truyền âm thầm lặng của Đường Ngọc.

Môn đệ thiên tử, Uông đốc chủ nói để sĩ tử Giang Nam trở thành môn đệ của hoàng thượng sau khi ra làm quan thì phải nói ra nhân lúc đang ở hội thơ này...

Không có thời gian để suy nghĩ nhiều, Tôn Trường Uẩn tiến vào giữa đài Cô Sơn. Tất cả sĩ tử đều xem cuộc so tài tại đây.

Quy trình thi đấu tại hội thơ Cô Sơn khá giống việc chọn tiến sĩ trong khoa cử với phạm vi nhỏ hơn, trong đó có thơ văn và sách luận. Ngoài ra, vì hội thơ Cô Sơn còn có tác dụng biểu diễn nên nó nghiêng về việc trình diễn tài năng hay tranh luận về nội dung thi trước mặt mọi người hơn.

Ví dụ, một người viết chữ đẹp có thể viết ngay trên đài Cô Sơn, đồng thời rạng danh vì điều đó, nói không chừng còn có thể trở thành giáo tập thư học trong thư viện Thanh Vân.

Việc tranh luận công khai càng trực tiếp hơn. Hằng năm, viện trưởng của các thư viện sẽ định ra một đề tài và để sĩ tử phát biểu ý kiến, qua đó thể hiện tài năng và phong cách của sĩ tử.

Bởi vì quan niệm của mỗi người không chia thành ưu hay khuyết nên cũng không xét ra thành tích cao hay thấp được. Tuy nhiên việc tranh luận trước mặt công chúng là quy trình quan trọng nhất trong hội thơ Cô Sơn vì nó cho thấy tầm mắt của sĩ tử có rộng hay không, khả năng suy xét có sâu hay không.

Trong những cuộc tranh luận tại hội thơ Cô Sơn, mỗi sĩ tử sẽ nảy mầm và hoàn thiện cái nhìn của mình, từ đó hình thành học thuyết riêng của mình.

Có lẽ Tôn Trường Uẩn là người bình tĩnh nhất trong số các sĩ tử, thơ văn và sách luận không khó với y. Sau gần nửa ngày thi đấu, tác phẩm của y ở cả hai mặt đều nhận được sự khen ngợi của viện trưởng các thư viện đạo Giang Nam, vượt mặt đám sĩ tử thư viện như Thiệu Lan và đoạt được vị trí thứ nhất.

Tôn Trường Uẩn không vui mừng là bao với kết quả này, y có niềm tin rất lớn với bản thân mình.

Điều y quan tâm hơn là đoạn tranh luận công khai, y phải nhân dịp này để đưa ra bốn chữ “môn đệ thiên tử”.

Sau khi nghe đề tài tranh luận công khai, Tôn Trường Uẩn không kìm được nở nụ cười nhẹ.