Tuổi Thơ Dữ Dội

Chương 11: Phần thứ tư (3)




15

Làm nhiệm vụ đi trước dò đường (mà Tư-dát thích gọi là xích hầu) từ cầu Ván làng Mậu Tài đến cầu Bao Vinh, Tư-dát không gặp qua một trạm kiểm soát, một tên lính Bảo vệ quân hoặc cảnh sát nào. Lúc đầu nó có vẻ ngạcnhiên, tự hỏi: “ơ! tụi hắn chết rấp mô hết rồi?“.

Nhưng nó sực nhớchiều hôm nay là chiều thứ bảy. Nó à một tiếng ngoác miệng cười. rứa màquên mất, Giờ ni chắc cha con tụi hắn đã về đi la-mát với vợ con cả rồi. Ði mần mật thám cho Tây kiếm ba miếng bơ thừa sữa cặn, có mô mà tíchcực như mình đi mần cách mạng?” Tư-dát nghĩ vậy và lơ là dần nhiệm vụxích hầu. Thế rồi, càng đi gần về Huế nó càng bị cuốn hút vào cái thúsay mê bắn chim. Phải công nhận nó quả là thiện xạ. Vừa đi xích hầu vừabắn mà nó hạ được bốn con chào mào và một con cu gáy, buộc chân xách một xách lủng lẳng. đấy là chưa kể một con bói cá và một con chim gáy rơiquá xa đường cái, nó không dám bỏ quên nhiệm vụ chạy đi nhặt. Suốt đọcđường nó cứ xuýt xoa tiếc mãi.

Lúc Tư-đát đi qua quán cà phê. Nguyễn Trì cũng nhìn thấy nó, nhưng nhìn xâu chim nó xách nhiều hơn.

Hắn định gọi vào hỏi mua, nhưng nhớ đến công chuyện đang chờ, nên thôi.

Say men thắng lợi, Tư-dát mắt cứ nghếch lên các ngọn cây tìm chim. Ði đếncây mù u có tên An ninh đứng dựa lưng rình, nó phát hiện thấy con cuxanh đậu khuất trong vòm lá ngọn cây. Trống ngực nó nện thình thình. Mặt nó bạc trắng đi vì hồi hộp. Nó cúi lom khom, thận trọng rón rén từngbước một, đến sát gốc cây tìm chỗ bắn thuận tiện. Mắt nó bị hút chặt vào cu xanh trên cao, nên chẳng chú ý gì tới cái thằng người mặt mũi khảnghi đang đứng sát ngay bên cạnh- nó nói lào thào, không nhìn mặt tên An ninh:

Anh nhè nhẹ bước lui cho tui một chút, tui bắn con cu xanh trên ngọn kia.

Chính cái vẻ say mê quá quắt của nó đã làm cho tên mật thám không chút ngờvực- Hắn không ngờ cái thằng bé lẻo khoẻo lèo khoèo, mồ hồi mồ kê nhễnhại này chính là người mà hắn đã mất công rình rập suốt ba tiếng đồnghồ qua. Hắn bước lui hai bước nhường chỗ cho Tư-dát. Và trong khoảnhkhắc, hắn cũng quên béng cả công việc, căng mắt hồi hộp theo dõi cú bắncủa Tư-dát.

Tư-dát nghiêng nghiêng đầu giương súng cao su lên, kéo hết mức, mắt trái hơi nheo lại để lấy đường ngắm.

Phụt Viên sỏi bay vút lên ngọn cây Tên nhân viên An ninh nhảy lên kêu: Trúng cha nó rồi!

Con cu xanh nhào ra khỏi ngọn cây, lúng liếng chao đảo giữa khoảng khôngmột tí rồi bất ngờ lộn nhào rơi xuống đất, cách chỗ Tư-dát đứng khoảngmột trăm mét.

Chính lúc đó, Lượm xách bảy đòn bánh tét, lệch vai đigần đến quán cà phê. Nó nhìn hút theo Tư-dát đang chạy vồ chụp con chimvừa bắn được, bực bội nghĩ: thằng ni bậy quái Mải bắn với biếc, chẳngcòn chú ý chi tới nhiệm vụ“.

Nguyễn Trì vừa nhác thấy bóng Lượm điđến, hắn mừng run cả người. Bước ra khỏi cửa quán cà phê, hắn đứng chắnngang giữa đường- Khi Lượm chỉ còn cách dăm ba bước chân, một tay hắnthọc túi quần một tay lột kính râm. Hắn trừng mắt, gằn giọng hỏi Lượm:

- Mi đã nhận ra tao là ai chưa?

Lượm đứng sững lại? buột miệng gọi:

- Nguyễn Trì!

- Phải. đúng là ông nội mi đây!

Chỉ một loáng Lượm vụt hiểu ngay cái thằng quản lý cũ mình đã cho vô tù một lần vì tội ăn cắp gạo của Vệ Quốc đoàn này định làm gì mình. Nó quayngoắt lại, co giò định chạy. Nguyễn Trì nhào tới thộp cổ áo nó giậtngược lại. Hắn rút súng dí sát trán Lượm quát:

- đứng im Mi mà chạy tau bắn bể tan óc mi ngay.

Những người đang uống trong quán cà phê, thấy chuyện lạ đổ xô ra xem. Hai tên nhân viên đi động từ xa cũng nhào tới, trong tay lăm lăm khẩu súng.Lượm thấy cơ sự hỏng mất rồi, không còn cách gì thoát được nữa. Chính nó cũng tự lấy làm ngạc nhiên không thấy sợ hãi lắm như từ trước đến naynó vẫn tưởng trong hoàn cảnh này. Nó nghĩ ngay đến Tư-dát: Tư-dát đang ở đằng kia, lớ ngớ có thể bị bắt theo mình. để đánh lừa cả bọn mật thám,nó ngoái mặt về phía cầu Bao Vinh, la to:

- Tau bị mật thám bắt rồi Chạy đi Tư-dát ơi!

Nguyễn Trì đấm một cú như trời giáng vào giữa mặt Lượm. Nó ngã dúi, máu mũi ộc ra. Hai tên di động bẻ quặt cánh tay Lượm, gối thúc vào lưng. Một tênrút đoạn dây điện thoại trong túi quần trói Lượm. Phía đầu cầu Bao Vinhcó một tốp con nít bán đậu phụng rang, kẹo gừng, đứng lố nhố trước cáitiệm bán bún bò giò heo- Nguyễn Trì hất hàm về phía tụi con nít, bảo hai tên nhân viên di động:

- Chạy mau lại tóm cổ tất cả cái tụi bán kẹogừng đậu phụng rang kia lại đây cho tau. đứa nào chạy cứ việc bắn quècẳng. Tội vạ đâu tau chịu!

Hai tên mật thám cầm súng lăm lăm, chạy ào đến phía cầu Tụi con nít từ xa nhìn lại, nháo nhác chưa hiểu chuyện gì. Một thằng bỗng kêu lên- “Hai anh tê định đến bắt tụi mình bay ơi!“. Thế là tất cả té tác bỏ chạy làm đổ tung tóe ra đường nào đậu phụng rang,nào kẹo gừng...

Tư-dát nhặt được con chim cu xanh vừa bị nó bắn hạ,đang mải vạch vạch lông bụng coi đạn trúng chỗ mô, thì chợt nghe tiếngLượm kêu thét đằng sau. Nó quay lại, thấy Lượm đã bị trói giật cánh khỉ, xung quanh người đứng lố nhố. Nó hoảng sợ đến không nhúc nhích được tay chân. Xâu chim cầm trong tay rơi bịch xuống đất.

Thấy đám người đềumải nhìn về phía cầu Bao Vinh Tư-dát hơi hoàn hồn, bước thụt lùi mấybước. Gặp một con đường ngang, nó rẽ luôn, chạy biến.

Lượm làm như bị trói quá đau, thả nhẹ đầu bánh tét xuống đường. Nó dạng hai chần nhưmuốn che khuất để một người nào đó tưởng bánh thật, lén xách đi. NhưngNguyễn Trì cúi ngay xuống, xách xâu bánh lên. Nhẹ bỗng.

Hắn mở lạttháo tung ra một đòn. Cả mấy trăm tờ truyền đơn xổ xuống mặt đường,trắng xóa. Những người đứng xem dạt hết ra chung quanh, _ một vài ngườicúi lén nhặt- Nguyễn Trì liếc đọc qua một tờ. Cái bản mặt bầm tím mụntrứng cá, càng tối sầm lại vì căm tức. Hắn đấm liên tiếp vào mặt Lượmgầm ghè:

- Gớm thiệt! Gớm thiệt!

Lượm ngã sấp mặt xuống đường. Những người đứng xem phải quay mặt đi không dám nhìn. Họ tản đi rất nhanh vì sợ liên lụy.

Hai tên nhân viên di động trở lại, điệu theo một thằng bán kẹo gừng, trạcmười hai, mười ba tuổi. Thằng bé chỉ đứng đến ngang tai Lượm, đầu nhỏnhư đầu chim, đội cái mũ phở méo mó, lỏng lẻo, úp sụp xuống che kín cảmắt nên chốc chốc nó phải đưa tay đẩy vành mũ lên cao. Hai vai nó hẹpmột mẩu, cánh tay, cẳng chân gầy và thẳng đuỗn như que diêm. Nó mặc cáiáo sơ mi đà cộc tay và cái quần đùi xanh đã cũ nhưng vẫn còn lành lặn-Nó đeo trước bụng một rá kẹo, còn đầy, trên rá đậy cái mẹt lật ngửa, đểchừng chục cái kẹo làm hàng mẫu. Nhìn cái dây đeo rá kẹo cũng đủ biết nó là đứa bán kẹo gừng chuyên nghiệp. Cái dây gai bện rất khéo đen bóng vì mồ hôi tay.

Chỗ đeo vào cổ được lót thêm một miếng da cũ.

Nó bịbắt vì chạy chậm nhất, hai tay lại còn bận ôm giữ rá kẹo cho khỏi đổ. Nó ngơ ngác, khiếp đảm, không hiểu tại sao mình bị bắt. Nó mếu máo khóc hu hu, van lạy hai tên An ninh.

- Em lạy các anh trăm lạy, các anh tha cho em!

Hu.-.hu.. hu.

- Ði! Một thằng đá phốc vào mông nó làm nó suýt ngã chúi về đằng trước. về phòng tra tấn rồi tha hồ mà khóc.

Ba thằng mật thám dong Lượm-sứt và thằng bán kẹo gừng về phía bến đò qua sông Hương.

Gương mặt lượm sưng húp, nhoe nhoét bụi đất và máu. Nó liếc nhìn thằng bánkẹo gừng đi bên cạnh lòng không khỏi mừng thầm. “Tội nghiệp“. Nó nghĩbụng:

thằng ni vô phúc phải thế mạng anh Tư-dát đây. May quá, rứa làanh Tư-dát trốn thoát. Không biết hắn có khôn ngoan, chạy ngay về Vĩ Dạbáo cho anh đồng-râu biết để dời địa điểm“. Suốt dọc đường, nó cứ bănkhoăn tự hỏi: “Tại răng thằng Trì lại biết mình đi qua đây để chặn bắt!Ai làm lộ?...“. Một mối ngờ vực bỗng loé lên trong óc nó: “Nguyễn Trìhồi ở Trung đoàn bộ là anh nuôi của thằng Kim... hay là...“.

Người ở các nhà dọc phố lấp ló ở cửa nhìn ra. Có mấy ả gái điếm cười toe toét hỏi ba tên mật thám:

- Hai cái của nợ nó mắc tội chi mà các anh bắt trói dữ dằn rứa?

Nguyễn Trì vênh mặt, chỉ Lượm nói với mấy ả:

- Việt Minh đầu sỏ đó các em ơi? đánh Hộ Thành, rải truyền đơn, ám sát lý trưởng, là chính nó đấy. Nó là tay chân đắc lực của cái thằng râu riaxồm xoàm bị các anh bắn chết dưới Vĩ Dạ trưa ni, đang phơi xác ở đầu Ðập Ðá đó.

Ðang đi Lượm bỗng đứng sững lại. Trời đất như bỗng tối sầmtrước mắt nó. Ðôi môi dập nát tái nhợt, run rẩy như muốn kêu lên mộtđiều gì mà không sao kêu được.

Ðầu óc Lượm choáng váng như bị nện một báng súng đúng giữa đinh đầu. Nó phải gắng gượng hết sức mới không téxỉu xuống mặt đường.

16

Trận đột kích đồn Hộ Thành chỉ là một trận đánh nhỏ nhưng tiếng vang và ảnh hưởng của nó trong nhân dần thành phốHuế và cả tỉnh Thừa Thiên rất lớn:

Bởi vậy việc phát hiện được tổquân báo nội thành của Trung đoàn chủ lực Thừa Thiên làm cho bọn giặchết sức hý hửng. Chúng phóng đại kết quả và tuyên truyền rùm beng đểchống lại ảnh hưởng của trận đánh.

Dân chúng thành phố Huế hết sứcquan tâm và bàn tán xôn xao về vụ bắt bờ những đội viên quân báo. Nhiềungười kéo đến Ðập Ðá để nhìn xác anh đồng-râu. Sau hai ngày hai đêm phơi sương phơi nắng, xác anh trương phù và đen bầm, nom hết sức ghê rợn.Nhiều người phải quay mặt đi vì không nén nổi nước mắt. Họ nghiến răngcăm hờn nguyền rủa hành động bạo ngược của quân cướp nước và bán nước.

Suốt mấy ngày liền, báo Bình Minh liên tục đăng tin về vụ bắt bớ này. Bọn trẻ bán báo ôm nhũng cặp báo, rao inh ỏi cả thành phố.

Chẳng mấy chốc những cái tên Ðồng-râu, Lượm-sứt, Kim-điệu, Tư-dát được cả thành phố nhớ và thuộc.

Tiếng rao báo vẳng đến tận phòng tạm giam của ty An ninh, nơi Lượm và thằngbé bán kẹo gừng cùng với hơn ba chục người tù khác đang bị tra tấn chếtđi, sống lại.

°°°

Phòng tạm giam của ty mật thám An ninh vốn làdãy nhà bếp một công sở cũ của ủy ban cách mạng Thành phố Huế. Công sởnày, sau ngày chiếm đóng Huế, chúng biến thành cơ quan ty An ninh.

Dãy nhà bếp nằm cách ngôi nhà chính cái sân rải đá dăm, dài và hẹp. Cuốisân là khu vườn rộng cỏ dại mọc lút người, bao quanh tường cao cắm mảnhchai. Bấu vào tường ở góc vườn là dãy nhà xí.

Khu nhà này trong suốtthời gian quân ta bao vây Huế hoàn toàn bị bỏ trống nên hoang phế, tiêuđiều và hết sức bần thỉu. Bọn ty an ninh chỉ mới dọn dẹp qua loa. Dấutích tiêu điều hoang phế vẫn còn in đậm khắp nơi, từ trong nhà ra đếnsân, vườn.

Phòng tạm giam rộng chừng hai mươi lăm mét vuông, nền gạch vở nát, tường và mái ngói bồ hóng bám đen kịt, đóng thành cục thành hòn trên rui mè xà gỗ. Ba phía tường xây kín mít, phía cửa ra vào, ngoàilớp cửa cũ, chúng ốp thêm mấy cánh cửa lớn bằng gỗ lim dày có thêm sắttán đinh (chúng dở từ một nhà kho nào đó). Chúng chỉ thừa một khoảng vừa người qua lọt và đóng mở bằng tấm cửa chấn song sắt, quấn hai vòng xích lớn với cái khóa bằng nắm đấm. Nhìn toàn cảnh, phòng tạm giam hao haogiống cái chuồng nhốt thú dữ.

Trong cái chuồng kiên cố, tối tăm, nhớp nhúa ấy, chúng nhốt hơn ba chục con người. Quá nửa là thanh niên, sốcòn lại trạc trung niên, một ông già và bây giờ thêm Lượm và thằng bánkẹo gừng mà chúng cứ gọi bừa là Tư-dát.

Hầu hết số người này chúngbắt được trong các trận vây ráp ở nhiều địa phương trong tỉnh. Chúng đưa về đây để tra tấn, lấy cung. Không một người nào mặt mũi còn lành lặn.Mắt họ sưng húp, má tím bầm, môi sưng vều dập nát, răng gãy, tai rách,áo quần rách tướp... Họ nằm chen chúc trên nền gạch thủng vỡ, lồi lõm.Người lót mảnh bao bố, người manh chiếu, hoặc tờ báo. Nhiều người nằmtrần trên nền gạch ướt nhơm nhớp. Thinh thoảng họ lại hứng một trận bụimưa bồ hóng từ trên mái nhà rơi xuống nên ai nấy như được sơn quét nhọnồi.

Trong số ba chục người, có ba người bị đòn nặng nhất.

mộtthanh niên trạc ngoài hai mươi tuổi dáng dấp học trò, một người đàn ôngđã đứng tuổi, râu quai nón, mặc bộ áo quần xanh lấm lem dầu mỡ, dángchừng là thợ máy, và người thứ ba là Lượm.

Anh thanh niên và ngườithợ máy bị đưa về đây đã hơn một tháng. Cứ vài ngày họ lại bị gọi lênphòng tra tấn. Và mỗi lần trở về buồng giam người họ ướt sũng như vừavớt dưới sông lên. Họ không lết nổi một mình, phải có hai tên An ninhxốc nách dìu về. Chúng xô họ ngã dúi vào buồng giam rồi đóng ập ngay cửa khóa lại. Ngã thế nào họ nằm nguyên thế đó, bất động hằng tiếng đồnghồ, nước trên người rỏ xuống đọng thành vũng, loang ướt cả những ngườinằm bên cạnh.

Cả buồng giam không ai biết được họ mắc tội gì mà bịtra tấn đến thế. Chỉ biết qua những tiếng quát tháo gầm gừ của bọn mậtthám từ buồng tra tấn vẳng xuống, thì hình như chúng tình nghi họ làtrưởng ban ám sát. Buồng tra tấn lấy cung cách đó không xa, tiếng bọnchúng quát hỏi, tiếng đòn nện, tiếng kêu la đến lạc giọng của người bịtra vẳng xuống buồng giam rõ mồn một.

- Tụi bay gọi tụi tao là Việt gian? ừ thì Việt gian!

Chừ Việt gian đánh Việt ngay đây? Huỵch' Huỵch! Hự?

Hư! Có khai không- Gan hả? - Câu quát tháo này ngày nào chúng cũng lặp đilặp lại gần như một thứ kinh nhật tụng. Hình như bọn bán mình cho giặccũng cảm thấy hổ thẹn trước những người kháng chiến, nên chúng phải lấysự trâng tráo, tàn bạo để che lấp nỗi hổ thẹn.

Lượm mới được đưa vềđây ba hôm. Hôm đầu tiên, nhìn Lượm bước ra khỏi buồng giam, theo tênlính ',Bê-vê-cu” cao to mang súng, đi qua cái săn hẹp rải đá dăm mọingười tự nhiên thấy ruột thắt lại- Họ đều nghĩ rằng sắp phải nghe tiếngla hét đau đớn, tiếng van khóc thương tâm của chú bé trạc tuổi em, tuổicon cháu họ ở nhà. Họ co rúm người, chờ đợi giây phút cực hình. Phảinghe tiếng kêu la xé ruột của một đứa con nít đang cái tuổi chơi bi,chơi đáo mà bị búa đinh dần vào mắt cá chân, bị roi da xé tướp thịt, bịthúc đầu gối vào ngực, vào bụng cho đến trào máu. Quả là một cực hìnhđối với những người lớn tuổi.

Nhưng mọi người như bị hẫng Họ không nghe tiếng chú bé kêu la. Chỉ nghe tiếng quát hỏi, gầm rít hung tợn của tên võ sĩ Năm ngựa.

- Ai dẫn đường cho tụi Việt Minh đánh đồn Hộ Thành?

- Tụi nó hiện chừ núp ở mô?

- Súng đạn tụi hắn giấu ở mô?

- Mi liên lạc với những ai trong thành phố? Tên chi?

Nhà ở mô?

Sau mỗi câu hỏi là tiếng những cú đấm, cú đá, tiếng thân người ngã vật xuống nền xi măng.

- Lấy búa đinh nện vào mắt cá chân cho tao?

- Phang đúng vào giữa gan bàn chân!

- Xối nước vô!

Vẫn không nghe thấy tiếng thằng bé đáp lại hoặc kêu khóc. Mọi người đoánchừng, tụi chúng chỉ quát tháo doạ nạt vậy thôi, có đánh cũng đánh đấmtát tai, chứ tay chân nào mà nó khảo tra con nít.

Khoảng một giờ sau, cửa buồng giam mở, tên cai ngục xốc nách Lượm xô dúi vào, chửi:

- Ông nội mi! Mi đã muốn ra gan thì mi còn chết.

Cả những người đang nằm cũng bật vùng dậy, lết xúm đến quanh Lượm. áo quần nó ướt sũng nước, cặp môi sưng vều, khóe mắt chảy dài hai vết máu;khuôn mặt tím bầm như quả bồ quân; hai mí mắt húp lên không mở ra được;hai mắt cá chân như hai quả trứng xanh tím máu máu đọng; gan bàn chân đỏ hỏn. Họ bế nó lên, cởi áo quần ướt ra. Nó bật rên đau đớn như bị lộtda. Tấm lưng bé nhỏ ôm tròn những làn roi tím sẫm.

Nhiều người quên phức cả tụi mật thám có thể đang nghe ở bên ngoài, căm phẫn kêu lên:

- Ui chao! Con nít mà họ tra khảo đến nước ni thì không biết họ là cái giống chi!

- Chắc họ không con, không cái! Toàn đồ tuyệt tự cả.

Người lộ vẻ xót xa, uất ức hơn cả là một ông cụ khoảng trên dưới bảy mươinhưng dáng bộ khí sắc còn quắc thước. Ðầu quấn khăn nhiễu tam giang tócbúi tó củ hành, râu ba chòm tiêu muối dài gần chấm ngực, mặc áo đoạn năm thân bằng thao nhuộm đà. Suốt ngày cụ ngồi xếp bằng ở một góc buồnggiam, từ bi từ tại, như tham thiền nhập định. Nghe đâu cụ bị bắt vì cóhai con trai là cán bộ Việt Minh cao cấp.

Cụ ngồi sát bên Lượm, đưa bàn tay khô héo nhăn nheo, sờ nắn khe khẽ những vết đánh tím bầm trên mặt nó.

Nước mắt cụ tự nhiên ứa ra, lăn dài trên đôi gò má hóp, chui biến vào chòm râu bạc tiêu muối. Cụ nâng vạt áo lên chùi mắt, hỏi:

- Chớ họ vu cho cháu tội chi mà họ đánh đập cháu dữ ri? Lượm mấp máy cặp môi sưng vều, yếu ớt trả lời:

- Dạ họ nghi cháu là tình báo, liên lạc của Việt Minh.

- Răng cháu không nói với họ: Tui nhỏ ri thì đã biết cái chi mà vu cho tui là tình với báo?

- Dạ không chối được- Họ bắt cháu có cả truyền đơn Việt Minh. - Dại quácháu ơi! Thì cháu cứ nói là thấy giấy rớt giữa đường, tui không biết mới lượm chơi.

- Nhưng cháu mang cả ngàn tờ lận.

Cả buồng giam đều phải phì cười. ông cụ cũng mếu máo cười.

- Giỏi! Giỏi? - ông cụ tự nhiên buột miệng khen. - ừ mang cả ngàn tờ thì khó chối thiệt!

- Cháu cũng không thèm chối. Làm thì nhận chớ sợ chi mà phải chối, ông!

- Nhưng đã nhận rồi thì việc chi họ còn đánh? - Anh thợ máy hỏi chen vô.

Họ còn bắt tui phải khai: liên lạc với ai, tên chi, ở mô. Bắt khai rứa thì làm răng mà khai được.

Bên ngoài song sắt cửa bỗng có tiếng nạt:

- Ai cho phép tụi bây được xúm xít nói chuyện với hắn?

bay không biết hắn là loại Việt Minh nguy hiểm à? Bay muốn ăn [bad word] bò chắc?

Mọi người giật bắn, ngẩng nhìn. Bản mặt to bè của thằng cai ngục với cáimũi sần sùi, bằng nắm đấm cặp mắt trợn ngược, áp dính vào chấn song sắt:

ông cụ nói:

- Thấy cháu nó nhỏ dại mà bị đòn đau quá, chúng tôi thương tình săn sóc cháu, chứ có chuyện chi mô.

Nhỏ? - Cai ngục nhếch miệng, gằn giọng. - Nhỏ rứa chứ tụi tao mà ngó lơ mộtcái là hắn chồm lên cứa cổ tụi tao ngay! Tản ra! Bay mà còn xúm lại vớihắn, đừng có trách tao là ác. - Lượm nằm nghiêng mặt ngoảnh ra phía cửa- Nó cố mở hé mắt nhìn xéo lên mặt tên cai ngục. Cặp môi sưng vều nhưcũng nhệch cười: “ Mi nói rứa mà e coi bộ đúng đó!“. Nó lẩm bẩm nói vậy, không thành tiếng.

Ðược hai hôm chúng lại xuống xốc nách Lượm lôilên phòng lấy cung. Lần này trở về khắp thân hình Lượm không còn một chỗ nào không có lằn roi rướm máu.

Ðể “thằng đánh đồn Hộ Thành” (chúnggọi Lượm như vậy) có thì giờ hồi lại trận đòn cũ, trước khi hỏi cungtiếp, bọn an ninh gọi đến thằng bé bán kẹo gừng, “một trong mấy tên taychân lợi hại của đồng-râu“.

Thằng bé bán kẹo gừng bị bọn di động viên giải cùng với Lượm về ty An ninh. Khi bước qua cái cổng có hai cánh cửa sắt lớn với thằng bảo vệ quân cầm súng đứng gác, hai trụ cổng đội tấmbiển đề: Ty An Thừa Thiên.

Lượm ngoảnh nhìn thằng bán kẹo gừng gầygò, ngơ ngác, lủi thủi đi sát bên mình, tay bị trói bằng dây điện thoạiliền vào tay mình. “Thiệt là chuyện cắc cớ” - Lượm nghĩ nhanh như ngườiđang bơi giữa sông, hắn như thanh củi rêu đang trôi, tự nhiên vướng vàongười mình rồi mắc cứng vô luôn? Không biết rồi đây hắn có gở ra được mà trôi đi không? Thằng Tư-dát mà biết chuyện ni thì chắc hắn phải cườiđến nứt lòng bóng mà chết”' Từ hôm vào đây Lượm vẫn nằm chung với nótrên một manh bao tải rách ở góc trong cùng buồng giam. Mảnh bao tải làcủa người đàn ông có dáng dấp thợ máy cho.

Ðêm đầu tiên, hai đứa lúihúi lấy tay phủi bụi rác-trên nền gạch, dọn chỗ nằm. Anh thợ máy nằm ởgóc đàng kia đưa mắt nhìn chúng. Anh chợt nhổm dậy rút cái bao tải đanglót dưới lưng lấy mảnh dao cạo giấu dưới hòn gạch, cắt làm đôi, quẳngcho hai đứa một nửa- Anh lại nằm vật xuống, không nói một tiếng, hai tay ôm lấy bụng- Sáng hôm đó anh vừa bị đòn hỏi cung.

Ba ngày đêm nằm chung với nhau- Lượm mới có dịp nhìn kỹ “thanh củi rều“.

Nó teo tóp quắt queo như một thân cây non bị đem phơi nắng. đầu nó nhỏ như đầu chim cái mũ phở cứ xoay tròn trên đầu như chong chóng. Chốc chốc nó lại đưa tay chộp mũ như sợ gió thổi bay. Da mặt nó xanh bủng xanh beo,cặp mắt nhỏ mà dài như hai vết nứt. hơi hiêng hiếng, Nó có cái nhìn lénlút sợ sệt, nhẫn nhục chịu đựng - cái nhìn của những con vật nuôi trongnhà, thường xuyên bị hàng hạ, đánh đập.

Lúc bị bắt, rá kẹo gừng củanó còn đến hơn một nửa, trên rá đậy cái mẹt lấm tấm bột trắng. Hôm đầutiên, khi tên cai ngục cởi trói cho nó và Lượm mở cửa đẩy hai đứa vàobuồng giam, nó cứ đứng sững ở gần cửa, hai cánh tay vòng ôm khư khư rákẹo như sợ bị ai giật mất. Nó bất chợt òa khóc rất to. Nước mắt nước mũi chảy lầm lòa lầm lện. Lúc ấy cả buồng giam mới biết nó cùng chung sốphận với họ. Lượm thấy nó khóc thảm thiết quá liền nổi cáu vì ngượng với những người xung quanh đang chăm chăm nhìn mình. “Không chi thì nó cũng bị bắt cùng với mình. Nó khóc làm xấu hổ lây cả mình - Lượm nghĩ vậy“.

Lượm ẩy nhẹ thằng bé kẹo gừng, nói như gắt:

- Việc chi mà mi khóc- Có khóc hết hơi thì người ta chẳng tha mô. đi vô chỗ góc tê, tìm chỗ mà nằm nghỉ cái cho khỏe còn hơn!

Lượm len qua những người đang nằm ngồi ngang dọc, đi vào chỗ còn trống ở góc trong cùng, dọn dẹp chỗ nằm cho cả hai đứa.

Lượm kéo tay nó ngồi xuống bên cạnh nói:

- Thôi mi đừng khóc nữa- Nằm xuống đây mà ngủ đi một giấc. Rồi sáng mai xin người ta tha cho về, khóc làm chi thêm tốn hơi.

Thấy hai tay nó vẫn ôm khư khư rá kẹo -đeo trước bụng, Lượm gắt:

- Mi cởi ra rồi để lên phía đầu nằm tê. Ai người ta lấy mà cứ ôm kè kè.

Nó nhìn Lượm vẻ sợ sệt, nghi ngờ, không biết có nên nghe theo hay không.

Thì kệ mi. Cứ ngồi đó mà ôm lấy rá kẹo cho đến sáng mai. Lượm ngả lưngxuống tấm bao tải, ngoảnh mặt vô tường- Ngồi mãi cũng mỏi, thằng bé bánkẹo gừng đành phải cởi rá kẹo, sẽ sàng đặt lên phía đầu nằm, nằm co quắp sát bên Lượm.

Sáng hôm sau vừa choàng tỉnh dậy, hai tay nó đã chấp ngay lấy rá kẹo. Nó mở cái mẹt đậy, nhìn và kêu lên, giọng sợ hãi:

- Ui chao ơi! Kẹo chảy nước hết rồi!

Nó có vẻ sợ rá kẹo chảy nước hơn cả việc bị bắt vào tù.

Cả ngày hôm đó nó chỉ ngồi xắm nắm sửa sang rá kẹo- Nó vét bột áo dưới đáy rá, bốc bỏ lên cái mẹt bột áo và cẩn thận xếp ra một góc. Bàn tay nómới khéo léo, thành thục, tỷ mẩn làm sao! Bột và nước kẹo chỉ định tíchút ở chót mấy đầu ngón tay. Lượm ngồi dựa lưng vào tường, nhìn nó ngồi dạng hai cẳng chân như hai ống quyển, làm mầu làm mè cho những viên kẹo mà phải phì cười.

- Mi sửa sang làm chi cho mệt! - Lượm nói- - Trước sau rồi cũng chảy nước hết thôi.

- Trưa ni là tui bán hết chứ dại chi để cho chảy nước.

Nó nói không ngẩng lên, bàn tay vẫn thoăn thoắt áo bột cho kẹo, môi mấp máy đếm số kẹo.

- Mi bán ở mô mà bán hết mau rứa?

- Tui chi đi một vòng từ cửa Thượng Tứ xuống chợ đông Ba, vòng qua cầu Gia Hội rồi vòng về cầu Ðông ba cũ là hết, chớ khó chi?

- Nhưng lở người ta không thả mi ra, giam mi cả tháng thì làm răng?

Nó hoảng hốt nhìn Lượm, bàn tay đang lăn kẹo sững lại giữa mớ bột.

- Ui chao ôi! Rứa thì chết tui!

- Chết cóc khô chi! Chảy nước thì đem ra ăn quách.

- ăn? Có mà tui muốn chết! - Nó trề môi vẻ chế giễu khinh khi câu nói dại ngộ của Lượm- - Anh cứ làm như là kẹo của cha mạ mình sai mình đi bánkhông bằng? Tui mà để cho kẹo chảy nước chiếc mô là mấy roi quăn môngđít chiếc nớ.

- Rứa mi đi bán kẹo cho ai?

- Bán cho mụ Cả Lễ, chủlò kẹo gừng, kẹo đậu phụng, kẹo kéo ở Bao Vinh, anh không biết à? Tui ởcho mụ. Mụ giao cho tui mỗi ngày phải bán cho hết năm trăm kẹo.

Sángđi, tối về, phải đem nộp đủ cả vốn cả lời- Thiếu một xu là mụ bắt nhịnđói. Mụ chửi cho lút mặt lút mũi. “Mụ tổ tiên cha mi“. - Nó nhại giọngchửi. - “Mi bán không có lời thì ra ngoài bờ sông xúc cứt mà ăn- Bàchẳng có cơm mô mà cho mi hốc để mi đi chơi-.. ơi...ơn“. Gặp phải ngàymưa ngày gió, lỡ để kẹo chảy nước, bán ế, thì cứ việc nằm dài sấp mặttrật khu ra mà ăn roi mây. Rứa đó, có giỏi cứ để cho kẹo chảy nước màăn...

Nó kể với giọng dửng dưng, như đã quá quen với tất cả những cái đó. Câu chuyện của nó lâm cho cả buồng giam chú ý. Anh thanh niên códáng dấp học trò hỏi:

- Rứa cha mẹ em mô cả?

- Cha mẹ em chết hếtnăm đói rồi. Em phải đi ăn mày ở ngoài chợ đông Ba. Một bữa, mụ nớ đichợ gặp hỏi chuyện rồi đem em với hai đứa nữa cũng bằng em về nuôi.

Mụ bắt tụi em đi bán kẹo gừng kẹo đậu phụng cho mụ.

Nó trả lời, giọng không lộ chút buồn thương, đưa mấy ngón tay lên miệng mút mút chỗ mật và bột đính.

Lúc đầu Lượm nhìn nó với cái nhìn vừa thương hại vừa ác cảm. Con nít mà nom nó dễ ghét thế nào ấy! Cặp mắt thì lấm la lấm lét, dáng bộ thì co rorun rẩy như con chó đứng trước cái gậy giáng cao của chủ. Nhưng sau khinghe nó kể chuyện; Lượm thấy lòng se lại. “Kể nó cũng khổ và tội nghiệpthật!” - Lượm nghĩ bụng- Chỉ nhìn nó săn sóc cái rá kẹo gừng, mút mấyđầu ngón tay dính mật bột với vẻ đói khát thèm thuồng Lượm đã hình dungkhá rõ sự độc ác của mụ chủ khốn nạn của nó. Lượm hỏi:

- Mi tên chi?

- Thúi. Trước tui tên là Thơm, nhưng mụ chủ chửi: “Mi như bãi cứt khô năm nắng mà đòi là Thơm!” Rồi mụ cải tên tui là Thúi. ai gọi tên tui làThơm là mụ đè tui ra mụ đập.

Anh thanh niên bị tình nghi là trưởng ban ám sát buột miệng chửi:

- Tổ cha cái loại người nớ phải cho đạn găm vô óc, để sống làm chi cho nhớp đất!

- Mi mấy tuổi rồi?

- Mười hai.

ông cụ đang ngồi từ bi từ tại, lắc đầu chép miệng:

- Thằng cháu nội ông ở nhà lên mười mà còn cao to phốp pháp hơn cháu.

Nó ngước cặp mắt nhỏ như hai vết nứt nhìn ông cụ, nói:

- Cháu được ăn mỗi bữa có hai chén cơm lưng lưng với muối mè mặn chát,không ngày mô roi không quất lên đầu lên lưng thì lớn làm răng được ông!

Lượm nhìn rá kẹo gừng, nói với nó:

- Chưa chắc hôm ni người ta thả mi ra, mà ngó ra chỉ đến sáng mai là kẹogừng chảy nước hết. Rứa thì mi nhờ các anh các bác ở đây mỗi người muacho một ít.

Không đến lúc thả ra, không bán được xu mô cho mụ chủ thì mi chết...

Cả buồng giam nhiều người cùng nói:

- ừ, đưa lại đây tao mua cho mấy đồng.

Nhiều người lần cạp quần, móc túi áo lấy tiền.

Anh thợ máy cười nói:

- Nhưng chú mình phải giả bộ như đang bán ngoài phố ấy đeo rá vô cổ, rồi đi quanh mà rao...

Nhiều người hưởng ứng:

- Ðúng, đúng? Phải rao cho thiệt hay thì sẽ mua hết rá kẹo. Không thì thôi!

Vẻ mặt thằng Thúi vụt tươi hẳn lên. “Hơ hớ? Bị bắt vô tù mà lại hóa hên!Nó mừng rơn nghĩ bụng. Bán ở đây chẳng lo đứa mô tranh mất khách củamình“. Nó yếu, bán hàng thường bị những đứa khỏe hơn ăn hiếp, tranh mấtkhách.

Nó đứng ngay dậy, chụp cái mũ phở lên đầu, đeo quai rá kẹo gừng vô cổ, rao khe khẽ:

- Ai kẹo gừng đê... ê... ê...

- Phải rao to như lúc rao ngoài phố ấy, - nhiều người cười nói. - Rao nhỏ trong cổ rứa, ai biết mi bán cái chi mà mua.

Thằng Thút sợ sệt nhìn ra cửa:

- Nhưng lỡ họ nghe tiếng họ đập chết?

- việc chi đến họ mà họ đập? - Anh thanh niên nói. - Ði bán kẹo gừng chứ có mần trưởng ban ám sát mô mà lo họ đập?

Ðược cả buồng giam khuyến khích, thằng Thúi cất cao giọng rao to:

- Ai ăn kẹo gừng đê-..ê..-ê Kẹo gừng nóng mới ra lò...

Ngọt như đường cát, mát như đường phèn én... én... đê ê!

Giọng rao nó quả là tuyệt, lanh lãnh trong veo, ngân nga và vang rất xa. Cáicảnh tranh tối tranh sáng buồn bã ảm đạm, nhớp nhúa của buồng giam nhưbỗng tan biến bởi giọng rao lảnh lói của nó. Nhiều người nhắm mắt lại,tưởng như đang đứng trên một đường phố, hay ngồi trên ghế đá dọc bờ sông Hương, đầu cầu Tràng Tiền, trước bến Phu Văn Lâu... dưới bóng mát tánlá xanh đậm cây me, cầy phượng, cây vông đồng, cây mù u.

Góc này, góc kia, nhiều người vui vẻ cất tiếng gọi:

-? kẹo gừng bán năm giác đây!

- Bán một đồng đây! Bán rẻ vô nghe?

- Kẹo mới ra lò chi mà ướt mèm ri!

Buồng giam phút chốc nhộn nhịp và vui hẳn lên.

Góc này góc kia nổi lên tiếng nhai kẹo lốc cốc, tiếng xuýt nước ngọt, tiếng bình phẩm khen chê kẹo bở kẹo dai.

Loáng một cái, rá kẹo đã vơi hẳn, chỉ còn vài chục chiếc. Thằng Thúi sướngrơn; miệng nó cười, mắt nó cũng cười, tiếng rao của nó cũng lảnh lóivang xa. Và sự vui mừng của nó như lây ra tất cả mọi người.

- Tồ cha tụi bây muốn làm loạn nhà tù à?

Tiếng quát giật giọng làm mọi tiếng động vui nhộn vụt ngừng cả lại như bị một lát dao chém đứt ngang.

Tiếng xích sắt loảng xoảng, tiếng khóa lách cách, cánh cửa giật mở toang. Tên cai ngục cầm cây roi [bad word] bò sừng sộ bước vào. Một người nào đónói:

- Tụi tui mua kẹo gừng ăn chứ có dám làm chi mô...

Hắn quắcmắt nhìn mọi người, rồi như không biết trút tức giận vào ai, hắn bướcvào giữa buồng, quất một roi tướt thịt vào giữa tấm lưng bé bỏng, còmnhom của thằng Thúi, và co chân dộng một đạp, làm nó ngã dúi vào tận góc phòng, mấy chục chiếc kẹo gừng chưa bán hết và bột trắng đổ tung tóelên đầu lên cổ những người ngồi gần đó. Lượm giận muốn phát điên, taychân nó run lên lẩy bẩy. Nó quài tay ra sau lưng, nắm lấy hòn gạch vỡ mà nó vẫn kê làm gối... Một người ngồi cạnh liền giữ chặt tay nó lại Cảnhđó diễn ra chỉ khoảnh khắc trong bóng tối mờ mờ góc buồng, tên cai ngụckhông nhìn thấy. Hắn nói:

- Tụi bay cứ liệu cái thần hồn! Một taythằng này đã từng đánh chết khối thằng tù Cộng sản cứng đầu cứng cổ nhất ở lao Thừa Phủ trước tê. Hạng tụi bay thì chưa thấm béo chi mô. Hắn hằm hằm bước ra, đóng sầm cửa, khóa lại.

Bị đánh quá bất ngờ, thằng Thúi không kêu được một tiếng, nằm lịm, chết khiếp.

Lượm bò ra đỡ nó dậy, rồi lần mò nhặt những chiếc kẹo rơi vãi bỏ vào rá cho nó.

- Thôi đi vô tê nằm chút cho đỡ đau, kẹo văng ra thu lượm cho hết rồi đó.

Thằng Thúi lết vô chỗ nằm, gương mặt còn dại đi vì chưa hết cơn khiếp đảm. Nó nằm xuống bên cạnh Lượm, tay chân vẫn còn run rẩy. Lát sau, nó bật khóc thút thít, vừa khóc vừa nói nhỏ vào tai Lượm:

Anh có ăn kẹo thì ăn đi. Tụi bán rứa là đủ vốn rồi...

Anh muốn ăn mấy cái thì ăn, tui không lấy tiền của anh mô. Nghe nó nói tựnhiên Lượm ứa nước mắt, quàng tay ôm ngang người nó kéo sát vào mình.

18

- Thằng bán kẹo gừng mô, ra ngay!

Cánh cửa sắt loảng xoảng hé mở, bản mặt đao phủ và cái thân hình to lớn,vuông chằn chặn của tên cai ngục đứng chắn gần kín cả khuôn cửa.

Thằng Thúi đang ngồi ở xó buồng cạnh Lượm chăm chú đếm lại số tiền bán kẹođược, không biết lần thứ bao nhiêu. Nghe gọi, nó vội vàng gấp nhỏ tậpgiấy bạc đen bẩn, nhàu nát đút nhanh vào túi áo, cài kim băng lại. Nóđứng lên dạ một tiếng thật to. nó ngỡ người ta gọi để thả nó ra tùnên.tiếng dạ nghe mừng rỡ như tiếng reo. Tay chụp cái mũ phở lên đầu,tay quàng dây đeo rá kẹo qua cổ, nó hớp tớp chạy ra.

- Dạ cháu đây ạ. - nó nói giọng nịnh nọt, xun xoe.

Cái dáng bé quắt của nó đứng khúm núm trước tên cai ngục giống như conchuột nhất trước con mèo cụ. Ðáp lại vẻ mừng rỡ xun xoe của nó, tên caingục trừng mắt chửi:

- Tổ cha mi- để mũ với rá kẹo lại đó, đi người không theo tao.

Dạ cháu tưởng bác gọi để tha cháu ra.

- Tha! Có tha về âm phủi Ði!

Thằng Thúi tiu nghỉu lột mũ, cởi rá kẹo đặt xuống đất.

Nó theo tên cai ngục bước ra khỏi buồng giam, đi sát sau lưng như sợ bị lạc.

Khoảng hai mươi phút sau, từ phía gian phòng lấy cung, bỗng dội lên tiếng trẻ con kêu rống thảm thiết.

- Cháu lạy các bác! Các bác tha cho cháu! úi chao ôi đau quái... Cháulạy các bác! Ai cứu tôi với! Làng nước ơi Ai cứu tôi với!

Tiếng nókêu la van lạy mỗi lúc một to, chuyển động cả khu nhà. Tất cả nhữngngười trong buồng giam đang nằm phải ngồi bật hết cả dậy, nháo nhác nhìn ra phía cửa. Ai nấy đều ngơ ngác, kinh ngạc. Người nó nhỏ như củ khoairứa, không biết lấy hơi sức đâu mà nó la to đến thế Thật giống như conệch oang. Từ trước đến nay, tiếng quát tháo của tụi nhân viên tra tấnvẳng xuống buồng giam rõ mồn một bửa nay cũng bị chìm lấp trong tiếngkêu la của thằng Thúi. Nghe tiếng kêu la chuyển nhà chuyển cửa của nó ai cũng tưởng nó đang bị đè ra lột da hay cắt tiết.

Tiếng kêu la của nó bùng lên đột ngột như thế nào thì cũng lặng tắt đột ngột như vậy. Látsau nghe tiếng nó khóc hu hu ngoài sân và tiếng chửi rủa quen thuộc củaviên cai ngục:

- Tổ cha mi! Chiều ni tao cho nhịn đói, coi mi còn hơi sức mà la nữa không!

Ngay đến tụi ty An ninh cũng phải ngạc nhiên- Có lẽ từ ngày có cái ty Anninh, chúng chưa gặp một tên Việt Minh nào bị tra khảo mà la to chuyểnnhà chuyển cửa, đến ngoài đường cũng nghe tiếng, như cái thằng bé bằngcủ khoai này.

Nó bước vào buồng giam, mọi người nhìn nó càng ngạcnhiên hơn. Nó chỉ bị đánh sơ sơ. Hai má hai vệt tím, trên cổ một lằn roi. áo quần nó không bị rách chỗ nào.

Khi cửa buồng giam đóng lại, mọi người xúm đến hỏi:

- Họ làm chi mi mà mi la to đến rứa?

- Họ đập.

- đập đau không?

- dạ hai tát tai, một roi [bad word] bò.

- Rứa mà nghe mi la trên đó, dưới ni cứ tưởng họ đang lột da mi!

- Nhờ tui la to họ mới đập ít. Không thì họ ăn thịt tui.

Nhiều người bật cười. Anh thợ máy vừa cười vừa nói:

- đúng là to đầu mà dại, nhỏ dái mà khôn- Mai có bị điệu lên hỏi cung, anh cũng phải học chú mi la to để họ bớt đập đi mới được.

ông cụ hỏi:

- Rứa chớ họ khép cháu vô tội chi?

- Dạ họ nói cháu là Việt Minh hạng nặng, đáng tội tử hình.

- Rứa cháu có đúng là Việt Minh thật như cái chú mang cả ngàn tờ truyền đơn tê không? - ông cụ chỉ về phía Lượm.

- Dạ cháu đi bán kẹo gừng chớ có biết Việt Minh Việt miết chi mô, nhưngcháu sợ họ đánh chết mất, nên họ hỏi chi cháu cũng nhận hết.

- Rứa họ hỏi những cái chi?

Dạ họ hỏi cháu có phải tên là Nguyễn Văn Tư mật danh là Tư -dát không.Cháu nói cháu tên Thơm sau cải thành Thúi, rứa là họ quất cháu một roi[bad word] bò. Họ hỏi cháu có làm cái chi báo cho Việt Minh không- Mi có dẫn Việt Minh vô đánh đồn Hộ Thành không? Mi có đi rải truyền đơn vớithằng Trần Lượm, mật danh là Lượm-sứt không?

Anh thanh niên có dáng dấp là học trò hỏi chen vô:

- Rứa họ có hỏi mi làm trưởng ban ám sát không?

- Dạ có! Họ hỏi nhiều thứ lắm, hỏi tối tăm mặt mũi, cháu không nhớ hết.Họ dọa không khai họ lấy kìm nung lửa rứt thịt vứt cho chó ăn. Rứa làcháu nhận hết.- Nó bật khóc thành tiếng.

ông cụ an ủi: - Thôi đứng khóc nữa cháu ơi, mai mốt răng họ cũng xét lại, thấy cháu vô tội, họ lại thả ra thôi.

Thằng Thúi sịt mũi, đưa ống tay áo quệt nước mũi, mếu máo nói:

- Họ nói mấy bữa nữa, họ giao cháu cho Tây mũi đỏ bắn chết. hu hu.

Có bắn cái con C... một người nào đó buột miệng văng tục. Thằng Thúi đangkhóc, chợt im bặt đảo mắt lơ láo nhìn khắp gian buồng, hớt hải hỏi: -úi, cái mũ với cái rá kẹo gừng của tui mô rồi?

- Tao cất cho đây rồi, - Lượm nói.

Nó bước vô ngồi phệt xuống cạnh Lượm, nói rủ rỉ:

- Có được họ tha về mà mất cái mũ với cái rá ni thì mụ chủ hành hạ cho còn cực hơn ở tù.

Lượm nhìn nó ngồi co ro, ốm o gầy còm như con mèo đói, thấy khó tin chính nó vừa mới la hét chuyển cái ty An ninh Người ta nói những người ăn to nói lớn miệng phải rộng hoác, mà thằng ni miệng nhỏ chum chúm như đít gà.

Lượm tò mò hỏi: - Rứa ở nhà, lúc bị chủ đánh mi có la to như vừa rồi không?

- Tui còn la to hơn nữa tê. Mụ chưa đụng đến người, tui đã la rồi. Mụcàng đánh, tui càng la to rứa là mụ phải thôi đánh. Mụ sợ hàng xóm nghetiếng, cho mụ là đồ bạc ác bất nhơn. Tui mà không la to được như rứa thì tui chỉ còn da bọc xương.

Nhưng mi lấy hơi sức mô mà la to được rứa?

- Lúc đầu la còn nhỏ, cứ la nhiều thì giọng to ra, khó chi anh- Anh đừng dại, họ đập mình mà mình cứ nín im?

Họ mạnh tay mình phải mạnh miệng - nó hạ thấp giọng hỏi Lượm:

- Rứa anh có phải tên là Lượm không?

- ừ.

Còn Tư-dát là ai rứa? Bạn anh à?

- ừ.

- Anh nó nhỏ bằng tui hay lớn hơn tui?

Lớn hơn một chút.

- Anh ấy cũng là Việt Minh à?

Việt Minh hạng nặng.

- Anh ấy tài giỏi lắm à?

- Tài nhất Cậu ta đã từng đám đứng trên thành cầu đông Ba nhảy cái ùmxuống sông, chìm nghỉm lại còn suýt bắt được con cá gáy to bằng hai bàntay.

Thằng Thúi vừa nằm xuống, nhưng mải nghĩ ngợi chuyện gì đó, nó chống tay ngồi dậy hỏi:

- Có ai nhỏ bằng tui ri mà đi Việt Minh không?

Khối! ở đội tao còn có đứa nhỏ hơn mi, nhưng đánh Tây anh dũng hết chê- Người lớn cũng phải phục. Họ còn đăng lên báo thành phố Huế mình biết tênbiết tuổi.

Ðêm đó, hai đứa nằm co quắp sát bên nhau, trằn trọc chođến tận khuya, mỗi đứa theo đuổi một ý nghĩ- Cả hai cùng lặng lẽ khóckhông thành tiếng.

19

Lượm bỗng sực nhớ từ hôm bị bắt đến nay nóchưa đi ngoài. Nó lo lắng nghĩ bụng- “Mình bị táo lâu ri e sinh bệnhmất. ở tù, ăn ngày hai vắt cơm bằng hai cái trứng ngỗng với muối, bị tra tấn, lại thêm mắc-bệnh nữa chỉ có chết“. Nó đứng bật dậy, đi ra cửa gọi to: “ông cai ơi, cho tui đi ca-bi-nê, tui đau bụng lắm“.

Không có tiếng trả lời, nó ráng sức gọi to hơn- Lát sau có tiếng tên cai ngục chửi rủa từ đằng xa:

- Tổ cha thằng mô đó? Làm cái chi mà la làng la nước lên rứa hứ?

- Dạ, tui đau bụng quá? ông mở cửa cho tui đi ca bi-nê.

- Nè nói chi! Ðến chiều đi một thể.

- Nhưng tui đau bụng lắm. Tui không nhịn được.

Tiếng nhiều người trong buồng giam phụ họa.

- ông làm ơn làm phước cho nó đi chứ nó sắp ỉa ra quần rồi ông ơi!

Tiếng tên cai ngục cáu kỉnh chửi rủa, tiếng khóa cửa lách cách mở.

- Tổ cha mi, đi! lại đằng dãy nhà tiêu kia.

Lượm loạng choạng bước ra khỏi buồng giam. Lúc đó vào khoảng 10 giờ sáng. Nó thấy quáng mắt vì ánh nắng mới tươi vàng rực rỡ. Nó liếc nhìn tên caingục. Một tay hắn cầm đôi đũa, chắc hẳn đang ăn dở bửa cơm.

Nó bước đọc theo cái sân rải đá dăm, cỏ mọc lún phún.

Nó thấy buốt nhói đến tận óc. Hai gan bàn chân bị đánh sưng phồng, dẫm lên đá dăm đau xé ruột. Nó co rúm người, nhón gót bước bằng năm đầu ngónchân.

Ði mau lên, - tên cai ngục bợp gáy Lượm- - Rứa mới đáng kiếpthằng cha mi! Con nít mới lớn đã học đòi làm cộng sản? Thứ ni không đembắn quách để lớn chút nữa thì khó mà trị nổi. - Hắn nói với một tên anninh đang đi ngược lại. Tên an ninh không nói gì, chỉ nhún vai- Lượm cốnén đau, nhót nhanh về phía dãy nhà xí.

Dãy nhà xí có bốn gian, hai gian mái ngói thủng nát, cánh cửa xiêu vẹo. Hai gian mới được sửa lại có cửa đóng nẹp sắt.

Ðứng chờ tên cai ngục mở chốt cửa gian nhà xí thứ hai.

Lượm đưa mắt quan sát rất nhanh địa hình địa vật chung quanh. Dãy nhà xí nằm bấu vào bức tường cắm mảnh chai dọc khu vườn. Phía bên kia tường nhôcao một hàng cây phượng, mù u, vông đồng. Chắc ngoài đó là đường phố.đặc biệt có một cành cây phượng mọc vươn qua bức tường, là là gần sátnóc cái chuồng xí mà tên cai ngục đang mở chốt.. - Không hiểu sao. Lượm thấy trống ngực mình đập mạnh một cách kỳ lạ. Nó bước lên mấy bậc tamcấp nhầy nhụa, lọt vào bên trong nhà xí. Một đàn nhặng xanh bay vù lênnhư một đám mây. Cứt đái, giấy lộn, lá khô, rác, ngập ngụa không có chỗmà đặt chân. Mùi hôi thối xông lên nhức óc.

Tên cai ngục khạc nhổ, đóng ập cửa lại, đập chốt sắt:

- Cứ việc ngồi yên trong đó- Lúc mô tau ra mở mới được ra. Mi mà gọi ầm lên thì đừng có trách tau ác.

Tiếng bước chân nặng nề của tên cai ngục xa dần.

Một quyết định bất ngờ vụt lóe lên trong óe Lượm, làm tim nó đập mạnh đến nỗi nó phải đưa tay lên ôm ngực:

Trốn! Cái âm thanh của từ ngữ gai góc dễ sợ này dồn dập vang dội khắp cơ thểnó, và có một sức hấp dẫn ghê gớm không sao cưỡng lại được. Vốn liềulĩnh và rất nhanh trí, chỉ một khoảnh khắc nó đã phác xong kế hoạch đàotẩu- Nó bặm môi bặm miệng, hai tay cố hết sức xoắn vặn bẻ gãy một đoạndây thép treo lòng thòng ở góc tường. Ðoạn đây thép ở chỗ xoắn vặn đốtcháy năm đầu ngón tay nó, nhưng nó không buông rời cho đến lúc bẻ gãy.Nó dùng đoạn dây thép xâu qua cái đinh khuy trên cánh cửa, và buộc xoắnnhiều vòng quanh cái đinh lớn đóng trên tường “để tụi hắn phải loay hoay mất ít nhất mười lăm phút mới mở được cửa” - Nó nghĩ vậy. Thấy một viên ngói vở dưới chân, gợi lên trong óc nó một sáng kiến. Nó cúi nhặt viênngói làm cái xẻng xúc từng đống cứt trát lên cánh cửa. nó cười gằn:

”Tao cho cả lò. Việt gian tụi bay ăn cứt?” Một chân nó đạp lên cái thanh gỗnẹp cửa, một chân đạp vào góc tường, gắng hết sức vươn người bíu lấy mép cửa bên trên, đu người lên. Cạnh thành cửa như dao cắt đúng vào chỗ rộp phồng gần gút chân- Nó cắn chặt răng để khỏi bật tiếng rên. Bàn taytrái bíu chặt mép cửa, bàn tay phải vươn hết sức cố bám được cái trênđầu. Khi buông bàn tay trái ra để bám tiếp vào xà gỗ phía xà gồ, nó suýt tuột tay rơi xuống miệng hố xí. Nhưng với một sự gắng sức khủng khiếpnó đã giữ được khỏi rơi. Nó co hai chân đưa lên quặp chặt thành xà gỗ,rồi lật người ngồi được lên trên.

Nó run run quỳ lên thành xà gỗ, một tay bíu vào cái đòn tay, một tay dở ngói. Cành phượng xum xuê lá vảkhoảng trời xanh lơ hiện ra ngay trên đầu nó. Nó gỡ thêm bốn viên ngóinữa để đủ vừa người chui lọt. Nó thận trọng xếp những viên ngói dỡ ralên cái xà gỗ. Nó đứng thẳng người chui qua chỗ thủng lên mái ngói. Ngồi khom mình trên mái ngói, nó đưa mắt quan sát chung quanh- Phía dãy nhàlàm việc thoáng có bóng người đi lại. Xung quanh vắng ngắt, yên tĩnh. Nó đứng hẳn lên, đánh đu vào cành cây, và co hai chân quấn vào một nhánhmọc ngang. Ðèo sức nặng của nó, cành cây hơi sà xuống một chút. Nó cốhết sức để cành cây khỏi rung động mạnh, lật mình cời lên được bên trêncành.

Nó bò như một con mối, dọc theo cành cây Bên dưới nó đã là lềđường phố xanh ri cỏ dại- Sắp sửa ôm thân cây tụt xuống, nó chợt thấy có hai người đi xe đạp ngang qua. ứng phó rất nhanh, nó liền vươn người,với tay, hái một trái phượng đung đưa trước mặt, giả bộ vừa trèo lên hái quả phượng. Một người đạp xe chậm lại, nhìn lên hỏi:

- Thằng con nít tê! Mi muốn chết hay rang mà mi dám trèo cây ở khu vực hung thần ni!

- Dạ, dạ -.. em xuống ngay đây. em lỡ không biết - chờ cho hai người đạp xe quá lên trước, nó mới tụt thật nhanh xuống gốc.

Hai chân nó vừa chạm lớp cỏ mềm hè phố, cả người nó run lên- may ra thìmình sẽ thoát. ý nghi đó làm cho con tim muốn nhảy ra khỏi lồng ngực,nghẹt thở.

Ðường phố này rất vắng người qua lại. Nó quyết định rấtnhanh: đi về phía sông Hương, qua đò, sang bên tê Phải qua được sôngtrước khi tụi hắn biết mình trốn. Nếu không qua kịp thì nguy mất- Sangbên đó rồi sẽ tính sau.

Có điều, thời gian rất gấp mà nó không dám chạy.

Chạy gặp người qua lại, tất họ sinh nghi- Nếu không may chạm trán tụi bảo vệ quân, cảnh sát thì thế nào chúng cũng đoán mình là tù trốn- Mặt mũi sứt mẻ gớm ghiếc, áo quần rách như tổ đỉa, khó giấu lắm.

Nó gần như nửa đi nửa chạy, thấp thỏm bàng hoàng như chạy trốn trong một cơn mơ...

20

Khoảng hai mươi lăm phút sau, tên cai ngục mắt đỏ gay như cổ gà chọi, chếnhchoáng hơi men, vừa xỉa răng vừa đi ra dãy nhà xí. Hắn mở chốt cửa, bước lùi lại, đứng tránh sang một bên, nạt:

- Nào, đi ra? Mau lên cho ông nội mi về nghỉ trưa.

Nhưng cửa vẫn đóng im, bên trong không động tĩnh.

Hắn cáu kỉnh chửi:

- Tổ cha mi! Mi chết rấp trong đó răng mà không chui ra há?

Vẫn không có tiếng trả lời- Hắn bước lại, giật cửa nhưng cánh cửa chặt cứng như đã bị chốt ở bên trong. Hắn nổi điên, đấm cửa rầm rầm quát:

- Mi muốn bóp dái ngựa hay răng mà dám chọc tau hả?

- Hắn cho là Lượm chốt cửa lại để chọc tức hắn.

- Mở ra! Mở ra? Tổ cha mi chuyến ni thì tau giết chết?

Hắn giật giật cánh cửa. Vẫn không một tiếng trả lời.

Hắn bắt đầu chột dạ, ghé sát mắt vào một khe ván hở, nhìn vào bên trong- Hắn bật kêu một tiếng rụng rời:

- Thằng tù con nít trốn mất rồi!

Hắn toát hết mồ hôi, tỉnh hẳn cơn say ngà ngà.

Nghe tiếng kêu hoảng hốt, hai tên lính Bảo vệ xách súng chạy lại. Cả ba đứaphụ nhau, đứng dạng chân chèo, giật mạnh cánh cửa- Cài đinh khuy Lượmbuộc dây thép bật tung. Cánh cửa mở toang, những tảng phân quánh đặc lúc nãy Lượm xúc trát lên cánh cửa, theo đà giật quá mạnh, bản tung tóe vào đúng giữa mặt cả ba đứa như một loạt đạn ria- Chúng hớt hải đưa tay lên vuốt mặt và cùng ré lên một tiếng ghê sợ:

- Ui chao ui! Cứt!

Chúng vuốt mặt, rảy tay, khạc nhổ, quay cuồng như phải bỏng.

Gian nhà xí trống rỗng, chúng nhìn lên mái ngói một lỗ thủng lớn. Vừa tiếptục vuốt mặt, khạc nhổ, chúng vừa chạy ngược chạy xuôi la lối om xòm.

- Thằng tù con nít chui qua mái ngói trốn mất rồi.

Phút chốc cả ty An ninh nhốn nháo. Nhiều tên đổ xô ra nhìn ngó gian chuồng xí mái ngói bị dở tung. Ðứa nào cũng lắc đầu:

- Thằng oắt ni gớm thiệt!

Tên chủ sự ty An ninh đấm bàn, xô ghế, chửi mắng bọn tay chân:

- Ðồ ăn hại! Tụi bay gác xách rứa à? Bay mà không tìm thấy hắn, tao chovô tù cả nút! Ðể cho một thằng con nít mới nứt mắt trốn thoát giữa banngày ban mặt, thì dân chúng nó còn coi cái ty An ninh ra cái cứt gì nữa! Một lũ ăn hại! một lũ ăn hại!

Hắn hối hả gọi điện thoại báo cho cáctrạm kiểm soát các ngả vào thành phố, tả hình dáng tên tù trốn. Hắn huyđộng tất cả lực lượng hành động của ty An ninh, phóng xe đạp, xe máy đilùng bắt.

Viên cai ngục lo lắng hoảng sợ hơn cả Mặt dính trát đầy cứt nhưng hắn chẳng kịp rửa, mở cửa buồng giam thét lác:

- Thằng mô biết hắn trốn ngả mô thì khai ra ngay!

Không khai tau giết- Thằng ni - hắn đấm ngực sòm sòm.

giết cộng sản là không biết gớm tay mô!

Cả buồng giam nín im thin thít. Tên cai ngục bỗng xô đến chỗ ông cụ ngồitrong góc, tóm lấy bộ râu, xoắn một vòng, nhấc bổng ông cụ lên lôi xềnhxệch ra sân- Mắt hắn đỏ ngầu như con thú nổi cơn điên, quát thét rất to:

- Chính mi xui thằng nớ trốn? Sáng ni rõ ràng mắt tao trông thấy mi cho hắn ăn bánh mì, để hắn có sức hắn trốn.

Mi với hắn là cùng một bọn với nhau!..

Chẳng là ông cụ ngày nào cũng được người nhà gửi đồ tiếp tế: khi xôi, khibánh chưng, bánh mì... Lần nào mở thức ăn ra ăn, ông cụ cũng bẻ choLượm- ăn đi cháu, cơ khổ. Họ đánh đập đến nước nớ mà không ăn uống chithì sống làm ráng nổi?” Sáng nay ông cụ bẻ cho Lượm nửa ổ bánh mì - Lượm lại bẻ làm đôi cho thằng Thúi một nửa.

Kéo râu ông cụ ra đến giữasân, hắn dúi ông cụ ngã ngửa xuống sân- Cái khăn nhiễu tam giang quấnchữ nhân trên đầu xổ tung- Hắn dậm một chân lên ngực ông cụ, một tay túm râu kẻo giật đầu ông lên, gầm ghè:

- Mi có khai không? Thằng nó bàn với mi là hắn trốn đường mô? Chạy núp vô nhà ai? Mi mà không khai, tao giết!

ông cụ râu tóc tả tơi, mặt tái nhợt vì đau đớn và khiếp sợ. ông rên rỉ:

- Ui chao ơi, oan uổng cho tui quá! Tui làm răng biết được hắn trốn đường mô? Tui có quen biết chi hắn.

- Không quen này! Không quen này! - Hắn đấm ông cụ thùm thụp như giã dò. - Không quen mà sáng mô mi cũng chia bánh, chia xôi cho hắn.

Trong thâm tâm, hắn cũng tin là việc Lượm trốn không liên quan gì tới ông cụ. Nhưng hắn vẫn cứ đánh.

Hắn mong lấy sự tàn ác điên cuồng để may ra có thể chuộc một phần tội với cấp trên về việc để cho tên tù con nít trốn.

Khoảng một tiếng đồng hồ sau, có tiếng nhốn nháo phía trước cổng.

- Bắt được thằng trốn tù rồi? Bắt được rồi!

Hai tên Bảo vệ quân cầm ngang súng dẫn Lượm đi vào sân Tóc tai, áo quần nóướt sũng nước. Mặt mũi nhoe nhoét máu Chứng tỏ trên đường dẫn về ty Anninh, Lượm bị chúng đánh rát dữ. Vừa nhìn thấy Lượm tên cai ngục buôngngay ông cụ ra, nhảy chồm đến chộp lấy cổ Lượm, thét lên một tiếng gầnnhư tiếng rống của mãnh thú:

- Tồ cha mi! - Hắn lẳng một cái, Lượm ngã vật xuống sân như con nhái bén. Hắn tóm ngực áo Lượm dồi lên dập xuống.

tay đấm chân đạp. Vừa đấm đạp, hắn vừa nhảy chồm chồm như thật sự đã phátđiên. ông cụ lóp ngóp bò dậy, búi lại búi tóc củ hành, nhặt cái khănnhiễu quấn vào cánh tay, chạy đến cạnh tên cai ngục, rên rỉ:

- Xin ông để tui đánh chết hắn cho! Hắn báo hại tui!

ông cụ nhặt chiếc guốc mộc đánh vào Lượm hai phát.

Sợ đánh quá tay thằng tù con nít chết mất, tên cai ngục phải ngừng- Hắn lôi xềnh xệch Lượm vào buồng giam và đóng ập cửa lại.

Cả buồng giam xúm lại quanh Lượm- Họ nâng nó dậy cởi bộ áo quần ướt sũng nước và bê bết đất cát, vải khô.

Anh thợ máy cởi cái áo đang mặc, mặc vào cho Lượm rồi nhẹ nhàng bế nó lên,đặt vào chỗ nằm ở góc buồng. Thằng Thúi sợ quá, từ nãy tới giờ ngồi corúm như chết cứng một xó Lúc này, nhìn thấy Lượm mặt mũi méo mó, dínhđầy máu, tự nhiên nó bật khóc hu hu- Nó vừa khóc vừa lấy cái mũ phở, lót xuống đầu Lượm.

Anh thợ máy, lay nhè nhẹ, gọi nó:

- Em! Em!

Phải một lúc sau, Lượm mới mở hé hé cặp mắt sưng húp, nhìn anh rồi lại nhắmngay lại. Anh cắn môi tưởng đến bật máu, khẽ rít lên:

- Quân chó má thật! Con nít mà chúng nó đánh đến nước ni thì còn trời đất mô nữa?

Lượm mấp máy đôi môi bầm dập, thều thào:

- Cho em hớp nước..

Thằng Thúi cầm ngay lay cái lon, ra gần cửa xin chén nước của một người tù,mang lại- Anh thợ máy khẽ nâng đầu Lượm, kề miệng lon nước sát vành môisưng tím của nó. Nó không đủ sức để hớp nước, anh phải khẽ nghiêng lonnước rót từ từ từng ngụm nhỏ. Nó uống nước với vẻ đau đớn như nuốt thanđỏ.

Gần chiều tối, sức lực Lượm hồi dần. Nó đã nhúc nhích được taychân, và cái miệng sưng vều chảy máu đã trệu trạo nhai được nửa vắt cơm. ăn xong, chưa kịp uống nước nó đã nằm vật xuống tấm bao bố rách và ngủli bì như chết.

Khoảng nửa đêm, nó chợt thức dậy. Trong bóng tối câmđặc, một bàn tay ai đó run run vuốt tóc nó. Hơi thở ấm có mùi dầu nhịthiên đường phả vào mặt nó. Và trên má nó có những sợi tóc quét nhè nhẹ.

Tiếng lào thào:

Cháu còn thức hay ngủ. ông đây...

Lượm nhận ra tiếng ông cụ.

- ông đánh cháu hai chiếc guốc rứa cháu có đau không? Cháu đừng giận ông mà tội. ông phải làm rứa để che mắt tụi hắn...

Lượm tỉnh ngủ hẳn- Khắp người nó đau ê ẩm. Những chỗ bị chúng đánh lúc nàyrát bỏng như lửa đốt. Nó cố sức lật người nằm ngửa, đưa bàn tay sờ soạng nắm lấy bàn tay khô gầy của ông cụ. Nước mắt nó tự nhiên ứa ra.

- Cháu đời mô lại giận ông. Tụi hắn đánh cháu ra ri.

ông có đánh cháu thêm vài chiếc guốc nữa có thấm béo chi - Rứa cháu chạy đến khúc mô thì bị tụi hán bắt được?

- đến bến đò Trường Súng. Cháu chưa kịp xuống đò thì tụi hắn ập tới- Cháu nhảy xuống sông định bơi nhưng tụi hắn đông quá, chống đò ra, xách cổcháu từ dưới nước lên..

Nói đến đó, Lượm như kiệt sức, lại ngủ thiếp đi- Chốc chốc nó lại cựa mình, ú ớ nói mê.

ông cụ vẫn ngồi còm cọm bên nó, lấy vạt áo làm quạt, xua muỗi cho nó đến tận sáng.

Sau vụ vượt tù hết sức bất ngờ, táo bạo, liều lĩnh của Lượm, tất cả nhữngngười cùng giam đều nhìn nó với cặp mắt đầy thiện cảm và không khỏi cóphần thán phục.

Họ nói với nhau:

- Không biết con cái nhà ai mà to gan thật!

- Con cái nhà họ Việt chứ còn con cái nhà ai.

- Mà hắn cũng bợm thiệt! Sấp mình ở đây hàng tháng đi vô đi ra cái nhàtiêu nớ mấy chục lần vẫn thấy cửa kín tường xây như bưng Rứa mà hắn mớivô có một lần đã tìm được khe hở, chui lọt ngay ra ngoài chẳng khác chicon cá rô rạch ra khỏi hom giỏ.

- Chuyện! Chiến sĩ tình báo hoạt động nội thành mà lại.

- Mới chừng nớ tuổi, thì không biết chú ta học Cái nghề tình báo đó khi mô? E học trong bụng mẹ chắc!

- Cả cái ty An ninh bị ông Vệ Quốc Ðoàn con nớ mần cho một trận méo mặt!

Lượm trở thành con cưng của cả buồng giam. Mọi người xúm lại săn sóc em.Người thì săn sóc ngang nhiên trước mặt tên cai ngục, tụi an ninh. Người thì lén lút, thậm thụt, mắt trước mắt sau.

Một ngày nam bảy lần làít, tên cai ngục hé cửa nhìn vào góc Lượm nằm. Hắn như chưa hết thấpthỏm, sợ hãi, lo Lượm lại bất thình lình chui lọt ra khỏi trại tù lầnnữa.

Ngày chiều hôm Lượm trốn, ty An ninh cho thợ đến lắp lên trầnhai gian nhà xí hai tấm lưới sắt, với những nẹp sắt to vặn siết bùloong.

Tất cả những cái đó càng làm mọi người thêm yêu mến Lượm: Họcoi như Lượm đã thay mặt cả buồng giam đánh trả ty An ninh một cái tátcó thể gọi là đích đáng.

Người săn sóc Lượm tận tình hơn cả là anhthợ máy, như săn sóc em ruột, săn sóc con đẻ. Mỗi bữa chiều, sau bửa ăn, anh đều để dành một ống bơ nước nóng hòa muối.

Anh dùng để rửa haigan bàn chân Lượm sưng vù vì những vết đánh lau khô rồi xé cái áo cũbăng lại- Anh nhai muối vỗ lên những chỗ bầm tím trên mặt, trên lưng,khe khẽ bóp cho tan máu. Vừa bóp vừa dỗ dành- “em chịu rát chút nghen,chỉ vài bữa là khỏi thôi em ạ?

Ngồi rửa chân cho nó, anh nháy mắt hỏi khẽ:

- Chú em đã thất kinh chưa?

Lượm nhíu mày bướng bỉnh trả lời:

- Còn lâu em mới thất kinh! Cha em trước làm Cộng sản, vượt tù đến năm lần tê anh ạ- Vượt đến lần thứ năm thì tụi hắn bắn chết.

- Nếu gặp dịp hay, em còn dám chơi tụi hắn một vố nữa không?

- Sợ chi mà không chơi anh!

- Phải. sợ chi! - Anh bỗng chụm môi lại, huýt sáo nho nhỏ câu hát” “Sốngtranh đấu thà không sờn lao khổ. Chết huy hoàng mà không khuất phục ai“.

Anh đặt hai bàn chân nó vào lòng vừa lấy vạt áo thấm khô, rủ rỉ nói:

Lúc nghe tụi hắn rống lên phía nhà xí: Thằng tù con nít trốn mẹ nó mất rồi! Anh mừng đến chảy nước mắt, bụng nghĩ: “Hắn thì trốn mẹ nó mất rồi, còn bay thì chết cha tụi bay” Mừng thì mừng nhưng anh không hy vọng là emthoát nổi. Hai chân em đau như ri với mặt mũi áo quần như ông ba bị rứamà chạy giữa đường phố thì lọt qua răng cho khỏi mắt tụi mật thám, Bảovệ quân, An ninh.

Lượm xuýt xoa:

- Tại em ngu quá. CƠ chi lúc đóem đừng thoát ra bến đò vội Em lựa một cây mô bên đường thật cao, thậtrậm lá, trèo tót lên ngọn, nằm thật im - Có tài thánh tụi hắn cũng chẳng tìm ra được em- Em cứ nằm im trên đó chờ cho đến tối mịt mới tụt xuốngtót ra bờ sông, thì răng em cũng thoát. Chừ nằm nghĩ lại em cứ tiếc đứtcả ruột! Việc dễ như ăn ớt rứa mà lúc đó răng em lại không nghĩ ra. Emngu thiệt! - Nó nắm tay đập đập lên trán, nhắc đi nhắc lại hoài:

- Em ngu thiệt! Em ngu thiệt!

Anh thợ máy nhìn Lượm, ánh mắt âu yếm, và khe khẽ ngâm:

”Ai chiến thắng nhà không hề chiến bại.

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần“.