Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Từ Binh Biến Huyền Vũ Môn Bắt Đầu

Chương 24: Đế chế Đại Đường




Chương 24: Đế chế Đại Đường

“ Hai khanh rất đáng bị phạt, để cấp dưới lộng hành đến như vậy, cả hai bị trừ nửa năm bổng lộc” Trần Lâm tức giận quát lớn.

“ Hai khanh mau chóng điều tra và bắt giam các tham quan ô lại kéo dài từ Dương Châu cho tới tận Đông Đô, Trẫm muốn t·rừng t·rị một lần sạch sẽ đám tham quan này. Trong quá trình điều tra, ai chống lệnh, chém không tha. Trong vòng một tháng, hai khanh phải làm thanh sạch lại tổ chức của mình, Trẫm không muốn thấy tình cảnh tương tự phát sinh”

“ Mạt tướng tuân chỉ” Tiết Vạn Triệt, Phùng Dực chắp tay nói.

“ Ba tên tham quan này, ngay lập tức cách chức, xét nhà, thân nhân giam vào đại lao chờ xét xử, riêng ba tên này lập tức trảm lập quyết, treo đầu trước cửa thành để tạ tội với dân”

“ Bệ hạ tha mang, bệ hạ tha mạng, chúng tôi chỉ nghe theo lệnh của Trường Lạc Vương mà làm việc, xin bệ hạ tha mạng” ba tên Trương Đức Cảnh, Phó Trọng Các, Bành Thế Hỷ nghe Trần Lâm nói vậy thì run lên bần bật, khóc lóc thảm thiết, xin tha.

“ Lôi chúng xuống, trảm” Trần Lâm phất tay nói.

“ Tuân lệnh bệ hạ”

Ba người Trương Đức Cảnh nhanh chóng bị lôi đi.

“ Trẫm ra lệnh, bao vây phủ Trường Lạc Vương, áp giải Trường Lạc Vương Lý Hữu Lượng và thân nhân về kinh thành xét xử, nếu có phản kháng, g·iết bất luận tội” Trần Lâm phất tay nói.



“ Mạt tướng tuân chỉ”

Vụ việc bị điều tra lên, một tháng sau, mấy trăm tham quan cả nước dính líu với đường dây t·ham ô· của Lý Hữu Lượng đều b·ị c·hém đầu, xét nhà, thân nhân bị lưu đày. Riêng Trường Lạc Vương Lý Hữu Lượng cho dù được Lý Uyên xin tha nhưng vẫn bị Trần Lâm cho ban rượu độc, c·hết tại nhà riêng.

Minh Trị năm thứ 2, ngày 15 tháng 3 năm 628.

Mười lăm vạn quân Đại Đường do La Nghệ chỉ huy, tiến đánh Thổ Cốc Hồn. Đức vua Thổ Cốc Hồn là Mộ Dung Phục Doãn thân chinh dẫn hai mươi vạn quân đón đánh.

Quân đội Đại Đường có 1 vạn lính kỵ binh trang bị súng kíp, 200 khẩu đại pháo 12 pao, sức chiến đấu mạnh hơn quân Thổ Cốc Hồn rất nhiều. Hai quân chạm trán, quân Thổ Cốc Hồn liên tục bị thua chạy, cuối cùng phải co cụm tại kinh thành Phục Sĩ để phòng ngự.

Kinh thành Phục Sĩ có tường cao dày, hào sâu và rộng nhưng cũng không chịu nổi những đợt oanh tạc của đại pháo quân Đại Đường, chỉ chưa đầy ba ngày đã b·ị đ·ánh sập. Quân Đại Đường ào lên tàn sát, kinh thành Phục Sĩ thất thủ, Mô Dung Phục Doãn vì không muốn b·ị b·ắt sống nên đã t·ự s·át. Vương quốc Thổ Cốc Hồn chính thức bị diệt vong.

Cùng lúc La Nghệ đánh chiếm Thổ Cốc Hồn, Lý Tĩnh dẫn hai mươi vạn đại quân, tiến công nước Thổ Phồn. Vua nước Thổ Phồn là Tùng Tán Cán Bố thân chinh dẫn ba mươi vạn đại quân đón đánh quân Đại Đường.

Quân đội Lý Tĩnh có một vạn bộ binh trang bị súng ADK45, 500 khẩu đại pháo 12 pao, sức chiến đấu mạnh hơn quân Tùng Tán Cán Bố rất nhiều. Sau mấy lần giao chiến, quân Tùng Tán Cán Bố tổn thương thảm trọng, buộc phải lùi lại.

Tùng Tán Cán Bố gửi thư xin cắt đất giảng hòa với Trần Lâm nhưng Trần Lâm không đồng ý, ra lệnh cho Lý Tĩnh tiêu diệt triệt để q·uân đ·ội Thổ Phồn.

Ngày 8 tháng 4 năm 628, q·uân đ·ội Lý Tĩnh đã bao vây kinh thành Lasa của Thổ Phồn. Thành Lasa có tường cao hào sâu nhưng cũng không thoát khỏi số phận b·ị đ·ánh sập bởi đại pháo của quân Đại Đường. Tùng Tán Cán Bố t·ử t·rận, nước Thổ Phồn chính thức bị diệt vong



Trần Lâm vẫn hành sử đối với vùng đất của Thổ Cốc Hồn và Thổ Phiên giống như Đông Đột Quyết trước đây. Hắn lập vùng đất Thổ Cốc Hồn thành Sa Châu, do La Nghệ quản lý, vùng đất Thổ Phiên được lập thành Tây Tạng Châu, do Lý Tĩnh quản lý.

Người dân của hai Châu này được đối xử bình đẳng như dân Đại Đường ở các châu khác, hai Châu này được miễn thuế, miễn phu dịch 5 năm, trong những năm đầu còn được triều đình cung cấp lương thực để tái ổn định.

Trong thời gian q·uân đ·ội Đại Đường đánh chiếm Thổ Phồn, quân Tây Đột Quyết đã thừa cơ tập kích Châu Tây Âm Sơn của Đại Đường.

Quân Tây Đột Quyết dưới sự chỉ huy của A Sử Na Tô Hiệt, đã dẫn hai mươi vạn kỵ binh tiến đánh Châu Tây Âm Sơn. Achill·es đã dẫn mười lăm vạn quân đón đánh quân Tây Đột Quyết.

Trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt, cuối cùng quân Tây Đột Quyết bị thua, phải chạy ngược về phía Tây.

Sang năm 629, Trần Lâm ra lệnh Lý Tĩnh, Achill·es dẫn hai mươi vạn quân tiến đánh Tây Đột Quyết. Quân Tây Đột Quyết liên minh với các quốc gia ốc đảo xung quanh như Yên Kỳ - Karasahr, Quy Từ - Kucha chống lại quân Đại Đường.

Lần xuất chinh này, quân Lý Tĩnh có hai vạn lính bộ binh trang bị súng ADK45, 1000 khẩu đại pháo, lực lượng có thể nói mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Trong mấy lần chạm trán, Kỵ binh Tây Đột Quyết liên tục bị thua chạy, đến cuối cùng bị tiêu diệt sạch sẽ ở khu vực gần biển Caspi vào năm 631.

Lãnh thổ của Tây Đột Quyết từ Tây Âm Sơn cho đến biển Caspi chính thức sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Đường, các quốc gia như Yên Kỳ, Quy Từ cũng bị diệt vong từ đó.



Cùng năm 631, trước khi tiêu diệt quân Tây Đột Quyết, đoàn thương nhân của Đại Đường bị q·uân đ·ội đế quốc Sasan bắt giữ, toàn bộ hàng hóa đều bị tịch thu. Trần Lâm đã gửi thư yêu cầu hoàng đế của đế quốc Sasan là Yazdegerd III thả ngay đoàn thương nhân và hàng hóa cho họ nhưng Yazdegerd III khước từ.

Trần Lâm nổi giận, ra lệnh cho Lý Tĩnh, Achill·es, dẫn mười vạn binh tiến đánh đế quốc Sasan. Đế quốc Sasan lúc này đang giao tranh với q·uân đ·ội Ả Rập, hay tin q·uân đ·ội Đại Đường t·ấn c·ông lập tức lập hòa ước với quân Ả Rập để chuyên tâm đối phó quân Đại Đường.

Tuy nhiên, Yazdegerd III đã đánh giá thấp q·uân đ·ội Đại Đường, với q·uân đ·ội chỉ 15 vạn quân, quân Sasan liên tiếp bị bại trận dưới sự t·ấn c·ông của quân Đại Đường, đến cuối cùng phải co cụm lại tại kinh thành Ctesiphon với 5 vạn quân.

Hoàng đế Yazdegerd III vội gửi thư xin cắt vùng đất đông Sasan cho Đại Đường để nghị hòa, nhưng Trần Lâm không đồng ý.

Trần Lâm ra lệnh cho quân Lý Tĩnh phải tiêu diệt bằng được đế quốc Sasan.

Ngày 18 tháng 2 năm 632, sau 20 ngày liều c·hết phòng ngự, kinh thành Ctesiphon đã bị thất thủ, Yazdegerd III bị g·iết trong đám loạn quân. Đế quốc Sasan chính thức bị diệt vong.

Vùng lãnh thổ của đế quốc Sasan trở thành một châu của Đại Đường, dưới sự quản lý của Lý Tĩnh và Achill·es.

Tháng 6 năm 632, nhà tiên tri Muhammad gửi thư cho Trần Lâm, yêu cầu được mở thánh đường Hồi giáo tại các châu quận của Đại Đường, nhưng Trần Lâm không đồng ý.

Ngày 25 tháng 9 năm 632, q·uân đ·ội nhà nước Hồi giáo dẫn 15 vạn quân t·ấn c·ông châu Sasan của Đại Đường.

Lý Tĩnh và Achill·es thống lĩnh tám vạn quân đón đánh q·uân đ·ội Hồi giáo, những trận chiến kịch liệt đã xảy ra. Quân Đại Đường với lợi thế hỏa lực mạnh từ súng ADK45 và đại pháo đã giành chiến thắng, quân Ả Rập bị tổn thương nghiêm trọng buộc phải lùi lại.

Sang năm 633, quân Đại Đường có thêm viện quân từ quân đoàn 15 vạn quân của Lý Thế Tích. Trần Lâm ra lệnh Lý Tĩnh và Lý Thế Tích dẫn 10 vạn quân t·ấn c·ông nhà nước Hồi giáo.

Sau một tháng vây quét, quân đoàn của Lý Tĩnh, Lý Thế Tích đã tiêu diệt đại bộ phận q·uân đ·ội Ả Rập, một số tàn dư của nhà nước Hồi giáo buộc phải tháo chạy về Ai Cập. Tuy nhiên bọn họ bị q·uân đ·ội Byzantine tại đây tiêu diệt sạch sẽ.

Khu vực lưỡng hà được sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Đương từ đó. Con đường tơ lụa đã hoàn toàn nằm trong bộ phận lãnh thổ của Đại Đường Đế Quốc.