Hồi mới ra nước ngoài, Sâm Kim và Vệ Quốc chủ yếu là liên lạc qua thư từ, mà đều là thư viết tay cả, nói ra thì người thời nay chắc sẽ không tin.
Nhưng lúc đó đúng là họ để sẵn một xấp giấy viết thư, cầm một cái bút bi, rồi cứ thế từng nét từng chữ viết ra. Cô kể rất chi tiết về cuộc sống, công việc và tình hình học hành của mình ở Mỹ, anh lại miêu tả tỉ mỉ về cuộc sống, công việc và tình hình học tập của anh ở Trung Quốc. Chỉ có đầu thư và cuối thư có một vài câu tình cảm, còn văn là những nội dung không quá ủy mị.
Thư của cô thường dài hơn thư của anh, cô cứ viết là viết đến năm sáu tờ giấy, có lúc vì để thư không vượt quá trọng lượng nên cô còn viết hai mặt. Nhưng thư của anh thường chỉ hai ba trang, có khi cũng viết hai mặt, nhưng phần lớn đều chỉ viết một nặt.
Cô liền ấm ức, trách anh viết thư quá ngắn.
Anh giải thích rằng: Anh không thể bằng em, em là con gái của nhà văn, bản thân cũng là mầm ươm nhà văn, em cầm bút lên thì văn chương dào dạt như thác đổ, viết thế nào cũng có thể viết thành bài dài. Còn anh viết gì cũng giống như bắt sâu vậy, phải từng chữ từng chữ miêu tả trên giấy. Anh viết được hai ba trang thì mất thời gian gấp ba bốn lần em.
Cô tin anh nên không trách anh nữa.
Tần suất họ viết thư, ban đầu là nửa tháng một lá, sau đó là một tháng một lá, vì thư gửi từ Mỹ về Trung Quốc cần nửa tháng, thư gửi từ Trung Quốc sang Mỹ cần nữa tháng nữa, gửi đi gửi lại vừa vặn 1 tháng. Nếu vào dịp sinh nhật hay lễ tết, thì ngoài viết thư còn gửi bưu thiếp, tất nhiên không phải là “bưu thiếp” thật sự, mà là “bưu thiếp ngầm”, loại có phong bì.
Dần dần, cô phát hiện trong số những người mình quen thì chỉ còn cô dùng thư viết tay, người ta điều tiến bộ sang bước gọi điện thoại rồi. Cô cũng phát hiện ra viết thư quá là mất thời gian, gọi điện thoại mấy phút có thể nói xong, nếu viết ra giấy thì phải mất đến mấy tiếng, hơn nữa còn phải mất nửa tháng anh mới có thể nhận được, không thể nói với nhau ngay thì thật sốt ruột. Vậy là họ dần dần ngừng viết thư, đổi sang gọi điện thoại, nhưng những tấm”bưu thiếp ngầm” trong ngày sinh nhật, ngày lễ thì vẫn phải gửi.
Lúc đó điện thoại từ Mỹ về Trung Quốc khá đắt, phải mấy cent 1 phút, còn gọi từ Trung Quốc qua đây còn đắt hơn, mà kinh tế của mẹ con cô chỉ dựa vào vài chút lương nghiên cứu trợ cấp, đôi khi còn phải gửi tiền viện phí về cho bố, cũng không dư dã gì, cho nên một tuần cô mới gọi điện một lần cho Vệ Quốc, một lần không quá nửa tiếng.
Nội dung các cuộc điện thoại lúc đó cơ bản đều là việc Vệ Quốc thì GRE. Sau khi ra nước ngoài, cô luôn thúc giục Vệ Quốc đi thi GRE, nhưng anh vẫn chưa chịu đi thi, nghĩ là chưa ôn tốt. Sau đó cô giục đi giục lại, đến phí đăng ký cô cũng gửi về cho anh, cuối cùng đã thúc giục được anh đăng ký đi thi.
Cô còn căng thẳng hơn cả lúc mình ôn thi, bởi cô hiểu mình hơn ai hết, biết mình đã ôn đến mức độ nào, có thể đạt được kết quả nào. Nhưng giờ anh thi GRE, cô không dám chắc. Tình hình thi TOEFL cho thấy, anh vẫn có khả năng học tiếng Anh, nhưng còn cả môn Toán nữa, mặc dù không phải quá khó, nhưng đối với một người mới chỉ học đến phương trình tuyến tính bậc một trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa thì vẫn có một độ khó nhất định.
Sau khi anh thi xong, cô gọi điện thoại hỏi tình hình thi cử, anh tỏ ra rất không tự tin:
- Chưa ôn được mấy, bài làm kém lắm.
Cô an ủi anh:
- Coi như đang luyện binh đi. Ai chẳng phải thi làm mấy lần? Chẳng ai thi lần đầu đã đỗ ngay được.
- Em thi một lần đã đỗ đấy thôi.
- Em là gặp số đỏ.
- Không phải số đỏ, là em thông minh, từ nhỏ em đã thông minh, không như anh …
- Anh thì sao? Anh cũng rất thông minh
- Anh chẳng thông minh, đầu anh không phải để cho học hành.
Cô cố gắng hỏi:
- Rốt cuộc thì anh thế nảo?
Anh rụt rè trả lời:
- Thảm lắm, anh … chưa làm xong, nửa chừng đã rời phòng thi.
Cô không nén nổi kêu lên:
- Nửa chừng đã rời phòng thi? Thế sao được? Chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả!
- Không đâu.
- Sao lại không? Giữa chừng rời phòng thi, chưa hoàn thành xong đề thì sao lại không ảnh hưởng đến kết quả?
- Anh … đến tên cũng chưa viết thì chẳng có kết quả được, sao mà ảnh hưởng đây?
Cô suýt chút nữa thì ngất, nhưng không dám biểu lộ ra, càng không dám trách anh, chỉ tự trách mình:
- Điều tại em, em không nên ép anh đi thi sớm như vậy.
- Không trách em được, là anh … quá vô dụng.
- Sao có thể nói anh vô dụng chứ? Anh không có căn bản gì về Tiếng Anh, có thể thi TOEFL tốt như vậy chứng tỏ anh … rất thông minh …
- Nhưng Toán anh quá kém …
- Anh đi học đúng thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ở trường gần như không dạy.
- Thi GRE họ không tính trường anh có dạy hay không dạy …
- Không sao, từ từ rồi mình tính.
Cô gọi điện thoại xong rồi lại vội viết thư, động viên anh ôn tiếp.
Nhưng cô có thể cảm nhận được lần thi này đã tác động rất lớn đối với anh, GRE dường như trở thành nỗi ám ảnh của anh, cũng trở thành nỗi ám ảnh của cô. Mỗi lần cô gọi điện thoại về điều không dám hỏi tình hình ôn GRE của anh, dường như anh cũng tránh nói đến GRE, trong khi trước kia anh thường xuyên đưa vấn đề thi GRE ra hỏi cô.
©STE.NT
Đôi lúc cô lấy hết can đảm ra hỏi anh chuyện thi GRE, hỏi anh có vấn đề gì không, anh cứ ấp a ấp úng, giống như học sinh tiểu học chưa làm xong bài tập về nhà.
Cô lo lắng sốt ruột nhưng không dám ép anh quá, sợ lại giống lần trước giục anh thi, giục sớm quá, giục vội quá khéo lợn lành chữa thành lợn què.
Không biết có cách nói “Thi đen tình đỏ” hay không, nhưng cô phát hiện ra ít nhất điều đó cũng đã đúng trong trường hợp của Vệ Quốc. Vụ thất bại trong thi cử xảy ra chưa được bao lâu thì tin Vệ Quốc đã li hôn được đưa đến. Cô không dám tin vào tai mình.
- Thật sao? Sao cô ấy lại đả thông được tư tưởng như vậy
- Không phải cô ta đã nghĩ thông, mà là người yêu của cô ta đã thông, anh ta li hôn rồi
Cô cứ như nhìn thấy một chuỗi những “người đàn ông tốt’ bị đứt một mất xích, không nén nổi vui mừng hỏi:
- Vậy là anh ta có thể lấy cô ấy?
- Chắc là thế
- Con … thì theo ai?
- Đều xử theo mẹ.
Cô vốn định hỏi Duy Kim thì sao, nhưng đoán anh nghe thành con của người đàn ông kia nên hỏi luôn:
- Đểu? Anh ta có mấy đứa?
- À! Hai đứa, một trai một gái, cho nên anh ta … không nỡ li hôn.
- Vậy nghĩa là anh ta vẫn rất yêu con.
- Ai lại không yêu con?
- Con của anh thì sao? Xử cho ai?
Anh không trả lời.
Không trả lời cô cũng biết đáp án, định an ủi anh một chút nhưng không biết phải an ủi thế nào, trong lòng cô lại dậy lên sự hối hận, cứ như anh vì cô mới mất con vậy.
Một lát sau anh chủ động nói:
- Xử cho cô ấy nuôi, nhưng hàng tuần anh có thể đến thăm nó.
- Duy Kim nó… vẫn ổn chứ?
- Vẫn ổn, có lẽ đã chuẩn bị tư tưởng lâu rồi.
Anh thở dài:
- Thật có lỗi với nó… bao nhiêu năm qua… đã không cho nó một gia đình trọn vẹn, khiến con trẻ chịu thiệt hại rất nhiều về mặt tinh cảm, trưởng thành sớm.
Cô an ủi anh:
- Con trẻ lớn lên trong hoàn cảnh như vậy thì đôi lúc cũng biết nghĩ hơn, thông minh hơn người bình thường.
Đành phải nghĩ như vậy.
Một lúc lâu sau cô mới thật sự nhận thức được ý nghĩa trọng đại của việc anh ly hôn, bèn xin lỗi:
- Em xin lỗi, anh đã xong việc rồi, nhưng em… thì tạm thời vẫn chưa xong.
Giọng anh hơi khàn khàn:
- Anh phải là người nói lời xin lỗi mới đúng, nếu anh không kết hôn… thì…
- Giờ không phải đã… giải quyết rồi đó sao?
- Đúng thế, nhưng… đã lỡ dở bao nhiêu năm tháng tươi đẹp của chúng mình!
- Giờ nắm bắt là được.
- Em đừng giục Chỉ Thanh li hôn, giờ anh ta cần em.
- Cái chính là vấn đề thân phận, các mặt khác… em cảm thấy anh ta đã get over (khắc phục) được rồi.
- Em đừng để anh ta mất thân phận.
- Vậy còn anh? Có tranh thủ thời gian đi thi không?
- Đành cố hết sức thôi.
Cái “đành cố hết sức thôi” của anh khiến cô rất bất an, nhưng cô không tiện nói gì, chỉ có thể thầm cầu mong anh sẽ vì tình yêu mà bùng nổ một “sức mạnh” phi thường, sau đó lại sẽ “có” hết cái “sức mạnh” phi thường đó.
Không biết có phải do cô không đi nhà thờ hay không mà lời cầu nguyện của cô dường như không có tác dụng gì cả, cầu nguyện thì cầu nguyện, cầu nguyện ra một kết quả ngoài dự đoán.
Một lần, khi có hỏi chuyện anh đăng ký thi GRE, anh như đã quyết định điều gì đó, mạnh dạn nói:
- Anh không muốn thi GRE nữa.
- Tại sao?
- Anh đã hiểu được giới hạn của mình, biết rằng có ôn nữa cũng ôn không nổi.
Cô cũng không nhịn được nữa, trách anh một thôi một hồi như súng liên thanh, nói anh đã thay lòng, nói anh không muốn sống cùng cô, nói nếu đã biết trước như vậy thì cô đã không ra nước ngoài, còn nói giờ cô cũng bỏ học, lập tức quay về.
Anh cũng chẳng nói gì, để mặc cô đổ lỗi. Đợi cô bắn súng liên thanh xong anh mới nói:
- Xin lỗi, anh … đã phụ lòng em.
Cô vẫn không thôi:
- Em không cho phép anh phụ em, em không chấp nhận lời xin lỗi của anh, em muốn anh thi GRE, em muốn anh ra nước ngoài!
- Được rồi, anh nghe em.
Cũng không lâu sau đó, Chỉ Thanh được một trường đại học của một tiểu bang nhận vào, học thạc sĩ máy tính. Xem ra về mặt học hành Chỉ Thanh vẫn có năng lực, có tài năng, trước đây không có động lực, nên mãi không học nổi tiếng Anh, giờ bị ép đến đường cùng không một xu dính túi thì phải chạy nước rút, anh đã thi đỗ TOEFL và GRE.
Chỉ Thanh gọi điện thoại báo tin vui cho cô, cũng hỏi về chuyện Vệ Quốc làm thủ tục du học, cô ấp úng nói:
- Anh ấy… đang ôn GRE.
- Anh đoán GRE đối với anh ấy khá khó, bởi vì thời anh ấy ở trường học hầu như không học Toán.
Cô biết Chỉ Thanh nói đúng nhưng cô nghe cẩm thấy như bị đâm vào tai, vặn lại:
- Anh không phải người thời đó?
- Anh cũng thế, nhưng anh là trường hợp đặc biệt của thời đại đó, bố anh dạy Toán, Toán của anh sao mà kém được? Điểm GRE của anh đều nhờ vào môn Toán, phần Toán anh đạt 800, nhưng anh chẳng ôn TOán, chỉ xem qua mấy đề, đọc hiểu đề là được.
Cô biết Chỉ Thanh nói câu nào cũng đúng nhưng cô lại không thích nghe bèn cướp lời anh:
- Anh bốc cái gì thế? Bố anh là giáo sư Toán, Toán của GRE đơn giản như thế mà anh đạt có 800 điểm, em mà là anh em đã đi tự tử cho rồi!
Anh im lặng một lát nói nhỏ:
- Bé yêu, anh không có ý đó, chỉ muốn bảo với em tin vui thôi, không phải em đang rất muốn li hôn đó sao? Giờ anh đã được nhận, có thân phận rồi, nguyện vọng li hôn của em có thể thực hiện rồi.
Câu nói này khiến cô dịu đi một chút:
- Xin lỗi, em … không nên như thế, cái chính là việc thi của anh ấy …
- Em đừng quá lo lắng, cũng đừng thúc quá, có lẽ anh ấy cũng giống như anh trước đây, chưa gặp thời, đến lúc rồi chắc chắn sẽ đỗ.
- Giờ còn chưa đến lúc? Vậy phải đến khi nào mới được coi là đến lúc?
- Em xem kìa, lại nóng tính rồi? Em cứ ép anh ấy như vậy, không sợ ép quá anh ấy chạy mất sao?
Cô sợ ép quá Vệ Quốc sẽ chạy mất thật, nên gần như không dám đề cập đến chuyện thi GRE, chỉ báo tin Chỉ Thanh đã được nhận vào đại học Mỹ cho Vệ Quốc, định là nói rằng giờ có thể li hôn được rồi, nào ngờ Vệ Quốc vừa nghe thấy tin đã nghĩ đi đâu:
- Kim Kim, anh thật sự không thể thi ra nước ngoài được, em xem Chỉ Thanh đấy, thời gian ngắn như vậy mà anh ấy đã thi xong cả TOEFL, GRE rồi, còn anh thì sao? Lâu như vậy …
- Anh ấy thi ở Mỹ, số điểm yêu cầu thấp hơn…
- Nhưng anh ấy thi Toán được điểm cao, còn anh lại đến một nữa cũng không làm nổi.
- Sao anh có thể cứ tự khen ngợi người mà coi thường mình thế? Sao mà anh không nghĩ rằng: Anh ta có thể làm được thế thì mình tại sao không thể làm được?
- Mỗi người mỗi khác, không phải việc anh ta làm được thì anh chắc chắn sẽ làm được, giống như có một số việc anh làm được, mà anh ta lại không làm được. Em không thể đánh đồng tất cả mọi người là một được, trong vấn đề học hành, chắc chắn anh không bằng anh ta…
- Cô phát hiện ra mình đã làm một việc ngu xuẩn, hối hận vô cùng, vội gạt việc thi GRE sang một bên:
- Giờ anh ta đã có thân phận, em có thể li hôn với anh ta rồi.
- Sao cứ phải li hôn mới được sao? Anh ta luôn yêu em mà.
- Nhưng không li hôn thì sao có thể đưa anh qua?
Anh không hưởng ứng.
Cô phát hiện ra mình đã làm một việc ngu xuẩn, cô nói như vậy khác gì thừa nhận mình đã hoàn toàn tuyệt vọng về việc thi GRE của anh? Nếu không sao lại nghĩ đến biện pháp thăm thân để đưa anh qua đây chứ?
Cô vội vàng giải thích:
- Em không có ý nói anh phải dựa vào việc thăm thân để sang đây, ý em là…
Anh an ủi cô:
- Kim Kim, anh hiểu ý em, anh cũng rất muốn sang Mỹ học, càng muốn sớm được đoàn tụ với em bên Mỹ, nhưng anh… thật là không có bản lĩnh, anh cứ ở trong nước học tiến sĩ thôi, cũng ở gần chăm sóc bố anh…
- Bố anh làm sao?
- Ông… ốm.
- Nặng không?
- Gan không tốt, phổi cũng có vấn đề …
- Giờ ai chăm ông?
- Giờ ông ở với anh.
- Chuyện này từ khi nào?
- Một thời gian rồi.
- Sao anh không nói sớm?
- Nói sớm làm gì?
Cô không trả lời được, sửng mãi mới thốt được một câu:
- Nói sớm thì em sẽ không… ép anh ôn GRE như vậy.
- Việc này không liên quan đến việc ôn GRE, anh là kẻ bất tài, cho dù không có chuyện của bố thì anh cũng… không thi nổi GRE, anh ở trong nước học tiến sĩ thôi… anh đã từng hứa với em, chắc chắn sẽ học xong tiến sĩ.
Một thời gian dài cô rất thất vọng, cảm thấy anh không đủ yêu cô, không chịu vì cô mà chấp nhận thi GRE lại lần nữa, không yêu đến độ vì cô mà sẵn sàng qua Mỹ làm thuê. Nhưng cô dần dần đã nghĩ thông, có lẽ con người là như vậy, việc gì làm tốt thì chịu làm, việc gì làm không tốt thì không muốn làm.
Cô nhớ khi học trung học, sợ nhất môn Thể dục, đặc biệt là điền kinh. Cô chạy không nhanh, nhảy không cao, bật không xa, cứ đến giờ điền kinh là phát rầu, bởi vì thầy giáo luôn ép học sinh đều phải đăng ký thi đủ các nội dung. Cô là cán bộ lớp, không thể không dẫn đầu đăng ký, nhưng mỗi lần thi đâu đều thua, có khi thua hết, khiến cô ghét cay ghét đắng môn điền kinh ở, ngày ngày chỉ mong trời mưa, đỡ phải tổ chức thi điền kinh. Sao cứ phải tổ chức thi điền kinh làm gì? Lại còn mỗi học kỳ tổ chức một lần? Sao không tổ chức thêm các kỳ thi học sinh giỏi Văn chứ?
Môn Thể dục lúc đó thường là thi ba môn chạy nhảy bật, chạy 60m ngắn, nữ sinh hình như là mười sáu giây thì đạt, cô nhớ ở lớp có một học sinh nam nghịch ngợm luôn chạy hơn tám giây là cán đích, còn cô để chạy được 16 giây là phải luyện tập ngày đêm mới đạt được. Còn phải chạy 1500m dài, suýt chút nữa phổi của cô nổ tung, giáo viên thể dục mới cho cô điểm qua.
Cô tự đặt mình vào hoàn cảnh đó để hiểu nỗi sợ hãi của Vệ Quốc đối với môn GRE, có thể giống như nỗi sợ hãi của cô đối với kỳ thi điền kinh và môn thể dục, mỗi lần sắp phải thi 2 môn đó, cuộc sống của cô trở nên rất khổ sở, ăn không ngon, ngủ không yên, làm gì cũng chẳng có tinh thần, liên tục nằm mơ chạy thua bị mọi người chê cười, không đạt được điểm tốt nghiệp.
Cô quyết định không miễn cưỡng ép anh thi GRE nữa, mà ủng hộ sự chọn lựa của anh, cứ học tiến sĩ trong nước, đợi cô tốt nghiệp tiến sĩ xong sẽ về nước đoàn tụ với anh.
Anh nghe thấy cô dự định như vậy thì vui lắm như lại tỏ vẻ xấu hổ:
- Kim Kim, thật đã… làm khó cho em, vì anh mà từ bỏ cuộc sống tốt ở nước ngoài.
- Ở nước ngoài không có anh thì sống tốt gì?
Cô tưởng anh sẽ cảm động, sẽ từ bỏ kế hoạch học tiến sĩ trong nước, thi lại GRE.
Nhưng anh không làm thế mà chỉ ăn năn:
- Chỉ trách anh vô dụng.
- Có lẽ vốn tiếng Anh thi GRE của anh vẫn chưa đủ tốt nhưng dùng để đánh lừa mấy người trong nước dốt Tiếng Anh thì vẫn có dư. Anh đã dễ dàng thi đỗ tiến sĩ, thầy hướng dẫn ở khoa Luật, nguyên nhân quan trọng khiến ông thầy đó nhận anh là tiếng Anh của anh tốt, đã thay ông dịch không ít tài liệu.
Cô nhiệt liệt chúc mừng anh, thực sự mừng thay cho anh.
Hai người ở hai bên bờ đại dương cùng học bằng tiến sĩ của riêng mình, đợi ngày cô tốt nghiệp sẽ về nước đoàn tụ với anh