Trở Về Năm 1994

Chương 27: Bán hàng tết (1)




Đến chiều ngày hai mươi sáu âm một nghìn quả dừa đã được gia công thành hơn bảy trăm cân dừa. Trong nhà cô đã chồng chất bao lớn bao nhỏ mứt dừa. Kiều Anh lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, chẳng may có con chuột nào không có mắt đến ăn vụng mứt dừa nhà cô. Có lẽ là nhờ phúc của em mèo, không có con chuột nào dám bén mảng tới gần hết.

Việc làm mứt đã kết thúc, tiền công và thưởng thêm đều phát cho mấy cô mấy bác trong làng. Tính ra chỉ mất có sáu ngày, chưa kiếm được xu nào nhưng đã bay màu mấy triệu bạc. Cũng may tiền dừa thanh toán sau, nếu không mẹ cô cũng hết đường xoay sở.

Lúc này bố Thủy cũng giao hàng tới rồi, ba trăm chiếc giỏ sáu trăm nghìn lại không cánh mà bay. Mẹ cô nhìn tiền tiêu như nước chảy mà xót cả ruột.

Đêm nay nhà cô ngủ sớm, từ ngày mai bắt đầu bán hàng tết. Một là lãi kếch xù hai là vốn liếng trôi sông đều quyết định bởi ba ngày sắp tới.

Ba giờ sáng hôm sau, Kiều Anh bị mẹ cô lôi ra khỏi ổ chăn. Cô còn không tỉnh hẳn, mẹ cô giúp cô mặc quần áo bông rồi tống cổ cô đi rửa mặt đánh răng. Kiều Anh mê mang ăn xong bữa sáng ngồi xe bò theo mẹ cô đi chợ Huyện. Lần này mẹ cô gọi cả cậu cô và chú út cùng đi. Năm người đi hai chiếc xe bò chở đầy giỏ tre và mứt dừa hướng về chợ Huyện xuất phát. Xe bò đi chầm chậm, Kiều Anh cơn buồn ngủ lại tới nữa, cô dứt khoát dựa vào vai mẹ cô ngủ rồi.

Không biết qua bao lâu, xe bò dừng lại, mẹ cô lại lay tỉnh cô. Kiều Anh mở mắt ra chỉ thấy một màu đen thui chẳng biết chỗ này là chỗ nào. Mẹ cô xuống xe lấy chìa khóa mở cổng vào nhà. Hóa ra đây là nơi bố mẹ cô thuê để đặt hoa quả. Mẹ cô mở rộng cửa cổng cho hai chiếc xe bò đi vào. Trời quá tối Kiều Anh cũng không nhìn rõ xung quanh, xe bò đã nhanh chóng vào sân. Hai chị em cô xuống xe, giúp chú út và cậu cô mang giỏ tre xuống dưới. Lúc này mẹ cô cũng đã bật điện, ngôi nhà nhìn rõ ràng hơn chút. Đây không tính là ngôi nhà nhìn giống kho hàng hơn. Bởi bên trong trống không, không thấy dấu vết sinh hoạt để lại. Kiều Anh không miệt mài theo đuổi nơi này trước kia làm gì. Cô dọn xong giỏ tre thì ngồi ở cửa ngáp. Ba người lớn dọn nốt đống mứt dừa trên xe xuống rồi đi tiếp ứng bố cô. Chỉ có hai chị em cô trừng mắt nhìn nhau.

Khoảng mười lăm phút sau có tiếng động cơ xe ở đầu ngõ, Kiều Anh tráng lá gan thò mặt ra nhìn. Thấy đến là một chiếc xe tải lớn, bố cô từ trên xe nhảy xuống. Cô biết hoa quả nhà cô tới rồi. Chiếc xe tải quá lớn không vào được cổng nhà, đành lui lại đỗ tại đầu ngõ. Cùng lúc đó mẹ cô, cậu cô và chú út đồng thời xuất hiện bắt đầu dỡ hàng trên xe xuống.

Kiều Anh chạy nhanh mở rộng cổng, bốn người lớn từng đôi từng đôi khiêng thùng xốp đi vào nhà. Phải mất đến hơn ba mươi phút bốn người mới vận chuyển hết hàng vào trong nhà. Tổng cộng sáu mươi thùng xốp, một nghìn tám trăm cân hoa quả. Con số cát lợi đi.

Bố cô thanh toán đủ tiền xe mới vào nhà hội họp. Mấy người vừa khuân vác xong ai lấy đều mồ hồi đầy đầu, yêu cầu nghỉ ngơi trong chốc lát. Kiều Anh rảnh rỗi nãy giờ, cô đi qua xem xét hoa quả. Nề hà thùng xốp được dán kín mít, không biết bên trong là loại hoa quả gì. Cô đành quay sang hỏi bố cô: "Nhà mình mua hoa quả gì bán vậy bố?"

Bố cô vừa lau mồ hồi vừa trả lời cô: "Bố mua năm loại. Táo, lê, cam, thanh long và nho tím."



Đúng là rất chu đáo, ngũ quả đều đủ cả. Còn có cả nho nữa, loại quả này hiện tại giá không rẻ đâu.

Nghỉ ngơi đủ, bốn người lớn bắt đầu phân loại hoa quả. Bố cô là người trong nghề, chỉ nhìn ký hiệu đã phân biệt nó là loại quả gì. Cuối cùng chia làm năm phần, quả nho ít nhất có bốn thùng, còn lại mỗi loại mười bốn thùng.

Bố mẹ cô dự định mỗi giỏ quà đặt ba cân hoa quả, số còn lại đều có thể tách ra bán. Quả nho nhập về ít nhất nhưng giá trị lại cao nhất, tính ra mỗi một giỏ chỉ đặt một chùm hơn hai lạng thôi. Có tính toán trước mọi người làm đâu vào đấy. Không có cân điện tử chỉ có hai chiếc cân đòn, tốc độ làm việc chậm hơn một mảng lớn.

Chia xong hoa quả một vấn đề khác lại nhảy ra tới. Xe bò quá nhỏ, lại phải vận hàng lên thành phố bán, đường xá xôi. Đặt giỏ hoa quả đã đóng gói sẵn là không có khả năng. Cuối cùng chỉ để hoa quả lại vào thùng xốp, đến nơi tại chỗ đóng gói.

Binh chia hai đường, một đội gồm ba người, Kiều Anh theo bố và chú cô lên thành phố. Ba người còn lại bán ở chợ Huyện. Trước khi đi mẹ cô thông báo giá cả các loại. Tất nhiên hàng mang lên thành phố giá sẽ cao hơn so với chợ Huyện. Phí vận chuyển sao, cho dù phương tiện vận chuyển nhà cô chạy bằng cỏ.

Chợ Huyện cách thành phố hơn mười km nên đội của cô đến chợ thành phố đã là khá muộn. Cả chợ lúc này đã biển người tấp nấp, không khí ngày tết nồng đậm vô cùng. Đã quá muộn để thuê quầy hàng trống, bố cô đành dọn hàng gần mấy tiểu thương bán rau. Chú cô mang xe bò đi gửi rồi cũng quay lại giúp bố con cô.

Không biết nghĩ tới gì bố cô đi vào trong chợ lúc sau dọn ra hai chiếc bàn gỗ đặt cạnh nhau. Kiều Anh thấy có bàn vội bày mứt dừa và vài giỏ hoa quả cô vừa sắp ra. Người qua đường nhìn cách bày biện này của nhà cô đều dừng lại đứng xem. Mứt dừa trắng thuần ai chẳng gặp, nhưng mà màu xanh màu hồng màu cam chưa từng thấy qua. Còn lại là giỏ hoa quả, mắt sáng nhất vẫn là chùm nho tím, được đan xen giữa màu đỏ của táo màu vàng của cam, thanh long và lê điểm xuyết. Tất cả được nằm gọn trong chiếc giỏ nhỏ xinh lả lướt, cột dây duy băng đỏ. Tổng thể thẩm mỹ được người xem vô cùng ưng ý. Vừa bày ra một lát đã có người tiến đến hỏi giá. Kiều Anh đâu chịu bỏ qua cơ hội này vội lên tiếng trả lời: "Giỏ hoa quả ba mươi nghìn một giỏ, mứt dừa các màu đều là năm nghìn một cân. Cô muốn mua loại nào ạ?"

Nghe xong giá cả có không ít người lắc đầu bỏ đi vì quá đắt. Vị khách hàng kia chỉ nhíu mày nhưng không có bỏ đi. Kiều Anh biết đây là khách hàng tiềm năng nên vội nói tiếp: "Cô là mua về để nhà dùng hay tặng quà tết?"

Vị khách kia không hiểu ra sao hỏi lại: "Nhà dùng hay tặng quà có gì khác nhau sao?". Ngôn Tình Cổ Đại

Kiều Anh mỉm cười đáp: "Tất nhiên là khác rồi ạ. Nếu nhà dùng thì cháu kiến nghị mua hoa quả tách riêng ra. Mỗi cân là bảy nghìn, nho nhà cháu có ít không bán lẻ. Còn nếu mua tặng quà lên mua giỏ quà nhìn sẽ lịch sự hơn. Cô thấy sao?"

Nghe xong giá cả, vị khách kia còn cẩn thận cầm giỏ quà lên ước lượng. Thấy trọng lượng còn có thể nên gật đầu mua hai giỏ cộng thêm hoa quả các loại ba cân. Kiều Anh xóa một nghìn lẻ chỉ nhận tám mươi nghìn của vị khách hàng này. Kiều Anh mỉm cười tiễn vị khách mở hàng đi.



Không biết là do vía vị khách kia tốt quá hay sao, chỉ lát sau lần lượt lại có mấy người đến hỏi giá. Kiều Anh đều thuận lợi bán được hàng. Bố cô không có gì ngạc nhiên năng lực bán hàng của cô, nhưng chú út lần đầu thấy, miệng chú há hốc có thể nhét quả trứng gà.

Thuận lợi bán ra gần chục giỏ quà và hơn mười cân hoa quả, nhưng mứt dừa tuyệt nhiên không ai hỏi tới. Ba người không hiểu ra sao, sẵn có một vị khách đến hỏi mua cô đưa ra nghi vấn. Người khách kia nói là sợ mứt dừa nhuộm phẩm màu hóa chất độc hại nên không dám mua. Kiều Anh dở khóc dở cười, hóa ra nhà cô biến khéo thành vụng. Cô cầm ra một túi mứt dừa đủ loại màu sắc, làm trò trước mặt mọi người mở ra ăn. Vừa ăn vừa quảng cáo: "Nhà cháu không dùng hóa chất nhuộm màu. Đều dùng rau củ quả để tạo màu thôi."

Nói xong lại giảng giải dùng loại nào rau củ sẽ nhuộm ra màu gì, hướng dẫn tỉ mỉ cách làm. Giọng nói tuy non nớt nhưng lại phát âm rõ ràng, thu hút không ít người đi ngang qua chú ý. Kiều Anh còn cho mọi người ăn thử thấy có hương rau quả thật mới sôi nổi hỏi mua. Đợt thao tác này của Kiều Anh đã bán ra không ít mứt dừa kéo theo doanh số bán hoa quả cũng tăng lên.

Đợi đến hơn tám giờ, hoa quả với mứt dừa ba người mang đi đã bán khánh. Không kịp kiểm kê tiền lời bố cô đã tìm một quán ăn để giải quyết bữa sáng. Ăn xong ba người nhanh chóng đánh xe về nhà. Trên đường về Kiều Anh tính nhẩm đội của cô bán được bao nhiêu hàng. Giỏ hoa quả bán được sáu mươi giỏ, bán lẻ hơn hai trăm cân hoa quả. Mứt dừa mang đi trăm cân, trừ nửa cân cho mọi người ăn thử, thì bán ra chín chín cân rưỡi. Thành tích cũng được nhưng không biết đội kia bán thế nào.

Về đến nhà nghênh đón cô là hai tổ tông thú cưng ở nhà. Sáng nay đi sớm quên không cho bọn này ăn sáng. Hiện tại bọn nó đều đói quấn lấy chân cô không cho đi. Kiều Anh không thể nề hà, vào trong nhà lục tung nồi niêu xoong chảo xem có gì cho bọn này lót dạ. Cũng may còn mấy miếng thịt lợn tối qua ăn chưa hết và hai củ khoai lang. Kiều Anh trộn hết lên chia ra làm hai phần cho bọn này ăn tạm.

Bố cô cũng mang con bò đi uống nước ăn cỏ, sáng nay vất vả nó chạy đường xa ông cầm một khối mật mía đút cho nó ăn.

Đợi đến gần mười giờ đội của mẹ cô mới trở về. Lúc này Kiều Anh cũng ngủ được một giấc tỉnh dậy. Bố cô lại bào chế đúng cách với con bò còn lại. Mẹ cô và chị cô nấu cơm trưa thiết đãi cậu và chú út cô. Trong bữa cơm mẹ cô mới báo doanh số, giỏ hoa quả chỉ bán được ba mươi giỏ, nhưng hoa quả bán lẻ được tận ba trăm nhiều cân, mứt dừa chỉ bán được năm mươi cân mứt dừa màu trắng. Hoa quả doanh số tạm ổn mẹ cô chỉ lo mứt dừa thôi. Kiều Anh vội chia sẻ kinh nghiệm cho mẹ cô, lúc này bà mới thuận lợi nuốt trôi hai bát cơm.

Kiều Anh vừa ngủ dậy, nên không muốn ngủ trưa nữa. Cả nhà cô lên kế hoạch buổi chiều đi bán hàng tiếp.

Chợ mấy ngày gần tết, hầu như mở cả ngày, nhưng buổi chiều lượng người ít đi thôi. Buổi chiều cậu cô và chú cô đều phải về nhà gói bánh trưng, nên chỉ nhà cô đi bán. Kiều Anh đưa ra ý kiến nhờ chú út gói hộ bánh trưng nhà cô luôn đã bị bố mẹ cô kịch liệt phản đối. Kiều Anh mờ mịt, ở hiện đại cô thấy không mấy nhà tự mình làm bánh trưng toàn đặt mua là chính. Cô cũng giật mình nhận ra, từ lúc có hiểu chuyện đến giờ năm nào bố mẹ cô đều tự gói bánh trưng hết. Cứ tưởng ông bà nhàn rỗi làm cho đỡ buồn cơ. Hóa ra đều có lý do cả, như lời bố cô nói: "Không tự gói bánh trưng làm gì còn không khí ngày tết nữa!"

Được rồi là cô quá nông cạn, tết đối với cô chỉ là những ngày nghỉ dài hết ăn lại chơi mà thôi!