Trở Về Năm 1994

Chương 26: Cúng ông Công ông Táo




Trong sự trù tính của nhà cô, tết Nguyên Đán cũng đến cận kề. Nhà cô dự định hai mươi tháng chạp âm lịch sẽ bắt đầu làm mứt dừa. Đến chiều ngày mười chín nhà cô lục tục kéo mấy xe bò dừa về. Nhìn thấy núi dừa trước sân, Kiều Anh cũng choáng váng. Hỏi mẹ cô mới biết bố mẹ cô lần này mua đến cả nghìn quả dừa. Kiều Anh cảm thấy bố mẹ cô quá mạo hiểm, tính sơ sơ cũng phải làm ra sáu bảy trăm cân mứt dừa. Không biết huyện thành nhà cô có tiêu thụ được hết không. Mẹ cô lại không cho là đúng nói: "Huyện thành không bán hết, nhà mình mang lên thành phố bán cũng được mà."

Kiều Anh trố mắt kinh ngạc, này vẫn là bố mẹ cô sao. Mấy tháng trước đến giao hàng còn không dám, vậy mà giờ có thể to gan lớn mật đến thế này rồi. Lại nghĩ đến hoa quả, Kiều Anh có dự cảm không tốt lắm hỏi: "Bố mẹ dự định bán bao nhiêu cân hoa quả vậy?"

Mẹ cô đang đếm số lượng dừa không rảnh trả lời cô. Đợi đến khi bà đếm xong cũng mười phút sau đó. Lúc này mới có bớt thời gian trả lời cô: "Bố con thuê một xe tải về, chắc tầm một hai tấn gì đó."

Nghe mẹ cô nói thế Kiều Anh một hơi suýt không đi lên, cô vừa nghe cái gì. Một hai tấn hoa quả mà mẹ cô nói cứ như mua mớ rau ngoài chợ vậy? Không biết ông bà lấy đâu ra tự tin có thể bán được cả hết được cả đống hàng như thế.

Từ từ nhà cô lấy đâu ra nhiều tiền như vậy mà nhập hàng. Hay bố mẹ cô đi vay tiền. Kiều Anh vội hỏi mẹ cô, chỉ nghe mẹ cô thản nhiên trả lời: "Chỉ đặt cọc trước một số tiền thôi. Đến ba mươi tết mới thanh toán nốt tiền hàng."

Rất tốt, bố mẹ cô khả năng đã có thể tốt nghiệp khóa học buôn bán cấp tốc rồi.

Nghĩ một lát cô vẫn là dặn dò mẹ cô: "Mẹ đến nhà bác Chiến đặt thêm một trăm năm mươi giỏ quà nữa đi. Con sợ lúc trước đặt số lượng không quá đủ."

Bác Chiến là bố Thủy, giỏi đan rổ với giỏ bẫy cá trong thôn. Hơn tháng trước Kiều Anh mang mẫu giỏ quà đến xem bác có làm được không. Sự thật chứng minh kẻ tay ngang như cô chỉ xứng làm chân sai vặt. Bác Chiến tháo rỡ chiếc giỏ xong lại đan lại ngon lành. Xem xong bác thao tác Kiều Anh yên tâm đặt trước một trăm năm mươi chiếc. Thêm lên lần này nhà cô tổng cộng đặt mua ba trăm chiếc. Hai nghìn đồng một chiếc, nhà Thủy tết này cũng kiếm được kha khá.

Mẹ cô nghe vậy gật đầu nhưng bà còn bận nhiều việc, đuổi Kiều Anh thay bà chạy chân. Kiều Anh cũng nhàn rỗi ngoan ngoãn nghe theo.

Nhà Thủy cách nhà cô không xa, đi vài phút là tới. Nhìn từ ngoài thì làng cô nhà nào cũng gần như tương tự. Đều là hàng rào dâm bụt cổng tre. Nhưng bước vào trong nhà thì lại khác. Có lẽ do diện tích đất ít hơn nhà cô nên kết cấu nhà Thủy khác nhà cô một trời một vực. Mở cổng đã tới sân gạch rồi, tiếp theo là nhà ở, bếp núc, giếng nước. Tiếp đó mới đến chuồng chăn nuôi gia súc và vườn tược. Tuy diện tích đất nhỏ hơn nhà cô nhiều nhưng dân cư thì nhiều hơn gần gấp đôi. Bố mẹ Thủy sinh được ba cô thiên kim, hiện tại trong bụng mẹ Thủy cũng đang nảy mầm một cái. Từ việc mẹ Thủy đẻ suốt đẻ mãi này có thể thấy bố mẹ Thủy mong chờ sinh đứa con trai như thế nào. Nhưng mà phải làm ông bà thất vọng rồi, hạt giống trong bụng mẹ Thủy lúc này cũng là một cô thiên kim. Gom đủ bộ tứ luôn.



Lúc này cả nhà Thủy đang tụ tập hết ở trước sân, mỗi người mỗi việc bên đống tre. Bố mẹ Thủy thấy Kiều Anh rất nhiệt tình nói chuyện. Kiều Anh cũng thẳng thắn ý đồ đến hỏi bố mẹ Thủy cô có hoàn thành được không. Bố mẹ Thủy nghe xong vui mừng khôn xiết vỗ ngực đảm bảo giao hàng đúng hẹn. Kiều Anh cũng không ở lâu, hẹn Thủy ngày mai đi học chờ cô rồi ra về.

Sáng hôm sau Kiều Anh đã bị tiếng người ồn ào tỉnh dậy. Ra ngoài nhà thấy năm người phụ nữ đang khí thế ngất trời làm việc. Cô biết đây đều là người bố mẹ cô thuê về để làm mứt dừa. Đều là người quen trong làng, ngươi một câu ta một câu qua lại. Bốn năm người mà cảm giác ồn ào như cái chợ. Kiều Anh chào hỏi mấy người rồi lăn đi đánh răng rửa mặt. Ra tới ăn bữa sáng xong thì đi học. Hôm nay đã là hai mươi tháng chạp, theo lịch nghỉ tết học sinh tiểu học như cô sẽ bắt đầu nghỉ từ hai lăm âm. Và đi học lại vào mồng sáu tết. Nghỉ hơn mười ngày, quả là kỳ nghỉ dài.

Tan học về nhà, còn chưa đến đầu ngõ đã ngửi được mùi thơm ngọt từ nhà cô bay ra. Vào đến trong nhà thấy trước sân hơn mười mâm mứt dừa trắng bóng đang chờ để nguội. Người nhiều làm việc cũng nhanh nhẹn hơn, mới một buổi sáng làm được mấy chục cân mứt dừa rồi. Đến mười một giờ trưa mọi người mới ai về nhà lấy, nhà cô thuê người không bao cơm trưa, mỗi ngày hai mươi nghìn tiền công. Công việc cũng không nặng nhọc gì, tính ra đây cũng là công việc béo bở.

Ba mẹ con qua loa ăn xong bữa trưa rồi đi đóng mứt vào túi. Vẫn chưa biết sức mua thế nào, mẹ cô quyết định đóng nửa cân một cho dễ bán. Đóng xong lấy dây nịt cột chặt lại sợ, không khí vào làm hỏng mứt dừa. Sáng nay lần đầu làm mọi người chưa quen tay, làm ra được hơn ba mươi cân mứt. Đóng gói hơn sáu mươi túi xong, mẹ cô lại gom chúng lại cho vào một túi ni lông lớn bảo quản ở nơi khô thoáng. Nhìn màu trắng mứt có vẻ đơn điệu, Kiều Anh suy nghĩ muốn nhuộm màu cho mứt.

Ở hiện đại cô chưa từng tự tay làm nhưng đã nghe qua người khác nói. Màu nhuộm thì nhiều nhưng không tốt cho sức khỏe nên cô chọn dùng rau củ. Như củ dền, cà rốt hoặc là lá nếp đều được. Cô nói cho mẹ cô suy nghĩ của mình. Mẹ cô cũng chưa nói được không nhưng có vẻ muốn thử. Kiều Anh cũng không quá để ý, có màu hay không cũng không sao, nó chỉ như dệt hoa trên gấm mà thôi.

Không nghĩ tới ngày hôm sau đi học về mẹ cô đã mua đủ mọi thứ. Nhuộm màu không khó chỉ là hiện giờ không có máy xay phải dùng chày để giã mất chút thời gian. Nhuộm ra màu tuy không đẹp bằng màu thực phẩm nhưng so với màu trắng đơn thuần lại có vẻ bắt mắt hơn. Mẹ cô lại rất hài lòng, bà định nhuộm một nửa thử xem. Cái này không Kiều Anh việc gì nữa, đang chuẩn bị phủi tay lại phát hiện một việc. Chẳng là làm mứt dừa có một bước phải đổ nước sôi vào cho dừa đã nạo. Làm vậy sẽ để dầu dừa ra bớt, lúc sau chưng mứt dừa không bị cháy. Bước này giống với làm dầu dừa, lúc đầu Kiều Anh không để ý. Mọi người đều đổ nước cốt dừa đó đi. Nhưng sáng nay làm xong có người quên đổ. Thời tiết lại lạnh để hơn một tiếng lớp cốt dừa đóng băng lại. Kiều Anh đi qua nhìn thấy, mới nhớ ra cô đã từng xem một cách làm dầu dừa vừa đơn giản lại nhanh hơn cách truyền thống. Đó là để nước cốt dừa vào trong tủ lạnh cho đến khi đóng băng. Đổ phần nước thừa bên trong đi rồi lấy phần cốt dừa đóng bằng đó mang đi chưng. Cách này rút ngắn thời gian rất nhiều. Lúc trước định áp dụng cách này nhưng khổ nỗi nhà cô không có tủ lạnh. Giờ lại nhìn thấy lớp cốt dừa đóng băng này cô mới nhớ tới.

Tuy lớp đóng băng mỏng chút nhưng nhà cô còn rất nhiều dừa. Từng lớp tích góp lại, cũng phải được kha khá.

Tránh cho lãng phí, cô dặn mẹ cô để lại nước cốt dừa cho cô. Mẹ cô tuy thấy kỳ quặc nhưng biết cô không làm điều vô nghĩa bao giờ nên gật đầu đồng ý.

Nhờ mẹ cô lưu ý, đến tối Kiều Anh đã có một nồi nhỏ cốt dừa đóng băng. Vì làm mứt dừa nên nhà cô bắc tạm bếp ngoài trời, dùng củi để đun. Kiều Anh nhìn bếp nào rảnh cô đặt nồi cốt dừa lên chưng. Chỉ mất gần nửa tiếng đã ngao ra dầu dừa. Mẹ cô cũng tấm tắc bảo lạ, cầm đến cho cô chiếc bình sạch sẽ để cô cho dầu dừa vào. Bà biết đây là thứ tốt, mùa đông năm nay tay chân mặt mũi bà đều không bị lẻ. Toàn là dầu dừa công lao. Mấy chục trái dừa đổi lấy chỉ chưa đến nửa lít dầu dừa, bà không để trong lòng. Coi đây như kiếm việc cho Kiều Anh bận rộn, không thèm quan tâm nữa. Cho nên một tuần sau Kiều Anh mang ra một đống chai lọ đầy dầu, dọa bà một cú sốc.

Làm mứt được ba ngày thì phải nghỉ một ngày, bởi hôm nay là ngày hai mươi ba âm. Là ngày cúng tiễn ông Công ông Táo chầu trời. Mọi người đều xin nghỉ để về nhà chuẩn bị. Nhà Kiều Anh cũng không ngoại lệ, sáng sớm mẹ cô đã đi chợ mua sắm lễ vật để cúng bái. Kiều Anh kiếp trước sống đến hơn ba mươi tuổi nhưng tết ông Công ông Táo cô cũng không biết nhiều ít. Chỉ nhớ là phải phóng sinh cá vàng, còn lại chỉ mơ hồ không rõ. Lại thấy mẹ cô mua nào là giấy tiền vàng mã, hoa tươi bánh trái đầy đủ. Đến trưa mẹ cô làm một mâm cơm để cúng. Theo tục lệ phải cúng trước mười hai giờ trưa, cúng xong này đó phải hóa vàng mã. Cuối cùng là phóng sinh cá chép. Cá chép vàng ở quê cô mọi người chỉ được nghe danh còn chưa chính thức gặp mặt. Nhà cô chắp vá chọn ba con cá chép quê mang ra bờ sông để thả. Lúc này mẹ cô cũng mang hương tro ra đổ xuống dòng sông. Coi như kết thúc lễ tiễn ông Công ông Táo