Chương 0: Phục lục về một vài khái niệm(sẽ còn cập nhật)
* chương này không nhất thiết phải đọc.
Nếu bạn vẫn đọc thì xin chú ý là những gì dưới đây chỉ là "tóm lược". Được viết ra để tránh gây khó hiểu khi cần (đồng thời giúp t không bị quên -.-)(nói thế thôi, chứ khả năng cao phụ lục này còn gây ra sang chấn tâm lý chứ chả đùa). Dùng nó để tham khảo chứ đừng bám theo quá. Hãy tự để trí tượng tưởng của mình được bay cao.
Và hiển nhiên, những đề mục thì sẽ được in đậm.
I. Map:
Thế giới bên ngoài:
- Thế giới này là một thế giới hình cầu, tồn tại một nguồn năng lượng tượng trưng cho sức sống của hành tinh. Ở mỗi nền văn minh khác nhau thì thứ năng lượng này lại có một tên gọi khác nhau. Và ở đại lục Linh Hà, cũng như là những nơi đi theo Tiên Đạo, thì thứ năng lượng này được gọi là: Linh
- Thế giới này được thống trị bởi loài người, nên tôn sùng năm chân lý mà xã hội loài người công nhận:
Tự do, Gắn Kết, Chuẩn Mực, Hoàn Mỹ và Hỗn Mang.
- Tương ứng với năm chân lý đó, chính là năm Chân Đạo tư tưởng:
+ Tự Do là những gì Tiên Đạo luôn theo đuổi.
+ Gắn Kết chính là thứ mà Thần Đạo hết mực tôn sùng.
+ Thánh Đạo thì luôn coi Chuẩn Mực là căn bản.
+ Còn Phật Đạo chính là sự Hoàn Mỹ mà có lẽ ai cũng muốn trở thành.
+ Chỉ có điều, bản chất Nhân Đạo trong mỗi con người lại là một cơn Hỗn Mang kéo dài như là vĩnh cửu.
---------------------------------------------------------------------------------
2. Lục Địa Linh Hà:
Là một trong những Lục Địa lớn nhất của thế giới, nơi khai sinh của tiên đạo, có lượng Linh dồi dào bậc nhất và cũng là nơi đầu tiên kết thúc Huyền Chiến thứ hai.
Địa lý của Linh Hà gồm có ba tầng mây trời: "Hạ Không, Trung Không Thượng Không" được phân biệt theo độ cao với tầng mây che phủ. Và ngũ đại địa vực "Nam Nguyên, Bắc Hoang, Tây Hải, Đông Thiên Cảnh và Trung Đô"
Xung quanh lãnh thổ Lục Địa Linh Hà cũng có tồn tại rất nhiều tiểu lục địa hoặc là quốc đảo nhỏ khác.
___________________________________________________________________________________
II. Các loại phân bậc về tu vi, cảnh giới, v.v..
Phân biệt:
Tu vi khác với cảnh giới.
+ Tu vi là để chỉ tu vi linh khí, tức là chỉ khả năng hấp thụ linh, cũng như là số lượng và chất lượng linh khí có trong cơ thể của tu sĩ. Là một dạng cấp độ năng lượng.
+ Cảnh giới là để chỉ khả năng, mức độ, kỹ nghệ,... thao túng của một loại kỹ năng, năng lượng của một người nào đó. Vd: Cảnh giới về nấu cơm, cảnh giới về rửa bát, cảnh giới về luyện đan, luyện khí, cảnh giới chế độc, cảnh giới g·iết người, cảnh giới chế tạo v·ũ k·hí hủy diệt hàng loạt,...
Chiến lực.
+ Chiến lực của một cá thể được đánh giá theo nhiều yếu tố.
+ Không có thứ gì là tuyệt đối. Mọi thứ chỉ đơn giản là độ chênh lệch giữa hai đối thủ với nhau. Và độ chênh lệch chỉ quyết định khả năng chứ không quyết định kết quả.
Cấp bậc hung hiểm.
+ Để chỉ khả năng gây hại, phá hủy của một sinh vật, đồ vật, sự kiện lên môi trường bên ngoài.
+ Đối với tu sĩ nói riêng và sinh vật sống nói chung, cấp bậc hung hiểm của một cá thể không được quyết định hoàn toàn theo chiến lực. Mà còn theo nhiều thứ khác, đặc biệt là liên quan đến tâm lý với thế giới quan.
Vd: + Một chiến tu cảnh giới 2, có lực đánh nhau vượt cấp, không nguy hiểm bằng một độc sĩ cảnh giới 1, nhưng lại có thể liên tục thử nghiệm và chế tạo những thứ v·ũ k·hí s·inh h·ọc có khả năng biến dị l·ây l·an ra khắp một vùng có bán kính mấy vạn dặm.
+ Ví dụ gần gũi hơn. Một gymer nhấc được quả tạ trăm cân, sẽ không nguy hiểm bằng một t·ên s·át n·hân g·iết người hàng loạt bị còi xương suy dinh dưỡng, cụt một tay, một chân và một mắt.
Giá trị.
+ Giá trị của một người được đánh giá theo mức độ ảnh hưởng của người đó ra thế giới bên ngoài.
+ Và dù là tích cực hay tiêu cực, ảnh hưởng vẫn cứ là ảnh hưởng.
---------------------------------------------------------------------------------
2. Tu vi linh khí của tu sĩ Tiên Đạo:
Tiên Đạo vô cùng tôn sùng Linh. Và Linh cũng chính là căn cơ của tất cả mọi tu sĩ.
Qua suốt ba kỷ nguyên của c·hiến t·ranh và biến đổi, Hệ thống và lộ trình tu hành của tu sĩ Tiên Đạo hiện giờ là như sau:
Khí Đoạn:
Ở giai đoạn này, tu sĩ sẽ bắt đầu luyện linh hóa khí. Không ngừng hấp thụ Linh từ thiên địa bên ngoài. Rồi phân mảnh và trộn lẫn Linh đó với hơi thở của chính bản thân mình để hình thành nên linh khí. Và từ quá trình vận chuyển linh khí, họ sinh ra linh lực. Và dựa vào linh khí cùng linh lực, tu sĩ có thể thao túng hầu như vạn vật trong đất trời.
Giai đoạn này chia làm bốn cảnh:
+ Ngưng Khí Cảnh: Tu sĩ học cách cảm nhận linh và thực khí, luyện khí sao cho mỗi một lần hít thở là có thể chuyển hóa được linh thành linh khí. Cảnh giới này không chia tầng thứ, mạnh yếu tùy thuộc vào kinh nghiệm và lượng linh khí mỗi lần chuyển hóa được.
Tùy vào khả năng chuyển hóa mà tu sĩ ở cảnh giới này có thể làm được những việc khác nhau. Chuyển được ít thì chỉ đủ làm cho cơ thể khỏe khoắn, chuyển được nhiều thì đủ sức sử dụng những linh cụ cơ bản như: một vài loại phù sơ cấp, linh cụ phàm dụng.
Thế nhưng, bởi vì tiên thiên(cấu tạo sinh học) của con người không được tạo ra để chuyển linh thành linh khí. Nên ở ngưng khí cảnh, tu sĩ sẽ không thể sử dụng được toàn bộ linh khí mà mình chuyển hóa được trong một lần hít thở => linh lực sinh ra sẽ không mạnh.
Vd: Một lần hít thở được mười ngụm linh khí, nhưng chỉ có thể sử dụng được một ngụm.
+ Khai Môn Cảnh: Trong cơ thể con người có một hệ thống các linh mạch, được sinh ra là để dẫn truyền và hấp thụ linh mỗi khi hô hấp. Và quá trình này diễn ra ở cấp độ bản năng. Khiến cho mỗi lần ngưng khí, thì linh khí của tu sĩ sẽ bị các linh mạch tự động hấp thu. Thành ra gây ra sự thất thoát mỗi khi muốn sử dụng linh khí.
Thế nhưng, tu sĩ Tiên Đạo lại phát hiện ra là ở trong hệ thống linh mạch này, còn tồn tại tám Mạch Môn. Có công dụng cản đường linh với linh khí để cho linh mạch dễ hấp thu.
Và khi tiến vào Khai Môn Cảnh, việc của tu sĩ chính là mở hết tám Mạch Môn này. Qua đó, có được quyền kiểm soát sự vận chuyển linh khí chạy trong cơ thể của mình. Từ đó có thể sự dụng linh khí một cách tùy ý.
Mỗi lần Khai Mạch Môn, thì việc vận dụng linh khí của tu sĩ sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn gấp bội. Đồng nghĩa với việc lượng linh khí thất thoát sẽ dần bị thu hẹp. Nhưng chỉ là, càng khai mở Mạch Môn, thì cơ thể của tu sĩ càng phản ứng lại và gia trì độ cứng cỏi của các mạch môn còn lại. (giống tính đề kháng đối với thuốc hoặc vi khuẩn)
Thành ra, càng khai mở thì sẽ càng khó.
Tiến vào Khai Môn là đã đủ điều kiện để học cách thao túng các nguyên tố nguc hành, vật chất tự nhiên. Từ làm thêm đươc nhiều thứ.
Thế nhưng, linh khí của tu sĩ vốn là được tạo ra và sử dụng tức thì ngay tại mỗi lần hít thở, chứ không phải là được lưu trữ lại trong cơ thể. Nếu như không được thực khí hoặc là thở, thì tu sĩ Khai Môn trở xuống sẽ không có linh khí.
+ Linh Hải Cảnh: Sau khi khai mở hết các mạch môn. Tu sĩ sẽ có toàn quyền sử dụng linh khí của mình, từ đó thực hiện các cách thức uẩn dưỡng vùng đan điền tử phủ, hình thành ra một kho chứa Linh Khí trong chính cơ thể mình. Người đời bây giờ gọi đó là Linh Hải.
Kích Thước và độ cứng cáp của Linh Hải là tùy vào tố chất cơ thể và công pháp tu luyện của tu sĩ. Sự cách biệt giữa người với người cũng bắt đầu từ đây.
Bước vào Linh Hải, tu sĩ sẽ có đủ linh khí và linh lực để sử dụng những thuật pháp cao thâm vượt tưởng tượng của người thường. Đồng thời có thể tự mình thôi động linh cụ mà chẳng cần sự trợ giúp của linh thạch hay linh tệ.
Linh Hải cảnh cũng không chia cảnh giới. Dù Linh Hải trống không thì cũng không được coi là yếu, mà dù có lấp đầy Linh Hải viên mãn gì.
Linh Hải chỉ là Linh Hải. Là kho chứa linh khí của tu sĩ để họ có thể tùy thời sử dụng. Và công dụng lớn nhất của nó, chính là làm kho nhiên liệu để đốt lên Chân Diễm.
Lên được Linh Hải không hề khó, bất cứ ai cũng có thể làm được nếu có thời gian và linh. Thế nhưng có thể hình thành được một linh hải mạnh mẽ với thể tích lớn và độ bền cao thì lại không phải ai cũng làm được. Nên nếu xét trên mặt chiến lực, thì sự phân hóa giữa các tu sĩ Linh Hải là vô cùng không đồng đều.
+ Chân Diễm Cảnh: Chân Diễm ở đây không phải là lửa. Mà là Khí trong tinh-khí-thần của con người, được nuôi dưỡng bằng linh đến mức hiện hình ra bên ngoài. Và bởi vì nó được sinh ra bởi linh và khí, nên Chân Diễm còn tượng trưng cho sức sống của con người. Đốt lên Chân Diễm, chính là đốt lên ngọn lửa của sinh mệnh, để nói với cả thiên địa bao la này rằng:
"ta đang ở đây. Và ta tồn tại."
Sau khi luyện linh hóa khí đủ lâu. Khí của tu sĩ sẽ đủ mạnh mẽ để ngưng tụ thành huyễn tượng. Bởi vì những huyễn tượng này thường bốc lên giống hình một ngọn lửa, mà lại đại diện cho sinh mệnh của mỗi người nên mới được gọi là Chân Diễm.
Chân Diễm có muôn hình vạn trạng, tùy vào nhiều yếu tố nội tại của người thắp lên nó.
Chân Diễm không phải là công cụ chiến đấu. Nó chỉ là ảo. Là sự tượng trưng cho sức mạnh và ý chí của người thắp lên nó. Thế nhưng trong suốt lịch sử dài dằng dặc, có nhiều ngọn Chân Diễm hùng mạnh còn khiến cho người đời phải sợ hãi và kính phục với chỉ một cái nhìn duy nhất. Và những người thắp được lên chúng, đều là những con quái vật của thời đại.
Để thắp được Chân Diễm, thì chỉ có năng lượng thôi là chưa đủ. Mà phải có cả sức sống và khao khát sống mãnh liệt để vượt qua "Chân Diễm Kiếp". Hoặc nếu là con ông cháu cha, hay bị rơi xuống vực thẳm hang sâu mà gặp được kỳ ngộ, thì cũng có thể thắp được Chân Diễm thông qua "Mồi lửa".
"Mồi Lửa" là phương thức một người "đặt" một phần Chân Diễm của mình vào trong một người khác. Người được mồi lửa sẽ nhận được những cảm ngộ, thói quen đơn giản và ý chí sống của người mồi lửa cho mình. Và nếu người được mồi muốn nuôi dưỡng mồi lửa này cháy mãi, thì phải sống đúng với những cảm ngộ, thói quen và ý chí sống mà mình nhận được. Để rồi, sau khi vào được Linh Hải, tích tụ đủ năng lượng thì sẽ tự động Chân Diễm. Và ngọn Chân Diễm mà người đó thắp được cũng chính là một bản sao hoặc dị bản của Chân Diễm mà mình được mồi, mà không cần trải qua "Chân Diễm Kiếp".
Đây cũng là phương thức truyền thừa thiêng liêng nhất trong giới tu sĩ... vào thời xưa. Hiện tại nó đa phần được dùng trong chính trị với thiết lập các mối quan hệ về mặt lợi ích.
Đa phần những người có thể thắp thành Chân Diễm thì đều có thể: ngôn xuất phát tùy, ngự và độn linh, tùy tâm ngự vật, nhìn thấu bản chất của vạn vật xung quanh, v.v...
* Ở giai đoạn này, tu sĩ chỉ là luyện khí. Nếu như chưa từng trải qua luyện thể hay có được linh thể, thì thân thể sẽ không hơn phàm nhân là mấy. Nếu như nghịch ngu, không vận linh khí để hộ thể thì hoàn toàn có thể c·hết do đang đi thì vấp té, bị xiên dao hay là bị t·iêu c·hảy,....
---------------------------------------------------------------------------------
Sinh Mệnh Đoạn: Sinh Mệnh của mọi sinh linh chưa từng thuộc về chính chúng. Mà là thuộc về thiên địa tinh không này.
Vậy nên tu sĩ phải dần dần c·ướp đoạt lại sinh mệnh và tố chất của chính bản thân mình, thông qua việc sử dụng Chân Diễm để trúc cơ.
Do vậy, người đời còn gọi Sinh Mệnh Đoạn là Trúc Cơ Cảnh.
Có chín lần trúc cơ, không hơn không kém, được gọi là cửu chuyển. Mỗi chuyển tương đương với một lần lột xác.
Từ thất chuyển trở lên thì trở thành Tiên Thiên Sinh Linh. Nếu có thể làm được thì chỉ cần một cái động tay cũng có thể khiến đất trời biến sắc. Một cái nhún nhảy cũng có thể vượt vạn dặm thiên không để ngắm nhìn vòm dải thiên hà xa vời lấp lánh. Đồng thời hơi thở lúc này còn có cả uy áp, áp chế bản năng sống của mọi cá thể sinh mệnh dưới Tiên Thiên.
Tu sĩ trở thành Tiên Thiên Sinh Linh thì chín phần là vô sinh. Bởi khái niệm sinh sản để gia tăng khả năng sinh tồn của giống loài trong bản chất sinh mệnh của họ đã chẳng còn nữa.
3. Chân Mệnh Đoạn: Còn được gọi là Đan Cảnh.
Khác với Kim Đan thời thượng cổ, tu sĩ hiện tại ngưng tụ ra Niệm Đan, bằng cách nén toàn bộ "minh chứng của sự tồn tại của mình" thành thực chất.
Niệm Đan động, ý cảnh ra. Khiến nguyên một vùng thiên địa phải vận hành theo ý muốn của chính bản thân mình.
Những tu sĩ đạt được tới Đan Cảnh thì được gọi là Chân Nhân.
Bởi vì phải sống như họ thì mới thực là sống. Họ chính là Nhân mà mọi Nhân nên trở thành. Và sinh mệnh của họ, chính là Chân Mệnh.
Đan Cảnh được chia làm hai giai đoạn: Phôi Đan và Chân Đan.
---------------------------------------------------------------------------------
3.5. Thiên Nhân: Phá bỏ Niệm Đan, tự tạo thành một giới Động Thiên. Thiên Địa lúc này chẳng thể nào trói buộc nổi ta nữa. Ta. TỰ DO!
---------------------------------------------------------------------------------
4. Nguyên: tiếp nhận một phần sự thật của thế gian... Mọi thứ quy về nguyên bản. Thiên địa còn thì nguyên bất diệt.