Tác giả có lời muốn nói:
Nhìn thấy những phản hồi từ truyện này bị mắng khá thảm.
Thành thật mà nói, tôi đã nghĩ rằng sau khi truyện này ra mắt sẽ bị mắng, nhưng tôi nghĩ người bị mắng sẽ là nam chủ. Dù sao thì, nam chủ ích kỷ, lạnh nhạt, không quan tâm tới nữ chủ, chỉ biết dùng quyền thế để cưỡng đoạt nữ chủ.
Nhưng tôi thật sự không ngờ rằng những bình luận được viết ra đều là mắng nữ chủ: ngu dốt, đầu óc chỉ có yêu đương, không hành động, người ta đã từng gi.ết mình mà còn muốn gả cho hắn, ghê tởm, ngu dốt hết đường cứu chữa.
Thật khó hiểu.
Nghĩ đi nghĩ lại, có lẽ truyện này thuộc đề tài trọng sinh nhưng chưa đủ sảng khoái. Dù sao thì cũng đã có rất nhiều nữ chủ sau khi trọng sinh xử đẹp hoàng đế là chuyện chỉ trong tích tắc.
Tuy nhiên trong truyện này, đừng nói Thanh Yến được trọng sinh một lần, dù có trọng sinh một trăm lần cũng không thể đánh bại được hoàng đế.
Ồ, cũng không hẳn là không thể, nhưng cô ấy không thể nào làm được điều đó ở tuổi mười lăm.
Trước khi cô ấy có hôn nhân, có con cái nối dõi, trên thế giới này, cô ấy chỉ lẻ loi một mình, không có thế lực nào có thể khiến cô ấy yên tâm dựa vào, cũng không có thế lực nào có thể ủng hộ cô ấy vô điều kiện, không có bất cứ ai.
Vậy nên nói đi phải nói lại, mọi người đều nói tại sao cô lại chọn Thẩm Kỳ? Cô ấy từ đầu đến cuối đều chưa bao giờ lựa chọn Thẩm Kỳ, bởi vì cô căn bản không có tư cách để lựa chọn.
Trước mặt Thẩm Kỳ, cô ấy chỉ có thể bị lựa chọn.
Tại sao không phản kháng?
Cô ấy đã bày tỏ rõ ràng bản thân không nguyện ý, nhận được thánh chỉ rồi nhưng vẫn tiếp tục tranh đấu. Nhưng cũng chẳng thể cưỡng lại được sự ích kỷ muốn cưới cô ấy của Thẩm Kỳ, trên buổi thượng triều, hắn trực tiếp tuyên bố muốn lập cô ấy làm hoàng hậu.
Xin hỏi đã ở thời điểm như vậy rồi thì cô ấy còn có thể phản kháng thế nào? Đập đầu trên chính điện nói ta thà ch.ết cũng không gả cho ngươi? Đừng quên mong muốn đầu tiên của cô kể từ khi trọng sinh là được sống, thứ hai là phải sống tốt nhất có thể, thứ ba là sống sao cho vinh quang.
Có thể một số người sẽ nói, chẳng lẽ không có người nào ủng hộ cô ấy hay sao?
Thật ngại quá, không có.
Sau khi trở ngại duy nhất trên danh phận đã biến mất. Trong mắt mọi người, việc cô ấy được phong làm hoàng hậu là một vinh dự lớn lao. Liều mạng từ chối chỉ có thể là không biết tốt xấu. Cô ấy trong bộ dạng phản kháng, không biết tốt xấu, nhưng người khác vẫn muốn sống mà.
Hoàng quyền là tối cao. Đây là một câu truyện lấy bối cảnh xã hội phong kiến mà!
Thẩm Kỳ tuy rằng không phải người tốt, nhưng làm hoàng đế cũng không đến nỗi tệ, mọi người ăn không no, không có việc gì làm sẽ khiến hắn không vui.
Nói về nhân vật Thẩm Kỳ, tại sao hắn lại ích kỷ như vậy, rõ ràng biết Thanh Yến không nguyện ý nhưng lại không tôn trọng cô ấy?
Thẳng thắn mà nói, thay vì nói hắn ích kỷ, chi bằng nói đây là bệnh chung của các hoàng đế: nhìn khắp thiên hạ có nơi đâu không phải đất vua, bờ cõi đất nước có nơi nào không phải thần tử. Thứ hoàng đế đã muốn, sao có thể không có được? Điều này cũng được thể hiện khi Cha Thẩm khuyên Thanh Yến đừng cố gắng cầu cứu người khác.
Trong tay nắm quyền lực tuyệt đối, làm sao hắn có thể nghĩ tới chuyện buông bỏ?
Cho nên kiếp này, kể từ khi Thẩm Kỳ yêu Thanh Yến, con đường tình cảm của Thanh Yến đã không còn hi vọng nào khác.
Giả sử Thanh Yến thực sự liều mạng kháng cự, liệu Thẩm Kỳ có gi.ết cô không?
Với tư cách là độc giả, chúng ta từ góc độ của lão thượng đế biết rằng Thẩm Kỳ thích cô ấy, sẽ không gi.ết cô ấy, nhưng Thanh Yến có biết không?
Có thể cô ấy tính toán ra được nếu như phản kháng mối hôn sự này cô sẽ không đến nỗi bị giết, nhưng chắc chắn sẽ khiến Thẩm Kỳ không vui.
Cô ấy liệu có tin rằng Thẩm Kỳ sẽ không làm khó dễ cho cô ấy hoặc phu quân cô ấy trong những ngày tới không? Dù sao thì tôi cũng không tin điều đó.
Vì vậy, với Thanh Yến mà nói, ngoài việc chấp nhận sự thật này và chuẩn bị tinh thần càng sớm càng tốt thì cũng chẳng còn cách nào khác.
Về câu hỏi "Cuối cùng vẫn sẽ thành hôn cùng Thẩm Kỳ, vậy trọng sinh có ý nghĩa gì?” Nếu một cô gái không tìm được người bạn đời lý tưởng, vậy cuộc đời của cô ấy sẽ trở nên vô nghĩa sao?
Về Tô Hoài Cẩm, tôi cũng thích Hoài Cẩm ca ca. Nhưng vẫn là câu nói đó, nếu Thẩm Kỳ đã thích rồi thì anh ấy cũng chỉ có thể nhượng bộ. Cho dù không có sự từ chối từ Thanh Yến, cho dù Tô Hoài Cẩm không nhượng bộ thì cả nhà Tô Hoài Cẩm cũng sẽ phải nhượng bộ.
Những nhận xét về việc Thanh Yến là tra nữ, khiêu khích Hoài Cẩm rồi lại không cần anh ấy nữa... Cái này không đến nỗi, không đến nỗi đó đâu.
Nếu quan sát kỹ dòng thời gian, bạn sẽ nhận ra Thanh Yến trêu chọc Tô Hoài Cẩm lúc mới 7-8 tuổi, muốn nuôi dưỡng tình cảm thanh mai trúc mã từ khi còn nhỏ. Sau này cô ấy tỉnh ngộ, khoảng thời gian từ 8 đến 15 tuổi đều đối xử bằng lễ nghi lịch sự với Tô Hoài Cẩm.
Tô Hoài Cẩm sẽ không vì cách cư xử nũng nịu của một đứa trẻ bảy tuổi mà sa vào lưới tình. Sở dĩ anh ấy thích Thanh Yến là vì ở kiếp này, bất cứ phương diện nào Thanh Yến cũng đều làm rất tốt, bản thân là một cô gái có sức hấp dẫn.
Tất nhiên, nếu bạn nói Thanh Yến có chút đạo đức giả, tôi sẽ thừa nhận. Xin lỗi, ngòi bút của tôi không đủ tốt.
Liên quan đến những bình luận "làm sao một người có thể đột ngột trở nên thông minh sau khi trọng sinh "
Nếu bạn có tâm trí của một đứa trẻ 15 tuổi, trọng sinh về năm 7 tuổi, bạn có nghĩ mình sẽ thông minh hơn không? Thanh Yến kiếp trước không thích học tập, nhưng không đến nỗi một chữ cũng không biết.
Nếu bạn muốn hỏi tại sao chợt nhận ra rằng hoàng hậu đang tâng bốc mình. Cmn, đã chết một lần rồi mà vẫn không có chút giác ngộ nhân sinh nào sao?
Tôi thực sự xin lỗi vì cái kết vội vàng. Khi đó, tôi chưa quen với quy trình nộp bản thảo nên không để ngoại truyện cùng với văn bản chính. Điều này đã dẫn đến việc thiếu sót khi mọi người đọc truyện. Ngoài ra, vẫn còn nhiều chỗ cần cải thiện về cấu trúc và phong cách viết.
Cũng như những độc giả đang mong chờ được đọc một bài viết mới mẻ, tôi một lần nữa xin lỗi vì bài viết này không phải là một bài viết mới mẻ.
Những thứ khác cũng không muốn nói nhiều, chỉ có mấy câu, muốn mắng thì mắng nam chủ. Mắng nữ chủ là chuyện không cần thiết.
———
À, tôi không nhịn được mà muốn nói thêm vài lời nữa.
Đương nhiên, tôi có dự cảm khi nói ra mấy chữ này, sẽ có người cho rằng tôi đang tẩy trắng cho "tên sát nhân" Thẩm Kỳ
Nhưng vẫn là nên nói chút.
Rất nhiều người cho rằng nữ chủ quá “rẻ mạt” khi vẫn ở bên kẻ đã gi.ết mình.
Tôi đã nêu rõ quan điểm của mình về việc cô ấy không có lựa chọn nào khác. Bây giờ tôi muốn nói về việc cô ấy đã bị gi.ết ở kiếp trước.
Một số độc giả lấy ví dụ về việc bị bạn trai bạo hành gia đình, cho rằng họ sẽ không bao giờ tha thứ cho người đã làm tổn thương mình. Càng chẳng nói đến người đã từng giết mình.
Nhưng trước khi đưa ra ví dụ này, xin hãy suy xét một chút, mối quan hệ kiếp trước giữa Thanh Yến và Thẩm Kỳ.
Trong mắt tôi, việc Thanh Yến bị ban ch.ết ở kiếp trước đại khái như sau:
Một tên tội phạm hạ thuốc và có ý định giết người, làm một người bị thương nặng, bị gia đình nạn nhân kiện đòi mức án tử hình.
Vị thẩm phán đầu tiên và tên tội phạm có mối quan hệ từ lâu, trừng phạt hắn một cách hời hợt. Khi vị thẩm phán thứ hai được bổ nhiệm, dư luận đang sôi sục, nếu không xử t.ử tội phạm thì ngay lập tức mất đi uy tín của pháp luật (triều đường bất an). Lại cộng thêm, vị thẩm phán thứ hai này luôn không thích những hành động của tên tội phạm nên đã thuận theo yêu cầu của nạn nhân và tuyên án t.ử hình.
Chúng ta nhìn theo góc độ của tên tội phạm, biết rằng từ khi còn nhỏ cô ấy bị người khác tâng bốc nên mới đi nhầm đường, tôi khá thông cảm cho cô ấy. Nhưng một người có trải nghiệm đáng thương phạm tội rồi thì sẽ không bị trừng phạt nữa sao?
Tên tội phạm bị kết án tử hình, rốt cuộc là ai đã gi.ết cô ấy? Phán quan? Gia đình nạn nhân? Chính cô ấy?
Ví dụ này không phù hợp 100%.
Bởi vì độc không phải Thanh Yến hạ, cô ấy chỉ muốn dùng một ít thuốc nhuận tràng. Có thể nói cô đã bị người khác gài bẫy, nhưng lại không thể chứng minh được điều đó, trong mắt người khác, cô chính là hung thủ. Thẩm phán sẽ dựa theo kẻ phạm tội mà phán xét.
Có lẽ bạn có thể đổ lỗi cho thẩm phán vì sự thất trách. Nhưng thẩm phán luôn chỉ phụ trách định tội chứ không phụ trách điều tra.
Thẩm Kỳ có thể không ban ch.ết cho cô ấy sao? Đương nhiên là có thể, dù sao Thanh Yến bị đổ tội đầu độc, nhưng cũng không thực sự gây ra cái ch.ết. Không nhất thiết phải ban ch.ết. Nhưng nếu không ban ch.ết thì ít nhất cũng bị tước bỏ tước vị rồi bị đi đày hoặc bị cầm tù.
Thành thật mà nói, trong bối cảnh thời đại này, lưu đày và bỏ tù hay tử hình, tôi thực sự không thể nói cái nào tốt hơn cái nào.
Hơn nữa, trên đầu Thanh Yến vẫn còn phải gánh chút thể diện cuối cùng của Quý gia.
Ban ch.ết cho cô ấy rồi công bố chiếu chỉ tội, cũng đồng nghĩa với việc cho cô ấy có cơ hội để lại hình tượng ăn năn hối lỗi. Nếu bị lưu đày hoặc ngồi tù, cô ấy sẽ mang hình tượng của một tên tội phạm ch.ết không hối cải. Nó sẽ là vết nhơ trong nhiều năm lịch sử huy hoàng của Quý gia.
Vì vậy, trong mắt Thẩm Kỳ, việc tuyên án tử hình cô ấy có rất nhiều lợi ích: dễ bề ăn nói với gia đình nạn nhân, còn xoa dịu được triều đường, bảo toàn thể diện của Quý gia.
Dừng bút.