Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Thập Tam Truyện

Chương 1: Khương Thập Tam




Chương 1: Khương Thập Tam

An Lộc trấn, Trần gia.

An Lộc trấn địa thế vô cùng cao, cách mặt nước biển mấy trăm trượng, từ đây đi đến phủ thành gần nhất ước chừng trăm dặm, toàn bộ đều là đường núi trắc trở.

Núi cao vực sâu, một tầng sương mây, hai tầng trời đất, vô cùng hoành tráng mĩ lệ, lại không hấp dẫn người người tới thưởng ngoạn. Ngõ nhỏ chỉ cần đủ sâu, rượu có ngon bao nhiêu, mùi hương cũng không thể bay ra ngoài được.

Xa xôi, hẻo lánh, điều kiện sinh hoạt tối thiểu không được đảm bảo, dân trí càng không muốn nhắc tới, mù chữ, tảo hôn, hôn nhân cận huyết, mê tín dị đoan cực kỳ phổ biến. Gần năm ngàn người ở đây, giống như sống chậm hơn thế giới ngoài kia vài chục năm.

Duy nhất cá biệt, chỉ có Trần gia.

Trần gia là nhà giàu nhất trong trấn, heo bò dê chó thành đàn, ngô khoai sắn gạo thành kho, mùa xuân không có n·gười c·hết đói, mùa đông không có kẻ c·hết cóng. Nhà bọn họ có xe chạy xăng, nhanh như trâu rừng, từ sáng đến chiều tối liền có thể đến phủ thành ăn bánh đường, đổi gạo vải, lại có đài phát thanh, nói hát đủ sự vụ trên đời, không gì không biết, vô cùng dị thường.

Trần gia muốn vòng bạc nhẫn vàng có vòng bạc nhẫn vàng, muốn kiếm sắc cung cứng sẽ có kiếm sắc cung cứng, muốn người làm liền có vô số người tới xin cầu trước cửa. Ruộng tốt trăm mẫu, điền nô mười mấy người. Trần tộc trưởng lại cũng đồng thời là trấn trưởng, trời cao hoàng đế xa, bình thường hiếm có lãnh đạo, người phủ thành tới, cho nên quyền lực cực lớn, so thần rừng còn muốn hơn vài phần.

Trần gia ở An Lộc trấn cơ hồ như quý tộc, thân phận cao trên bình dân không chỉ một bậc.



Hiện tại Trần gia hào quang rực rỡ, lại không biết khi xưa Trần gia khốn cùng.

Mấy chục năm trước, Trần gia cùng Khương gia, Lưu gia, Lý gia không gì khác biệt, thậm chí còn muốn nhiều chật vật do nhân khẩu yếu nhược, thường xuyên khuyết thiếu lao động. Cho tới mười một năm trước, có một đám người tới đây, cảnh ngộ này mới biến chuyển.

Bọn họ không biết từ đâu đến, lái theo xe lớn gầm thét như dã thú, cầm trên tay nỏ thần một bắn liền tạc gãy cây già. An Lộc trấn toàn bộ bị bọn họ dọa cho sợ hãi rồi, một thời gian dài, ban đêm người trong trấn không dám ra khỏi nhà, ban ngày cũng không có gan vào rừng xanh đi săn.

Đám người kia yên ổn chạy tới phía nam trấn. Chúng dựng lều vải, lại dọn đường mòn, ban ngày thì chặt gỗ, ban đêm thì lái xe lớn trở về phủ thành, cũng không có gây khó dễ cho người ở đây, có lúc còn đổi vải vóc cùng đồ ăn ngon lấy thịt khô của bọn họ.

Lâu dần, An Lộc trấn đối với đám lâm tặc này mất đi sợ hãi ban đầu, họ quên mất rằng, dã thú dù có ăn no nằm nghỉ, thu lại móng vuốt thì cũng không phải tùy ý gà chó có thể loạn kêu.

Trần gia khi ấy toàn thể chỉ có hơn ba mươi người, non nửa là người già cùng trẻ em. Lương thực chủ yếu đến từ việc đi săn, cùng đào măng rừng, cắt rau dại.

Trần gia thứ nữ Trần San lấy chú ruột của mình khi chỉ mười ba tuổi, đến năm mười chín tuổi đã có bốn người con, một lần vào rừng liền m·ất t·ích gần hai tuần. Khi trở lại, là được một người đàn ông trung niên lái xe lớn dẫn về, quần áo trên người đổi mới, giày cũng khác, cả người nhạt đi mùi vị tro bếp đen hôi, nhiều thêm hương thơm phong tình dị tộc của núi rừng.

Trần Phí chính là chồng của nàng, không phải kẻ ngu ngốc, lại là kẻ cuồng ngạo, đoán biết người trung niên làm nhục vợ mình liền xách sài đao lao tới chém xe của đối phương. Sài đao sắc bén từng đ·âm c·hết lợn rừng vậy mà chỉ tạo thành một vết xước nông trên xe lớn. Động thủ vô ích, còn chọc giận đối phương, người đàn ông kia ngay lập tức nổ súng bắn vào chân hắn . Vốn dĩ người trung niên còn muốn tiếp tục, lại bị Trần San khóc lóc khẩn cầu mới thu súng rời đi.



Chỉ là cho dù như thế Trần Phí vẫn không giữ được, thầy ma g·iết dê gà cúng một tuần cũng không xin được thần rừng tha cho hắn.

Trần gia ít nhân khẩu, trẻ em bình thường đều phải vào rừng, người trẻ còn khỏe thì đi làm điền cho nhà khác, mùa thu hoạch mới miễn cưỡng có đủ ăn. Đến đầu thu, không cần sức người, trai tráng không ruộng quay về tranh việc với lão ấu, buộc người già ở nhà không việc, nhàn rỗi lại đói khổ. Cao điểm, thậm chí, trẻ con trong nhà có thời gian phải bán đi làm điền nô để đổi lấy sắn.

Trước đây còn như vậy, năm nay lại mất đi Trần Phí, Trần gia càng khó khăn. Chưa đến tháng chín, mà ngô trong nhà đã thấy đáy, da dê bì lợn cũng không còn. Vốn dĩ nếu chỉ thiếu đi Trần Phí cũng không đến mức như vậy, nhưng mấy ngày nay ma chay cùng lễ tạ thần rừng, thầy ma tháng trước tiêu phí quá lớn, giống như cọng cỏ cuối cùng đè c·hết con lạc đà.

Trần gia khốn cảnh lửa cháy sém lông mày.

Trong thời gian này, đám người ở phía nam trấn phảng phất như gió im cây lặng, không chặt gỗ, cũng không cưỡi xe, tín hiệu duy nhất bọn họ chưa rời đi là lúc chạng vạng cùng hừng đông có khói lửa nấu cơm bay lên.

An Lộc trấn, người bên trong nói rằng, bọn họ không thờ phụng thần rừng, bị thần rừng bắt lại chịu tội, phạt làm khổ sai. Thầy ma lại tự nhận đã xin cho Trần Phí một chức phán quan bên cạnh thần rừng, hắn bây giờ chính đang báo thù, tụ hội chúng yêu đến g·iết người đàn ông kia, thế là thầy ma lại tới cửa đòi Trần gia dê gà. Trần Tường Trần tộc trưởng kh·iếp sợ thần rừng cắn răng đem tế hai con gà, thầy ma mới chịu yên.

Cứ như vậy, lại một tháng trôi qua.

Trần gia như con thú mất đi thần linh che chở, tự gánh gió sương m·ưa b·ão, chịu phải kẻ thù vây g·iết, trọng thương thoi thóp nằm thở chờ c·hết. Những tưởng kết cục Trần gia mùa đông chú định phải bán đi mấy đứa trẻ, còn phải mất một đám người già, không ngờ lại có biến chuyển.



Người đàn ông trung niên kia quay trở lại tìm Trần San.

Cậu, cũng đồng thời là ông nội của Trần San, Trần Quảng năm ấy gần năm mươi tuổi, lại nhìn hơn bảy mươi, đã nửa tháng chưa được ăn no, ngồi ở cạnh đầu tường bên nhà, nhai lấy một miếng vỏ cây. Ông ta trông thấy người trung niên cưỡi trên xe chạy dầu hỏa, cầm theo một túi bánh đường mua từ phủ thành, đem cho Trần San.

Trần San nhìn thấy vậy, vội vàng giật lấy, ngấu nghiến cắn hết một nửa túi bánh, lại đem hai cái cho hai đứa trẻ đang bám chân cô. Vốn dĩ Trần San có bốn đứa, nhưng mà mấy năm trước, thầy ma bảo kiếp trước Trần Phí tạo nghiệt, thần rừng phạt hai đứa không thể sống, cho nên bây giờ chỉ còn hai.

Cuối cùng, Trần San nghĩ ngợi gì, đem một cái còn lại cho người đàn ông trung niên kia.

Trần Quảng nhìn thấy chuyện này, buổi tối đem nói cho Trần Tường. Trần Tường nghe xong, nghĩ ngợi mấy ngày, liền tới nam An Lộc trấn tìm đám người kia.

Trần Tường đi từ tảng sáng đến khi mặt trời đăng đỉnh liền quay đầu, có thể nói rất nhanh trở về, lại còn mang theo một con dê to, bất ngờ hơn trên lưng nó có tới hai bao gạo trắng cùng hai túi muối thịt. Không chỉ Trần gia, rất nhiều người trong trấn tới vây xem. Gạo trắng dài bóng ăn như bánh ngọt, hơn hẳn ngô sắn cùng gạo núi, thịt muối mềm lại mặn, không phải da bò, bì dê phơi khô có thể so sánh. Thực sự là thần kỳ.

Sau ngày hôm đó, người đàn ông trung niên kia thường xuyên đến An Lộc trấn tìm Trần San, đôi khi còn mang theo vài người đến chở đồ, xếp vào nhà cúng thần rừng của Trần gia. Người khác hỏi đến, Trần Tường chỉ nói là gạo trắng đem cúng cho thần rừng, mà thầy ma gặp qua vài lần cũng đồng dạng nói như vậy.

Thời gian trôi qua, theo bụng Trần San càng lúc càng lớn, người ta cũng biết người đàn ông trung niên kia gọi Khương Hổ, mà Trần gia cũng mỗi lúc một giàu có. Phía nam trấn trở thành ruộng tốt của Trần gia, đám người Lưu Hổ không những ngừng chặt cây mà còn tham gia vào gieo trồng, thu hoạch nông phẩm.

Mười năm trước, Trần San lâm bồn, mấy ngày cận kề, Khương Hổ còn mang xe lớn đưa người xuống phủ thành, Trần gia trên dưới không ai dám có ý kiến. Gần hai tuần Trần San nằm y xá, đứa trẻ cuối cùng ra đời, là một bé trai.

Khương Hổ ít chữ, cảm thán hồi tưởng, lần đầu tiên gặp Trần San là một cái mười ba ngày, đến lúc có đứa trẻ cũng là một cái mười ba ngày, liền gọi nó cái tên Khương Thập Tam.