Thập Niên 70: Sống Lại Làm Giàu

Chương 243




Triệu Văn Thao cười: "Không có gì, vợ, em nói tất cả đàn ông là gian thương, đến lúc đó anh lại kiếm lời từ gian thương về là được!"

Những lời này đã an ủi Diệp Sở Sở một cách sâu sắc, tâm lý đạt được nhất quán nên dựa vào vai chồng ngủ rồi.

Lúc này, nhà của chị hai thì đang chiến đấu hăng hái.

Cặp đôi này không quấn quýt như cặp Diệp Sở Sở, năm nay thu hoạch không tệ, còn có tiền bán thỏ, vì vậy quyết định năm nay phải sống có kiểu cách, cho nên đã mua giấy dán tường bông hoa màu hồng xanh từ Triệu Văn Thao.

Ban ngày bận bịu, chỉ có buổi tối có chút thời gian, ăn xong cơm tối, cả nhà tổng động viên bắt đầu dán!

Chị hai Triệu chịu trách nhiệm quét hồ dán, hồ dán làm từ kiều mạch ở trước mặt, ba đứa nhỏ chịu trách nhiệm đưa giấy lên, còn anh hai đứng ở giường lò, một tay cầm cây chổi, một tay nâng giấy dán tường dán lên trên mái che, đồng thời sau đó dùng cây chổi quét qua quét lại cho bằng phẳng, ít nhất thoạt nhìn là như vậy.

Không còn cách nào khác, trần nhà của nhà anh hai là dùng cây hướng dương cột xây lại, quét bùn, không nhẫn nhụi, không giống trần nhà Triệu Văn Thao dùng tấm vật liệu màu trắng làm, dù không dùng giấy dán tường thì cũng đẹp. Chẳng qua dẫu thế thì khi dán xong cũng đã dễ nhìn hơn bức tường từ bùn rồi.

Cả nhà nhìn thành quả lao động của mình cực kỳ hài lòng, sau khi bọn nhỏ líu ríu phát biểu một phen về cách nhìn của mình, ngáp mấy cái liền, đòi ngủ. Chị hai thu dọn qua loa một cái rồi bảo bọn nó đi ngủ, còn chị ta và anh hai thì vẫn đứng đó thưởng thức lần nữa, dù sao đây vẫn là lần đầu tiên dán giấy dán tường, hiệu quả còn tốt hơn so với tưởng tượng.

Chị hai nói: “Em cảm thấy cái này còn đẹp hơn tường nhà chú út. Nhà bọn họ toàn là màu trắng, không chút không khí vui mừng, quá trắng rồi.”

Anh ba cũng nghĩ vậy, đáp: “Vẫn là dán hoa đẹp. Được rồi, có thể nhìn một năm lận, mau đi ngủ đi, đừng để bị cảm lạnh.”

Hiện tại cũng đã là nửa đêm, bếp lò sớm đã tắt, chỉ còn có chút lửa tại lòng bếp, vừa rồi làm việc còn không cảm thấy gì, bây giờ nghỉ ngơi rồi, dù mặc áo bông dày thì vẫn cảm thấy lạnh.

Chị hai nghe xong, run người: “Đúng vậy, lạnh thật, ngủ thôi!”

Hai người lên giường nằm, bởi vì chuyện dán giấy dán tường mà có hơi kích động nên nhất thời chưa ngủ được. Chị hai nói: “Đã dán xong giấy dán tường rồi, mai mình dọn dẹp sân nhỏ lại chút đi, hôm sau nữa là tụ tập, cần mua gì thì mua, đừng để đến hai mươi chín tháng chạp thành “người lười tụ tập”* sẽ không tốt.”

*Nôm na họp chợ

Hai mươi chín tháng chạp cũng là ngày tụ tập cuối cùng, sẽ bị người ta bảo là “người lười tụ tập”, không đủ đồ không nói, đáng nói là đồ được chọn chỉ toàn là đồ thừa.

Anh hai đáp: “Còn mua gì nữa? Không phải đã mua xem như đủ rồi sao?”

Anh hai hơi đau lòng, năm nay khó lắm mới có chút dư, kết quả vợ muốn dán tường, bây giờ cái này cũng không trong tính toán, nghe ý của vợ chắc là còn muốn mua không ít đồ đây!

Chị hai đã nghe ra ý của anh hai, thật tình chị ta cũng rất đau lòng, nhưng mà khi đi mua giấy dán tường của Triệu Văn Thao, nhìn thấy người ta ăn dùng, nghe người trong thôn thảo luận mua gì thì trong lòng liền nghẹn, rõ ràng đều làm ruộng như nhau, đều là thu hoạch theo năm, cớ sao người ta có thể sống tốt năm nay mà chị ta thì không thể chứ! “Người sống một hơi, Phật tranh giành một nén nhang”, chị ta không được kém hơn người khác!

Chị ta bảo: “Bọn nhỏ đã nhiều năm chưa có quần áo mới rồi, em định cắt vài mét vải bố để làm quần áo cho bọn nhỏ.”

Anh hai vốn là không cho, nhưng nghĩ lại rồi bảo: “Vậy thì làm bộ áo choàng ngắn mới đi, còn quần thì may lại quần của năm trước là được rồi.”

Chị hai không vui nói: “Năm trước đã may lại rồi, còn may lại thế nào nữa? Đại Nha cũng coi như được đi, con gái còn bé, cũng không nghịch, vẫn còn mặc được một năm, nhưng bọn Thiết Đản thì có vài cái đã sờn rồi, không mặc được nữa.”

Anh hai cũng có cách: “Em lấy quần của anh hoặc là của em, xem cái nào có thể may lại thì em may lại đi.”

Chị hai vừa muốn nổi giận thì anh hai nói tiếp: “Quần áo đẹp cho con nít mặc cũng không thấy đẹp, ngược lại là em, làm bộ quần áo mới đi, em đã nhiều năm chưa làm rồi đúng không?”

Lòng chị hai liền giống như “uống chén nước ấm ngay mùa đông lạnh”, cả người ấm áp hẳn lên, cơn giận vừa rồi liền tiêu tan. Coi như ông chồng này có lương tâm, biết mình vất vả. Giọng chị ta cũng theo đó mềm xuống, chị ta bảo: “Em ở nhà không có gì, anh mới phải làm bộ quần áo mới. Đàn ông đã có vợ con rồi, ra đường không có bộ nào có hình thức thì sẽ bị người ta chê cười.”

Nhưng anh hai cũng không nghĩ như vậy, anh ta nói: "Chê cười cái gì, có cái gì mà chê cười. Cũng không ra khỏi cửa, chỉ ở nhà, bây giờ còn phải làm đậu hũ, quần áo mới gì đó cũng không thấy đẹp, có số tiền đó làm chút việc gì đó có gì không tốt, nhưng mấy nữ đồng chí mấy em thì không giống vậy, nói chuyện cùng với nhau, nếu không có quần áo mới thì sẽ bị người ta chê cười. Nghe anh đi, em làm quần áo mới, anh và con em cứ may lại và giặt sạch là được rồi.”

Trong lòng chị hai ngọt như mật, ngoài miệng nói: "Anh đừng quan tâm nhiều, đến lúc đó để em xem sao."

Anh hai lại nói: “Lễ mừng năm mới chúng ta ăn sủi cảo từ bột mì trắng, buổi sáng là một bữa mì hoành thánh, thịt viên bọc, một năm ăn một bữa như vậy đã là rất viên mãn, trọn vẹn.”

Chồng biểu hiện tốt vậy, chị hai đương nhiên sẽ không phản đối: “Được đó!”

Anh ba vẫn còn tính sổ sách, sang năm mới nên người mua đậu hũ rất nhiều, nhiều tới mức anh ba ước gì có thể mọc ra ba đầu sáu tay, hệ quả cũng rất lớn, anh ba mắc chứng rối loạn cưỡng chế nên tất cả hạt đậu đều phải trải qua công đoạn kiểm tra kỹ càng, sạch sẽ không có một hạt hỏng nào, tương được nấu ra cũng phải từ độ lửa phù hợp, lúc chấm nước muối và nén đậu hũ cũng phải cẩn thận từng tí, sợ nếu làm sai thì đậu hũ làm ra không ăn được, nấu tới mức hai mắt cũng đỏ hồng lên.

Chị ba thấy rất đau lòng, nói với anh ba rằng: “Anh đừng tỉ mỉ dữ vậy, ổn ổn là được rồi!”

Nhưng anh ba lại nói: “Em thì hiểu cái gì, người ta đều mua đậu hũ của anh ba Triệu tôi đây, nếu tôi làm không ngon thì người ta còn đến không? Phá bỏ thương hiệu thì phải làm sao? Em có biết thương hiệu này rất khó xây dựng không!”

Chị ba tức giận, bất đắc dĩ nói: “Được rồi, được rồi, anh muốn làm thì làm đi, ai rảnh quan tâm người không biết tốt xấu như anh chứ!”

Anh ba đương nhiên biết ý của vợ mình, nhưng mà không theo được, đậu hũ chính là niềm kiêu hãnh của anh ta, mà đã kiêu hãnh thì có thể không thận trọng sao?

Anh ba vừa tính toán sổ sách vừa đắc ý hỏi chị ba: “Càng nhiều người mua càng nói lên đậu hũ anh ba Triệu tôi làm ngon. Bà vợ thối, có biết trong khoảng thời gian lễ mừng năm mới này chúng ta đã bán được bao nhiêu đậu hũ rồi không?”

Chị ba đã sớm mệt mỏi vô cùng, chỉ là năm nay là năm bổn mạng của mẹ già, tập tục nhà bọn họ là năm bổn mạng của trưởng bối thì phải làm quần áo màu đỏ, mẹ già bảo chị ta làm áo bông đỏ gỗ, phải là cái loại áo cổ đứng theo phong cách đồng phục.

Cũng chả biết mẹ già đào đâu ra kiểu dáng đó, làm khó chị ba muốn chết, bởi vì may cái áo bông này phải sửa đi sửa lại hết bảy tám phần, đến bây giờ còn chưa làm xong nữa. Thấy sắp sửa bước sang năm mới rồi, ban ngày chị ta bận bịu nên chỉ có thể đẩy nhanh tốc độ vào buổi tối. Bữa nay cổ áo đã đứng rồi nhưng vẫn nhăn nhúm, còn xấu hơn cái áo khoác bông chị ta đang mặc.

Nghe thấy lời anh ba nói, bất giác nói: “Bao nhiêu?”

Anh ba hưng phấn nói: “Tròn hơn hai trăm! Cái này còn chưa tính đậu hũ chưa làm xong đây này!”

Chị ba lại càng hoảng sợ, nhiều quá vậy!

Chị ba có hơi khó tin: “Chỉ bán đậu hũ mà cũng kiếm được nhiều tiền vậy sao?”

Anh ba cười ha ha, nói: “Đúng thế, đậu hũ của anh ba Triệu tôi làm ngon mà! Bây giờ biết vì sao tôi cẩn thận như vậy chưa, đây là thương hiệu, có biết chưa!?”