Thập Niên 70: Sống Lại Làm Giàu

Chương 171




Một xe thỏ giống được kéo về chia cho người trong thôn.

Mọi người đều rất hài lòng với một nhóm thỏ giống này, bởi vì nhìn thấy là lên tinh thần, cảm thấy mặc dù cậu sáu Triệu này ăn nói lấc cấc nhưng quả thực lại làm việc khiến người ta hài lòng.

Nhóm này được vận chuyển cho người trong thôn, bản thân Triệu Văn Thao còn phải đi kéo một chuyến nữa.

Nhưng đây đều là chuyện nhỏ, Triệu Văn Thao không để ý cũng không tính toán những cái này.

Lúc tối, Triệu Văn Thao nói chuyện trại thỏ của nhà nước muốn để bên ngoài nhận thầu với vợ hắn.

Nhưng Diệp Sở Sở không hề thấy bất ngờ, cô nói: "Để bên ngoài nhận thầu cũng là chuyện bình thường, nhà nước không có bao nhiêu sản nghiệp để kinh doanh tiếp nữa, tương lai còn có thể có nhiều sản nghiệp cũng không tiếp tục được nữa.”

Đương nhiên, đây không phải là suy nghĩ của bản thân Diệp Sở Sở mà là do Diệp Sở Sở nghe chị ba cô nói.

Sau Tết, chị ba đã nói không ít chuyện với cô, trong đó bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước sẽ bị doanh nghiệp tư nhân từng bước thay thế, doanh nghiệp tư nhân sẽ trở thành xu thế lớn, sẽ trở thành tin tức lớn.

Nghe thấy lời này, Triệu Văn Thao bèn nở nụ cười, nói: "Vợ ơi, đây là chị ba nói cho em biết à?"

"Vâng, chị ba nói đấy ạ.” Diệp Sở Sở gật đầu, nhìn Văn Thao nhà mình, hỏi: "Anh muốn nhận à?"

Triệu Văn Thao cũng không nói chắc chắn được mình có muốn nhận làm hay không, nhưng hắn quả thực đã hơi động lòng nên nói: "Tuy là trại thỏ kinh doanh không tốt nhưng trong trại còn có các thiết bị khác vô cùng tốt. Nếu như nhận thầu thì có lẽ cũng cần không ít tiền.”

Diệp Sở Sở đã hiểu rồi.

Văn Thao nhà cô muốn nhận thầu, chỉ là không có tiền. Trại lớn như vậy nên khẳng định không phải số lượng nhỏ. Nhưng Diệp Sở Sở không hề cảm thấy đây là vấn đề lớn.

Đừng quên, cô còn có hoa hồng được chia từ chỗ anh ba chị ba, cho nên cô nói: "Nếu như anh muốn làm thì em sẽ ủng hộ anh. Anh đi gọi điện thoại cho anh ba, bảo với anh ấy là anh muốn nhận thầu trại thỏ, bảo anh ấy chuyển tiền qua đây cho anh.”

Triệu Văn Thao nghe vậy thì nở nụ cười, nói: "Vợ ơi, em thật sự ủng hộ anh ư? Nếu muốn nhận thầu thì chỗ tiền này thật sự không ít đâu.”

"Không phải anh ba nói quần áo bán được không ít đó sao? Anh hỏi thử xem em được chia bao nhiêu tiền hoa hồng rồi lại đến chỗ trại thỏ tìm hiểu thử đi.” Diệp Sở Sở nói.

Nếu cô vẽ bản phác họa trang phục có thể kiếm được tiền vậy thì sẽ không sợ không có tiền để dùng, cô còn rất nhiều bản phác định gửi cho chị ba cô nữa đấy.

Vợ đã giúp đỡ mình như thế rồi, Triệu Văn Thao cũng không chần chừ nữa.

Ngày hôm sau hắn lại tới trại thỏ vận chuyển thỏ.

Triệu Văn Thao hỏi chủ nhiệm Tạ một cách cụ thể. Chủ nhiệm Tạ bèn tiết lộ hai tin tức, một tin là hiện tại mới chỉ có ý định để bên ngoài nhận thầu, còn về khi nào thì vẫn chưa quyết định và để bên ngoài nhận thầu như thế nào cũng chưa quyết định được, việc này còn cần thời gian, có lẽ chắc phải đến cuối năm.

Tin tức thứ hai chính là việc nhận thầu trại thỏ phải tính theo năm, nhưng thế nào cũng phải cần hơn mười nghìn, con số chính xác thì không rõ lắm, cũng phải xem là bên nào quyết định.

Phải tới cuối năm mới quyết định thì mình còn nhiều thời gian chuẩn bị, không cần phải đặc biệt gọi điện cho Diệp Minh Bắc nữa.

Chờ lần sau gọi điện thoại, đến lúc đó thì nói qua là được.

Triệu Văn Thao mời chủ nhiệm Tạ ăn bữa cơm để bày tỏ tình cảm, như vậy nếu có động tĩnh gì thì cũng có thể biết trước tiên.

Tính cách Triệu Văn Thao hào phóng, sống ở nông thôn, lại qua lại trong thành phố, kiến thức cũng không kém nên nói chuyện rất ăn ý với chủ nhiệm Tạ.

Chủ nhiệm Tạ cũng càng ngày càng cảm thấy thằng nhóc tử này khá có tài năng, nếu như trại thỏ được hắn nhận thầu thì chắc sẽ không kém.

Còn Triệu Văn Thao thì sao? Hắn có tính toán của riêng mình, không chỉ vẻn vẹn là vì muốn biết động tĩnh của trại thỏ mới mời ăn cơm mà còn vì nếu như sau này trại thỏ bị hắn nhận thầu thì hắn còn cần nhân tài quản lý chuyên nghiệp như chủ nhiệm Tạ.

Một bữa cơm mà chủ và khách đều vui vẻ.

Trong thôn đã nuôi thỏ rồi, còn là quy mô lớn như vậy nữa chứ.

Ở nông thôn thì đây là chuyện lớn làm vực dậy kinh tế. Bí thư chạy đến sở điện lực hai chuyến, sau khi sở điện lực đi tới xác định thì gửi lại một tin chính xác rằng cuối tháng sẽ chôn cột kéo dây điện để nối điện!

Bí thư chừng năm mươi tuổi vẫn rất bảo thủ nghe được tin tức này thì phấn khởi đến mức rót vài hớp trà đậm.

"Có điện rồi, cuối cùng thôn chúng ta cũng có điện rồi!" Thận trọng nhiều năm, hiếm lắm mới làm được một chuyện lớn như vậy, cảm giác thành công của bí thư bèn từ từ tăng lên, lúc này đã dùng loa lớn để phổ biến cho toàn thôn.

Đây cũng là chuyện vô cùng vinh quang. Phải biết rằng những thôn khác chung quanh vẫn chưa có động tĩnh gì cả!

"Mọi người nghe này, sở điện lực đã nói sẽ cấp điện cho thôn chúng ta rồi, cuối tháng sẽ tới chôn cột kéo dây điện đấy!" Tiếng bí thư đi qua loa lớn truyền khắp toàn thôn.

Người trong thôn nghe thấy lời trong loa lớn của bí thư thì đều kinh ngạc đến đờ người ra. Cái gì cơ, cuối tháng sẽ cấp điện, thật hay giả đấy?

Trời sắp tối, người trong thôn mới trở về từ ngoài ruộng đồng không bao lâu, tất cả đều đang bận rộn ôm củi nấu cơm.

Nghe được tin tức này, người từng trông thấy đèn điện phấn khởi nói: "Tốt quá rồi, nối điện rồi thì từ nay về sau có về muộn hơn đi chăng nữa cũng có thể thắp đèn trong phòng để nấu cơm!"

"Thật không, điện đó thật sự sáng bằng đèn dầu á?" Cũng có kẻ không hiểu.

"Đèn dầu làm sao mà so sánh được? Cái loại đèn điện kia sáng tựa như ánh trăng ấy!" Người hiểu biết nói.

"Bỏ đi, ánh trăng còn không sáng bằng đèn dầu đâu!" Cũng có người không cho là đúng.

"Đúng là đầu to óc như quả nho, nối điện rồi anh sẽ biết thôi!" Người bị phủ nhận đã mất hứng.

"..."

Chị hai Triệu kéo cái ống bể, ống bể là công cụ thổi gió vào lòng bếp của nông dân khi nấu cơm để làm lửa cháy mạnh hơn.

Chị ta nghe thấy tiếng phát thanh trên loa lớn thì cùng bọn trẻ trở về và ríu ra ríu rít về chuyện nối điện, lập tức nghĩ đến cái vòi nước phía sau bệ bếp của Triệu Văn Thao.

Lời nói của Diệp Sở Sở còn rõ ràng bên tai, nối điện xong là có thể dùng, chỉ cần vặn một cái thì nước sẽ chảy ra.

Khi đó chị ta còn cảm thấy đây là mơ mộng hão huyền. Nối điện? Phải đợi đến đời nào cơ chứ? Kết quả thì sao? Giờ mới bao lâu mà trong thôn đã nối điện rồi. Tin tức cũng đã xuống dưới rồi, cuối tháng sẽ chôn cột điện!

Chị ta chỉ cảm thấy trên mặt nóng hừng hực.

Chị ta còn đang bô bô nói người ta phá gia kia kìa. Đúng rồi, còn có đám Lý Phân, chị ta cũng nằm trong số họ, ai nấy đều đúng là quá buồn cười!

"Ha ha! Ha ha!"

Chị hai cười lên ha hả  như thể bị điên.

Anh hai ngồi ở ngưỡng cửa bện dây thừng bị dọa cho nhảy dựng, nhìn về phía vợ: "Cô cười gì đấy?"

Chị hai chậm rãi quay đầu nhìn về phía anh hai, chỉ thấy tóc tai trên đầu chị ta bù xù, sắc mặt vàng như nến, trong mắt vằn vện tia máu, khóe môi lại cong lên lộ ra một nụ cười hơi kỳ dị.

Đúng là đã dọa cho anh hai một phen khiếp vía.

"Đợi thỏ bán được tiền rồi, chúng ta cũng trang trí nhà cửa, cũng lắp máy bơm nước, còn cả hệ thống sưởi hơi. Trong nhà chú ấy có thì chúng ta cũng phải có.” Chị hai nói năng rành mạch.

Người đàn bà này điên rồi sao? Anh hai ngơ ngác nhìn chị ta.

Anh ba mạnh mẽ hơn so với chị ba nhưng nghe được tin tức này thì cũng hơi ngơ ngác. Bây giờ đã muốn nối điện rồi ư?

Chị ba bưng cơm ngô lên bàn rồi khen: "Chú ấy đúng là có bản lĩnh, nói để toàn thôn nuôi thỏ thì bảo được cả thôn nuôi thỏ, bảo toàn thôn nối điện là nối được điện ngay!"

Mã Đản cũng kêu lên: "Chú lợi hại nhất, chú dẫn bọn con lên núi, nói có đồ ăn ngon là có đồ ăn ngon!"

"Không sai, em còn nhớ lúc cùng chú đi tìm trứng gà rừng đấy. Người khác đều không tìm được, chú thì lại làm được. Còn cả quả dại, ngon ơi là ngon! Mỗi lần vào núi, chú đều có thể để cho chúng ta ăn no trở về!" Nhị Nha cũng nhớ lại mùi vị ấy.