Tâm Lý Học

Chương 23




Cognition - Nhận Thức, Suggestion - Ám Thị và Hypnotizing - Thôi Miên


Bài này mình đã từng viết hồi cách đây 2 năm. Nhưng giờ mình viết lại vì có những thông tin hồi xưa mình viết chưa đủ và chưa được chính xác lắm. Có những đoạn là mình cop từ bài cũ, có những đoạn mình viết mới hẳn luôn. Dành cho ai muốn tìm hiểu sâu thêm.

Trước khi nói về ám thị thì hãy để tôi nói về cơ chế của nhận thức và suy nghĩ. Đây là một khái niệm rất thông thường nhưng đồng thời cũng rất quan trọng. Với cách phân tích này thì ám thị và thôi miên đều dựa trên nền tảng khái niệm đó.

Như mọi người đều biết, con người có năm giác quan, Thính giác (nghe), Thị giác (nhìn), Xúc giác ( cảm giác qua da thông qua tiếp xúc, đụng chạm), Vị giác ( mùi vị), Khứu giác (mùi hương). Khi kích thích các giác quan trên sẽ tạo ra tín hiệu truyền đến bộ não, từ đó quyết định ra phản ứng, suy nghĩ, hành động. Trong tâm lý học có một khái niệm gọi là Absolute Threshold , tôi xin tạm dịch là Ngưỡng tuyệt đối . Không phải bất kỳ kích thích nào cũng có thể tạo ra tín hiệu truyền đến bộ não, kích thích phải đạt được một mức độ nhất định để bộ não có thể nhận ra tín hiệu và phân tích. Nói một cách dễ hiểu thì Ngưỡng tuyệt đối là giới hạn thấp nhất mà kích thích phải đạt được để não bộ có thể nhận ra, phân tích và quyết định. Mỗi người có một Ngưỡng tuyệt đối khác nhau và phải thông qua thí nghiệm mới xác định được Ngưỡng tuyệt đối của từng người. Quá trình phân tích và xếp loại thông tin chính là "suy nghĩ". Thông tin qua các giác quan được truyền đến não bộ, được não bộ "nhận thức" sau đó tiến hành quy trình sàng lọc.

Bài này mình đã từng viết hồi cách đây 2 năm. Nhưng giờ mình viết lại vì có những thông tin hồi xưa mình viết chưa đủ và chưa được chính xác lắm. Có những đoạn là mình cop từ bài cũ, có những đoạn mình viết mới hẳn luôn. Dành cho ai muốn tìm hiểu sâu thêm.


Trước khi nói về ám thị thì hãy để tôi nói về cơ chế của nhận thức và suy nghĩ. Đây là một khái niệm rất thông thường nhưng đồng thời cũng rất quan trọng. Với cách phân tích này thì ám thị và thôi miên đều dựa trên nền tảng khái niệm đó.

Như mọi người đều biết, con người có năm giác quan, Thính giác (nghe), Thị giác (nhìn), Xúc giác ( cảm giác qua da thông qua tiếp xúc, đụng chạm), Vị giác ( mùi vị), Khứu giác (mùi hương). Khi kích thích các giác quan trên sẽ tạo ra tín hiệu truyền đến bộ não, từ đó quyết định ra phản ứng, suy nghĩ, hành động. Trong tâm lý học có một khái niệm gọi là Absolute Threshold , tôi xin tạm dịch là Ngưỡng tuyệt đối . Không phải bất kỳ kích thích nào cũng có thể tạo ra tín hiệu truyền đến bộ não, kích thích phải đạt được một mức độ nhất định để bộ não có thể nhận ra tín hiệu và phân tích. Nói một cách dễ hiểu thì Ngưỡng tuyệt đối là giới hạn thấp nhất mà kích thích phải đạt được để não bộ có thể nhận ra, phân tích và quyết định. Mỗi người có một Ngưỡng tuyệt đối khác nhau và phải thông qua thí nghiệm mới xác định được Ngưỡng tuyệt đối của từng người. Quá trình phân tích và xếp loại thông tin chính là "suy nghĩ". Thông tin qua các giác quan được truyền đến não bộ, được não bộ "nhận thức" sau đó tiến hành quy trình sàng lọc.


Nhận thức và tiềm thức giống như tảng băng trôi với phần chúng ta thấy đuợc chính là nhận thức – Quá trình suy nghĩ, sàng lọc thông tin. Nhưng phần tiềm thức giống như là một "bãi rác" với đủ loại thông tin chúng ta tiếp nhận hằng ngày qua các giác quan.
Có thể so sánh quá trình suy nghĩ nhận thức của con nguời như tảng băng trôi ở hình bên trên. Tất cả những kích thích vượt qua khỏi mặt nước và, được "nhận thức" tiếp nhận đưa vào quá trình suy nghĩ và phân loại thông tin. Còn lại những kích thích không vuợt qua khỏi nguỡng tuyệt đối, tức ở dưới mực nước, không hề biến đi mà vẫn tồn tại trong tiềm thức. Có thể nói tiềm thức là không giới hạn, nhưng nó có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lên hành vi và suy nghĩ.


Ám thị, theo tôi, chính là tạo ra những kích thích dưới Ngưỡng tuyệt đối, đưa thông tin vào não bộ để lưu trữ nhưng do kích thích chưa chạm đế Ngưỡng tuyệt đối nên não bộ không kịp phân tích, liệt kê và so sánh. Thế nên ám thị nguy hiểm ở chỗ là não bộ không thể phân loại thông tin xấu, tốt mà cứ lưu trữ nó, liên tục, ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, tín hiệu chồng lên tín hiệu, tạo ra hiệu quả khó lý giải.

Ám thị và nhận thức liên quan tới ý tuởng điều khiển trí óc. Điều này có nghĩa là một cá nhân hay một nhóm nguời nào đó có thể bị điều khiển mà họ không hề hay biết. Thông điệp được tiếp nhận dưới nguỡng tuyệt đối.

Ám thị xảy ra khi thông điệp, hoặc ý nghĩ ở dưới ngưỡng tuyệt đối, ngưỡng kích thích của nhận thức, ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành động. Một tin nhắn, một ý tưởng hay sự kích thích nào khác đều nằm dưới ngưỡng tuyệt đối và trong tiềm thức khi nó chỉ ở mức độ cảm giác mà không có quá trình nhận thức. Khi những kích thích từ môi trường (từ ngữ, ký hiệu, âm thanh) được cảm nhận và ghi dấu, thì phần "đại diện" của não bộ sẽ bắt đầu hoạt động, khiến cho những thứ có liên quan đến nó như hệ thống, mục tiêu, hành vi có xu hướng tăng dần, thâm nhập dễ dàng vào trí nhớ. Như hệ quả, những thông điệp dưới ngưỡng tuyệt đối có thể "ám thị" những hành vi được khởi động trong tâm trí bởi vì nó làm nâng cao khả năng ảnh hưởng và làm tăng tỷ lệ hành động.

Có hai cách cơ bản để ám thị đó là thông qua từ ngữ và âm thanh. Bằng việc trộn lẫn một chút ít thông tin thuyết phục trí não, con người bị điều khiển bởi chính ngôn ngữ họ dùng. Một ví dụ ám thị thông qua âm thanh ngược về những năm 1920s khi đài BBC bắt đầu phát sóng radio lần đầu tiên. Người dân thời đó cho rằng radio là điềm xấu và coi đó là giọng nói của quỷ. Đài BBC dĩ nhiên muốn thay đổi suy nghĩ này. Cho nên họ để lẫn một cụm từ nói ngược ẩn dưới một đoạn tuyên truyền ngắn. Khi phát sóng, đoạn tuyên truyền này nghe rất rõ và có vẻ chẳng có gì khác biệt cả. Nhưng khi được quay nguợc lại, nó mang một thông điệp đúng nghĩa "Đây không phải là thòng lọng của quỷ dữ, không, nó không phải." Đài BBC tin rằng tiềm thức tiếp nhận thông tin này theo cách nói thuận thông thường. Và hiển nhiên BBC vẫn còn tồn tại đến ngày nay, vậy ắt hẳn đoạn tuyên truyền đó đã làm tốt nhiệm vụ của mình chứ?

Những kích thích dưới dạng âm thanh và hình ảnh có thể được tiếp thu ở tiềm thức dưới các loại điều kiện khác nhau. Hình ảnh được ẩn dưới những thiết kế phức phạp, lời nói bị che phủ bỡi âm thanh ồn ào có thể sẽ không dễ dàng nhận ra được, nhưng những bài test về những thông điệp hay tín hiệu này cho thấy nó được ghi vào tiềm thức. Những nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của ám thị lên những hành vi chính thường thực hiện bằng cách lướt nhanh qua từ ngữ hoặc hình ảnh trên màn hình vi tinh trong 100 đến 300 phần nghìn giây- quá nhanh để có thể đạt được đến tầm nhận thức.


Trong những năm 1970s, nhà tâm lý học của trường đại học Cambridge, Anthony Marcel đã đi truớc và thực hiện thí nghiệm về ám thị và điều khiển. Trong lúc thực hiện thí nghiệm, ông cho lướt qua, rất nhanh một số từ ngữ chỉ màu sắc như màu đỏ, xanh da trời dưới nguỡng tuyệt đối. Bằng cách này, ông đạt được sự vô hình hoàn toàn: mỗi người tham gia thí nghiệm đều nói rằng họ thật sự không thấy từ nào. Ngay cả khi được nói là có từ ẩn, họ vẫn không nhận ra. Khi được hỏi, những người ấy vẫn không thể trả lời được rằng đó là từ tiếng anh, hay là từ ngữ vô nghĩa nào đó. Tuy nhiên, Marcel vẫn có thể chứng minh được rằng não bộ của những người tham gia thí nghiệm đã tiếp thu toàn bộ thông tin. Sau khi nháy những từ ngữ về màu sắc ấy, ông yêu cầu những người tham gia thí nghiệm chọn mảnh vải có màu sắc tương ứng. Với những người đã được nháy từ về màu sắc, chọn màu 1/20 giây nhanh hơn những người bị nháy những từ không liên quan (ví dụ dưa hấu, bàn...). Vì thế, từ ngữ màu sắc mà họ không thấy, có thể khiến cho họ có xu hướng chọn màu tương đồng. Điều này dường như là minh chứng cho thấy tiềm thức có thể tiếp thu hết thông tin ẩn giấu.

Vào năm 1922, Đại tuớng George Squier sáng chế ra Muzak, nhạc được truyề từ đĩa than đến nơi làm việc thông qua dây điện. Muzak được viết chương trình rất cẩn thận, và được chứng minh rằng nó có tác dụng thúc đẩy khả năng làm việc, luợng hàng bán ra cao, và ngăn ngừa trộm cắp. Hơn hai mươi năm về trước, nhiều cửa hàng văn phòng ở US và Canada đã lắp đặt một thứ gọi là "hộp đen nhỏ" , đó là âm nhạc pha lẫn một số thông điệp chống trộm. Những thông điệp "Tôi là người trung thực, tôi sẽ không trộm cắp"được lặp đi lặp lại 9000 lần trong 1 giờ với âm lượng khó có thể nghe ra đã giúp cho tỷ lệ trộm cắp ở một cửa hàng giảm đến 37% trong vòng 9 tháng thử nghiệm.

Vào năm 1973, cuốn sách "Sự quyến rũ của tiềm thức" của Wilson Bryan Key khiến cả cộng đồng bắt đầu quan tâm về việc ám thị được dùng rộng rãi trong các quảng cáo ở U.S. Kết quả là, ban phát ngôn của Liên bang khẳng định rằng việc dùng những thông điệp ẩn trong quảng cáo là hình thức của việc chủ động lừa dối, đi ngược lại với mong muốn của đồng. Vì thế, những nhà quảng cáo đều tán thành việc sử dụng ám thị trong quảng cáo là không hợp với quy cách và có thể có những hệ quả đáng lo ngại lên xã hội nếu không được phát hiện.

Ngoại trừ những thứ này, các nghiên cứu còn chỉ ra, mức độ gợi ý của ám thị chỉ giới hạn vào từ ngữ, hình ảnh hoặc âm thanh cực kỳ quen thuộc , đơn giản và trừu tượng.

Ý nghĩa của thông điệp nhận được không thể hoạt động ở mức tiềm thức trừ khi có "đại diện" trong não bộ hoạt động sẵn. Vì thế, những từ ngữ, hình ảnh, hay khái niệm khó có thể ảnh hưởng lên suy nghĩ và hành vi khi nó vẫn còn ở mức tiềm thức. Ví dụ như một nhãn hiệu lạ hoắc nào đó sẽ khó có thể "ám thị" bạn mua hàng nếu như bạn không biết gì về nó. Nghĩa là hình ảnh/ khái niệm/ thông điệp phải tồn tại sẵn, thì ám thị mới có thể làm tăng khả năng bạn làm ra các hành vi liên quan tới nó. Nếu không thì nó sẽ mãi nằm ở tầng tiềm thức và không được nhận biết.


Ám thị và thôi miên đều dựa trên cách nắm bắt Ngưỡng giới hạn và đưa ra những kích thích dưới mức đó. Thôi miên là khiến cho bạn hạ rào chắn tâm lý xuống, bỏ đi phòng bị, để cho những mệnh lệnh của người thôi miên đi thẳng vào trong não bộ và làm theo chúng. Đây chính là ám thị bằng thôi miên, mà theo tôi cũng là kiểu ám thị trực tiếp, mệnh lệnh được đưa ra rõ ràng, thời gian cần để hoàn thành ám thị trực tiếp nhanh hơn ám thị gián tiếp nhưng với điều kiện người bị ám thị phải hoàn toàn tuyệt đối tin tưởng người ám thị.

Tuy nhiên, ám thị chỉ có thể ảnh hưởng người ta làm ra những hành động có liên quan. Ví dụ như thông điệp tiềm thức của hãng Coca có thể đưa suy nghĩ "uống" hoặc "khát" lên nhận thức của não bộ, nhưng loại thức uống mà bạn mua không nhất thiết phải là Coca. Vì thế nên ám thị mang tính "gợi ý" nhưng không bao giờ bắt buộc.

Một nhà tâm lý học nổi tiếng người Anh, Derren Brown, đã thực hiện một thực nghiệm cho thấy mối liên quan giữa Ngưỡng tuyệt đối và ám thị, cách mà anh đưa thông điệp vào não bộ người khác, vô hình điều khiển, khiến cho người ta làm theo và cho ra kết quả giống như ý muốn của anh. Derren mời hai người làm trong ngành quảng cáo đến từ Mỹ để thiết kế tấm poster quảng cáo cho bất kỳ cửa hàng, công ty nào mà họ thích. Tấm áp phích phải có bảng hiệu, tiêu đề tượng trưng cho sản phẩm hay slogan, nhãn hiệu. Khi hai người hỏi Derren sản phẩm mà họ phải dựa trên để làm poster là gì thì Derren chỉ một loạt tượng gấu, đầu hươu, con mèo chết được nhồi bông... Derren đã có bản thiết kế riêng của mình. Và anh đoan chắc là ý tưởng của hai nguoi nọ sẽ giống mình. Thật vậy, khi hai nhà quảng cáo so sánh bản vẽ của mình với Derren, họ ngỡ ngàng thì thấy bản vẽ trùng ý tưởng đến 90%. Cả hai cùng làm tấm poster cho một nơi lo chuyên lo hậu sự cho thú cưng của bạn khi chúng mất. Cả hai bản vẽ đều có hình ảnh con gấu đang ôm đàn hạc, đôi cánh thiên thần, cánh cổng với bảng hiệu Zoo và dòng chữ Heaven (best place for dead animal). Chỉ khác ở chỗ vị trí của các hình ảnh. Họ không hiểu vì sao Derren có thể đọc được suy nghĩ của họ mà làm ra một bản vẽ y chang đến thế. Thưc sự thì Derren dùng khái niệm Ngưỡng tuyệt đối để lồng thông điệp vào trong não bộ họ. Khi đón hai người từ sân bay, anh cố ý lái xe đi vòng vòng quanh phố, này thì một đoàn người mặc áo xanh in hình cánh cổng với chứ Zoo làm bảng hiệu, này thì cửa hàng trưng bày một cây đàn hạc ngay bên cửa kiếng, này thì hình ảnh đôi cánh với dòng chữ heaven bên dưới, này hình nguyên một bức tượng gấu ở trong văn phòng. Derren cố ý để những bức hình đó ở nơi dễ thấy nhất nhưng không quá nổi bật, chỉ đủ để họ có hình ảnh đó trong khu dữ liệu và tạo ra kết quả như anh mong muốn.

Nhà thần kinh học James Fallon có nói trong cuốn tự truyện của ông, "Kẻ thái nhân cách bên trong", "Trong khi chúng ta nghĩ rằng mình lên kế hoạch cho mọi hành động của mình và rồi tự làm nó, trong một số trường hợp, phần nào đó của thùy trước não đã quyết định trước chuyện muốn làm, trong tiềm thức, rồi khi chúng ta hành động, chúng ta tự lừa dối bản thân bằng việc nghĩ rằng mình quyết định nó. Nói cách khác, chúng ta tự lừa chính mình rằng chúng ta nắm quyền điều khiển mọi hành động của bản thân. Đây là lý do vì sao sự cần thiết về mặt an ủi, logic, tự nói chuyện có thể đánh lừa sự tồn tại của nhận thức. Cơ thể và bộ não chúng ta hoạt động hài hòa và quyết định cần phải làm gì, và sau đó, chúng ta có thể tự kể một câu chuyện thuyết phục bản thân rằng chúng ta muốn làm điều đó.



Cre: Hiroshimi.wordpress.com