Chương 351: Kế hoạch năm năm (2).
Bởi vì tình huống đặc biệt của thế giới này kế hoạch năm năm lần thứ nhất không hề đao to búa lớn gì cả.
Mục tiêu đầu tiên của kế hoạch này chính là giáo dục. Trong vòng năm năm hệ thống giáo dục đặt mục tiêu xóa mù chữ cho hai mươi lăm phần trăm dân số trong lãnh địa hoàng gia. Trong đó yêu cầu đào tạo ra ít nhất bảy mươi nghìn chuyên gia kỹ thuật viên, và khoảng bốn mươi nghìn người có trình độ quản lý.
Để thực hiện kế hoạch này dự kiến sẽ phải mở khoảng trên dưới tám trăm lớp học bình dân trên khắp lãnh địa hoàng gia, ba mươi trường trung học và sáu trường đại học. Đi cùng với đó là kế hoạch đào tạo tại chỗ dành cho các công nhân có tay nghề tại các nhà xưởng.
Vấn đề là lấy đâu ra nguồn nhân lực để thực hiện một kế hoạch như vậy, phải biết phần lớn dân số vương quốc hiện tại đang mù chữ, trong vòng năm năm muốn đào tạo được một nguồn nhân lực lớn như vậy không phải dễ dàng.
Hiển nhiên một kế hoạch khác cũng được xây dựng song song. Kế hoạch sẽ sử dụng cầu tri thức làm điểm tựa để tạo ra đủ nguồn nhân lực cho mục tiêu đầu tiên xóa mù chữ cho hai mươi lăm phần trăm dân số. Đối với mục tiêu về nhân viên kỹ thuật và nhân viên quản lý, một phần trong số hai mươi lăm phần trăm này chưa sử dụng cầu tri thức sẽ được lựa chọn để sử dụng nhằm nhanh chóng tăng cường một nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức về các lĩnh vực kể trên và những người này sẽ tiếp tục đảm nhận vai trò đào tạo cho thế hệ tiếp theo.
Tại sao không sử dụng cầu tri thức trực tiếp hoàn thành những mục tiêu? Đơn giản bởi vì cầu tri thức không hề rẻ, chi phí cho một quả cầu đã lên tới năm đồng vàng hơn nữa mỗi người chỉ có thể sử dụng một lần, sang lần thứ hai sẽ không có bất kỳ tác dụng nào.
Dự kiến sẽ cần khoảng hai mươi đến hai lăm nghìn cầu tri thức cho kế hoạch này, một con số khổng lồ với năng lực sản xuất hiện nay.
Tiếp theo là về công nghiệp.
Khác với Liên Xô khi chỉ tập trung vào công nghiệp nặng trong khi bỏ qua công nghiệp nhẹ, tình hình vương quốc không giống với Liên Xô vào thời điểm đó. Hơn nữa bởi vì quá tập trung vào công nghiệp nặng cũng khiến Liên Xô đánh mất một thị trường dân sinh đầy màu mỡ từ công nghiệp nhẹ.
Đối với thế giới hiện tại công nghiệp nhẹ mới là động lực chính thúc đẩy cho một cuộc cách mạng công nghiệp. Nhưng công nghiệp nặng đối với Long cũng quan trọng không kém, không nói đâu xa ngành công nghiệp v·ũ k·hí phụ thuộc rất nhiều vào công nghiệp nặng.
Sức mạnh quân sự chính là nền tảng vững chắc trong tương lai của Long, khi hắn chính thức lật đổ sự thống trị của hệ thống xã hội cũ hắn sẽ trở thành kẻ thù của toàn bộ thế giới loài người. Tới lúc đó Long phải sở hữu một sức mạnh quân sự đủ lớn để hắn có thể tự bảo vệ chính mình, muốn như vậy sẽ không thể bỏ qua tầm quan trọng của công nghiệp nặng.
Long cũng đủ biết điều để không ôm mọi thứ vào người, hắn quyết định giao lại ngành công nghiệp nhẹ cho tư nhân, trong khi đó quốc gia sẽ toàn lực tập trung vào công nghiệp nặng.
Đương nhiên cho dù công nghiệp nặng hay nhẹ cũng không thể thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Long, chỉ riêng việc tất cả kỹ thuật đều nằm trong tay Long cũng là quá đủ để hắn có thể định hướng phát triển cho ngành công nghiệp nhẹ.
Còn với các ngành công nghiệp nặng như khai mỏ, luyện kim, cơ khí, đóng tàu hay đầu máy tất cả sẽ nằm dưới sự kiểm soát của quốc gia. Đặc biệt với các ngành luyện kim hay cơ khí quốc gia sẽ nắm độc quyền hoàn toàn, các ngành như khai mỏ, đóng tàu hay đầu máy tùy vào tình hình có thể dẫn vào các xí nghiệp tư nhân.
Bởi vì chỉ là một vương quốc với diện tích hạn chế không có nhiều nguồn tài nguyên, vì thế cần phải đi ra ngoài tìm kiếm các nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp. Phát triển mạnh ngành hàng hải là lựa chọn duy nhất để thoát khỏi tình huống này.
Để phục vụ cho kế hoạch phát triển này cảng Bách Phương sẽ được quy hoạch thành một trung tâm thương mại lớn nhất bờ đông lục địa, mặc dù vị trí này đang thuộc về cảng Phú Phong của Đế quốc.
Một bến cảng mới sẽ được xây dựng để có thể đón những tàu hàng cỡ lớn. Ngay bên cạnh một khu phức hợp đóng tàu lớn nhất thế giới sẽ được xây dựng tại đây, đương nhiên những con tàu được đóng sẽ là tàu hơi nước.
Theo dự kiến trong năm năm tới Nam Tinh cần phải sở hữu một hạm đội tàu thương mại với hơn một trăm tàu hơi nước và khoảng bốn trăm tàu buồm. Hiển nhiên Long vẫn chưa từ bỏ tàu buồm, từ bỏ tàu buồm vào thời điểm đó là quá sớm ít nhất một trăm năm mươi tàu hơi nước không thể đáp ứng được nhu cầu của một nền công nghiệp hùng mạnh.
Cùng với đó để đảm bảo lợi ích trên biển Nam Tinh cũng sẽ xây dựng một hạm đội quân sự với ít nhất mười tám t·àu c·hiến các loại, đương nhiên những tàu này đều là tàu bọc thép.
Trong nước thành Kim Lăng và thành Thiết Xa sẽ được xây dựng thành trung tâm công nghiệp của vương quốc. Thiết Xa là một thành trì nằm ở phía tây lãnh địa hoàng gia, tòa thành này nằm cạnh mỏ sắt lớn nhất vương quốc vì thế được gọi là Thiết Xa thành.
Thiết Xa sẽ được quy hoạch trở thành một trung tâm công nghiệp nặng của vương quốc, các nhà máy luyện kim, cơ khí hay đầu máy đều sẽ được xây dựng ở đây. Trong khi đó Kim Lăng sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp nhẹ bởi vị trí đắc địa của nơi này có thể giúp hàng hóa dễ dàng tiếp cận các khu vực trong vương quốc.
Để kết nối những nơi này một hệ thống đường sắt dài một trăm tám mươi kilomet sẽ được xây dựng trong năm năm tới, cùng với đó là một kênh đào dài sáu mươi kilomet kết nối hai con sống lớn nhất vương quốc là sông Xen và sông Gấm.
Về nông nghiệp đây là một vấn đề khá đau đầu với Long. Ban đầu hắn muốn tiến hành tập thể hóa nông nghiệp giống như cách Liên Xô đã làm, buộc nông dân phải dừng làm việc trên đồng ruộng của mình chuyển sang làm việc trên các nông trại tập thể.
Nhưng việc này lại đi ngược với với các sắc lệnh trước khai hoang trước đây của Long.
Vấn đề là mục tiêu trong năm năm tới sẽ giảm số lượng dân cư làm việc trong nông nghiệp xuống còn sáu mươi phần trăm trong cơ cấu lao động của vương quốc, phần còn lại sẽ được phân bổ vào các lĩnh vực khác nhau, trong đó mục tiêu của ngành công nghiệp là ba hai phần trăm.
Làm thế nào để nông dân rời bỏ đồng ruộng của mình, đi lên thành phố tiến vào các nhà máy để làm việc là một việc khó. Thời đại này đói là một điều rất đáng sợ, các nông dân sẽ không dễ dàng rời bỏ đồng ruộng của mình đi tới một nơi không biết.
Nếu không ép buộc cái mục tiêu đặt ra không biết đến bao giời mới có thể hoàn thành. Nhưng Long lại không muốn mang lên cái danh bạo quân nên hắn quyết định xây dựng một cơ chế giúp các doanh nghiệp tư nhân dễ dàng thâu tóm các mảnh đất nông nghiệp hơn. Thậm chí có cả ưu đãi thuế, đương nhiên những mảnh đất này phải tiếp tục giữ nguyên mục đích sử dụng của nó dành cho nông nghiệp.
Long kỳ vọng rằng sự thâu tóm đất đai này sẽ giúp hắn đạt tới mục tiêu trong cơ cấu lao động.
Để thực hiện kế hoạch năm năm ủy ban kế hoạch quốc gia được thành lập cơ quan chịu trách nhiệm hướng quốc gia tới các mục tiêu đã đặt ra. Bốn cơ quan dưới quyền gồm ủy ban quản lý công, ủy ban quản lý tư phân biệt nhiệm vụ quản lý hai hệ thống công và tư.
Tiếp theo chính là ủy ban quản lý vốn quốc gia, nhiệm vụ là chuẩn bị và phân bổ vốn cho các dự án. Cuối cùng chính là ủy ban quy hoạch quốc gia, chịu trách nhiệm quy hoạch và giá·m s·át các công trình xây dựng trên toàn quốc.
Long và cơ quan đầu não của mình đã phải mất tổng cộng năm tháng để hoàn thành bản kế hoạch này, hơn nữa để đảm bảo kế hoạch được thực thi mà không bị giới quý tộc cản trở Long còn thành lập cơ quan kỷ luật có nhiệm vụ giá·m s·át toàn bộ quan viên quý tộc. Bọn hắn thậm chí được trao quyền tiền trảm hậu tấu.
Và để phục vụ cho nhu cầu sĩ quan cao cấp trong tương lai Long cũng quyết định thành lập học viện lục quân hoàng gia và học viện hải quân hoàng gia. Đây sẽ là lúc các sĩ quan trong q·uân đ·ội của Long phải được chính quy hóa một cách bài bản nhất.
Bởi vì thiếu khuyết nền tảng trong hai năm đầu tiên của kế hoạch tập trung chủ yếu vào việc chuẩn bị nền móng, ba năm tiếp theo mới thực sự bắt đầu hoàn thành các mục tiêu đặt ra.
Hắn thậm chí yêu cầu toàn bộ sĩ quan hiện có trong q·uân đ·ội trong vòng năm năm tới phải hoàn thành khóa đào tạo một năm của một trong hai ngôi trường này, nếu không họ sẽ bị giải ngũ cho về quê, ngay cả Đức Bình cũng không thoát được.
Long cũng dự định lần lượt gửi cả Linh Uyên và Linh Tuyền tới đây đào tạo, là thư ký của Long hai cô bé này cần có một trình độ đủ cao để đáp ứng được nhu cầu công việc ngày càng nhiều và phức tạp nếu không các nàng sẽ bị thay thế.