Chương 67: Dấu tích để lại
Thiếu chủ của Thanh Sơn môn cùng hai môn hạ rời quán khách, đốc ngựa đi theo đường lớn. Cả ba không rẽ lên núi Tản mà phi thẳng về tây, ra đến gần bãi sông thì nhìn sang trái, thấy cách chỗ đứng chừng bốn dặm có một sải núi kéo dài ra, thúc ngang vào khúc sông. Vách núi hình năm ngón tay chụm lại, cao hơn trăm trượng, sừng sững uy nghi như bàn tay của thần phật. Nước đá đen kịt, trên đỉnh có mây trắng lảng vảng, đúng như những gì lão chủ quán đã miêu tả.
- Là vách Trấn Thủy!
Một môn hạ thốt lên. Cả ba liền đổi hướng sang trái. Đi được một lúc, thấy còn cách hơn dặm, Lương Nhất Công lệnh cho tất cả tạm dừng. Để tránh việc bị người của Tản Viên trông thấy, chàng sẽ để lại ngựa, một môn hạ sẽ trông chừng chúng. Lương Nhất Công cùng môn hạ còn lại sử dụng cước lực, băng qua cánh rừng, chẳng mấy chốc cũng đến được chân núi. Nơi đây vắng lặng, không có dấu hiệu gì là đang có người. Hai người không chút do dự, phi nhanh lên núi. Đường lên tuy có gập ghềnh trắc trở, nhưng cũng không quá trở ngại. Thứ duy nhất khiến cả hai cảm thấy rợn lòng chính là tiếng quạ. Đang độ chiều tà, nơi đây nhiều quạ một cách lạ lùng. Càng lên gần đến trên đỉnh, càng thấy nhiều quạ. Chúng tụ tập thành đàn lớn, đậu kín các vách đá, hòa mầu đen của bộ lông vào cùng màu đá. Chẳng biết những con quạ này đã ở đây từ trước, hay vì mùi tử khí mà đến? Liệu chúng có báo hiệu một điều gì xui rủi?
Lên đến đỉnh, đập vào mắt Lương Nhất Công đầu tiên chính là cảnh tưởng của cuộc huyết chiến. Những vết rạch chằng chịt, in hằn dưới chân và vách đá, những nhát chém dọc ngang, cắt bạt đám cỏ cây. Tất cả đều còn như mới. Cả thềm đá rộng hơn mười thước vuông dày đặc các dấu tích của cuộc chiến khốc liệt. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây đúng là nơi trưởng hộ của núi Tản đã bị vây sát.
Lương Nhất Công nhìn những hàng dây leo bị cắt đoạn, rồi đưa tay chạm lên những dấu tích trên vách đá. Dù dấu tích không rõ ràng như khi gây ra trên gỗ, Lương Nhất Công vẫn có thể nhận ra:
“Là chúng! Vẫn là thứ hung khí đã để lại ở Dương gia đường. Hung thủ vẫn là đám người Tống”
Chàng tiếp tục quan sát. Ngoài dấu tích của h·ung t·hủ để lại, trên nền và vách đá còn có thứ vết tích khác đáng lưu ý.
“Là kiếm tích của phái Tản Viên”
Những vết chém được tạo bởi kiếm kình, dài một hai thước, hằn sâu, in đè lên dấu tích hung khí của đối thủ. Kình lực hùng hậu và sung mãn, không có dấu hiệu gì của việc bị hạ thuốc. Lương Nhất Công thầm nghĩ:
“Mai phó hộ có kể việc người Tống đã đánh thuốc mê vào Hành Dã đao, nhưng đúng như ta nghĩ, Khúc trưởng hộ không dễ gì bị hại bởi những thứ tầm thường như vậy. Có lẽ ông ấy đã cảm nhận được hiểm nguy, nên ít nhiều cũng có sự đề phòng?”
Rồi lại thấy có nghi vấn, tự thắc mắc:
“Nếu đã biết có hiểm nguy, sao vẫn để bản thân lâm vào hiểm cảnh? Khúc trưởng hộ thường ngày không phải người ngạo mạn khinh suất. Là kẻ thù quá xảo trá, hay ông ấy muốn mạo hiểm để tìm hiểu chân tướng của chúng?”
Những dấu tích càng về trước càng dày đặc, dẫn đến một hang động. Lương Nhất Công đứng trước cửa hang, nhìn vào trong. Một hang động không lớn, tua tủa thạch nhũ như những mũi kiếm sắc nhọn từ trên trần đâm xuống. Quá nửa số thạch nhũ đã b·ị đ·ánh gãy, đổ xuống nền đã, vụn vỡ ngổn ngang, tạo nên cảnh tượng tàn phá kinh hoàng. So với bên ngoài, cuộc chiến trong này rõ ràng kịch liệt, tàn bạo hơn nhiều.
Lương Nhất Công lệnh cho môn hạ cảnh giới, rồi từ từ tiến vào. Chàng bước lần khấp khểnh trên những đá vỡ, cẩn thận quan sát. Trong thâm tâm chàng vẫn không khỏi bị choáng ngợp bởi mức độ tàn phá khủng kh·iếp đang bày ra trước mắt. Khắp nơi đều là đổ vỡ, một cuộc chiến khiến sắt đá phải tan. Máu, rất nhiều máu. Những v·ết m·áu đổ loang thành vũng, khô két, đen kịt. Trước mặt có, ngay dưới chân có, ở trên đầu cũng có. Rõ ràng không chỉ có Khúc trưởng hộ phải chịu đổ máu.
Lương Nhất Công ngước mắt, nhìn cột thạch nhũ cách hơn bốn thước, trình ình trên đầu. Vết máu khô nhuộm đen một bên cột. Là kẻ nào đã b·ị đ·ánh văng lên đó, đập cả người vào cột thạch nhũ, trước khi rơi rụng xuống như trái chín, tạo thành vũng máu ngay dưới chân. Để có thể đánh như vậy, ắt cần thần lực hơn người. Lương Nhất Công suy đoán:
“Là Khúc trưởng hộ đã ra tay? Ta nghe nói núi Tản Viên có Cử Thạch công, là công pháp cổ xưa do Phúc thần núi Tản truyền lại, kết hợp giữa việc nâng đá nặng và đấu vật. Rất có thể Khúc trưởng hộ đã sử dụng thứ công pháp này.”
Chàng để ý kỹ hơn trên trần hang. Các cột thạch nhũ b·ị đ·ánh phá, vết tích rất tự nhiên, tựa hồ như tự nứt gãy hơn là bị cắt đứt. Mà làm gì có thứ binh khí gì có thể chặt đứt được những cột thạch nhũ to hơn thân người này chứ. Vị trí đứt gãy của các cột thạch nhũ cũng cao thấp không đều nhau. Là chưởng phong hay quyền kình? Rõ ràng phải do một thứ gì đó thật bạo liệt, được đánh ra bằng tất cả khí lực hùng hậu, khiến vòm hang rung chuyển. Lương Nhất Công nghi vấn, nhưng không đoán được rằng, thứ công pháp mà Khúc Vĩnh Lâm đã sử dụng để đánh rụng các cột thạch nhũ chính là âm công. Trong lúc nguy khốn, để bức lui kẻ địch, đồng thời báo hiệu cho các thủ hộ đang đứng gác ở dưới chân núi, vị trưởng hộ đã dồn hết khí lực, hét một tiếng thật lớn. Tiếng hét vang động, dội vào vòm hang, khiến các cột thạch nhũ rung lên, rụng xuống, vô tình lại tạo ra trận địa như mưa kiếm bão đạn trút lên đầu kẻ địch. Chỉ tiếc là cơn loạn thạch đã không cứu mạng được họ Khúc.
Lương Nhất Công lại gạt đi những đá vỡ lổm ngổm dưới chân, lần tìm. Thứ chàng tìm kiếm những mảnh vỡ của các quả cầu gốm đỏ, bên trong có chứa thứ độc dược dạng bột mịn màu vàng. Quả nhiên, khắp nơi trong hang động đều có. Chàng cho rằng thứ độc kì lạ này mới là nguyên nhân khiến vị Khúc Vĩnh lâm phải thúc thủ, thầm nghĩ:
“Kẻ địch đã dồn ép Khúc trưởng hộ vào trong hang động này. Nơi đây chật hẹp, kín gió rất thích hợp để dùng độc. Dù có là cao thủ nội công, khả năng bế khí giỏi đến đâu cũng chẳng thể cầm cự lâu được. Càng dụng sức lực nhiều thì càng mau chóng nhiễm độc. Kẻ địch rõ ràng đã nắm rất rõ địa thế ở đây, sắp đặt mọi thứ rất kĩ càng. Thật đáng sợ.”
Lương Nhất Công mường tượng ra kế hoạch vây sát, bất giác rùng mình. Có một điều chàng không thể ngờ, Khúc Vĩnh Lâm mới chính là người chủ động kéo cuộc chiến vào trong hang động. Vị trưởng hộ muốn lợi dụng địa thế chật hẹp trong hang để lấy ít địch nhiều, chủ đích đánh bại đối phương. Tiếc thay, kẻ địch quá gian hiểm.
Đúng lúc này, bên ngoài hang, tay môn hạ chạy vào, hô lên:
- Công tử, có người lên núi.
Lương Nhất Công vội hỏi:
- Là ai? Đông không?
Tay môn hạ lắc đầu:
- Không biết, thấy có một mình?
Dù là có một hay đông đảo, cũng không thể để người đến phát hiện ra sự hiện diện của hai người. Có lẽ cả hai cần phải tìm chỗ ẩn nấp. Lương Nhất Công đánh mắt nhìn quanh. Hang động này có vô số thạch nhũ, tạo thành các góc tối, thật thích hợp. Tay môn hạ thò đầu ra cửa hang, ngó xuống:
- Công tử, sắp đến đây rồi!
Giọng điệu thúc dục khẽ khàng. Lương Nhất Công không chậm trễ, liền khoát tay ra hiệu:
- Mau vào đây.
Tay môn hạ lập tức chạy vào trong hang. Hai người nấp ở một góc khuất, sau khối thạch nhũ tựa hình thiếu nữ đang vươn mình. Vừa kịp lúc này, người lạ tìm đến trước cửa hang, một thanh niên trai tráng. Lương Nhất Công nhận ngay ra là Khúc Vĩnh Nhạc, con trai cả của Khúc Vĩnh Lâm. Khúc Vĩnh Nhạc từ từ tiến vào. Khuôn mặt hắn tiều tụy, hai mắt thâm quần, thần thái sầu đau ủ rũ. Quỳ gục giữa hang động, họ Khúc than thở:
- Cha, năm ngày rồi, đã năm ngày cha bỏ con mà đi.
Rồi nhanh chóng nghẹn ngào:
- Cha có biết con nhớ cha nhiều thế nào không. Không ngày nào con không nghĩ về cha. Cứ hình dung đến cảnh cha phải c·hết thảm, con lại muốn được một kiếm g·iết sách lũ chó Tống đó. Con chỉ ước có thể moi tim, móc gan bọn chúng để trả thù cho cha thôi.
Khúc Vĩnh Nhạc nghiến răng, kiếm trong tay siết chặt. Lương Nhất Công núp sau khối thạch nhũ nghe ngóng, suy nghĩ:
“Chuyện này thực sự quá đau lòng. Phải ta trong hoàn cảnh này cũng sẽ vậy. Chỉ là ta sẽ ngay lập tức xách kiếm đi tìm h·ung t·hủ, trả thù cho cha, dù có phải m·ất m·ạng cũng phải trả thù cho được”
Chàng nghĩ như vậy, bởi cảm thấy việc quỳ gối khóc lóc chẳng có ích gì. Không biết Khúc Vĩnh Nhạc có nghe thấy những suy nghĩ của chàng không, lại xúc động mà rằng:
- Đêm hôm đó, chú Huy đã tìm đến lũ chó Tống. Nhưng cha à, bọn chúng quá mạnh, chú Huy chẳng thể chống lại được. Đến chú Huy còn không đấu được, cha, cha hãy bảo con, con phải làm cách nào để trả thù cho cha đây.
Lời tiết lộ khiến Lương Nhất Công bất ngờ.
“Hóa ra người của Tản Viên đã tìm đến lũ người Tống đó. Phó hộ Huy nghe nói là cao thủ bậc nhất của Tản Viên, vậy mà vẫn không thể đấu lại. Rốt cuộc bọn chúng mạnh đến mức độ nào?”
Khúc Vĩnh Nhạc lại tiếp tục kể lệ trong đau khổ:
“Chú Huy muốn huy động thủ hộ các đội, nhưng hội động tộc trưởng không cho phép. Họ bảo rằng việc đó quá mạo hiểm, có thể gây nguy hại cho Tản Viên. Cha, cha cả đời dốc sức cho đất này, vậy mà giờ họ lại nỡ đối xử như vậy với chúng ta. Cái gì mà thần mệnh, các gì mà đặc ân chứ? Tất cả chỉ là dối lừa, phụ bạc cha ơi?”
Họ Khúc cúi gục đầu, bờ vai rung lên bần bật, nước mắt lã chã tuôn rơi. Lương Nhất Công lúc trước có nghe Đoàn Xuân Huy loáng thoáng nói về việc này, giờ thì rõ ràng hơn. Chàng không biết đến các hương ước của núi Tản, chỉ đơn giản nghĩ:
“Phái Tản Viên xem ra có những quy định riêng, dù có là thủ lĩnh cũng chưa chắc đã có thể toàn quyền quyết định. Đổi lại là ta trong tình huống này, thì dẫu có đơn độc, hi sinh tính mạng cũng vẫn phải tìm cho được kẻ nào đã ra tay s·át h·ại. Thù nhà nhất định phải trả.”
Lúc này, tay môn hạ cạnh bên khẽ vỗ vai, hỏi nhỏ:
- Công tử, giờ sao đây? Không lẽ cứ ở mãi chỗ này.
Lương Nhất Công thoát khỏi những suy tư, ngó trông trước mặt. Khúc Vĩnh Nhạc vẫn quỳ ở đó, chắn ngay lối ra vào ở cửa hang. Không thể nào thoát ra mà không đi qua chỗ đó. Nhưng nếu vậy sẽ bị phát hiện, điều này tuyệt không thể được. Chàng thì thầm với tay môn hạ:
- Giờ chưa được, đợi tí nữa xem sao.
Cả hai cùng núp sau khối thạch nhũ, chờ đợi. Một tuần hương trôi qua, Khúc Vĩnh Nhạc vẫn quỳ ở đó, sầu đau bi lụy. Mặt trời lúc này đã xuống đến chân trời, chiếu những tia đỏ rực rọi ngược lên trần hang. Nếu cả hai không thể thoát ra lúc này, sợ rằng sẽ phải ngủ lại cả đêm ở đây. Lương Nhất Công không hề muốn điều đó, nhưng chưa biết phải xử trí thế nào. Tay môn hạ sau khi nhón chân ra sau thám thính đã quay trở lại, thì thầm:
- Công tử, thử sang bên này xem sao.
Lương Nhất Công liền bước theo. Cả hai lách mình qua mấy khối thạch nhũ, đi đến kịch đường. Ở đây có một khe đá hẹp, có thể coi là cửa phụ của hang, chênh chếch về hướng nam. Lương Nhất Công thò đầu ra, trông xuống, thấy phía dưới là vách đá cao trăm trượng, tuy không phải dựng đứng như kẻ thước, trơn tru nhẵn nhụi như thân chuối, nhưng cũng đủ khiến bất kỳ ai phải thấy ớn. Từ dưới vách đá, dòng sông cuồn cuộn nước chảy đưa hơi nước ẩm ướt bốc lên. Thấp thoáng trên vách đá là những bụi cây, dây leo bám mình vào khe kẽ.
Tay môn hạ nói:
- Công tử, chúng ta có thể thoát ở đây, rồi trèo về phía cửa chính bên kia.
Lương Nhất Công cau mày đăm chiêu, rồi lắc đầu:
- Không được, như vậy vẫn mạo hiểm. Biết đâu vẫn bị hắn ta bắt gặp.
Trong đầu chàng là ý tưởng khác táo bạo hơn:
- Chúng ta sẽ xuống thẳng từ đây.
Chàng nhìn thế của những mô đá, cây bụi, dây leo, hoàn toàn có thể dựa vào chúng để trèo xuống. Chẳng phải người Tản Viên đã kể, đám người Tống cũng dùng cách này. Tay môn hạ không biết chuyện, chỉ nghe thiếu chủ quyết vậy thì cả kinh, hai mắt trợn tròn kinh hãi, chân tay thì run lẩy bẩy.
- Công tử, là thật sao?
Lương Nhất Công gật đầu chắc nịch:
- Đương nhiên, không lẽ lại ngủ ở đây đến sáng mai mới xuống.
Chàng cố gắng tỏ vẻ tự tin để làm trấn an tinh thần của môn hạ, trong đầu suy tính:
“Cứ bám theo dây leo mà tụt xuống, không phải không khả thi. Cùng lắm là bị rơi xuống thì dưới kia cũng là sông sâu, chắc không c·hết được. Ta cũng muốn thử xem h·ung t·hủ đã thoát thân như thế nào?”
Rồi động viên:
- Yên tâm, còn có ta trợ giúp mà.
Tay môn hạ thấy thiếu chủ đã quyết vậy thì đành nuốt nghẹn mà nghe theo. Cả hai bám vào các mô đá, đu mình theo dây leo tụt xuống. Được mươi trượng lại có ghềnh đá nhô ra làm chỗ đứng chân. Cứ vậy, lần lượt xuống dần, tuy không nhanh chóng nhưng cũng không đến nỗi quá nguy hiểm. Dọc đường tụt xuống, Lương Nhất Công bắt gặp một cánh tay người bị chặt đứt, mắc lại vào đám cây bụi. Cánh tay này đã thối rữa, bốc mùi h·ôi t·hối nồng nặc. Trong nắm tay ấy cầm chắc một vật, là phi đao có phần đuôi được kết với sợi xích sắt nhỏ, dài hơn thước. Chàng cho rằng cả cánh tay và thứ binh khí này đều là của h·ung t·hủ, đã bị Khúc trưởng hộ chặt đứt. Trong lúc đám h·ung t·hủ lo chạy thoát thân, đã vô tình để mắc lại nơi đây. Lương Nhất Công cẩn thận gỡ lấy thứ binh khí, cất vào trong người.
Sau gần một canh giờ thì cả hai cũng xuống được đến dưới. Lương Nhất Công cố gắng định vị lại phương hướng, rồi nhanh chóng sử dụng khinh công tìm đến chỗ để ngựa. Chàng cùng hai môn hạ lập tức trở về quán khách, khi đến nơi thì trời đã lên trăng. Trong đêm hôm đó, Lương Nhất Công đem những chuyện mình thăm nắm được kể lại cho cha. Lương Thành Nghiệp nghe xong, trầm ngâm suy tính.